HoangssaParacels.blogspot.com:
Các cường thù địch thuộc khối dân chủ và tư bản sau trận thư hùng, sống mái thường giúp nhau trỗi dạy một cách mạnh mẽ và mã thượng trong cư xử. Điển hình Mỹ đã giúp hai nước bại trận, Đức và Nhật phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng sau đại chiến thứ Hai và trở thành đồng minh thân thiết. Riêng với mấy anh cộng sản như Việt Cộng và Trung Cộng hay giở mặt, lật lọng thật khó chơi.
Trong bài xã luận trên trang Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm 21-9 có ghi nhận ý kiến của ông Zhang Zhaozhong, Thiếu tướng hải quân thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng cuộc tập trận Mỹ-Nhật đang diễn ra rất đáng chú ý bởi dù là tập trận thường niên nhưng đây là lần đầu tiên tập trung vào nội dung chiếm các đảo.
Theo quan điểm của Zhang, Nhật Bản khẳng định rằng các cuộc tập trận này không trực tiếp chống lại bất cứ bên thứ 3 nào, nhưng giới chức Bộ quốc phòng Nhật nói rằng các cuộc tập trận này nhằm vào quần đảo Điếu Ngư tranh chấp mà phía Nhật gọi là Senkaku.
Theo đó, Nhật Bản và Mỹ chọn đảo Tinian để thực hiện tập trận quân sự vì hòn đảo này cách khá xa quần đảo Senkaku để Trung Quốc không cảm thấy bị khiêu khích.
Zhang chỉ ra rằng nếu chiến tranh xảy ra xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sẽ mạnh hơn bởi khu vực bờ biển Trung Quốc gần với quần đảo này hơn và hệ thống radar và tên lửa của Bắc Kinh có thể phủ rộng toàn bộ khu vực đảo. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ sẽ thay đổi tương quan Trung-Nhật nên Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho kịch bản này.
Zhang nói thêm rằng Mỹ đang tham gia tích cực trong cuộc tập trận chung với tham vọng gây áp lực lớn hơn lên Trung Quốc.
Về các cuộc tập trận chung nói trên, ông Zhang cho rằng Trung Quốc nên có phản ứng phù hợp bằng cả biện pháp ngoại giao và quân sự.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật trên các đảo Ooitaken, Guam và Tinian, phía tây Thái Bình Dương đã bắt đầu từ hôm 21-8 và sẽ kéo dài đến tận ngày 26-9.
Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 600 binh lính thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và lính thủy đánh bộ Mỹ đang đồn trú ở Okinawa. Tàu chiến, trực thăng và binh sĩ hai nước Mỹ - Nhật sẽ cùng thực nghiệm các phương án tập kích, tấn công đối phương và giải cứu những người không tham chiến.
Theo thông tin đăng tải trên Kyodo hôm 22-9, giới truyền thông nước này đã quan sát một cuộc tập trận chung của Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và lực lượng TQLC Mỹ tại đảo Guam, phía Tây Thái Bình Dương, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các đảo xa bờ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. Trong cuộc tập trận, nhằm giành lại quyền kiểm soát một đảo đã bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ, các binh sĩ tham gia diễn tập dùng thuyền nhỏ, đổ bộ lên bờ biển phía bắc thuộc Guam, theo Kyodo News. Sau khi đổ bộ, LL/TQLC NHật của JGSDF là đơn vị chủ đạo tiến hành tái chiếm đảo.
Trong cuộc diễn tập với giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ, quân đội Nhật Bản và Mỹ từ các tàu nhỏ đã đổ bộ lên bờ biển phía Bắc đảo Guam, sau đó các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ mặt đất được trang bị súng trường tiến hành đột kích nhằm "chiếm lại" đảo. Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống giả định chứ không nhằm vào một bên thứ 3 nào.
TNO/NLĐO (theo Kyodo news/ China People daily
Nam Yết chuyển
Các cường thù địch thuộc khối dân chủ và tư bản sau trận thư hùng, sống mái thường giúp nhau trỗi dạy một cách mạnh mẽ và mã thượng trong cư xử. Điển hình Mỹ đã giúp hai nước bại trận, Đức và Nhật phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng sau đại chiến thứ Hai và trở thành đồng minh thân thiết. Riêng với mấy anh cộng sản như Việt Cộng và Trung Cộng hay giở mặt, lật lọng thật khó chơi.
Trong bài xã luận trên trang Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm 21-9 có ghi nhận ý kiến của ông Zhang Zhaozhong, Thiếu tướng hải quân thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng cuộc tập trận Mỹ-Nhật đang diễn ra rất đáng chú ý bởi dù là tập trận thường niên nhưng đây là lần đầu tiên tập trung vào nội dung chiếm các đảo.
Theo quan điểm của Zhang, Nhật Bản khẳng định rằng các cuộc tập trận này không trực tiếp chống lại bất cứ bên thứ 3 nào, nhưng giới chức Bộ quốc phòng Nhật nói rằng các cuộc tập trận này nhằm vào quần đảo Điếu Ngư tranh chấp mà phía Nhật gọi là Senkaku.
Theo đó, Nhật Bản và Mỹ chọn đảo Tinian để thực hiện tập trận quân sự vì hòn đảo này cách khá xa quần đảo Senkaku để Trung Quốc không cảm thấy bị khiêu khích.
Zhang chỉ ra rằng nếu chiến tranh xảy ra xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp, khả năng chiến đấu của Trung Quốc sẽ mạnh hơn bởi khu vực bờ biển Trung Quốc gần với quần đảo này hơn và hệ thống radar và tên lửa của Bắc Kinh có thể phủ rộng toàn bộ khu vực đảo. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ sẽ thay đổi tương quan Trung-Nhật nên Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho kịch bản này.
Zhang nói thêm rằng Mỹ đang tham gia tích cực trong cuộc tập trận chung với tham vọng gây áp lực lớn hơn lên Trung Quốc.
Về các cuộc tập trận chung nói trên, ông Zhang cho rằng Trung Quốc nên có phản ứng phù hợp bằng cả biện pháp ngoại giao và quân sự.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật trên các đảo Ooitaken, Guam và Tinian, phía tây Thái Bình Dương đã bắt đầu từ hôm 21-8 và sẽ kéo dài đến tận ngày 26-9.
Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 600 binh lính thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và lính thủy đánh bộ Mỹ đang đồn trú ở Okinawa. Tàu chiến, trực thăng và binh sĩ hai nước Mỹ - Nhật sẽ cùng thực nghiệm các phương án tập kích, tấn công đối phương và giải cứu những người không tham chiến.
Theo thông tin đăng tải trên Kyodo hôm 22-9, giới truyền thông nước này đã quan sát một cuộc tập trận chung của Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và lực lượng TQLC Mỹ tại đảo Guam, phía Tây Thái Bình Dương, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các đảo xa bờ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. Trong cuộc tập trận, nhằm giành lại quyền kiểm soát một đảo đã bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ, các binh sĩ tham gia diễn tập dùng thuyền nhỏ, đổ bộ lên bờ biển phía bắc thuộc Guam, theo Kyodo News. Sau khi đổ bộ, LL/TQLC NHật của JGSDF là đơn vị chủ đạo tiến hành tái chiếm đảo.
Trong cuộc diễn tập với giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ, quân đội Nhật Bản và Mỹ từ các tàu nhỏ đã đổ bộ lên bờ biển phía Bắc đảo Guam, sau đó các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ mặt đất được trang bị súng trường tiến hành đột kích nhằm "chiếm lại" đảo. Tuy nhiên, đây chỉ là tình huống giả định chứ không nhằm vào một bên thứ 3 nào.
TNO/NLĐO (theo Kyodo news/ China People daily
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment