Có thể có 1 số độc giả không
phải là Hải quân sẽ có câu hỏi rằng tại sao lại có nhiều sĩ quan hy sinh
cùng một lúc trong 1 trận chiến ngắn ngủi như vậy (xem
http://www.vietbao.com/D_1-2_ 2-349_4-196835_5-50_6-1_17- 184500_14-2_15-2/).
Trên đài chỉ huy có 3 sĩ quan và 2 nhân viên Giám Lộ và Thám Xuất (1
Trung sĩ và 1 Hạ sĩ) bị tử thương và thân thể không còn nguyên vặn,
không biết thịt xương của chiến sĩ nào. Muốn hiểu rõ nguyên nhân
trước hết tôi xin nói về thượng tầng kiến trúc kỹ thuật của chiến hạm
HQ503. Phần trên cùng cao nhất của chiến hạm gồm có đài chỉ huy, hành
lang xung quanh đài chỉ huy và có sân phía sau của đài chỉ huy (còn gọi
là sân thượng).
Đài chỉ huy có diện tích khoảng 4 m² (2m x 2m) được bao bọc bởi lớp tường bằng sắt dày và có độ cao khoảng 1,2 m. Trên phần tường sắt là lớp kiếng trong dày được cấu trúc hơi xiên ra ngoài để có thể đứng trong đài chỉ huy mà nhìn ra ngoài. Có 1 cánh cửa sắt hướng ra sân thượng phía sau để nhân viên có thể đi ra vào. Trong đài chỉ huy có 1 cái bàn, bề mặt hơi xiên để làm Point (tiếng Việt gọi là định vị: Có nghĩa là xác định vị trí của chiến hạm). Trên bàn có 1 thước song song Parallel và 1 kính phóng đại (kính loop) và cái đèn được gắn trên bàn. Phía dưới bàn có những ngăn kéo dùng để hải đồ Mercator, tài liệu về thuỷ triều, về các mã code của các nhóm cờ dùng cho hải hành và những vật dụng cần thiết khác. Bên bàn có gắn hệ thống ống nói để liên lạc với phòng lái điện nằm tầng dưới của đài chỉ huy. Ngay cửa buớc vào phía bên trái là ghế ngồi của Hạm trưởng. Ghế của Hạm trưởng chỉ dành riêng cho Hạm trưởng mà thôi, không một nhân viên nào được phép sử dụng. Trước ghế ngồi của Hạm trưởng là máy Radar được thiết trí để xác định những vật thể lớn như tàu bè chung quanh,những mõm đá lớn, mô đất trên bờ hoặc nằm trong phạm vi bán kính (radius) phát sóng của hệ thống Radar tính từ chiến hạm.
Ngày xưa và bây giờ: Nguyễn văn Phảy
Ở sân thượng nối liền với đài chỉ huy có diện tích khoảng 10 m² để thiết
kế 1 la bàn điện và 1 la bàn từ. Mỗi la bàn có đường kính khoảng 30 cm.
La bàn có gắn hệ thống đo góc độ của định vật trên bờ đã được in trong
bản đồ Mercator so với hướng Bắc (0 độ). Nhiệm vụ của những sĩ quan
đương phiên trên đài chỉ huy là phải xác định vị trí chiến hạm mỗi 15
phút. Muốn định vị thì sĩ quan đương phiên phải dùng la bàn ngoài sân
thượng để đo từ chiến hạm của mình những góc độ của 3 định vật có góc độ
khác nhau như một mõm đá, một đỉnh núi, v.v... ở trên bờ. Mỗi đường
thẳng từ chiến hạm đến định vật, trong toán học gọi là đường quỹ tích.
Có nghĩa vị trí chiến hạm nằm trên đường thẳng đó. Rồi sau đó sĩ quan
vào bàn, dùng thước song song vẻ trên hải đồ 3 đường thẳng (tối thiểu là
2 đường thẳng) vừa đo được để có 1 hình tam giác thật nhỏ. Trong phạm
vi của tam giác đó là vị trí của chiến hạm được xác định. Vì thế cho nên
cánh cửa của đài chỉ huy ít khi được đóng lại vì các sĩ quan đương
phiên và nhân viên Giám lộ phải đi ra vào thường xuyên để làm Point
ngoại trừ khi chiến hạm gặp bão hoặc sóng lớn trùm lên đài chỉ huy thì
cánh cửa mới được đóng mà thôi.
Ngoài ra còn có những thùng để chứa đựng cờ hải hành ở ngoài sân thượng nằm phía sau đài chỉ huy. Mỗi lá cờ, mỗi nhóm cờ đều được mang một ý nghĩa khác nhau. Khi treo cờ lên cột cờ thì tàu thuyền khác có thể hiểu tàu của mình muốn gì hoặc đang làm gì. Ý nghĩa đó có tính cách quốc tế. Có sách về Giám Lộ ghi rõ. Hầu hết là tiếng Anh. Do vậy lính hải quân phải có một số kiến thức phổ thông tối thiểu để theo học những ngành chuyên môn trên chiến hạm ngay cả Anh ngữ.
Trên thượng tầng chiến hạm cũng có thiết trí 1 cột ăng-ten để liên lạc với tần số sóng dài (LW=Long Wave) nên cần phải có công suất thật mạnh khoảng 10.000 Volt và có cột ăng-ten nhỏ hơn với công suất ít hơn dùng cho sóng ngắn (SW=Short Wave). Ngoài ra còn có giàn ăng-ten Parabol phát sóng siêu tầng (UFW=Ultra Frequency Wave) được quay tròn 4 hướng để phát hiện những vật gọi là “Echo“ trong phạm vi của Radar (Radio Detection and Ranging). Nguyên tắc nhận Echo: Máy phát sóng phát đi sóng điện từ (Electromagnetic Wave) siêu tầng gọi là tín hiệu gởi (Primary signal) qua giàn ăng-ten dùng cho Radar. Khi tín hiệu nầy gặp 1 Echo (một hiện vật) thì sẽ phản xạ tín hiệu trở lại tạm gọi là tín hiệu nhận (Secondary signal). Đồng thời trên màn ảnh của máy Radar sẽ hiện ra Echo đó. Trên màn ảnh của máy Radar được thiết trí một khung vòng tròn chia độ (360 độ) và có những vòng tròn đồng tâm với những bán kính khác nhau trên mặt ảnh của máy Radar để ghi khoảng cách. Như vậy chúng ta có thể biết được Echo đó ở vị trí nào và khoảng cách bao xa so với chiến hạm. Nhờ có hệ thống Radar nên chiến hạm di chuyển trên sông hoặc những nơi chật hep vào ban đêm an toàn.
Trên sân thượng của chiến hạm còn có 1 hay 2 đèn quang hiệu có công suất khá lớn dùng để liên lạc với các chiến hạm và thương thuyền khác, hay liên lạc với những đối tượng ở trên bờ cũng có đèn quang hiệu như vậy. Đường kính của đèn quang hiệu khoảng từ 30 cm đến 40 cm. Bóng đèn đuợc gắn bên trong của đèn quang hiệu. Phía trước có 1 lớp sáo lá sách để che khuất ánh sáng. Lớp sáo được thiết kế với một tay cầm. Khi gạt nhẹ tay cầm xuống thì quang hiệu sẽ phát ra bên ngoài. Nhân viên giám lộ và ngay cả sĩ quan có thể dùng tín hiệu bằng MORSE để liên lạc với các thương thuyền hay chiến hạm khác. Kỹ thuật dùng quang hiệu: Gạt tay cầm nhẹ thì phát ra ánh sáng thật nhanh gọi là "tít". Gạt mạnh tay cầm xuống hơn thì ánh sáng lọt ra ngoài nhiều và lâu hơn gọi là "te". Hệ thống mẫu tự từ A-Z, mỗi chữ được kết hợp bởi 2 tín hiệu "tít" và "te". Sĩ quan giỏi về truyền thông bằng tín hiệu thì có thể sử dụng đèn quang hiệu. Thông thường thì nhân viên Giám lộ đảm trách để có thể liên lạc.
Ngoài ra, nhân viên Giám Lộ đương phiên cũng có thể liên lạc với các chiến hạm và thương thuyền bằng "cờ tay "trên sân thượng. Hầu hết những sĩ quan ngành chỉ huy đều phải biết những phương pháp truyền thông nầy.
Với trách vụ trưởng Ban Giám Lộ kiêm Thám Xuất của chiến hạm (Sử dụng và Bảo trì máy Radar, Sonar và Hệ thống cờ Hải hành) nên tôi thường hiện diện trên sân đài chỉ huy trong giờ làm việc nếu không có đi ca lúc tàu hải hành hoặc khi tàu về bến nhằm để trau dồi tay nghề của nhân viên trong Ban Giám Lộ và Thám Xuất, hoặc tu bổ cờ xí và vật dụng hải hành thuộc ban ngành của tôi.
Trận chiến ở vùng Cà Ná Mũi Dinh ngày 19.4.1975 đã gây tử thương cho tất cả 3 sĩ quan và 2 nhân viên đi phiên đang hiện diện trên đài chỉ huy xảy ra như sau: Vì phải làm Point (có nghĩa là xác định vị trí chiến hạm) cho nên các sĩ quan thường chạy ra vào để sử dụng la bàn được gắn trên sân thượng đài chỉ huy nên không đóng cửa đài chỉ huy. Lúc bấy giờ mũi chiến hạm hướng xiên ra khơi về phía nam thì phiá sân thượng và cửa của đài chỉ huy hướng về đại pháo của cọng quân tác xạ. Do đó một quả đạn của cọng quân từ bờ bắn ra xuyên qua cửa sắt của đài chỉ huy (không được đóng) rơi vào đài chỉ huy, đụng chân ghế ngồi của Hạm trưởng và nổ tung. Không những mảnh đạn văn tứ tung mà sức ép của quả đạn đã làm cho 3 sĩ quan và 2 nhân viên Giám Lộ và Thám Xuất đang làm Point cũng như đang quan sát và theo dõi tình hình chiến sự, thì bị tử thương và tử thi của các chiến sĩ nầy không còn nguyên vặn.
Lúc đó Hạm trưởng không ở trong đài chỉ huy mà đứng phía trước tường của đài chỉ huy chiến hạm để chỉ huy. May mắn thay, Hạm trưởng chỉ bị thương trên vai, đầu vì những lớp kiếng của đài chỉ huy bị bể và mảnh đạn nhỏ rơi tứ tung. Như vậy mới biết lớp sắt của đài chỉ huy dày và chắc như thế nào. Nếu lớp tường sắt không chắc chắn thì Hạm trưởng cũng khó mà tránh khỏi lưởi hái của tử thần.
Cũng cần nên biết, trong nhiệm sở tác chiến trên chiến hạm, Hạm trưởng và Hạm phó không được phân nhiệm ở chung một nơi chỉ huy. Trong trận hải chiến thì đối phương lúc nào cũng nhắm vào đài chỉ huy mà tác xạ trước tiên vì nơi đó có Hạm trưởng hoặc Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật nếu là Soái Hạm hiện diện. Khi hửu sự, hầu như Hạm trưởng lúc nào cũng túc trực ở đài chỉ huy.
Nguyễn văn Phảy
Cựu trưởng Ban Giám Lộ kiêm Thám Xuất HQ503
Link bài viết Trận Chiến vùng Cà Ná Mũi Dinh: http://www.vietbao.com/D_1-2_ 2-349_4-196835_5-50_6-1_17- 184500_14-2_15-2/)
Đài chỉ huy có diện tích khoảng 4 m² (2m x 2m) được bao bọc bởi lớp tường bằng sắt dày và có độ cao khoảng 1,2 m. Trên phần tường sắt là lớp kiếng trong dày được cấu trúc hơi xiên ra ngoài để có thể đứng trong đài chỉ huy mà nhìn ra ngoài. Có 1 cánh cửa sắt hướng ra sân thượng phía sau để nhân viên có thể đi ra vào. Trong đài chỉ huy có 1 cái bàn, bề mặt hơi xiên để làm Point (tiếng Việt gọi là định vị: Có nghĩa là xác định vị trí của chiến hạm). Trên bàn có 1 thước song song Parallel và 1 kính phóng đại (kính loop) và cái đèn được gắn trên bàn. Phía dưới bàn có những ngăn kéo dùng để hải đồ Mercator, tài liệu về thuỷ triều, về các mã code của các nhóm cờ dùng cho hải hành và những vật dụng cần thiết khác. Bên bàn có gắn hệ thống ống nói để liên lạc với phòng lái điện nằm tầng dưới của đài chỉ huy. Ngay cửa buớc vào phía bên trái là ghế ngồi của Hạm trưởng. Ghế của Hạm trưởng chỉ dành riêng cho Hạm trưởng mà thôi, không một nhân viên nào được phép sử dụng. Trước ghế ngồi của Hạm trưởng là máy Radar được thiết trí để xác định những vật thể lớn như tàu bè chung quanh,những mõm đá lớn, mô đất trên bờ hoặc nằm trong phạm vi bán kính (radius) phát sóng của hệ thống Radar tính từ chiến hạm.
Chiến hạm HQ 503 và cấu trúc.
Ngày xưa và bây giờ: Nguyễn văn Phảy
Ngoài ra còn có những thùng để chứa đựng cờ hải hành ở ngoài sân thượng nằm phía sau đài chỉ huy. Mỗi lá cờ, mỗi nhóm cờ đều được mang một ý nghĩa khác nhau. Khi treo cờ lên cột cờ thì tàu thuyền khác có thể hiểu tàu của mình muốn gì hoặc đang làm gì. Ý nghĩa đó có tính cách quốc tế. Có sách về Giám Lộ ghi rõ. Hầu hết là tiếng Anh. Do vậy lính hải quân phải có một số kiến thức phổ thông tối thiểu để theo học những ngành chuyên môn trên chiến hạm ngay cả Anh ngữ.
Trên thượng tầng chiến hạm cũng có thiết trí 1 cột ăng-ten để liên lạc với tần số sóng dài (LW=Long Wave) nên cần phải có công suất thật mạnh khoảng 10.000 Volt và có cột ăng-ten nhỏ hơn với công suất ít hơn dùng cho sóng ngắn (SW=Short Wave). Ngoài ra còn có giàn ăng-ten Parabol phát sóng siêu tầng (UFW=Ultra Frequency Wave) được quay tròn 4 hướng để phát hiện những vật gọi là “Echo“ trong phạm vi của Radar (Radio Detection and Ranging). Nguyên tắc nhận Echo: Máy phát sóng phát đi sóng điện từ (Electromagnetic Wave) siêu tầng gọi là tín hiệu gởi (Primary signal) qua giàn ăng-ten dùng cho Radar. Khi tín hiệu nầy gặp 1 Echo (một hiện vật) thì sẽ phản xạ tín hiệu trở lại tạm gọi là tín hiệu nhận (Secondary signal). Đồng thời trên màn ảnh của máy Radar sẽ hiện ra Echo đó. Trên màn ảnh của máy Radar được thiết trí một khung vòng tròn chia độ (360 độ) và có những vòng tròn đồng tâm với những bán kính khác nhau trên mặt ảnh của máy Radar để ghi khoảng cách. Như vậy chúng ta có thể biết được Echo đó ở vị trí nào và khoảng cách bao xa so với chiến hạm. Nhờ có hệ thống Radar nên chiến hạm di chuyển trên sông hoặc những nơi chật hep vào ban đêm an toàn.
Trên sân thượng của chiến hạm còn có 1 hay 2 đèn quang hiệu có công suất khá lớn dùng để liên lạc với các chiến hạm và thương thuyền khác, hay liên lạc với những đối tượng ở trên bờ cũng có đèn quang hiệu như vậy. Đường kính của đèn quang hiệu khoảng từ 30 cm đến 40 cm. Bóng đèn đuợc gắn bên trong của đèn quang hiệu. Phía trước có 1 lớp sáo lá sách để che khuất ánh sáng. Lớp sáo được thiết kế với một tay cầm. Khi gạt nhẹ tay cầm xuống thì quang hiệu sẽ phát ra bên ngoài. Nhân viên giám lộ và ngay cả sĩ quan có thể dùng tín hiệu bằng MORSE để liên lạc với các thương thuyền hay chiến hạm khác. Kỹ thuật dùng quang hiệu: Gạt tay cầm nhẹ thì phát ra ánh sáng thật nhanh gọi là "tít". Gạt mạnh tay cầm xuống hơn thì ánh sáng lọt ra ngoài nhiều và lâu hơn gọi là "te". Hệ thống mẫu tự từ A-Z, mỗi chữ được kết hợp bởi 2 tín hiệu "tít" và "te". Sĩ quan giỏi về truyền thông bằng tín hiệu thì có thể sử dụng đèn quang hiệu. Thông thường thì nhân viên Giám lộ đảm trách để có thể liên lạc.
Ngoài ra, nhân viên Giám Lộ đương phiên cũng có thể liên lạc với các chiến hạm và thương thuyền bằng "cờ tay "trên sân thượng. Hầu hết những sĩ quan ngành chỉ huy đều phải biết những phương pháp truyền thông nầy.
Với trách vụ trưởng Ban Giám Lộ kiêm Thám Xuất của chiến hạm (Sử dụng và Bảo trì máy Radar, Sonar và Hệ thống cờ Hải hành) nên tôi thường hiện diện trên sân đài chỉ huy trong giờ làm việc nếu không có đi ca lúc tàu hải hành hoặc khi tàu về bến nhằm để trau dồi tay nghề của nhân viên trong Ban Giám Lộ và Thám Xuất, hoặc tu bổ cờ xí và vật dụng hải hành thuộc ban ngành của tôi.
Trận chiến ở vùng Cà Ná Mũi Dinh ngày 19.4.1975 đã gây tử thương cho tất cả 3 sĩ quan và 2 nhân viên đi phiên đang hiện diện trên đài chỉ huy xảy ra như sau: Vì phải làm Point (có nghĩa là xác định vị trí chiến hạm) cho nên các sĩ quan thường chạy ra vào để sử dụng la bàn được gắn trên sân thượng đài chỉ huy nên không đóng cửa đài chỉ huy. Lúc bấy giờ mũi chiến hạm hướng xiên ra khơi về phía nam thì phiá sân thượng và cửa của đài chỉ huy hướng về đại pháo của cọng quân tác xạ. Do đó một quả đạn của cọng quân từ bờ bắn ra xuyên qua cửa sắt của đài chỉ huy (không được đóng) rơi vào đài chỉ huy, đụng chân ghế ngồi của Hạm trưởng và nổ tung. Không những mảnh đạn văn tứ tung mà sức ép của quả đạn đã làm cho 3 sĩ quan và 2 nhân viên Giám Lộ và Thám Xuất đang làm Point cũng như đang quan sát và theo dõi tình hình chiến sự, thì bị tử thương và tử thi của các chiến sĩ nầy không còn nguyên vặn.
Lúc đó Hạm trưởng không ở trong đài chỉ huy mà đứng phía trước tường của đài chỉ huy chiến hạm để chỉ huy. May mắn thay, Hạm trưởng chỉ bị thương trên vai, đầu vì những lớp kiếng của đài chỉ huy bị bể và mảnh đạn nhỏ rơi tứ tung. Như vậy mới biết lớp sắt của đài chỉ huy dày và chắc như thế nào. Nếu lớp tường sắt không chắc chắn thì Hạm trưởng cũng khó mà tránh khỏi lưởi hái của tử thần.
Cũng cần nên biết, trong nhiệm sở tác chiến trên chiến hạm, Hạm trưởng và Hạm phó không được phân nhiệm ở chung một nơi chỉ huy. Trong trận hải chiến thì đối phương lúc nào cũng nhắm vào đài chỉ huy mà tác xạ trước tiên vì nơi đó có Hạm trưởng hoặc Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật nếu là Soái Hạm hiện diện. Khi hửu sự, hầu như Hạm trưởng lúc nào cũng túc trực ở đài chỉ huy.
Nguyễn văn Phảy
Cựu trưởng Ban Giám Lộ kiêm Thám Xuất HQ503
Link bài viết Trận Chiến vùng Cà Ná Mũi Dinh: http://www.vietbao.com/D_1-2_
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment