Sunday, June 17, 2012

Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông

Trn Nhân Tông ( 陳仁宗; 1258 – 1308), tên tht là Trn Khâm (陳昑) là v vua th ba ca nhà Trn (sau vua cha Trn Thánh Tông và trước Trn Anh Tông) trong lch s Vit Nam.
Ông ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lp Thin phái Trúc Lâm Yên T, ly pháp hiu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ng. Ông được s sách ca ngi là mt trong nhng v vua anh minh nht trong lch s Vit Nam.Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trn Anh Tông, ông xut gia tu hành ti cung Vũm, Ninh Bình, sau đó ri đến Yên T (Qung Ninh) tu hành và thành lp Thin phái Trúc Lâm Yên T, ly đạo hiu là Điu Ng Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là t th nht ca dòng Thin Vit Nam này. V sau ông được gi cung kính là “Pht Hoàng” nh nhng vic này.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lch năm 1308, được an táng lăng Quy Đức, ph Long Hưng, xá l ct bo tháp am Nga Vân; miếu hiu là Nhân Tông, tên thy là Pháp Thiên Sùng Đạo ng Thế Hóa Dân Long T Hin Hiu Thánh Văn Thn Võ Nguyên Minh Du Hiếu Hoàng Đế.
Ông đã để li bn di chúc dn dò con cháu, cũng là li dn dò cho muôn đời hu thế nước Vit, gn ngàn năm qua vn còn nguyên chân giá tr!
" Các người ch quên , chính nước ln mi làm nhng điu by b , trái đạo .

Vì r
ng h cho mình cái quyn nói mt đường làm mt no .

Cho nên cái ho
lâu đời ca ta là ho nước Tàu .

Ch
coi thường chuyn vn vt ny ra trên biên i .

Các vi
c trên , khiến ta nghĩ ti chuyn khác ln hơn .

T
c là h không tôn trng biên gii qui ước .

C
luôn luôn đặt ra nhng cái c để tranh chp .

Không thôn tính
được ta , thì gm nhm ta .

H
gm nhm đất đai ca ta , lâu dn h s biến giang san ca ta t cái t đại bàng thành cái t chim chích .

V
y nên các người phi nh li ta dn :

" M
t tc đất ca Tin nhân để li , cũng không được để lt vào tay k khác " .

Ta c
ũng để li nhn nh đó như mt li di chúc cho muôn đời con cháu " .
Thơ chiến trận là một bộ phận sáng tác quan trọng không thể bỏ qua khi tìm hiểu thơ văn Trần Nhân Tông. Những vần thơ ông làm lúc trực tiếp cầm quân đuổi giặc không nhiều. Giới nghiên cứu đời sau lục tìm khắp các sách cũng chỉ tìm thấy vài ba bài ngắn ngủi. Nhưng điều đáng quý là những bài thơ ngắn ngủi ấy, bài nào cũng mang những giá trị sâu sắc cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Quan trọng hơn, trong thơ chiến trận của ông, ta nhìn thấy hình ảnh con người thời đại với tất cả sự tự tin, mạnh mẽ, hào hùng. 

Thơ chiến trận của Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông 
 Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông tiến vào ải Nội Bàng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước Đại Việt lần thứ hai. Trước thế mạnh của giặc, ải Nội Bàng thất thủ. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn thay đổi chiến lược, lui quân phòng thủ để bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công. Tình thế trước mắt gặp nhiều khó khăn, lòng người không khỏi hoang mang, dao động. Trên con thuyền rút về Hải Đông, Trần Nhân Tông đề vào đuôi thuyền hai câu thơ bất hủ
                                    Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh
(Việc cũ ở Cối Kê ngươi nên nhớ
Đất Hoan, Diễn vẫn còn kia mười vạn binh)
 Hai câu thơ gợi nhắc điển cũ Cối Kê, lúc Việt Vương Câu Tiễn bị quân Ngô dồn vào ngõ cụt, binh sĩ tan tác, tưởng như không thể phục hồi lại được. Ấy vậy mà chỉ với một nghìn quân ít ỏi còn sót lại, Câu Tiễn đã xây dựng thành một đội quân hùng mạnh sau này thôn tính nước Ngô hoàn thành bá nghiệp. Gợi lại tích xưa, Trần Nhân Tông muốn khẳng định niềm tin mãnh liệt của mình vào chiến thắng. Vị hoàng đế muốn nhắc nhở tướng sĩ của mình rằng đừng vội nản lòng vì những rối ren trước mắt, đừng quên chúng ta vẫn còn mười vạn quân Hoan Diễn đang sẵn sàng chờ tiếp ứng. Một nghìn quân của Câu Tiễn còn làm nên việc lớn, huống hồ lực lượng của ta đang hùng hậu, chỉ tạm lui binh để thực hiện đại kế mà thôi. Tuy nhiên, giá trị của hai câu thơ này không dừng lại ở đó, cái chính là nó đã tạo ra một cái nhìn triết học mang tính biện chứng sâu sắc. Từ chiều sâu suy tưởng, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng một sự kiện Cối Kê sẽ lặp lại, không phải ở Trung Hoa thời Xuân Thu mà ở nước Đại Việt thời Trần. Trong hoàn cảnh nguy khốn mới thấy hết được bản lĩnh của Trần Nhân Tông – vị chỉ huy tối cao của toàn dân tộc. Giữa lúc thế giặc đang mạnh, lòng người không yên, con người ấy không mảy may nao núng, trái lại vẫn bình tĩnh, tự tin và nhận định tình hình một cách sáng suốt. Bàn về hai câu thơ trên, Nguyễn Huệ Chi cho rằng “nếu Trần Quốc Tuấn bày tỏ sự thấy (thắng lợi) bằng cái cách của con nhà tướng, đem đầu ra đánh cược với Trần Thánh Tông, thì Trần Nhân Tông lại thể hiện nó bằng tầm bao quát tinh xác tương quan lực lượng trên khắp mọi mặt trận khi đó, cả trước mặt mình và khuất xa sau lưng mình. Chưa nói đến đức bình tĩnh hiếm có, chỉ nội dung của lời thông báo cũng đủ chứng tỏ năng lực của một con người lãnh đạo kì tài” (1)
Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Trần Nhân Tông cùng quần thần hành lễ bái yết tại Chiêu Lăng (Lăng vua Trần Thái Tông). Nhìn con ngựa đá lấm bùn, ông xúc cảm làm bài thơ:
 Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
 Bài thơ chỉ hai câu mà trở thành danh thi, lưu truyền vạn thuở. Nó không đơn thuần khẳng định sức mạnh nội lực của dân tộc hay niềm vui chiến thắng mà còn thể hiện sự suy nghiệm sâu sắc cùng với cái nhìn quán thông kim cổ, giúp ta nhận ra được sự trường cửu của dân tộc. Hai câu thơ chứa đựng trong nó sự tồn tại đối xứng và chuyển hóa cho nhau giữa các khái niệm đối lập: “chiến tranh” và “hòa bình”, “động” và “tĩnh”. Chiến tranh trong một lúc, hòa bình là thiên thu. Cái động trong thoáng chốc, cái tĩnh là vĩnh hằng. Điều đặc biệt là để tạo ra nền hòa bình muôn thuở thì phải chịu gian lao trong chiến tranh. Để có cái tĩnh thì phải chuyển hóa nó từ cái động. Từ cái nhìn biện chứng, nhà thơ khái quát thành một nhận xét về dân tộc: tuy phải nhiều phen binh lửa nhưng sẽ mãi mãi vững bền.
Một lần khác về thăm Long Hưng, trông thấy vẻ uy nghi đường vệ của lăng Thái Tông, một tứ thơ hào sảng phát khởi trong lòng vị hoàng đế:
 Tì hổ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại 
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
(Xuân Nhật yết Chiêu Lăng)
Dịch nghĩa:
(Nghìn cửa quân tì hổ uy vũ,
Các quan thất phẩm áo mũ đầy đủ.
Quân sĩ có người đầu bạc vẫn còn.
Thường thường kể chuyện thời Nguyên Phong)
(Ngày xuân thăm Chiêu Lăng)
 Những lời thơ mang khẩu khí của bậc đế vương anh hùng, toát lên vẻ đẹp hùng tráng và lãng mạn. Từ vẻ tôn nghiêm và uy vũ của đế lăng trong thực tại, qua câu chuyện của “người lính giá đầu bạc”, tác giả như làm sống lại không khí hào sảng, oanh liệt lúc Nguyên Phong (vua Trần Thái Tông) trực tiếp xông pha trận mạc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc và lòng nhớ ơn tổ tiên sâu sắc.
Ngoài những bài thơ trên đây, không tìm thấy trong thơ Trần Nhân Tông bài thơ chiến trận nào nữa. Có thể do ông không sáng tác nhiều. Cũng có thể tác phẩm của ông bị thất tán do chủ trương thủ tiêu văn hóa của giặc Minh đầu thế kỉ XV. Song cần thấy rằng, chuyện sáng tác nhiều hay ít không quan trọng trong địa hạt của thi ca. Cái quan trọng là với những vần thơ ít ỏi như thế, Trần Nhân Tông đã thể hiện được hào khí thời đại và vẻ đẹp tráng lệ của con người thời Trần – những con người mang trong mình tinh thần Đông A.
 Hồ Tấn Nguyên Minh


__._,_.___

2 comments:

Unknown said...

Xin ai đó thông tuệ giải thích giúp tôi điểm này: Nhiều bài viết không phải là tài liệu nghiên cứu lịch sử trích-dẫn câu nói (được cho là )của vua Nhân-tông, xin vui lòng chỉ bảo xem câu này do sách nào viết. Dẫn chứng ở đâu? Dẫn chứng căn cứ vào tài liệu gốc nào?Phát hiện ở đâu?Do ai phát hiện ?Vì từ thời Trần , nước ta đã có văn tự sổ sách tương đối hoàn chỉnh , ghi chép có hệ thống nghiêm ngặt những hoạt động của hoàng gia và các vị quan gia (vua)
Cần biết rằng:Sử sách chính thống đã ghi rõ: Khi quân Nguyên sang đánh nước ta, gặp thế nguy, nhà vua đi thuyền đến gặp Nhật-Duật, hỏi quốc-sách. Nhật-Duật cần mái chèo viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống.
Nghĩa là vào thời đó, khi chỉ về Trung quốc, ta dùng tên dòng-họ cầm quyền. Tên Trung-hoa Dân-quốc mới có từ năm 1912 khi lập nền Cộng-hòa.Còn cụm từ "người Tàu" cũng mới xuất hiện khi nhà Thanh chiếm Trung nguyên .Những người chạy chốn nhà Thanh dùng tàu thuyền vượt biển đến nước ta lánh nạn rất nhiêu nên dân gian gọi nhưng người này là "khách trú" là "người tàu"
Hơn nữa, nếu đọc thật kỹ ta có thể nhận ra có rất ít"khẩu khí đế vương " vốn có trong lối văn sách(Hịch-chiếu v..v..)của các bậc vua chúa khai quốc hay đánh giặc thành công giữ nước ! Vậy câu gán cho vua Trần Nhân-tông, dùng tên Trung-hoa,dùng cụm từ "nước Tàu" tôi nghe có vẻ như một câu chuyện vui hơn là có thực! Từ tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng:Có lẽ là do ai đó vì lòng ái quốc (hoặc có cả "lòng gì gì đó nữa không chừng (?) )mà ...hứng chí chế ra hoăc phóng tác thêm từ những mẩu tư liệu rồi gán đại cho vua mà thôi!"Lộng giả thành chân" đó mà

Unknown said...

Tuy hỏi vậy nhưng tôi xin trả lời luôn;
Với tinh thần :SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC .Ta cần nghiêm túc để thừa nhận rằng :KHÔNG CÓ CÁI BẢN "DI CHÚC" NÀO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG cả!
Bịa tuốt!
Tại sao vậy?
Tại vì cái "di chúc" đang hoang truyền trên mạng _ Nhân danh tinh thần Dân Tộc trong sáng cũng có mà nhân danh "tinh thần Dân Tộc giả cày " tạo cớ để chửi càn chửi đổng lung tung cũng có _ Thực chất là do nhà văn Hoàng Quốc Hải "bịa " ra .Ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết về triều Trần: Huyền Trân công chúa (1987), Bão táp cung đình (1989),Thăng Long nổi giận (1991), Vương triều sụp đổ (1994).Tại cuốn 1 ông đã "cho" nhà vua nói thế !

Ai không tin sự thật này?
Nếu không tin thì xác minh rất dễ !
Sách của ông Hải còn chất đầy trong các thư viện .
Ông Hải còn "khỏe như cọp " và vẫn vui đời để sống , để viết , để chuẩn bị xuất bản tiếp bộ tiểu thuyết lịch sử về vương triều nhà Lý . Ông từng “bật mí” với bạn bè rằng:Trong bộ tiểu thuyết mới ông sẽ “cho” các vị quân vương nhà Lý “nói” không ít điều cũng “Hùng hồn –Thời sự(!) và Chí lý” chẳng kém những điều ông đã “cho” đức vua Trần Nhân Tông phán trong bản “di chúc” (!).Vì, đặc tính của tiểu thuyết đã cho ông cái quyền tha hồ thỏa trí tưởng tượng mà không ai có quyền bắt bẻ .
Có lẽ Ông thường khoái chí mỉm cười khi biết thêm lại có ai đó cứ thích "gián tiếp " gán cho ông ngôi vị ..."Quân vương" ! (Hi..hi..!)

Dân tộc ta tự ngàn xưa vốn đã sẵn có tinh thần nồng nàn yêu nước Chính bởi thế nên dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và độc lập phát triển mạnh mẽ ngay bên một ông "hàng xóm Sô-vanh" khổng lồ dù phải trải qua biết bao đổ máu hy sinh. Vậy có cần không việc phải "bịa " thêm những chi tiết không xác thực trong lịch sử chỉ để nhằm củng cố thêm tinh thần Dân Tộc ?
Tôi cho rằng: Tiểu thuyết là tiểu thuyết .Lịch sử là lịch sử .Không thể cố tình nhập nhằng lẫn lộn tiểu thuyết với lịch sử.Không ai được phép “bịa” ra lịch sử và cũng không ai được phép cố tình liều lĩnh làm điều ấy dù với bất cứ động cơ nào.Ngoại trừ những “ai đó” có động cơ mờ ám hoặc những ai đó nông cạn thực dụng quen "ăn xổi" thì những người bình thường như chúng ta hãy chịu khó nhìn xa một chút sẽ thấy ngay những di hại khó lường về sau .
Khỏi cần phải lý luận rắc rối sâu xa (Rồi lại sinh ra cãi lộn do không chịu nhau vì “lý “ này “lý “ nọ . Hi..hi..!) mà chỉ cần quan sát ngay các diễn biến của sự kiện làm giả "di chúc vua Nhân Tông" này.Người vô tâm nhất cũng có thể thấy: "LỢI BẤT CẬP HẠI" .Lợi và hại cách nhau chẳng bao xa .
Cứ quan sát đi rồi sẽ thấy!

Chỉ lạ bởi: Những vị “mũ cao áo dài” bằng cấp …”vô biên” , tiêu tiền như …nước ngồi chật ních ở các bạn bệ trong các cơ quan gác cổng văn hóa đều nín miệng lặng thinh !
Hình như tất cả đều đang ngủ mơ?!
Họ ngủ mơ bởi họ được “ru” trong cái “nhạc khúc” có vẻ “tràn đầy tinh thần dân tộc” kia mà không nhận ra những di hại khó lường trong những bất thường như ta đã thấy rõ ở trên .
Họ có mau mau "giật mình tỉnh ngủ" không nhỉ ?!

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...