Thursday, September 13, 2012

Tàu hải giám Trung Q. vẫn chưa thấy xuất hiện tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


left align image

Chinese patrol ship Haijian 46 sails near the disputed islands in the East China Sea, known as Senkaku in Japan or Diaoyu in China (Handout . Reuters, REUTERS /September 11, 2012)
Ngày 12-9, Bộ Ngoại giao Nhật tuyên bố Nhật sẽ điều động lực lượng tuần duyên đến quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) nếu hai tàu hải giám Trung Quốc (TQ) đến sát quần đảo.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba tuyên bố khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào, Nhật cũng sẽ không hủy hợp đồng mua ba đảo của quần đảo Senkaku. Ông kêu gọi Bắc Kinh phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề biểu tình chống Nhật ở TQ.
Chiều cùng ngày, cơ quan tuần duyên Nhật cho biết vẫn đang giám sát quần đảo Senkaku và chưa thấy các tàu hải giám TQ trong bán kính 38 km của quần đảo.
Hôm 11-9, Thị trưởng TP Tokyo Shintaro Ishihara tiếp tục kêu gọi phát triển cơ sở hạ tầng tại quần đảo Senkaku. Trong khi đó, chính phủ Nhật vẫn chủ trương giữ nguyên hiện trạng quần đảo Senkaku.
Học giả Tetsuo Kotani ở Học viện Quan hệ quốc tế (Nhật) nhận định chủ trương này ít gây sốc với TQ hơn. Theo báo The Hindu (Ấn Độ) ngày 12-9, nhà phân tích cấp cao Sheila Smith tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) nhận định Nhật dù kiên quyết trong tranh chấp nhưng không muốn tranh chấp cản trở các quan hệ sống còn với đối tác thương mại hàng đầu TQ.
Tại TQ, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã ra tuyên bố phản đối chính phủ Nhật mua quần đảo Điếu Ngư.
Ngày 12-9, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề châu Á thuộc Bộ Ngoại giao La Triệu Hối đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Shinsuke Sugiyama tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp, ông La Triệu Hối nói TQ không chấp nhận Nhật “chiếm đóng trái phép” quần đảo Điếu Ngư và yêu cầu Nhật hủy vụ mua ba đảo.
Sở Thể dục Thể thao TP Thượng Hải thông báo hủy chọn Tập đoàn Công nghiệp Toray Industries của Nhật làm nhà tài trợ cho giải marathon quốc tế ở Thượng Hải tổ chức vào tháng 12 tới. Thông báo cho biết đưa tên một công ty Nhật làm nhà tài trợ vào thời điểm này là không thích hợp.
Đại sứ quán Nhật tại TQ cho biết cuộc gặp giữa Tỉnh trưởng tỉnh Fukushima (Nhật) Yuhei Sato với các quan chức hàng không TQ tại Bắc Kinh ngày 11-9 đã bị hủy do căng thẳng về tranh chấp quần đảo Senkaku. Mục đích cuộc gặp nhằm vận động TQ nối lại đương bay trực tiếp Thượng Hải-Fukushima.
Nhật báo quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc ngày 12-9 dẫn lời Thiếu tướng La Nguyên khoe khoang rằng Nhật không nên hy vọng vào ưu thế không quân và hải quân vì quân đội TQ đã đạt được tiến bộ mà không nước nào có thể xem thường.
Báo Japan Daily Press (Nhật) cùng ngày đưa tin TQ đang tổ chức tập trận lớn ở bốn quân khu Nam Kinh, Thành Đô, Tế Nam và Quảng Châu.
Hôm 11-9, cơ quan ngoại giao lãnh thổ Đài Loan đã triệu hồi đặc phái viên lãnh thổ Đài Loan ở Nhật về nước nhằm phản đối chính phủ Nhật mua ba đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (Đài Loan đang tranh chấp với Nhật và TQ). Đài Loan dự kiến tẩy chay hội nghị về nghề cá giữa hai bên từ ngày 3 đến 5-10 tại Nhật.

Tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, ngày 12-9 đăng bài bình luận cảnh báo Tokyo chớ xem thường quyết tâm của nhân dân Trung Quốc. Tờ báo cũng khuyên chính phủ Nhật Bản đừng quá tự tin vào “lực lượng không quân và hải quân tân tiến” vì trong quá khứ, quân đội Trung Quốc từng tước vũ khí của phía Nhật Bản để đánh bại chính quân Nhật. “Năng lực quốc phòng của Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể. Gây chiến chỉ đem lại thảm họa cho Nhật Bản” - bài bình luận lên giọng.
Trung Quốc dọa dùng “chiến tranh nhân dân”
Tờ Minh Báo của Hồng Kông cảnh báo Nhật Bản có thể phải đối mặt với một cuộc “chiến tranh nhân dân” do chính phủ Trung Quốc phát động. Bằng chứng nằm ở bình luận “bật đèn xanh” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi về các cuộc biểu tình chống Nhật ngày 11-9. Một mặt kêu gọi người biểu tình chừng mực, mặt khác, ông Hồng lại bảo “có thể hiểu được lòng yêu nước” của họ và cho rằng bảo vệ đất nước trước ngoại xâm là trách nhiệm của từng công dân Trung Quốc, bất kể là thường dân hay tướng sĩ.
Các cuộc biểu tình lần này đồng loạt nổ ra ở thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông với các biểu ngữ kêu gọi “bảo vệ Điếu Ngư” và “tẩy chay hàng Nhật”. Các quan chức Trung Quốc khẳng định không xuất hiện hành vi bạo lực đáng tiếc nào trong các cuộc biểu tình.
Hầu hết báo chí Trung Quốc ra ngày 11-9 đều dành riêng một trang để đưa tin về Điếu Ngư. Tờ Tin tức Quốc tế thuộc Nhân dân Nhật báo thậm chí còn tính đến khả năng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp và kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất”.
Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu dự báo thời tiết ở Điếu Ngư trên đài truyền hình quốc gia, sóng thát thanh và internet từ ngày 11-9. Hai cục Khí tượng và Hải dương Trung Quốc cho biết dịch vụ này nhằm bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của ngư dân và hải quân Trung Quốc trong khu vực.
Ngoài chiêu bài “chiến tranh nhân dân”, ông Vương Dật Châu, Hiệu phó Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, còn đề xuất chính phủ Trung Quốc “trừng phạt Nhật Bản bằng cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm”. Các cuộc đàm phán nhằm giành một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nhật Bản có khả năng cũng bị Trung Quốc cản trở.

Trung Quốc sẽ không dám manh động với Nhật


Đội khảo sát của chính quyền Tokyo kiểm tra đảo Minamikojima thuộc Senkaku ngày 3-9 .Ảnh: KYODO

Ngày 11-9 (giờ địa phương), phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã kêu gọi Nhật và Trung Quốc (TQ) bình tĩnh trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo hãng tin AP, ông Campbell nói các nhà lãnh đạo ở châu Á-Thái Bình Dương nên nhớ châu Á-Thái Bình Dương đang giữ vị trí đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu, vậy nên cần phải có cái đầu sáng suốt, không để tranh chấp lãnh thổ trầm trọng thêm.
Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell khẳng định Mỹ luôn tin rằng hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương là điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Dù Nhật là đồng minh nhưng Mỹ vẫn khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp.

Trong một diễn biến khác, ngày 12-9, Trung Quốc đã hoàn tất việc mua quyền sử dụng một cảng biển của Triều Triên. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận biển Nhật Bản đồng thời mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho Bình Nhưỡng.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Tập đoàn nhà nước Diên Biên Hải Hoa đạt được thỏa thuận mua quyền sử dụng hai cầu tàu tại cảng Chongjin ở bờ biển phía Đông Triều Tiên trong vòng 30 năm sau khi thành lập một công ty liên doanh với số vốn điều lệ 7,83 triệu USD. Cảng này nằm trên biển Nhật Bản, gần đặc khu kinh tế Rason, giáp biên giới với Nga và Trung Quốc.

GS Carlyle Thayer ở ĐH New South Wales (Úc) cho rằng TQ triển khai tàu hải giám đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là động thái ăn miếng trả miếng và chứng tỏ TQ nhạy cảm với vấn đề tranh chấp chủ quyền như thế nào.
Ông nhận định động thái này chỉ làm nghiêm trọng thêm tình hình tranh chấp và dự báo tình trạng đối đầu Trung-Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ căng thẳng như ở bãi cạn Scarborough giữa TQ và Philippines.
Tuy nhiên, theo AP, GS Carlyle Thayer cho rằng hai tàu hải giám của TQ sẽ chỉ dám lượn lờ ở vòng ngoài quần đảo tranh chấp chứ không vào khu vực 12 hải lý của Nhật và đây chỉ là thái độ diễu võ giương oai chứ không bên nào dám tiến xa hơn.
Ông khẳng định TQ dè chừng chứ không dám lộng hành như ở bãi cạn Scarborough bởi lẽ so với Philippines, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật rất chuyên nghiệp, năng động và hải quân Nhật rất mạnh.
Báo Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời học giả Tống Quân Anh ở Viện Nghiên cứu quốc tế (TQ) nhận xét sự hiện diện của tàu hải giám TQ gần quần đảo tranh chấp với Nhật thể hiện hai thái độ. Một mặt chính quyền TQ muốn thỏa mãn làn sóng chủ nghĩa dân tộc chống Nhật của dư luận trong nước, mặt khác TQ vẫn tránh ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với Nhật, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế TQ đang có dấu hiệu suy giảm.
Học giả này cho rằng trước sau TQ vẫn chủ trương tránh leo thang căng thẳng với Nhật và trong quá khứ, hầu như TQ không triển khai tàu vũ trang đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư.
GS Yoshihiko Yamada ở ĐH Tokai (Nhật) đánh giá các tuyên bố đe dọa của TQ sau khi chính phủ Nhật mua lại ba đảo thuộc quần đảo Senkaku chỉ là hình thức đối phó bên ngoài chứ thực ra không có gì đáng quan ngại.
Tổng hợp từ nhiều nguồn TNO/PLtp/NLĐ với nguồn dẫn từ AFP, Kyodo News, JP Daily Press

Nam Yết chuyển

No comments:

Gia đình Trump: một đế chế gia đình Mỹ-Tác giả,Ana Faguy

HÌNH ẢNH,EPA Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng gia đình và một số thành viên Đảng Cộng hòa Trước khi tham gia chính trường, Donald Trump đ...