Ngo Nhan Dung
Nói
đến Cam Ranh, mấy bữa nay báo chí Việt Nam chú ý đặc biệt đến mấy nhà
kinh doanh Trung Quốc sang nước ta thuê người Việt đứng tên làm bè nuôi
cá.
Họ
làm ăn bao năm rồi, mà khi báo chí trong nước loan tin ra, các ông lãnh
đạo cộng sản ở Cam Ranh cũng như Nha Trang làm bộ như không biết gì
hết, ra lệnh cho cấp dưới “khẩn trương” báo cáo! Nhưng đối với dư luận
thế giới bên ngoài thì chuyện mấy bè nuôi cá mú này là chuyện nhỏ. Nếu
có ai nhắc đến tên Cam Ranh thì lý do là những lời tuyên bố của ông bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ khi đến Cam Ranh.
Ông
Leon Panetta mới đến Việt Nam. Ông đánh dấu ngày đầu tiên của chuyến
thăm viếng trên chiếc tàu USNS Richard E. Byrd thuộc Hải Quân Mỹ; nó
đang được bảo trì trong hải xưởng thuộc quân cảng Cam Ranh. Lựa chọn này
gây ra nhiều thắc mắc. Các nhà báo Trung Quốc chắc chắn phải thắc mắc
hơn những nhà báo khác; trước khi họ đến nghe những lời tuyên bố của ông
Panetta trong một ngày nắng đẹp, trên chiếc tàu của Hải Quân Mỹ.
Thắc
mắc đầu tiên là: Một ông bộ trưởng Quốc Phòng, thuộc nước nào cũng vậy,
nếu định đi thăm lực lượng hải quân ở dưới quyền mình, thì chắc sẽ chọn
thăm một hàng không mẫu hạm để chụp hình cho vĩ đại; chứ sao lại đi
thăm một chiếc tàu vận tải? Con tàu này chỉ có hơn 140 nhân viên, mà số
nhân viên dân sự đông gấp 10 lần số quân nhân, nhìn vô thấy như một
chiếc tàu buôn bốc dỡ hàng hóa! Lúc đám nhân viên này đứng xếp hàng chào
“sếp lớn” thì phong cảnh không có chút gì lễ nghi quân cách oai phong
hết! Tại sao ông ta chọn lựa như vậy?
Thắc
mắc thứ hai là: Tại sao con tàu này lại đi làm công việc bảo trì đúng
ngày đúng tháng khi ông “sếp” cao nhất của nó bay sang thăm Việt Nam?
Chắc đây chỉ là một công việc bảo trì thường xuyên theo lịch trình ấn
định trước; bởi vì nước Mỹ có đang lâm chiến đâu mà phải đem một con tầu
vận tải đi sửa chữa khẩn cấp? Một con tàu vận tải thì có hư hại gì đến
nỗi phải sửa khẩn cấp, trong thời gian hòa bình?
Thắc
mắc thứ ba là: Tại sao họ không đem con tàu này tới các hải xưởng ở Phi
Luật Tân hay Singapore là những bến quen thuộc với Hải Quân Mỹ; của
những quốc gia đã có hiệp ước lâu dài quan hệ làm ăn với Hải Quân Mỹ?
Tại sao họ lại chọn một quân cảng Việt Nam làm nơi tu bổ và bảo trì? Có
phải vì người đứng đầu về cơ khí trên tàu là một sĩ quan gốc Việt Nam
hay không?
Sau
khi nêu ra các thắc mắc đó, các nhà báo Trung Quốc có thể đoán rằng: Có
một sự xếp đặt! “Chúng nó” thu xếp để cho con tầu Richard E. Byrd có
mặt đúng ngày đúng tháng đó; ở ngay quân cảng đó! Chỉ cốt làm bối cảnh
cho các máy chụp hình và quay phim, cho ông Panetta xuất hiện, đặt chân
lên tàu rồi nói mấy câu. Chính nội dung các lời tuyên bố của ông Panetta
đòi hỏi một bối cảnh cho thích hợp. Và họ đã thấy Cam Ranh là nơi thích
hợp nhất. Ông Panetta chỉ muốn dùng con tàu này như một sân khấu tạm
dựng, miễn làm sao cái sân khấu nổi đó nằm trong Vịnh Cam Ranh!
