Cùng
với Trung Đông, Châu Á gần đây đang trở thành một trong những điểm nóng
bỏng nhất thế giới với nguy cơ xảy ra từ các cuộc xung đột hết sức căng
thẳng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do các cuộc tranh chấp liên
quan đến việc xác nhận chủ quyền quốc gia trên một số hòn đảo. Đặc biệt,
trong hai tháng 07- 08/2012, bờ biển dọc Châu Á – Thái Bình Dương sóng
gầm dữ dội vì những tranh chấp biển đảo giữa Trung Cộng với một số nước
Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân …tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản
với Cộng hòa Nga; tranh chấp biển đảo giữaNhật Bản và Đại Hàn …
Từ Thủ tướng Nga thăm quần đảo Kuril...
Hạ tuần tháng 07/2012, bất chấp sự phản đối của dân chúng Việt Nam và dư luận quốc tế, Trung Cộng tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đây bị Trung Cộng chiếm đóng trái phép, dân chúng Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của chính quyền cộng sản, nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối và hô to các khẩu hiệu “Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, “Quân Tàu cút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa” …Chính phủ Phi Luật Tân và một số nước ở Đông Nam Á cũng lên tiếng phản đối dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng.
Ngày 03/07/2012, việc TTg Nga Dmitry Medvedev đến thăm quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản có nguy cơ khoét sâu thêm bất đồng giữa 2 nước Nhật - Nga. Hãng thông tấn AFP đưa tin, TTg Nga Dmitry Medvedev đến sân bay Mendeleyevo trên đảo Kunashir thực hiện chuyến thăm lần thứ hai đến Kuril, quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Hồi tháng 11/2010,ông Medvedev đã đến thăm nơi này với tư cách là TT Cộng hòa Nga, và khiến Nhật Bản phản ứng gay gắt. Một cuộc tranh cãi ngoại giao đã nổ ra giữa Moscow và Tokyo. Cùng Medvedev đi thăm Kuril lần này có phó TTg Olga Golodets, lãnh đạo vùng Viễn Đông và Bộ trưởng Phát triển khu vực … Hãng thông tấn Nga RIA Novosti trích dẫn lời phát biểu của TTg Medvedev, “Chúng tôi yêu cầu các thành viên trong nội các đi thăm Kuril vì đây là một phần quan trọng của lãnh thổ Nga. Chúng tôi từng đến thăm Kuril trước đây và hành động này nhất định sẽ còn được chính phủ mới tiếp tục”.
Trong chuyến thăm lần này, TTg Medvedev đã thị sát một loạt công trình xã hội và công nghiệp, nói chuyện trực tiếp với người dân địa phương tại các đảo. Moscow từng đề nghị hợp tác với Tokyo tại khu vực này với điều kiện Nhật Bản từ bỏ tranh chấp lãnh thổ và tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế song phương. Tuy nhiên … Nhật Bản không bằng lòng đề nghị đó của Nga.
Được biết, Cộng hòa Nga và Nhật Bản chưa ký hiệp ước hòa bình chính thức nhằm chấm dứt đối đầu trong Đệ nhị Thế chiến, do tranh chấp quần đảo Kuril, từng là lãnh thổ của Nhật Bản được CS Liên Xô sát nhập vào nước này năm 1945. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với 4 đảo cực nam thuộc quần đảo Kuril, gọi đó là Vùng lãnh thổ Phía Bắc (Northern Territories). Tranh chấp lãnh thổ đã phủ bóng đen lên quan hệ song phương nhiều chục năm qua, chỉ lắng dịu đi phần nào sau thảm họa động đất và sóng thần tại một số nơi dọc theo bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, phá hủy hàng vạn ngôi nhà trên một diện tích rộng lớn hồi tháng 03/2011. Nga nhận thấy cần có sự đoàn kết và chia sẻ nỗi đau thương với người dân gặp nạn động đất, sóng thần và tai họa nguyên tử do nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bị rò rỉ phóng xạ.
Ngày 14/08, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar của Nga sẽ ghé thăm 3 trong số 4 đảo thuộc quần đảo Kuril tham gia lễ tượng niệm các thủy thủ Liên Xô đã hy sinh ở đó vào cuối Đệ nhị Thế chiến. Các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương này đã tới quần đảo Kuril từ ngày 25/08, đến 17/09 mới kết thúc. Chuyến thăm quần đảo Kuril của tàu hải quân Nga diễn ra đúng vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 họp tại Vladivostok trong 2 ngày 08 và 09/09/2012. Vladivostok là thành phố biển ở gần biên giới Nga - Trung Quốc và Bắc Hàn. Đây cũng là thành phố đóng quân của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.
Nga gọi vùng đảo này là quần đảo Kuril, Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima. Quần đảo Kuril nay thuộc tỉnh Sakhalin của Nga. Đó là một quần đảo núi lửa trải dài khoảng 1.300 km về phía đông bắc từ Hokkaidō, Nhật Bản, tới Kamchatka của Nga, chia tách biển Okhotsk từ phía bắc Thái Bình Dương. Quần đảo này có khoảng 56 đảo và nhiều đảo đá nhỏ khác. Sau khi quân đội Nhật Hoàng bại trận năm 1945, toàn bộ quần đảo Kuril nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội CS Liên Xô, nay thuộc về Cộng hòa Nga. Tất cả cư dân trên đảo đã được đưa sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô. Tuy nhiên đến nay Nhật Bản vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam họ gọi là Vùng lãnh thổ Phía Bắc.
... đến TT Đại Hàn lên đảo Dokdo
Ngày 09/08, trong trận đấu giành huy chương đồng tại thế vận hội London 2012 giữa 2 đội túc cầu Đại Hàn và Nhật Bản, đội banh Đại Hàn thắng đội Nhật Bản tỷ số 2 – 0 do 2 cầu thủ Park Chu Young và Koo Ja Cheol sút thủng lưới thủ môn Shuichi Gonda. Trong lễ phát huy chương, Hội đồng Thế vận hội (IOC) tuyên bố cầu thủ Park Jong Woo của Đại Hàn không được lên lãnh huy chương đồng với lý do khi thi đấu cầu thủ này đã giơ cao biểu ngữ “Dokdo là đảo của chúng ta”. Đó là hành động không thể diễn ra trong Thế vận hội, vì thế IOC mới quyết định không cho Park Jong Woo lên nhận huy chương.
Ngày 10/08, TT Lee Myung-bak đến thăm cụm đảo nhỏ người Đại Hàn gọi là Dokdo, Nhật Bản gọi là Takeshima, gây căng thẳng ngoại giao mới giữa 2 nước đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi tới Dokdo bằng máy bay trực thăng, TT Lee Myung-baknói chuyện với đơn vị cảnh sát, gặp gỡ hai người dân sống trên đảo. TT nói với đơn vị cảnh sát: “Dokdo thực sự là lãnh thổ của chúng ta, là nơi đáng để mang mạng sống của chúng ta ra bảo vệ. Mọi người hãy nghĩrằng, chúng ta bảo vệ đảo Dokdo với niềm tự hào dân tộc”.
Ngày 15/08, nhân ngày Đại Hàn thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, một đoàn nghệ sĩ Đại Hàn lại đến đảo Dokdo biểu dương lực lực tuyên bố chủ quyền đảo Dokdo thuộc về Đại Hàn Dân Quốc.
Bốn ngày sau khi TT Lee Myung-bak thăm đảo, chiều 19/08, lại diễn ra buổi lễ dựng bia chủ quyền với sự có mặt của ông Maeng Hyung-kyu, Bộ trưởng An toàn Hành chính và các quan chức phụ trách quân sự, cùng chính quyền ở quần đảo Dokdo. Trong dịp đến thăm đảo Dokdo, đích thân TT Lee Myung-bak đã ghi những dòng chữ cho các nghệ nhân điêu khắc lên tấm bia hình trụ cao 115cm, chiều ngang mỗi bề 30cm làm bằng đá cẩm thạch đen. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại Hàn, một nguyên thủ quốc gia đến thăm, ghi chữ và cho dựng bia chủ quyền ở quần đảo tranh chấp này.
Một quan chức cao cấp của Đại Hàn nói với hãng thông tấn Yonhap: “Trong dịp TT Lee Myung-bak thăm đảo Dokdo, quân đội Đại Hàn tăng số lượng máy bay chiến đấu F-15K, KF-16 của không quân và tàu tuần tra của hải quân gần đảo này. Ngoài ra, còn có một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm tên là Peace Eye (Con mắt Hòa bình) làm nhiệm vụ trinh sát”.
Tháng 07/2008, TTg Đại Hàn là ông Han Seung-soo từng ra thăm đảo, gây căng thẳng ngoại giao với Nhật Bản.
Phản ứng lại chuyến thăm của TT Lee Myung-bak, Tokyo triệu hồi đại sứ của mình ở Hán Thành về nước, đồng thời tuyên bố chấm dứt các cuộc tiếp xúc song phương về tài chính, thương mại dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay giữa hai nước. Nhật Bản đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Quốc tế (International Court of Justice - ICJ), Đại Hàn phản đối. Theo nguyên tắc, ICJ chỉ phân xử khi có sự tham gia của hai nước tranh chấp.
Đảo Dokdo/Takeshima cách đều Đại Hàn và Nhật Bản, diện tích 230.000m2, không có nước ngọt nhưng nằm trong ngư trường và có thể có trữ lượng lớn về khí gas. Một đơn vị cảnh sát biển của Đại Hàn đã đồn trú trên đảo này từ năm 1954. Từ cuối thế kỷ 20, Dokod/Takeshimatrở thành một điểm nóng trong các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Đại Hàn và CS Bắc Hàn. Đại Hàn lập nhóm đảo này thành xã Dokdo-ri thuộc huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc. Nhật Bản khẳng định đảo này thuộc Thôn Okinoshima, Huyện Oki, Tỉnh Shimane.
... dân Tàu nổi loạn đốt hàng Nhật
Căng thẳng Nhật Bản - Cộng hòa Nga, Nhật Bản - Đại Hàn chưa giải quyết ổn thỏa, ngày 15/08, 14 người Hương Cảng được dân Tàu coi là “dũng sĩ” lên đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản gọi là đảo Senkaku) tuyên bố chủ quyền đảo này thuộc về Trung Quốc, lập tức bị cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ. Một ngày sau, Sở Di trú Nhật Bản tuyên bố 14 người Tàu này nhập cư lậu, đuổi ra khỏi đảo theo quyết định của TTg Yoshihito, nhằm tránh những căng thẳng không cần thiết giữa hai nước Nhật - Tàu. Các nhà bình luận cho rằng, Tokyo quyết định thực hiện việc này để hạn chế căng thẳng giữa hai nước. Nhưng mà … sự thực lại không như vậy. Sau khi 14 “dũng sĩ” Tàu được thả, một nhóm gồm các nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản ra thăm quần đảo Senkaku, chính phủ Nhật Bản làm ngơ, dân Tàu lập tức xuống đường biểu tình phản đối, khiến cho quan hệ Bắc Kinh - Tokyo có nguy cơ đến bờ vực thẳm.
Ngày 19/08, hàng ngàn vạn dân Tàu ở các tỉnh thành Trung Quốc biểu tình trên đường phố phản đối chuyến đi của mấy ông bà nghị Nhật Bản tới quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư Đài. Bộ Ngoại giao Tàu cũng phản đối mạnh mẽ với ông Uichiro Niwa, đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh về chuyến đi của các giới chức dân cử Nhật Bản, đồng thời đề nghị nước này “chấm dứt hành động làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”. Đại sứ Uichiro Niwa phản đối lại và khẳng định: “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản”. Ông yêu cầu nhà cầm quyền Trung Cộng bảo vệ an toàn cho cư dân Nhật Bản hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Trung Hoa.
Tiến sĩ chính trị học Vasily Kashin, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow (Senior Research Fellow at the Moscow - based Center for Analysis of Strategies and Technologies) cho rằng, căng thẳng Trung - Nhật không chỉ do những xung đột vốn có từ lịch sử, còn bởi dư luận và sức ép của dân chúng hai nước. Đặc biệt chính phủ Bắc Kinh bị sức ép từ dân chúng quá mạnh, khiến cho mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc. Theo tiến sĩ Vasily Kashin, ngoài nguyên nhân lịch sử, tranh giành tài nguyên cũng là nguyên nhân không khác gì “lửa đổ thêm dầu”. Ông nói: “Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 đã xuất hiện những số liệu về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại quần đảo Senkaku. Tuy nhiên … lúc bấy giờ Trung Quốc vừa đổi mới đang cần sự giúp đỡ của Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình “khôn ngoan” đưa ra ý tưởng nổi tiếng dành vấn đề này cho các thế hệ mai sau … chuyện tranh dành Senkaku tạm gác lại. Cùng với thời gian và sự lớn mạnh về tinh thần dân tộc của cả Trung Quốc và Nhật Bản, ngày càng có nhiều áp lực và dư luận dân chúng buộc nhà cầm quyềnphải có thái độ cứng rắn trong việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia”.
Ngày 20/08, Chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Osamu Fujimura kêu gọi Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi của công dân Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Hoa. Trong các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản vào ngày 19/08 diễn ra tại nhiều thành phố ở Trung Quốc như Thẩm Quyến, Hàng Châu … dân Tàu đập phá nhiều cửa hiệu của người Nhật, xe hơi made in Japan, còn hô to khẩu hiệu tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản phải ra thông cáo cảnh báo kiều dân nước mình thận trọng khi còn ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, báo chí ra ngày 20/08 đã phản ứng mạnh liệt, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hành động. Tờ báo Anh ngữ China Daily xem vụ người Nhật lên Điếu Ngư Đài sau các “dũng sĩ” Tàu ba bốn ngày là một hành động “nhục mạ” chủ quyền Trung Quốc. Nhân dân Nhật báo cảnh cáo Nhật Bản “Dùng Điếu Ngư Đài gây hấn với Trung Quốc không chỉ tác hại đến quan hệ hai bên còn xúc phạm đến tình cảm của người Trung Hoa”. Tờ báo này kêu gọi giải quyết mọi vấn đề qua đàm phán. Tờ Global Times hăm dọa Trung Quốc sẽ phản ứng tương tự, nếu Nhật Bản gia tăng phòng thủ trên đảo. Tờ báo nhấn mạnh “Trung Quốc không muốn dùng biện pháp quân sự, không có nghĩa là nước này sợchiến tranh” …
Trong khi đó, ngày 14/08, ông Shigeru Iwasaki, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói với ký giả báo Sankei: “Nhật Bản sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Senkaku”. Ông Iwasaki cho biết, Nhật Bản đã có kế hoạch đối phó dựa trên giả định tàu thuyền chính phủ và tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản hoặc đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Kế hoạch đó dựa theo chỉ thị của TTg Yoshihiko Noda. Tại phiên họp toàn thể Hạ viện ngày 26/07/2012, TTg Noda khẳng định “Trong trường hợp phát sinh các hành vi phi pháp tại vùng lãnh thổ và lãnh hải, trong đó có quần đảo Senkaku, Nhật Bản kiên quyết chống lại, kể cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ”. Câu nói của TTg Yoshihiko Noda có nghĩa là Nhật Bản sẵn sàng nổ súng đón tiếp Trung Quốc xâm lược!
Quan hệ giữa Nga, Nhật Bản, Đài Hàn và Trung Cộng ngày càng căng thẳng có thể dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự tại khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo một vài bài báo đăng trên tờ Korea Herald, các nhà bình luận cho rằng, những diễn biến gần đây ở khu vực Đông Bắc Á chỉ mang tính tạm thời trước thời điểm ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đại Hàn đang chuẩn bị thay đổi lãnh đạo. Phải chăng điểm này cho thấy các nhà lập pháp và người đứng đầu các quốc gia đó vẫn tỉnh táo khi giải quyết những tranh cãi giữa các nước, chiến tranh Đông Bắc Á khó mà xảy ra?
Nhị Khê
Từ Thủ tướng Nga thăm quần đảo Kuril...
Hạ tuần tháng 07/2012, bất chấp sự phản đối của dân chúng Việt Nam và dư luận quốc tế, Trung Cộng tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đây bị Trung Cộng chiếm đóng trái phép, dân chúng Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của chính quyền cộng sản, nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối và hô to các khẩu hiệu “Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, “Quân Tàu cút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa” …Chính phủ Phi Luật Tân và một số nước ở Đông Nam Á cũng lên tiếng phản đối dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng.
Ngày 03/07/2012, việc TTg Nga Dmitry Medvedev đến thăm quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản có nguy cơ khoét sâu thêm bất đồng giữa 2 nước Nhật - Nga. Hãng thông tấn AFP đưa tin, TTg Nga Dmitry Medvedev đến sân bay Mendeleyevo trên đảo Kunashir thực hiện chuyến thăm lần thứ hai đến Kuril, quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Hồi tháng 11/2010,ông Medvedev đã đến thăm nơi này với tư cách là TT Cộng hòa Nga, và khiến Nhật Bản phản ứng gay gắt. Một cuộc tranh cãi ngoại giao đã nổ ra giữa Moscow và Tokyo. Cùng Medvedev đi thăm Kuril lần này có phó TTg Olga Golodets, lãnh đạo vùng Viễn Đông và Bộ trưởng Phát triển khu vực … Hãng thông tấn Nga RIA Novosti trích dẫn lời phát biểu của TTg Medvedev, “Chúng tôi yêu cầu các thành viên trong nội các đi thăm Kuril vì đây là một phần quan trọng của lãnh thổ Nga. Chúng tôi từng đến thăm Kuril trước đây và hành động này nhất định sẽ còn được chính phủ mới tiếp tục”.
Trong chuyến thăm lần này, TTg Medvedev đã thị sát một loạt công trình xã hội và công nghiệp, nói chuyện trực tiếp với người dân địa phương tại các đảo. Moscow từng đề nghị hợp tác với Tokyo tại khu vực này với điều kiện Nhật Bản từ bỏ tranh chấp lãnh thổ và tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế song phương. Tuy nhiên … Nhật Bản không bằng lòng đề nghị đó của Nga.
Được biết, Cộng hòa Nga và Nhật Bản chưa ký hiệp ước hòa bình chính thức nhằm chấm dứt đối đầu trong Đệ nhị Thế chiến, do tranh chấp quần đảo Kuril, từng là lãnh thổ của Nhật Bản được CS Liên Xô sát nhập vào nước này năm 1945. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với 4 đảo cực nam thuộc quần đảo Kuril, gọi đó là Vùng lãnh thổ Phía Bắc (Northern Territories). Tranh chấp lãnh thổ đã phủ bóng đen lên quan hệ song phương nhiều chục năm qua, chỉ lắng dịu đi phần nào sau thảm họa động đất và sóng thần tại một số nơi dọc theo bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, phá hủy hàng vạn ngôi nhà trên một diện tích rộng lớn hồi tháng 03/2011. Nga nhận thấy cần có sự đoàn kết và chia sẻ nỗi đau thương với người dân gặp nạn động đất, sóng thần và tai họa nguyên tử do nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bị rò rỉ phóng xạ.
Ngày 14/08, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar của Nga sẽ ghé thăm 3 trong số 4 đảo thuộc quần đảo Kuril tham gia lễ tượng niệm các thủy thủ Liên Xô đã hy sinh ở đó vào cuối Đệ nhị Thế chiến. Các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương này đã tới quần đảo Kuril từ ngày 25/08, đến 17/09 mới kết thúc. Chuyến thăm quần đảo Kuril của tàu hải quân Nga diễn ra đúng vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 họp tại Vladivostok trong 2 ngày 08 và 09/09/2012. Vladivostok là thành phố biển ở gần biên giới Nga - Trung Quốc và Bắc Hàn. Đây cũng là thành phố đóng quân của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.
Nga gọi vùng đảo này là quần đảo Kuril, Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima. Quần đảo Kuril nay thuộc tỉnh Sakhalin của Nga. Đó là một quần đảo núi lửa trải dài khoảng 1.300 km về phía đông bắc từ Hokkaidō, Nhật Bản, tới Kamchatka của Nga, chia tách biển Okhotsk từ phía bắc Thái Bình Dương. Quần đảo này có khoảng 56 đảo và nhiều đảo đá nhỏ khác. Sau khi quân đội Nhật Hoàng bại trận năm 1945, toàn bộ quần đảo Kuril nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội CS Liên Xô, nay thuộc về Cộng hòa Nga. Tất cả cư dân trên đảo đã được đưa sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô. Tuy nhiên đến nay Nhật Bản vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam họ gọi là Vùng lãnh thổ Phía Bắc.
... đến TT Đại Hàn lên đảo Dokdo
Ngày 09/08, trong trận đấu giành huy chương đồng tại thế vận hội London 2012 giữa 2 đội túc cầu Đại Hàn và Nhật Bản, đội banh Đại Hàn thắng đội Nhật Bản tỷ số 2 – 0 do 2 cầu thủ Park Chu Young và Koo Ja Cheol sút thủng lưới thủ môn Shuichi Gonda. Trong lễ phát huy chương, Hội đồng Thế vận hội (IOC) tuyên bố cầu thủ Park Jong Woo của Đại Hàn không được lên lãnh huy chương đồng với lý do khi thi đấu cầu thủ này đã giơ cao biểu ngữ “Dokdo là đảo của chúng ta”. Đó là hành động không thể diễn ra trong Thế vận hội, vì thế IOC mới quyết định không cho Park Jong Woo lên nhận huy chương.
Ngày 10/08, TT Lee Myung-bak đến thăm cụm đảo nhỏ người Đại Hàn gọi là Dokdo, Nhật Bản gọi là Takeshima, gây căng thẳng ngoại giao mới giữa 2 nước đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi tới Dokdo bằng máy bay trực thăng, TT Lee Myung-baknói chuyện với đơn vị cảnh sát, gặp gỡ hai người dân sống trên đảo. TT nói với đơn vị cảnh sát: “Dokdo thực sự là lãnh thổ của chúng ta, là nơi đáng để mang mạng sống của chúng ta ra bảo vệ. Mọi người hãy nghĩrằng, chúng ta bảo vệ đảo Dokdo với niềm tự hào dân tộc”.
Ngày 15/08, nhân ngày Đại Hàn thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, một đoàn nghệ sĩ Đại Hàn lại đến đảo Dokdo biểu dương lực lực tuyên bố chủ quyền đảo Dokdo thuộc về Đại Hàn Dân Quốc.
Bốn ngày sau khi TT Lee Myung-bak thăm đảo, chiều 19/08, lại diễn ra buổi lễ dựng bia chủ quyền với sự có mặt của ông Maeng Hyung-kyu, Bộ trưởng An toàn Hành chính và các quan chức phụ trách quân sự, cùng chính quyền ở quần đảo Dokdo. Trong dịp đến thăm đảo Dokdo, đích thân TT Lee Myung-bak đã ghi những dòng chữ cho các nghệ nhân điêu khắc lên tấm bia hình trụ cao 115cm, chiều ngang mỗi bề 30cm làm bằng đá cẩm thạch đen. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại Hàn, một nguyên thủ quốc gia đến thăm, ghi chữ và cho dựng bia chủ quyền ở quần đảo tranh chấp này.
Một quan chức cao cấp của Đại Hàn nói với hãng thông tấn Yonhap: “Trong dịp TT Lee Myung-bak thăm đảo Dokdo, quân đội Đại Hàn tăng số lượng máy bay chiến đấu F-15K, KF-16 của không quân và tàu tuần tra của hải quân gần đảo này. Ngoài ra, còn có một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm tên là Peace Eye (Con mắt Hòa bình) làm nhiệm vụ trinh sát”.
Tháng 07/2008, TTg Đại Hàn là ông Han Seung-soo từng ra thăm đảo, gây căng thẳng ngoại giao với Nhật Bản.
Phản ứng lại chuyến thăm của TT Lee Myung-bak, Tokyo triệu hồi đại sứ của mình ở Hán Thành về nước, đồng thời tuyên bố chấm dứt các cuộc tiếp xúc song phương về tài chính, thương mại dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay giữa hai nước. Nhật Bản đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Quốc tế (International Court of Justice - ICJ), Đại Hàn phản đối. Theo nguyên tắc, ICJ chỉ phân xử khi có sự tham gia của hai nước tranh chấp.
Đảo Dokdo/Takeshima cách đều Đại Hàn và Nhật Bản, diện tích 230.000m2, không có nước ngọt nhưng nằm trong ngư trường và có thể có trữ lượng lớn về khí gas. Một đơn vị cảnh sát biển của Đại Hàn đã đồn trú trên đảo này từ năm 1954. Từ cuối thế kỷ 20, Dokod/Takeshimatrở thành một điểm nóng trong các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Đại Hàn và CS Bắc Hàn. Đại Hàn lập nhóm đảo này thành xã Dokdo-ri thuộc huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc. Nhật Bản khẳng định đảo này thuộc Thôn Okinoshima, Huyện Oki, Tỉnh Shimane.
... dân Tàu nổi loạn đốt hàng Nhật
Căng thẳng Nhật Bản - Cộng hòa Nga, Nhật Bản - Đại Hàn chưa giải quyết ổn thỏa, ngày 15/08, 14 người Hương Cảng được dân Tàu coi là “dũng sĩ” lên đảo Điếu Ngư Đài (Nhật Bản gọi là đảo Senkaku) tuyên bố chủ quyền đảo này thuộc về Trung Quốc, lập tức bị cảnh sát biển Nhật Bản bắt giữ. Một ngày sau, Sở Di trú Nhật Bản tuyên bố 14 người Tàu này nhập cư lậu, đuổi ra khỏi đảo theo quyết định của TTg Yoshihito, nhằm tránh những căng thẳng không cần thiết giữa hai nước Nhật - Tàu. Các nhà bình luận cho rằng, Tokyo quyết định thực hiện việc này để hạn chế căng thẳng giữa hai nước. Nhưng mà … sự thực lại không như vậy. Sau khi 14 “dũng sĩ” Tàu được thả, một nhóm gồm các nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản ra thăm quần đảo Senkaku, chính phủ Nhật Bản làm ngơ, dân Tàu lập tức xuống đường biểu tình phản đối, khiến cho quan hệ Bắc Kinh - Tokyo có nguy cơ đến bờ vực thẳm.
Ngày 19/08, hàng ngàn vạn dân Tàu ở các tỉnh thành Trung Quốc biểu tình trên đường phố phản đối chuyến đi của mấy ông bà nghị Nhật Bản tới quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư Đài. Bộ Ngoại giao Tàu cũng phản đối mạnh mẽ với ông Uichiro Niwa, đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh về chuyến đi của các giới chức dân cử Nhật Bản, đồng thời đề nghị nước này “chấm dứt hành động làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”. Đại sứ Uichiro Niwa phản đối lại và khẳng định: “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản”. Ông yêu cầu nhà cầm quyền Trung Cộng bảo vệ an toàn cho cư dân Nhật Bản hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Trung Hoa.
Tiến sĩ chính trị học Vasily Kashin, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow (Senior Research Fellow at the Moscow - based Center for Analysis of Strategies and Technologies) cho rằng, căng thẳng Trung - Nhật không chỉ do những xung đột vốn có từ lịch sử, còn bởi dư luận và sức ép của dân chúng hai nước. Đặc biệt chính phủ Bắc Kinh bị sức ép từ dân chúng quá mạnh, khiến cho mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc. Theo tiến sĩ Vasily Kashin, ngoài nguyên nhân lịch sử, tranh giành tài nguyên cũng là nguyên nhân không khác gì “lửa đổ thêm dầu”. Ông nói: “Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20 đã xuất hiện những số liệu về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại quần đảo Senkaku. Tuy nhiên … lúc bấy giờ Trung Quốc vừa đổi mới đang cần sự giúp đỡ của Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình “khôn ngoan” đưa ra ý tưởng nổi tiếng dành vấn đề này cho các thế hệ mai sau … chuyện tranh dành Senkaku tạm gác lại. Cùng với thời gian và sự lớn mạnh về tinh thần dân tộc của cả Trung Quốc và Nhật Bản, ngày càng có nhiều áp lực và dư luận dân chúng buộc nhà cầm quyềnphải có thái độ cứng rắn trong việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia”.
Ngày 20/08, Chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Osamu Fujimura kêu gọi Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi của công dân Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Hoa. Trong các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản vào ngày 19/08 diễn ra tại nhiều thành phố ở Trung Quốc như Thẩm Quyến, Hàng Châu … dân Tàu đập phá nhiều cửa hiệu của người Nhật, xe hơi made in Japan, còn hô to khẩu hiệu tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản phải ra thông cáo cảnh báo kiều dân nước mình thận trọng khi còn ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, báo chí ra ngày 20/08 đã phản ứng mạnh liệt, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hành động. Tờ báo Anh ngữ China Daily xem vụ người Nhật lên Điếu Ngư Đài sau các “dũng sĩ” Tàu ba bốn ngày là một hành động “nhục mạ” chủ quyền Trung Quốc. Nhân dân Nhật báo cảnh cáo Nhật Bản “Dùng Điếu Ngư Đài gây hấn với Trung Quốc không chỉ tác hại đến quan hệ hai bên còn xúc phạm đến tình cảm của người Trung Hoa”. Tờ báo này kêu gọi giải quyết mọi vấn đề qua đàm phán. Tờ Global Times hăm dọa Trung Quốc sẽ phản ứng tương tự, nếu Nhật Bản gia tăng phòng thủ trên đảo. Tờ báo nhấn mạnh “Trung Quốc không muốn dùng biện pháp quân sự, không có nghĩa là nước này sợchiến tranh” …
Trong khi đó, ngày 14/08, ông Shigeru Iwasaki, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói với ký giả báo Sankei: “Nhật Bản sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Senkaku”. Ông Iwasaki cho biết, Nhật Bản đã có kế hoạch đối phó dựa trên giả định tàu thuyền chính phủ và tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản hoặc đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Kế hoạch đó dựa theo chỉ thị của TTg Yoshihiko Noda. Tại phiên họp toàn thể Hạ viện ngày 26/07/2012, TTg Noda khẳng định “Trong trường hợp phát sinh các hành vi phi pháp tại vùng lãnh thổ và lãnh hải, trong đó có quần đảo Senkaku, Nhật Bản kiên quyết chống lại, kể cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ”. Câu nói của TTg Yoshihiko Noda có nghĩa là Nhật Bản sẵn sàng nổ súng đón tiếp Trung Quốc xâm lược!
Quan hệ giữa Nga, Nhật Bản, Đài Hàn và Trung Cộng ngày càng căng thẳng có thể dẫn đến nguy cơ xung đột quân sự tại khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo một vài bài báo đăng trên tờ Korea Herald, các nhà bình luận cho rằng, những diễn biến gần đây ở khu vực Đông Bắc Á chỉ mang tính tạm thời trước thời điểm ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đại Hàn đang chuẩn bị thay đổi lãnh đạo. Phải chăng điểm này cho thấy các nhà lập pháp và người đứng đầu các quốc gia đó vẫn tỉnh táo khi giải quyết những tranh cãi giữa các nước, chiến tranh Đông Bắc Á khó mà xảy ra?
Nhị Khê
No comments:
Post a Comment