NgV
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta chí ít đã thể hiện được quyết tâm đằng sau tham vọng Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Nhưng liệu số tàu mới bổ sung thêm có thị uy được tham vọng biển của Trung Quốc? Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có bài diễn văn quan trọng đầu tiên khi tham dự Đối thoại Quốc phòng Shangri-La tại Singapore, một hội nghị thường niên quy tụ các quan chức quốc phòng của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Năm ngoái, hội nghị tập trung thảo luận những cáo buộc về cách hành xử quyết liệt của Trung Quốc đối với các tàu khảo sát của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa và căng thẳng đã lên cao khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt kịch liệt bảo vệ hành động của Trung Quốc. Còn năm nay, ông Lương không gây nhiều sự chú ý và mọi con mắt đổ dồn về phía Panetta khi ông trình bầy các kế hoạch quân sự của Mỹ để cho thấy quyết tâm trong chiến lược "xoay trục" về châu Á được nói đến nhiều của chính quyền Obama, do Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton công bố trên tờ Foreign Policy hồi tháng 11 năm ngoái.
Panetta đã sử dụng vị thế chính trị nổi bật của mình (bully pulpit) để tái khẳng định quyết tâm của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói, bất chấp những khó khăn về ngân sách, Washington vẫn sẽ "tái cân bằng" lực lượng để giữ vững niềm tin đối với các đồng minh trong khu vực, như Philippine. Mỹ vẫn sẽ tự đảm nhận là người bảo vệ tài nguyên chung trong khu vực - vùng biển và vùng trời ngoài quyền tài phán của bất cứ quốc gia ven biển nào, là nơi các quốc gia xa biển có thể tiến hành các hoạt động thương mại và thể hiện sức mạnh quân sự. Từ nhiều thập niên trở lại đây, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên chung này luôn là nền tảng để xây dựng các chiến lược của Mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc tái triển khai chậm các lực lượng hải quân mà Panetta dự tính cũng diễn ra khá khiêm tốn - chỉ có chút hào hứng trong giới bình luận truyền thông (một học giả nổi tiếng để ý thấy sự thay đổi cách dùng thuật ngữ từ "xoay trọng tâm" sang "tái cân bằng" trước khi kết luận, "dù là thuật ngữ nào thì nó cũng có nghĩa là một sự thay đổi rất lớn"). Nhưng sự điều chỉnh đó có đủ để theo kịp tình thế đang thay đổi nhanh chóng ở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương - đặc biệt là sự trỗi dậy trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc - hay không vẫn là điều cần phải xem xét.
Dự toán ngân sách của Ngũ Giác Đài do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố ghi nhận "dấu mốc đầu tiên trong chuỗi đầu tư và quyết định chiến lược lâu dài nhằm củng cố năng lực quân sự Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Ông kiến nghị các thành viên cấp cao tham gia hội nghị nên đánh giá "biện pháp hoàn chỉnh về hiện diện quân sự và cam kết an ninh của Mỹ", không chỉ dựa trên số lượng tàu trong hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mà con dựa trên cả các công nghệ có thể khiến thế giới ngỡ ngàng trang bị trên các tàu và máy bay chiến đấu của Mỹ. Ông chỉ rõ, mỗi thế hệ vũ khí mới có khả năng cao hơn nhiều thế hệ cũ. Chỉ số lượng thôi có thể gây hiểu lầm.
Ông nói thêm, người dân trong khu vực cũng nên đánh giá quyết tâm của Mỹ ở tầm nhìn của nước này đối với khu vực - hiện diện tức đã là nửa trận chiến rồi. Panetta giải thích: "Trong vòng vài năm tới, chúng tôi sẽ tăng cường số lượng và quy mô các cuộc tập trên trên Thái Bình Dương". Hải quân Mỹ sẽ đẩy mạnh các cuộc viếng thăm cảng biển không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn cả ở Ấn Độ Dương.
Nhưng thông tin đáng chú ý nhất chính là các con số mà vị bộ trưởng quốc phòng này đưa ra kèm theo trong phát biểu của mình. Ông tuyên bố, đến năm 2020, "Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí các lực lượng từ khoảng 50/50 chia đều giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sang tỷ lệ 60/40 giữa hai đại dương này. Tổng cộng sẽ có 6 Hàng không mẫu hạm... phần lớn tàu tuần dương, tàu khu trục, tầu chiến đấu Littoral, và tàu ngầm". Mục tiêu của hải quân Mỹ tăng tổng số tàu chiến lên tổng cộng khoảng 300 chiếc, nhiều hơn một chút so với số tàu hiện có (285 chiếc, kể cả tàu hộ tống). Kế hoạch của Panetta do đó đồng nghĩa với việc sẽ phải điều chuyển khoảng 30 tàu nữa vào hạm đội Thái Bình Dương trong vòng 8 năm nữa.
Nhưng như thế sẽ là đủ hay chưa? Theo Chiến lược Hải quân Mỹ 2007 - một chỉ thị thời chính quyền Bush mà chính quyền Obama còn giữ lại - hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển của Mỹ cam kết sẽ duy trì "sức chiến đấu đáng tin cậy" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai gần. Theo đó, các nhà hoạch định chiến lược ám chỉ khả năng "áp đặt kiểm soát biển khu vực ở bất cứ nơi nào cần thiết trong trường hợp bắt buộc". Hải quân Mỹ vẫn là hải quân hai đại dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đại dương thứ hai hiện nay là Ấn Độ Dương - chứ không phải Đại Tây Dương, biển Trung Đông, hay các đại dương quen thuộc khác đối với người Mỹ. Washington nắm giữ quyền chỉ huy tại các vùng biển châu Á ở thời điểm và vị trí lựa chọn.
Điều này đặt ra hai câu hỏi liên quan. Thứ nhất, một phần mười số hải quân Mỹ chuyển tới Thái Bình Dương sẽ lấy từ đâu? Gần 60% hạm đội tàu ngầm hiện đang đóng tại các cảng biển Thái Bình Dương, theo đợt tái triển khai bắt đầu vào năm 2006. Một tàu sân bay sẽ được điều chuyển qua hạm đội Thái Bình Dương. Một số tàu, tức các tàu chiến mặt nước - tàu tuần dương, tàu khu trục, và tài chiến đấu Littoral mà Panetta đưa vào danh sách - sẽ chiếm phần lớn số tàu mới tới hạm đội Thái Bình Dương. Một đạo quân phần nhiều là tàu tuần tra, và tàu khu trục - các tàu trang bị hệ thống kiểm soát radar/tên lửa và một loạt các tên lửa dẫn đường - sẽ tạo thành một cú đấm mạnh hơn một lực lượng với phần lớn là các tàu chiến Littoral.
Tàu chiến đấu ven biển (Littoral combat ship,LCS) Freedom LCS-1
Tàu chiến Littoral là loại tàu nhẹ, trang bị vũ khí hạng nhẹ. Nó thực hiện nhiệm vụ duy nhất ở một thời điểm - từ chiến đấu chống tàu ngầm cho tới chống thủy lôi. Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có 55 tàu này, chiếm một phần lớn trong cơ cấu hải quân 500 tàu. Bốn trong số các tàu nhỏ này sẽ triển khai tiền tiêu sang Singapore trong thời gian tới, trong khi 8 chiếc khác được cho là sẽ đóng tại Vịnh Ba Tư. Như vậy là tổng cộng 12 chiếc. Theo nguyên tắc hải quân trước đây, hạm đội cần 3 tàu tại mỗi căn cứ. Một ở biển. Một chuẩn bị được triển khai. Một nữa đang ở xưởng tàu để đại tu và hoàn toàn chưa thể phục vụ.
Với công thức này có nghĩa là khoảng 30-40 tàu Littoral nữa sẽ gia nhập đội tàu Thái Bình Dương trong thời gian tới. Sức chiến đấu được tăng thêm ở số tàu này là bao nhiêu còn là điều còn gây tranh cãi. Tàu Littoral có các mục địch sử dụng ngoại giao quan trọng chứ không được thiết kế để chống lại có hiệu quả các đội tàu chiến của đối phương. "Những tàu này không phải là tàu chiến mặt nước lớn sẽ bơi ra Biển Đông và thách thức quân đội Trung Quốc; đó không phải là mục tiêu chúng được làm ra để hướng tới", Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu chiến dịch hải quân và nhân viên hải quân Mỹ cấp cao của Mỹ, thừa nhận hồi tháng 4.
Như Panetta quan sát tại Singapore, việc đếm số lượng tàu trong khi bỏ qua những trang thiết bị được bố trí trên tàu sẽ gây ra những hiểu lầm. Sức chiến đấu đáng tin cậy được chống cướp biển trên những chiếc xuồng máy tốc độ cao - loại nhiệm vụ mà các tàu Littoral phù hợp nhất - khác với sức chiến đấu đáng tin cậy chống lại Hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nói tóm lại, lực lượng "nhẹ" hơn có thể phù hợp với các nhiệm vụ phi chiến đấu như chống cướp biển và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chứ không phải để chiến đấu trong các trận chiến trên biển. Sự kết hợp tàu mà hải quân Mỹ đang hướng tới cho hạm đội Thái Bình Dương sẽ có liên quan nhiều hơn đến hiệu quả công cuộc tái điều chuyển của Panetta.
Câu hỏi thứ hai: "Tại sao chỉ tập trung 60% hải quân trong khu vực rộng lớn của sân khấu Ấn Độ - Thái Bình Dương", khi mà - xét từ chiến lược hải quân Mỹ - lãnh đạo hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển Mỹ vẫn coi Đại Tây Dương là khu vực biển an toàn? Tại sao không phải là hơn thế?
Ngoài vấn đề cướp biển trên Vịnh Guinea, ngoài khơi phía tây châu Phi, khó có thể kể ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với khu vực phụ trách của hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Tại sao không giữ lại hầu hết các tàu hạng nhẹ Littoral phục vụ các nhiệm vụ Đại Tây Dương, cùng với một nhóm tác chiến trên bộ và dưới nước để đối phói khi thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo xảy ra? Một cơ cấu hải quân như vậy có thể phù hợp với môi trường "thoải mái" và tương đối ít đe dọa chiến lược ở đây trong khi lại giúp các tàu hạng nặng có thể ra khu vực châu Á đang ngày càng cạnh tranh hơn.
Như Panetta lưu ý, hải quân Mỹ trước nay vẫn thực hiện việc phân chia các hạm đội đối xứng. Nghĩa là, các hạm đội phải tương đối cân bằng số lượng và thực lực. Tuy nhiên, truyền thống đó có lẽ đã không còn phù hợp. Một hải quân hai đại dương không cần những hạm đội giống hệt nhau. Và nếu điều gì thực sự kinh khủng xảy ra ở Thái Bình Dương, tạo ra nhu cầu triển khai các lực lượng hạng nặng, các đơn vị hạm đội Thái Bình Dương có thể di chuyển qua qua kênh đào Panama.
Ngũ Giác Đài do đó có thể tái cân bằng hải quân bằng cách không cần duy trì bằng nó. Hạm đội Đại Tây Dương không cần phải là một phiên bản sao chép nhỏ hơn của hạm đội Thái Bình Dương. Sự đánh đổi và quản lý rủi ro không phải là điều gì mới. Thực vậy, những sắp xếp đối xứng như vậy sẽ là một sự tụt lùi trở lại lịch sử trước Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Mỹ lựa chọn đầu tư vào một hải quân độc lập cho mỗi vùng bờ biển.
Đến năm 1914, ba bậc thầy của quyền lực biển của Mỹ - cựu tổng thống Theodore Roosevelt, chủ tịch trường Chiến tranh Hải quân Alfred Thayer Mahan, và Thứ trưởng Hải quân Mỹ Franklin Roosevelt - tranh luận về việc bố trí các hạm đội chiến đấu chưa thống nhất của Mỹ ở đâu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ kết luận, nên để hạm nội này neo ở Thái Bình Dương. Hải quân châu Âu đang rời khỏi các vùng biển này để tham gia chiến đấu ở quê hương. Nhật Bản có thể nhân cơ hội này để chen vào. Một lực lượng ít ỏi còn lại có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương trong khi hạm đội chiến đấu chạy dọc Thái Bình Dương để ngăn chặn.
Các tranh luận như vậy thường thấy trước kỷ nguyên hải quân hai đại dương. Quá khứ của hải quân do đó có thể cũng chính là tương lai của nó.
Liệu có thể như vậy không? Mọi thứ phụ thuộc nhiều vào sự vươn lên của hải quân Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh thực hiện kiềm chế, nó có thể làm dịu đi những nghi ngại ở Washington và những nước châu Á khác. Nếu ngăn chặn mối đe dọa hống hách của Trung Quốc đòi hỏi một phản ứng mau lẹ, có lẽ cần phải bàn nhiều hơn đến một sự chuyển dịch chậm và quyết tâm sang tầm nhìn cân bằng chiến lược ở châu Á của Panetta. Nó tránh được báo động quá mức đối bạn bè của Mỹ và những người xung quanh - và là thứ thuốc đối kháng về sau.
Sự thay đổi đáng kể cũng sẽ đòi hỏi giới lãnh đạo hải quân Mỹ tạo ra những thay đổi thực sự. Sau 7 thập niên, hải quân hai đại dương đã đóng chặt trong các chiến lược, chiến dịch, và thói quen quan liêu của hải quân Mỹ. Thật khó có thể vứt bỏ các tập quán lâu đời trừ khi người ta bị bắt buộc phải bỏ.
Ngoài hải quân, "Ưu tiên châu Âu trước" cũng là một điểm lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tháng 5, học giả Hội đồng Quan hệ đối ngoại Leslie Gelb đã ca ngợi học thuyết chuyển trọng tâm - nhưng có lẽ là hơi sớm. Việc phân bổ lượng không đồng đều giữa các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương - trên tỷ lệ 40/60 - sẽ là một khoảnh khắc quyết định chính trị quan trọng của bất kỳ tổng thống nào.
Đình Ngân dịch từ Foreign Policy
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment