Sunday, June 17, 2012

NGƯỜI MỸ NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI VIỆT NAM.

Mời đọc và suy ngẫm,

uncle-sam-243x300
Chú Sam

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau
khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau: 

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng
thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của
mình. 
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào
thành những nguyên lý. 

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối,
nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi
ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công
việc tốt).  [when small, they study because of their families; growing up, they study
for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài. 

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện haymuốn phô trương). [to save face or to show off]. 
 

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó
khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có. 

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì
những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những
mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh:
một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc. 
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt.
 
Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

NGƯỜI XƯA CŨNG ĐÃ NHẬN RA

Trần Kinh Nghị

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần
đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và
những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều
đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới
đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì.
Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người,
chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì
là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú
bác thì siêng!» 

  “Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo
rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình
thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên
biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa,
dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn
phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc
túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho
sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy,
thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì
cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo,
đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy
thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp
cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng
của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong
tục tương tự như nhau cả…” 

“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta
còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước
mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về
đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi. 

“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình
đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả.
Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có
tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi
giống mình, là tại làm sao? ... 

“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người,
thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học
của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình
cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được
là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh
cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng
người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ. 

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì
cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém
người ta vậy.” 

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 -
1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn
theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự
các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái
ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy
khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“TRƯỚC LÀ ĐẸP MẶT SAU LÀ ẤM THÂN”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa,
tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản
của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc
Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố
giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”. 

Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và
con người Việt Nam: 

 
 
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không
còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng
mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi
du học ngoại quốc... Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi : Đi dâu cũng nghe khoe
nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư...
Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để
đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn
là “đẹp mặt” và “ấm thân”. 


Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, đa số các cơ sở
kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng
tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu.
 Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là
“Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía
 trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên
thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của
cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc
đầu lên được. 
 
 

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...