Trên
nhật báo này quý vị đã đọc những lời tuyên bố của ông Panetta để thấy
nó khai triển rõ ràng hơn những gì ông Barack Obama và bà Hillary
Clinton đã nói từ lâu. Từ hơn hai năm nay, bà ngoại trưởng Mỹ, cũng như
ông cựu bộ trưởng Quốc Phòng mà ông Obama thừa hưởng từ thời ông Gorges
W. Bush, đều nói rằng nền an ninh trên đường biển trong vùng Ðông Nam Á
là một vấn đề mật thiết với nền an ninh của nước Mỹ. Năm ngoái, ông tổng
thống Mỹ đến Indonesia, một nước Ðông Nam Á, đã nói trước mặt ông Hồ
Cẩm Ðào và nguyên thủ các nước Á Châu, Thái Bình Dương rằng: Nước Mỹ trở
lại, và sẽ ở lại nơi đây!
Hôm
cuối tuần rồi, đến lượt ông Panetta lên sân khấu. Ông nói thêm chi
tiết: Hải Quân Mỹ hiện đang điều động một nửa lực lượng tàu chiến trong
vùng Á Châu Thái Bình Dương. Nhưng trong thập niên tới, sẽ di chuyển 60%
số tàu thủy vào vùng này! Hiện nay lực lượng Hải Quân Mỹ mạnh hơn tổng
cộng hải quân của các cường quốc khác. Khi tính đem 60% vào vùng Á Châu
Thái Bình Dương, nước Mỹ “có ý đồ gì?” Chắc các nhà báo Trung Quốc sẽ
đặt câu hỏi đó. Và họ sẽ nhắc cho các độc giả Trung Quốc biết một điều
các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc vẫn thường nói nhỏ vào tai dân chúng
hàng chục năm qua: Chính sách của Mỹ là bao vây Trung Quốc; ngăn cản
không cho Trung Quốc vươn lên ngang hàng!
Nhưng
điều khiến các nhà báo và độc giả người Trung Quốc phải nổi giận là
những lời ông Panetta nói về phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Ông ta nói, một trọng tâm của việc hợp tác đó là “phát triển luật các
vấn đề về Biển Ðông của Việt Nam!” Ðối với chính quyền Trung Quốc, Biển
Ðông tức là Cửu Ðoạn Tuyến (Ðường Chín Ðoạn), là ao nhà của Trung Quốc,
là nơi Trung Quốc đóng vai chủ sòng. Luật lệ về vùng Lưỡi Bò này là luật
của Trung Quốc; Trung Quốc sẽ phát triển. Tại sao Mỹ lại muốn hợp tác
với Việt Nam bàn việc phát triển những thứ luật đó làm cái gì? Việc “can
thiệp vào nội bộ” này còn nặng nề hơn vụ luật sư Trần Quang Thành chạy
vào tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh nữa!
Một
câu tuyên bố của ông Panetta có thể được các nhà báo Trung Quốc coi là
khiêu khích. Ðó là khi ông nói đến “chiến lược” mới của Mỹ không nhắm
xây dựng các căn cứ quân sự cố định nữa. Thay vào đó, “quân đội Mỹ phải
có khả năng đối phó và điều động nhanh chóng, dễ dàng” trong mọi cuộc
chiến tranh tương lai. Ðây là một ý kiến bình thường, nhà kinh tế nào
cũng có thể đồng ý. Bỏ tiền ra xây căn cứ cố định không có lợi bằng dùng
tiền để gia tăng tốc độ di chuyển khắp mọi nơi! Nhưng ông Panetta lại
giải thích thêm với một chi tiết: Một vấn đề “chiến lược” của Hải Quân
Mỹ, là bảo đảm khả năng cho tàu chiến Mỹ “di chuyển nhanh chóng từ bờ
biển phía Tây nước Mỹ sang Châu Á, phía bên kia Thái Bình Dương!”
Người
Trung Hoa nào cũng nhớ hồi 1941, Hải Quân Nhật đã tấn công bất ngờ
Pearl Harbor cũng chỉ nhắm tiêu diệt “khả năng di chuyển nhanh chóng”
của Hải Quân Mỹ từ bờ này sang bờ bên kia của Thái Bình Dương. Chính
quyền Nhật Bản chỉ tính toán sai một nước; là họ không ngờ được khả năng
của công nghiệp quốc phòng của Mỹ. Các gián điệp Nhật có thể đếm đúng
số tầu chiến, số lính hải quân, số cơ xưởng làm sung, đóng tầu. Nhưng họ
quên không đếm số nhà máy làm xe hơi, làm máy cày, số kỹ sư và công
nhân có thể đạo tạo ở Mỹ mỗi năm, vân vân; khi cần đến là tất cả chuyển
sang kỹ nghệ quốc phòng. Cho nên họ không ngờ sau ba năm sức mạnh Hải
Quân Mỹ đã hồi phục, rồi tăng vọt lên, đè bẹp Hải Quân Nhật. Vậy bây
giờ, một ông bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nói đến “khả năng di chuyển nhanh
chóng giữa hai bờ Thái Bình Dương” thì ông ta nhắm đối thủ là hải quân
của nước nào? Chắc không phải là Nhật Bản như trước đây 70 năm.
Bây
giờ thì các nhà báo Trung Quốc hiểu ngay lý do tại sao ông Panetta lại
chọn vịnh Cam Ranh làm nơi tuyên bố chính sách mới của Hải Quân Mỹ. Ông
ta giải thích nước Mỹ cần: “hợp tác sử dụng các hải cảng quan trọng của
các nước; trong đó Việt Nam có một tiềm năng hợp tác lớn.” Nói cách
khác, Mỹ không phải chỉ quay lại Châu Á. Mỹ cũng không chỉ quay lại vùng
Biển Ðông Nam Á. Không chỉ tỏ ý sẵn sàng quay trở lại Việt Nam. Trong
chiến lược tương lai, chính quyền Mỹ còn nhìn vào tiềm năng của những
hải cảng các nước Ðông Nam Á. Thí dụ như cảng Cam Ranh này. Ông Panetta
nhắc nhở: “Việc con tàu USNS Richard E. Byrd đang đậu ở Cam Ranh và được
các công nhân người Việt Nam sửa chữa là một ‘bằng chứng mạnh mẽ’ về
mối quan hệ giữa hai nước!”
Các
nhà báo Trung Quốc có thể an ủi các độc giả của họ bằng một chi tiết
này: Con tàu Richard E. Byrd không phải là một tầu chiến đấu, mà chỉ là
một tàu vận tải. Tại sao chính phủ Mỹ lại chọn dựng sân khấu trên một
con tầu chở hàng, chẳng có khẩu súng hay viên đạn nào nên thân cả?
Ðó
là một cử chỉ cốt bày tỏ thái độ hòa hoãn với đảng Cộng Sản Trung Quốc!
Nếu ông Panetta lại tuyên bố những lời lẽ vừa rồi ở trên một chiếc tầu
chiến, súng ống sáng ngời, hỏa tiễn nghênh lên, thì sẽ có vẻ hằn học,
gây gổ. Nếu ông ta lại leo lên một hàng không mẫu hạm mà nói, thì càng
khiêu khích. Chọn một chiếc tầu vận tải nhỏ bé hiền lành, chính quyền Mỹ
theo truyền thống “tiên lễ hậu binh” đã tỏ ra họ hiểu “tính nhậy cảm”
của vấn đề này đối với Trung Quốc.
Cuối
cùng ông Panetta cũng chỉ nhắc lại lời ông Obama đã nói: Nước Mỹ sẽ bảo
vệ quyền tự do hàng hải trong vùng Ðông Nam Á cũng như khắp thế giới.
Nước Mỹ sẽ tăng cường giúp các nước Châu Á Thái bình Dương tự vệ. Ðiều
mới mẻ duy nhất là khi những ý kiến đó được lập lại trên một cái sân
khấu nổi, trong Vịnh Cam Ranh!
Ngô Nhân Dụng
Panetta sends message to China during historic visit to Vietnam
FoxNews.com
Defense Secretary Panetta approaches USNS Byrd in Cam Ranh Bay. (Fox News)
U.S.
Defense Secretary Leon Panetta said during a visit to Vietnam that the
Asia-Pacific region is critical to “our national defense,” while making
clear Washington’s intent to aid allies there and enforce maritime
rights in the South China Sea — which Beijing largely claims.
On a
historic stop Sunday in Cam Ranh Bay, the strategic deep water port that
was a U.S. base during the Vietnam War, Panetta could gaze out from the
flight deck of the USNS Richard E. Byrd toward the sea and reflect on
the significance of the harbor, which represents both a painful past for
the American military and a challenging but hopeful future.“The more I am out here, the more critical I view this region in terms of our national defense and the defense of the world,” Panetta said in an interview with Fox News. “This is an area that is critical to the future security and prosperity of our country and the world.
“For that reason we need to be rightly focused on playing a bigger role here in the Asia Pacific,” he said.
Panetta is the most senior U.S. official to go to Cam Ranh Bay since the Vietnam War ended. He told Fox News that the lessons learned from Vietnam play a “big role” in the decision he and President Obama make about current wars.
“The war does play a big role in terms of not only the lessons we learned from that war but I think also as a result of that war we probably have an even higher obligation to get involved in the healing process by improving our relationship with this country,” he said.
With the South China Sea as a backdrop, he left no doubt that the U.S. will maintain a strong presence in the region and wants to help allies protect themselves and their maritime rights.
His visit, however, is likely to irritate Chinese leaders who are unhappy with any U.S. buildup in the region and view it as a possible threat.
Panetta, in remarks Saturday to a defense conference in Singapore, rejected such claims about the shift in U.S. military focus. But U.S. officials are wary of China’s increased military buildup and expanding trade relations with other countries in the region.
“Access for United States naval ships into this facility is a key component of this relationship (with Vietnam) and we see a tremendous potential here for the future,” he said.
Right now U.S. warships do not go into the harbor, but other Navy ships, such as the Byrd, do. The Byrd is a cargo ship operated by the Navy’s Military Sealift Command; it has a largely civilian crew. It is used to move military supplies to U.S. forces around the world. Navy warships go to other Vietnam ports, such as Danang.
While Panetta suggested the U.S. may want to send more ships to Cam Ranh Bay in the future, he and other defense officials did not detail what requests he may make in meetings with Vietnamese leaders.
On Sunday, the port served more as a symbol of America’s growing military relationship with Vietnam, underscoring Washington’s desire to build partnerships in the region in part to counter China’s escalating dominance.
For Panetta, who was in the military during the Vietnam era but did not serve in country, it was an emotional opportunity.
“For me personally this is a very moving moment,” he told reporters, noting that on Memorial Day he was at the Vietnam memorial in Washington commemorating the 50th anniversary of the war.
“Today I stand on a U.S. ship here in Cam Ranh Bayh Bay to recognize the 17th anniversary of the normalization of relations between the United States and Vietnam,” he said.
The relationship between the two nations has come a long way, he said, “We have a complicated relationship but we’re not bound by that history.”
The new U.S. strategy for the Asia-Pacific includes a broad plan to help countries learn to better defend themselves, and for that to happen “it is very important that we be able to protect key maritime rights for all nations in the South China Sea and elsewhere,” Panetta said from the deck of the ship.
China claims almost the entire South China Sea as its own, setting up conflicts with other nations in the region, including Vietnam, Taiwan, Malaysia, Singapore and others who also have territorial claims there.
Panetta flew to Vietnam from a major defense conference in Singapore, where he met with leaders from allies all across the region. There he issued a strong call for Asian nations to set up a code of conduct, including rules governing maritime rights and navigation in the South China Sea, and then develop a forum where disputes can be settled.
At the same time he detailed plans to boost U.S. military presence in the region, including a modest increase in ships and more troops that would mainly rotate in and out. Defense officials said that by 2020 the U.S. Navy would add about eight ships to the Asia-Pacific region, and overall would have about 60 percent of the fleet assigned there.
Tensions between the U.S. and China reverberate across the region, and are often focused on America’s support of the island of Taiwan, which China considers its own. Another key area of dispute is the South China Sea, which China claims almost entirely as its own. But Taiwan, Vietnam, Malaysia, Singapore, Brunei and the Philippines also have territorial claims there.
In addition, more recently the U.S. has been vocal in blaming China for cyberattacks that emanate from the country and steal critical data from U.S. government agencies and private American companies.
Fox News’ Jennifer Griffin and the Associated Press. Published June 03, 2012
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment