HANOI -- Không phải học giả Trung Quốc nào cũng công nhận Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc.
Báo Tiền Phong hôm Thứ Hai đăng một bản dịch tin, cho biết học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói trong một cuộc hội thảo, “"Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."
Bản tin cho biết, rằng vào ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.
Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).
Báo Tiền Phong hôm Thứ Hai đăng một bản dịch tin, cho biết học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói trong một cuộc hội thảo, “"Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."
Bản tin cho biết, rằng vào ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.
Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).
Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.
Báo Tiền Phong dịch lại phần ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”, trích ý chính như sau:
“...Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.
Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.
Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment