Tuesday, September 4, 2012

Những hối tiếc lịch sử của Goóc-Ba-Chốp



 
“The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people but the silence over that by the good people”
(Given by Martin Luther King) 
“Điều làm tôi kinh hãi, không phải là sự đàn áp
của kẻ ác, mà là sự thờ ơ của kẻ thiện.”


Former president of the Soviet Union, Mikhail Gorbachev
Ông Gorbachev
 
 Những hối tiếc lịch sử của Goóc-Ba-Chốp
 - Chủ nghĩa Cộng sản đã đi từ khát khao tốt đẹp cho nhân loại nhưng ảo tưởng, chân thành nhưng nguy hiểm của Marx-Angel sang tư lợi quyền lực, thủ đoạn và quyết liệt sắt máu của Lenin, Stalin, Mao, Hồ… Có thể nói với Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu nhân loại đã đóng dấu “tội ác” vào Chủ nghĩa Cộng sản và đưa nó vào một góc trong viện bảo tàng lịch sử.
Chủ nghĩa Cộng sản như đã thấy là hết sức tai hại và không thể cải tạo. Sự tồn tại của các chế độ toàn trị cộng sản luôn đồng nghĩa với dối trá, bạo lực và tha hóa con người. Nhưng những người cộng sản (là đảng viên cộng sản) không phải là Chủ nghĩa Cộng sản và cũng không hoàn toàn đồng nhất với chế độ toàn trị cộng sản dù họ có thể ở những vị trí lãnh đạo cao nhất. Các đảng viên cộng sản - những con người - luôn có khả năng thay đổi và nhiều người trong số họ, một khi tỉnh thức thực sự, vẫn có thể đóng góp tích cực cho tiến bộ của quốc gia và nhân loại. Goóc-Ba-Chốp (Gorbachev – phiên âm theo tiếng Anh) là một trong những người như thế. Dư luận tiến bộ thế giới đều thống nhất: Gorbachev là người đã có công to lớn với nhân loại - khởi sự cho việc giải thể hệ thống Xã hội chủ nghĩa, kết thúc sự ngự trị của Chủ nghĩa Cộng sản ở mức độ thế giới. Nhưng Gorbachev vẫn không hài lòng với bản thân khi nhìn lại mình. 

Như Cây Tre Việt Nam trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài viết về cuộc phỏng vấn Gorbachev cách đây hơn một năm: 

Mikhail Gorbachev: Lẽ ra tôi đã phải bỏ đảng Cộng sản sớm hơn

Jonathan Steele (guardian.co.uk)

Người dịch: Việt Hùng

Vị cựu Tổng thống nhìn lại vai trò của mình trong tiến trình sụp đổ của Liên Xô cách đây 20 năm trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho The Guardian. 

Các chính khách hiếm khi thừa nhận lỗi lầm của mình, nhưng Mikhail Sergeyevich Gorbachev thì luôn thuộc một đẳng cấp khác. Cho nên không có gì ngạc nhiên, khi ông nhìn lại quãng thời gian sáu năm đầy biến động của mình khi nắm quyền lực tối cao của Liên Xô, ông sẵn sàng nói đến những sai lầm ông đã phạm. 

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho The Guardian, ông đã nếu đích danh ít nhất năm sai lầm. Những sai lầm đó không chỉ dẫn đến sự suy sụp của bản thân ông cách đây 20 năm mà chúng còn mang lại sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và tạo nên một nền kinh tế tự do nhưng bất kiểm soát đã giúp một vài người Nga trở thành tỷ phú trong khi lại nhấn chìm hàng triệu người khác xuống hố nghèo khổ.

Ngày hôm nay Gorbachev đã thể hiện với một hình ảnh khoan thai, thậm chí tươi vui, nhưng vẫn thấy thấp thoáng những cơn quặn đau đắng cay, đặc biệt khi bàn đến Boris Yeltsin, đối thủ chính của ông, hoặc khi ông nói về những kẻ đã âm mưu đẩy ông vào tình trạng quản thúc tại gia ở Crimea trong cú đảo chính hụt 20 năm trước.

“Họ muốn khích bác để đẩy tôi vào cuộc đánh nhau và thậm chí vào cả cuộc đấu súng để có thể tiêu diệt tôi.” ông nói. 

Khi được hỏi về những điều mà ông cảm thấy hối tiếc nhất, ông trả lời ngay không do dự: “Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản.” Lẽ ra ông đã phải từ chức vào tháng Tư năm 1991, ông nói, và đứng ra thành lập một đảng dân chủ cải cách vì những người Cộng sản đã tạo ra những ngáng trở cho mọi thay đổi cần thiết. 

Nhận định này chắc chắn sẽ rất hấp dẫn đối với các nhà sử học vì đây là lần đầu tiên Gorbachev thừa nhận công khai rằng ông cần phải từ bỏ đảng Cộng sản vài tháng trước cú đảo chính tháng Tám năm 1991. Trong hồi ký xuất bản năm 1995 Gorbachev chưa nói tới điều này. 

Vào mùa xuân năm 1991, Gorbachev đã bị mắc kẹt giữa hai khuynh hướng quyền lực khiến ông rất khó xoay trở. Một bên là phe bảo thủ và những kẻ phản động trong đảng cứ cố lật ngược mọi chính sách của ông. Còn bên kia là những người tiến bộ muốn ông thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng và đưa đất nước đi theo xu hướng cải cách thị trường. 

Tình trạng trở nên cực điểm khi diễn ra một phiên họp của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản vào tháng Tư năm 1991. Trong phiên họp đó, một số người đã đòi phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt trở lại chế độ kiểm duyệt. Theo hồi ký của ông thì Gorbachev đã phản ứng lại rất gay gắt: “Tôi đã mỵ dân quá đủ rồi. Tôi sẽ từ chức.” 

Trong cuộc phỏng vấn với The Guardian, ông giải thích tường tận thêm những gì đã xảy ra: “Bộ chính trị (cơ quan quyết định cao nhất trong ủy ban trung ương) đã triệu tập một phiên họp trong 3 giờ đồng hồ mà không có tôi. Sau đó tôi biết được là họ đã phê phán tôi nhưng cuộc thảo luận chẳng đi đến đâu. Ba giờ đồng hồ sau họ đến mời tôi trở lại và yêu cầu tôi rút lại quyết định từ chức. Trong suốt thời gian đó thì những người ủng hộ tôi trong ủy ban trung ương đã lập ra một danh sách và có hơn một trăm người ký tên đồng ý với việc thành lập một đảng mới.” 

Khi ủy ban trung ương nhóm họp trở lại, những bức xúc đã lắng xuống và Gorbachev đã rút lại quyết định từ chức và cũng không có ai muốn đưa vấn đề này ra biểu quyết. Nhưng ngay cả khi Gorbachev từ chức khỏi đảng thì ông vẫn còn là tổng thống của Liên bang Xô Viết. Trong hồi kí ông viết: “Đến hôm nay tôi vẫn thường băn khoăn là phải chăng tôi cứ khăng khăng phải từ chức tổng bí thư cho bằng được. Một quyết định như thế rất có thể sẽ phù hợp hơn cho bản thân tôi. Nhưng lúc đó tôi lại cảm thấy mình không có quyền “từ bỏ đảng”, ”Đảng đã cai trị nước Nga suốt từ năm 1917 và thật khó cho bất kỳ người dân nào sống ở Nga, đặc biệt là các quan chức đã có cả sự nghiệp như là một viên chức của Đảng, lại hình dung được cảnh Đảng từ bỏ quyền lực.” 

Nhưng hôm nay, những hoài nghi, lo lắng này của Gorbachev không còn nữa. “Bây giờ thì tôi nghĩ là đáng ra tôi phải lợi dụng ngay cơ hội đó để thành lập một đảng mới và phải kiên quyết từ bỏ đảng Cộng sản bằng được. Đảng lúc đó đã trở thành sự kìm hãm tiến trình cải cách cho dù chính Đảng đã khởi xướng cải cách. Nhưng tất cả bọn họ đều nghĩ là cải cách chỉ cần ở bề ngoài thôi. Họ cho rằng cứ sơn phết cho đẹp ở phía ngoài là được, còn bên trong thì vẫn y nguyên sự hỗn độn, rối ren cũ kỹ.” 

Điều hối tiếc thứ hai, ông nói, là ông đã không bắt tay cải tổ Liên Xô và trao thêm quyền lực cho 15 nước cộng hòa sớm hơn nữa. Vào lúc ông bắt đầu nghĩ đến việc hình thành một liên bang lỏng lẻo hơn khoảng đầu năm 1991, thì ba nước vùng Baltic đã tuyên bố độc lập rồi. Và máu đã đổ ở Lithuania và Azerbaijan trong vùng Caucasus. Dưới sự lãnh đạo đầy tham vọng của Boris Yeltsin, nước Nga – nước cộng hòa lớn nhất trong liên bang- cũng đã trở nên ghê gớm, đòi hỏi phải được kiểm soát nhiều hơn ngân sách của cả Liên bang Xô Viết. Một số phân tích gia hiện nay cho rằng toàn bộ hệ thống Xô Viết lúc đó là không thể cải tổ được và bất kỳ một sự thay đổi nào cũng đều sẽ dẫn đến một tiến trình chuyển đổi ngày càng sâu sắc hơn không thể ngăn cản được. Theo những phân tích như thế thì việc Gorbachev mất quyền lực là điều không thể tránh khỏi. 

Nhưng Gorbachev vẫn là người vui vẻ, phần vì do bản tính của Gorbachev là người rộng lượng, có nhân cách cao thượng và ông lại có một cuộc sống gia đình hạnh phúc (cho đến tận khi người vợ Raisa Maximovna của ông qua đời vì bệnh máu trắng năm 1999). Sự thua cuộc vẫn không khiến ông trở nên cay cú hay nghi kỵ. Ông cho rằng mọi vấn nạn chính của Liên bang Xô Viết vẫn còn trong khả năng giải quyết cho tới khi xảy ra cuộc đảo chính tháng Tám năm 1991 – biến cố đã xô đẩy các lực lượng đang cạnh tranh với nhau vào một động lực mới. 

Thời điểm đó cũng là lúc đảng Cộng sản phải chuẩn bị đưa ra dự thảo một chương trình mới vào tháng 11 năm 1991. Quốc hội trước đó cũng đã thông qua một “kế hoạch chống khủng hoảng” để thúc đẩy các cải cách kinh tế. 12 nước cộng hòa Xô Viết còn lại sau khi ba nước Baltic tách khỏi cũng đã chấp nhận các điều khoản của một thỏa ước trao thêm quyền tự quyết về kinh tế và chính trị cho họ trong khi vẫn chấp nhận phó thác vấn đề quốc phòng và ngoại giao cho chính quyền liên bang. Bản thỏa ước đó đã được dự trù sẽ ký kết vào ngày 20 tháng Tám. 

“Tôi đã phạm sai lầm ở đây. Tôi đã đi nghỉ phép. Nếu không đi nghỉ 10 ngày có lẽ tôi đã hoàn tất…Tôi đã chuẩn bị bay đến Moscow để ký bản thỏa ước đó,” ông nói. Nhưng ngày 18 tháng Tám một nhóm người không mời đã đến. Tôi nhấc điện thoại để hỏi họ là ai và ai đã phái họ đến, nhưng không có tín hiệu gì. Điện thoại đã bị cắt.” 

Lúc đó Gorbachev đang cùng với vợ và gia đình của cô con gái Irina nghỉ tại một biệt thự của chính phủ ở Foros bên bờ Biển Đen. Toàn khu nghỉ dưỡng đã bị bao vây canh gác suốt ba ngày cho tới khi cú đảo chính bị dập tắt bởi sự kháng cự của Yeltsin, sự chia rẽ trong quân đội và do những bất hòa nội bộ của nhóm âm mưu đảo chính gồm hơn chục người, đều là các bộ trưởng hoặc cán bộ cao cấp của Đảng. 

Gorbachev mạnh mẽ bác bỏ các giả thuyết cho rằng ông đã bật đèn xanh cho đảo chính.“Người ta vẫn nói một cách sai lạc rằng Gorbachev vẫn giữ được liên lạc và tôi đã tổ chức tất cả những thứ đó. Họ bảo Gorbachev đã nghĩ rằng cuối cùng ông ta vẫn thắng bất chấp mọi chuyện xảy ra. Thật là kỳ cục, hoàn hoàn kỳ cục,” ông nói. “Những người (đảo chính) đó muốn soán vị lãnh đạo và muốn duy trì hệ thống cũ. Đó là cái họ muốn. Họ đòi tôi viết một bản thông báo từ nhiệm chức vụ tổng thống vì lý do sức khỏe.” 

Raisa Maximovna đã ghi nhật ký suốt những ngày họ bị quản thúc. Trong nhật ký bà viết rằng Gorbachev cảnh cáo những cảnh vệ là ông sẽ sử dụng “những giải pháp cực đoan” nếu đường dây liên lạc với thế giới bên ngoài không được nối lại. 

Đây chỉ là đòn gió, Gorbachev bảo tôi thế. “Đó là một phần trong kế sách của tôi…Tôi chỉ muốn gây áp lực với họ đồng thời cũng muốn tránh việc khiêu khích họ…Những giải pháp cực đoan của tôi chỉ là về ngoại giao và chính trị thôi. Lúc đó tôi có đủ khả năng qua mặt họ. Nhưng nếu không có những hành động của nhân dân trên Moscow thì chắc vị thế của tôi đã bị treo lơ lửng trên không rồi. Nhân dân ở Moscow lúc đó đã phản đối đảo chính. Họ đã được Yeltsin dẫn dắt và đó là lý do vì sao chúng ta phải công nhận và trao lại công lao xứng đáng cho Yeltsin. Ông ta đã hành động đúng.” 

Là một trong những nhà báo của The Guardian có mặt tại Moscow suốt thời gian diễn ra đảo chính, tôi nhắc lại cho Gorbachev rằng lời kêu gọi tổng đình công của Yeltsin đã không được hưởng ứng và nhiều người Nga đã thất vọng và có cảm giác là cuộc đảo chính sẽ thành công. Thế hệ già hơn vẫn nhớ rõ những đồng chí cứng rắn đã dễ dàng truất ngôi Khrushchev như thế nào và sau đó đã đưa đến một thời kỳ giải trừ Stalin hóa cho đến khi kết thúc vào năm 1964. Tôi có hỏi Gorbachev điều gì có thể xảy ra nếu những người âm mưu đảo chính cho bắt giam cả Yeltsin lẫn Gorbachev ngay từ đầu. Liệu họ có thành công không? 

Vị cựu lãnh đạo Xô Viết bảo rằng những câu hỏi giả định thì không có mấy giá trị. Tương quan lực lượng lúc đó đã ở tình trạng là cuộc đảo chính sẽ bị dập tắt bất kể những kẻ âm mưu đảo chính hành động như thế nào. Những người âm mưu đảo chính đã bị lúng túng khi gặp sự kháng cự và từ chối đề nghị từ nhiệm tổng thống của Gorbachev. Ông còn chỉ ra rằng các lực lượng đặc biệt đã trở nên bất tuân thượng cấp và nổi loạn khi bị ra lệnh tấn công Nhà Trắng (tòa nhà Xô Viết Tối cao - quốc hội của Nga. ND)-nơi Yeltsin đang được hàng ngàn người ủng hộ bao bọc. 

Khi Gorbachev liệt kê những thành quả đạt được mà ông rất đỗi tự hào, ông bắt đầu bằng một từ: “Perestroika.” 

Có nghĩa là tái cấu trúc, perestroika là một chương trình cải cách toàn bộ hệ thống kinh tế và chính trị mà Gorbachev đã cho khởi động không lâu sau khi ông lên nắm quyền vào tháng Ba năm 1985. Nhưng perestroika cũng liên quan đến tái cấu trúc quan hệ quốc tế dựa trên việc giải trừ vũ khí nguyên tử, từ bỏ chính sách can thiệp bằng vũ lực ở nước ngoài và sự thừa nhận các siêu cường cùng tồn tại trong một thế giới tương thuộc lẫn nhau. Không một quốc gia nào là ốc đảo hoặc có thể đơn phương hành động. 

Chính chính sách không can thiệp mới của Xô Viết đã tạo điều kiện để các quốc gia Đông Âu có các thay đổi chế độ bằng các cách ôn hòa. “Những gì chúng tôi đã làm ở khuôn khổ trong nước và trên đấu trường quốc tế là vô cùng quan trọng. Nó đã đặt ra một lộ trình để kết thúc chiến tranh lạnh, đưa đến một trật tự mới cho thế giới và, dù còn nhiều điều chưa tốt, đã tạo ra một phong trào tiệm tiến thoát khỏi nhà nước toàn trị để hướng đến thể chế dân chủ.” 

Nhưng Gorbachev vẫn chưa bao giờ thấy dễ chịu với chín năm cầm quyền của Yeltsin mà ông cho là thời kỳ hỗn loạn. Ông cũng không đồng ý với hiệp ước của Yeltsin với các lãnh đạo của Ukraine và Belarus nhằm tuyên bố khai tử Liên Xô vào tháng 12 năm 1991. Đáng ra ông đã phải loại Yeltsin ra khỏi cuộc chơi nhiều năm trước khi Yeltsin trở thành một đối thủ trực tiếp.“Có lẽ tôi đã đối xử với Yeltsin quá dân chủ và tự do. Lẽ ra tôi nên phái Yeltsin đi làm đại sứ ở Anh hoặc ở một cựu thuộc địa của Anh nào đó,” ông nói. 

Ông khen ngợi Putin cho giai đoạn từ lúc bắt đầu vãn hồi ổn định cho đến khoảng năm 2006. Mặc dù Putin sử dụng một số biện pháp độc đoán, nhưng theo Gorbachev điều đó có thể chấp nhận được. “Nhưng rồi tới lúc tôi thấy ông ta thay đổi hệ thống bầu cử, hủy bỏ những cuộc bầu cử thống đốc các vùng thuộc Nga và bãi bỏ các khu vực bầu cử có một thành viên. Tôi đếm được 20 thay đổi mà tôi không ủng hộ,” ông nói. 

Khi cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ gần kết thúc, tôi hỏi ông cựu tổng thống Xô Viết về sự thay đổi ở Trung Quốc, quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới hiện nay. 

Gorbachev đã đánh giá bằng cách nhìn sâu vào lịch sử, ông chắc chắn rằng cải cách ở Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng ông cho rằng mọi gợi ý cho rằng ông nên theo mô hình Trung Quốc, bắt đầu bằng cải cách kinh tế hơn là chính trị, đều là sai lầm. 

“Tại Liên Xô sẽ chẳng có điều gì thay đổi nếu chúng tôi làm như thế. Nhân dân đã bị gạt ra một bên, họ bị cách li hoàn toàn khỏi bộ máy làm chính sách, ra quyết định cho đất nước. Đất nước chúng tôi đã ở một giai đoạn phát triển khác với Trung Quốc và đối với chúng tôi, để giải quyết các vấn nạn chúng tôi cần phải để nhân dân can dự, tham dự vào.” 

“Bạn nghĩ là người Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với những lựa chọn hóc búa như thế sao? Sẽ đến lúc họ phải quyết định thay đổi chính trị và hiện nay họ đã tiến gần tới điểm đó rồi.” Gorbachev nói. 

Tháng Ba vừa rồi, Gorbachev đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình tại London ở một dạ hội tại Sảnh đường Royal Albertky do Kevin Spacey và Sharon Stone đồng chủ trì. Một loạt các ca sỹ lừng danh đã đến trình diễn chúc mừng sinh nhật ông, trong đó có cả Shirley Bassey, Paul Anka, Melanie C cùng ban nhạc Rock Scorpion của Đức, là ban nhạc phương Tây thứ hai đã từng đến trình diễn ở Liên Xô trước đây. 

Nhưng điểm nổi bật của lễ sinh nhật đó lại là màn trình diễn được chiếu trên màn ảnh rộng: Gorbachev đang hát một bản tình ca Nga. Khán giả ai nấy đều sững sờ trước chất giọng trong trẻo cũng như niềm đam mê trong tiếng hát của ông. Tôi nói với ông là tôi không biết ông hát hay đến như thế và có một cái tài ẩn như vậy. 

Ông cười lớn và nói: “Nếu cần tôi sẽ trở thành một ca sỹ nhạc Pop,” “Raisa thích như vậy mỗi khi tôi cất tiếng hát.” 


Người dịch: Việt Hùng 

Mikhail Gorbachev: I should have abandoned the Communist party earlier

The former president looks back on his role in the fall of the Soviet Union 20 years ago in an exclusive Guardian interview.

Mikhail Gorbachev 

Mikhail Gorbachev, the former Soviet leader, said he should have left the Communist party months before the attempted coup of 1991. Photograph: Adrian Dennis/AFP/Getty Images

Politicians rarely admit mistakes, but Mikhail Sergeyevich Gorbachev always was in a different class. So it is not surprising that, as he looked back on his six tumultuous years in power at the head of the Soviet Union, he was willing to count the errors he had made.
In an exclusive interview with the Guardian he named at least five. They led not just to his own downfall 20 years ago; they also brought the collapse of the Soviet Union and the introduction of an unregulated economic free-for-all that turned a few Russians into billionaires while plunging millions of people into poverty.
Gorbachev cuts a relaxed, even cheerful figure these days, but there are still the occasional twinges of bitterness, particularly when discussing his arch-rival Boris Yeltsin, or when he described the plotters who put him under house arrest in the Crimea during their abortive coup 20 years ago .
"They wanted to provoke me into a fight and even a shootout and that could have resulted in my death," he said.
Asked to name the things he most regretted, he replied without hesitation: "The fact that I went on too long in trying to reform the Communist party." He should have resigned in April 1991, he said, and formed a democratic party of reform since the Communists were putting the brakes on all the necessary changes.
This judgement will be of particular interest to historians since it is Gorbachev's first public admission that he should have left the Communist party several months before the coup of August 1991. In the memoirs he published in 1995 he did not go so far.
By the spring of 1991 Gorbachev was caught between two powerful trends which were narrowing his room for manoeuvre. On one side conservatives and reactionaries in the party were trying to reverse his policies; on the other were progressives who wanted to establish a full multi-party system and take the country towards market reforms.
Things came to a head at a session of the Communist party's central committee in April 1991. At a Communist party central committee meeting, several speakers called for the declaration of a state of emergency and the re-imposition of censorship. According to his memoirs, Gorbachev reacted sharply: "I've had enough of demagoguery. I am resigning."
In his Guardian interview, he explained what happened in detail: "The Politburo [the top decision-making body within the central committee] went into a meeting and sat for three hours without me. I was told they criticised me and the discussion ran loose. Three hours later they invited me back and asked me to withdraw my resignation. During that time my supporters in the central committee had opened a list and more than a hundred people put their names behind the idea of creating a new party."
When the central committee resumed its session, tempers had cooled, Gorbachev withdrew his resignation and no one wanted the issue put to a vote. (Even if he had resigned from the party, he would have remained Soviet president). In his memoirs, Gorbachev wrote: "Today I often wonder whether I should have insisted on resigning the post of general secretary. Such a decision might well have been preferable for me personally. But I felt I had no right to 'abandon the party'." The party had ruled Russia since 1917 and it was hard for anyone in Russia, particularly an official who had spent his entire career as a party functionary, to imagine it going out of power.
Today Gorbachev's doubts have gone. "I now think I should have used that occasion to form a new party and should have insisted on resigning from the Communist party. It had become a brake on reforms even though it had launched them. But they all thought the reforms only needed to be cosmetic. They thought that painting the facade was enough, when actually there was still the same old mess inside the building."
His second regret, he said, is that he did not start to reform the Soviet Union and give more power to its 15 republics at an earlier stage. By the time he began to think of creating a looser federation in early 1991 the three Baltic states had already declared independence. Blood had flowed in Lithuania and Azerbaijan in the Caucasus. Under its ambitious leader, Boris Yeltsin, Russia, the largest republic, was flexing its muscles and demanding more control over the Soviet budget. Some analysts say the whole Soviet system was unreformable and any change was bound to lead to an unstoppable process of increasingly dramatic transformation. It was inevitable, according to this analysis, that Gorbachev lost control.
In part because of his generous character, sunny personality, and happy home-life (until his wife Raisa Maximovna died of leukemia in 1999), Gorbachev remains an optimist. Loss has not embittered him or made him cynical. He argues that all the main Soviet problems were on the verge of resolution until the August 1991 coup wrenched the competing forces into a new dynamic.
The Communist party was due to draft a new programme in November 1991. Parliament had adopted an "anti-crisis plan" to accelerate economic reform. The 12 Soviet republics that remained after the Baltics left had accepted the text of a new treaty that would give them more political and economic autonomy while leaving defence and foreign affairs to the Soviet government. The treaty was to be signed on 20 August.
"Here I made a mistake. I went on holiday. I probably could have done without 10 days of vacation … I was all ready to fly to Moscow to sign the treaty," he said. But on 18 August a group of people arrived uninvited. I picked up the phone to ask what kind of people they were and who had sent them, but there was no line. The phone had been cut off."
Gorbachev was with his wife, daughter Irina and her family in a government villa at Foros on the shore of the Black Sea. The buildings were under guard for three days until the coup collapsed because of Yeltsin's resistance, splits in the army, and internal disagreements among the group of around a dozen plotters who were all ministers or senior Communist party officials.
Gorbachev vigorously rejected theories that he had given a green light to the plot. "People claim falsely that Gorbachev still had communications and that he had organised everything. They say Gorbachev thought he would come out the winner, whatever happened. That's nonsense, total nonsense", he said. "These people wanted to unseat the leader and preserve the old system. That's what they wanted. They demanded that I write a statement asking to be released from the duties of the presidency because of ill-health."
Raisa Maximovna kept a diary during their house arrest. In it she reported that Gorbachev warned the guards he would take "extreme measures" if his links to the outside world were not restored.
This was all bluff, Gorbachev told me. "That was part of my manoeuvring … I just wanted to put pressure on them but I wanted to avoid provoking them … My extreme measure was diplomatic and political. I was able to outplay them. If there hadn't been movement in Moscow, my position would have been left hanging in the air. But here in Moscow people were protesting. They were led by Yeltsin and this is why we have to give him due credit and hand it to Yeltsin. He did the right thing".
As one of the Guardian's correspondents in Moscow during the coup, I reminded Gorbachev that Yeltsin's call for a general strike went unheeded and many Russians were in despair, feeling the coup would succeed. The older generation remembered how hardline colleagues had easily removed Khrushchev and brought the era of de-Stalinisation to an end in 1964. I asked Gorbachev what would have happened if the plotters had arrested Yeltsin as well as Gorbachev at the beginning. Could they have won?
The former Soviet leader said hypothetical questions were of little value. The balance of forces was such that the coup was doomed whatever the plotters did. The coup plotters were in confusion because of his resistance and refusal to resign the presidency. He also pointed out that special forces mutinied when ordered to storm the White House where Yeltsin was surrounded by thousands of supporters.
Gorbachev listed several achievements he was most proud of, starting with one word: "Perestroika."
Meaning restructuring, perestroika was the programme of reforming the Soviet Union's political and economic system that Gorbachev set in motion soon after he came to power in March 1985. But it also involved the restructuring of international relations based on nuclear disarmament, the rejection of forcible intervention abroad and a recognition that even superpowers lived in an interdependent world. No country was an island or should act unilaterally.
The new Soviet policy of non-intervention allowed the eastern European states to produce internal regime change by peaceful means. "What we were able to achieve within the country and in the international arena was of enormous importance. It predetermined the course of events in ending the cold war, moving toward a new world order and, in spite of everything, producing gradual movement away from a totalitarian state to a democracy."
Gorbachev has never reconciled himself to Yeltsin's nine years in power which he sees as a time of chaos. Nor to Yeltsin's pact with the leaders of Ukraine and Belarus to declare the Soviet Union dead in December 1991. He should have got Yeltsin out of the way several years before he became a direct rival. "I was probably too liberal and democratic as regards Yeltsin. I should have sent him as ambassador to Great Britain or maybe a former British colony," he said.
He praises Putin for initially restoring stability until about 2006. Even though he used some authoritarian methods, that was acceptable in Gorbachev's view. "But then came the moment when I saw him changing the election system, abolishing elections for governors of Russia's regions and getting rid of the single-member constituencies. I counted 20 changes that I couldn't support," he added.
As the hour-long interview neared its end, I asked the former Soviet president about change in China, the world's largest Communist state. Gorbachev takes the long view of history but is sure reform there is inevitable. Any suggestion that he should have followed China by starting with economic rather than political reform is wrong, he says.
"In the Soviet Union nothing would have happened if we had done that. The people were cut out, totally isolated from decision-making. Our country was at a different stage of development from China and for us to solve problems we had to involve people."
"Do you think the Chinese will be able to avoid the same hard choices at some point in time? There will be a moment when they will have to decide on political change and they are already nearing that point."
In March this year, Gorbachev celebrated his 80th birthday in London at a gala evening in the Royal Albert Hall, hosted by Kevin Spacey and Sharon Stone. An eccentric array of singers performed for him, including Shirley Bassey, Paul Anka, Melanie C as well as the German rock band the Scorpions, who were the second western group to play in the Soviet Union.
But the highlight was a performance on a large screen of Gorbachev singing a Russian love song. The audience was stunned by the clarity as well as the passion of his voice. I told him I didn't know he could sing so beautifully, and had this hidden talent.
He laughed. " If necessary I'll become a pop singer," he said. "Raisa liked it when I sang."

No comments:

Gia đình Trump: một đế chế gia đình Mỹ-Tác giả,Ana Faguy

HÌNH ẢNH,EPA Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng gia đình và một số thành viên Đảng Cộng hòa Trước khi tham gia chính trường, Donald Trump đ...