Letter to Vietnamese Ambassador re communist free zone ordinance in Santa Ana City
LAN QUOC NGUYEN, TRUSTEE BOARD OF EDUCATION, GARDEN GROVE UNIFIED SCHOOL DISTRICT |
Ngày 18 tháng 11 năm 2012
Đại Sứ Nguyễn Bá Hùng
Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại San Francisco
1700 California St, Suite 430
San Francisco, CA 94109
Re: Dự luật ngăn cấm các chuyến thăm của các quan chức Việt Nam
Thưa Ông Đại Sứ:
Là một Ủy Viên Giáo Dục trong
Hội Đồng Giáo Dục của Khu Học Chánh Thống Nhất Garden Grove mà bao gồm
một phần lớn trongThành Phố Santa Ana và cư dân trong vùng, tôi xin trả
lời thư của Ông đề ngày 8 tháng 11 năm 2012 gửi đến thành phố Santa Ana
và Thị trưởng Miguel Pulido về một dự luật nhằm ngăn cấm các chuyến thăm
chính thức của các quan chức Việt Nam. Thư của Ông đã trình bày rất
nhiều sai lạc về luật pháp cũng như chính sách của nhà cầm quyền Việt
Nam đối với người dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
Đề luật dự tính đơn thuần chỉ
là một biểu hiện sự mong muốn của người dân trong thành phố Santa Ana
rằng họ không muốn cho phép các quan chức Việt Nam đi qua thành phố với
sự bảo vệ của cảnh sát trong khi nhà cầm quyền Việt Nam chẳng bao giờ
cho phép người dân của họ những quyền căn bản như tự do tôn giáo, tự do
ngôn luận, hay tránh bị giam giữ tùy tiện. Những ước nguyện này của cư
dân thành phố Santa Ana cũng tương tự như mong ước của người dân Hoa Kỳ
từng được thể hiện nhiều lần qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam mà đã được
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với tỉ lệ gần như tuyệt đối trong nhiều năm
qua.
Ông cho rằng dự luật này đi
ngược lại Công Ước Quan Hệ Ngoại Giao của Liên Hiệp Quốc năm 1961 và
1963. Tuy nhiên, Công ước đó vẫn phải dưới quyền của Công Ước Quốc Tế về
Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1976 và Hiến pháp Hoa Kỳ, khi thực hiện
các quy ước quan hệ ngoại giao xâm phạm vào quyền của người dân được tự
do phát biểu. Các nhà ngoại giao Việt Nam mong việc đi lại an toàn qua
thành phố phải nhường bước trước quyền được lên tiếng phản đối những
chuyến thăm này. Đó là một tập quán tại Hoa Kỳ khi các nhân viên chính
phủ, đặc biệt là các dân cử, không cần hợp tác hoặc hỗ trợ các quan chức
của những chính quyền độc tài ngoại quốc để đi ngược lại nguyện vọng
của những cư dân mà họ phục vụ.
Ông trình bày rằng dự luật
này không phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của đa số người dân Hoa Kỳ
và Việt Nam là hoàn toàn không chính xác. Người dân Hoa Kỳ và Việt Nam
rất muốn bỏ qua một bên những thảm họa bi kịch trong quá khứ của chiến
tranh Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách hận
thù một cách có hệ thống chống lại người dân Việt Nam nếu họ có bất kỳ
liên hệ nào với chính quyền miền Nam trước đây, thí dụ như ngăn cấm các
cơ sở tôn giao có liên hệ đến chính quyền miền Nam, đàn áp tự do ngôn
luận, tự do báo chí hoặc tự do trên lưới điện toán vì lo sợ sự lớn mạnh
của bất cứ thành phần nào có liên hệ với chính quyền miền Nam, hoặc trù
dập người dân bằng cách đe dọa cuộc sống của họ với các biện pháp hiểm
nghèo như tù cải tạo, đuổi đi khu kinh tế mới, không công nhận chính
thức, hay đưa đẩy họ vào con đường nguy hiểm để tìm cách trốn thoát bằng
đường biển hay đường bộ. Chính vì các chính sách này vẫn tiếp tục
khiến cho người dân Việt Nam chống lại nhà cầm quyền của họ và hàng
triệu người dân Việt Nam đã tìm cách bỏ trốn quê hương của họ. Nhà cầm
quyền Việt Nam cần phải ngưng ngay các chính sách này để mang lại hòa
bình, hoà giải và thiện chí mong muốn tái xây dựng đất nước từ người dân
Việt Nam, cả trong và ngoài nước.
Lập luận của Ông cho rằng dự
luật là sai lầm và mâu thuẫn với tình hình quan hệ Hoa kỳ và Việt Nam
hiện nay là hòan toàn vô căn cứ. Chính vì khuynh hướng hợp tác để xây
dựng trong chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam đã không mang đến lợi
ích cụ thể về các quyền cơ bản của người dân Việt Nam khiến các cư dân
thành phố Santa Ana muốn đưa ra dự luật này để lưu tâm đến Chính phủ Hoa
Kỳ và mong mõi Chính phủ Hoa kỳ tiến hành những hành động cụ thể và
hiệu quả hơn để mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam. Dự luật này có
thể mang lại mục tiêu nhắc nhở Chính phủ Hoa Kỳ nên đứng về phía những
người dân Việt Nam, không phải với các nhà độc tài.
Trình bày của Ông cho rằng
việc trao đổi giữa hai chính phủ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên chỉ
đúng một nửa. Bằng chứng là các chuyến viếng thăm chính thức của các
phái đoàn của nhà cầm quyền Việt Nam đến các thành phố ở Hoa kỳ trong
những năm qua chỉ mang lại các cuộc biểu tình dữ dội nhất từ người dân
hoặc cộng đồng mà họ đi qua và trách nhiệm bảo vệ an ninh cho tất cả
mọi người liên hệ đã gây ra các chi phí không thể lường được đối với
người dân đóng thuế. Như đã thấy ở Quận Cam, chỉ một việc trưng bày đơn
giản những hình tượng Cộng sản Việt Nam cũng khơi lại những kinh nghiệm
đau thương và kinh hoàng từ cư dân. Những kinh nghiệm này không phải là
tưởng
tượng, đó chính là những kết quả trực tiếp từ những vi phạm nhân quyền
của nhà cầm quyền Việt Nam liên tục cho tới ngày hôm nay.
Ông kết luận rằng dự luật sẽ
gây cản trở sự hợp tác giữa hai chính phủ Hoa kỳ và Việt Nam thật là
không có cơ sở. Dự luật này chỉ nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam về
thực tế mà một chuyến thăm chính thức của một phái đoàn Việt Nam sẽ tạo
ra những khó khăn như thế nào đối với một cộng đồng địa phương như tại
thành phố Santa Ana. Cả hai chính phủ phải lượng định các hậu quả và cân
nhắc những vấn đề này trước khi họ áp đặt một gánh nặng quá đáng đối
với chính quyền địa phương. Dự luật sẽ không gây ảnh hưởng đến các sứ
mạng ngoại giao của hai chính phủ Hoa Kỳ hay Việt Nam, vì các biện pháp
tương tự đã được áp dụng tại các thành phố láng giềng
Westminster và Garden Grove trong gần 10 năm qua.
Ông lượng định rằng dự luật
này không phản ánh ước nguyện của đa số người dân Mỹ gốc Việt thật là
không thể nào sai sự thật hơn được nữa. Chỉ cần so sánh hành động của
một người khi trình bày một hình ảnh của Hồ Chí Minh và lá cờ Cộng Sản
Việt Nam với số lượng của những người đã ra mặt trong giận giữ để phản
đối sự trình bày này là Ông có thể thấy được sự đường ranh phân chia nằm
ở chỗ nào. Sự khác biệt này đã được lập đi lập lại hầu như mỗi lần khi
một phái đoàn nhà cầm quyền Việt Nam xuất hiện trước công chúng tại Hoa
Kỳ, cho dầu là tại Hoa Thịnh Đốn, trước Toà Bạch Ốc, trước Toà Thị Chính
San Francisco, Houston, Texas, hay một vài năm
trước đây tại Dana Point, Quận Cam, khi Chủ Tịch Cộng Sản Việt Nam
Nguyễn Minh Triết đến thăm. Ông đã tỏ bầy sự quan ngại của Ông thay mặt
cho một số nhỏ những người ủng hộ thuộc thành phần người Mỹ gốc Việt
đối với dự luật này. Chúng tôi có thể biết số lượng và danh tính của
những người này, nhưng họ vẫn có thể trình bày sự phản đối của họ với dự
luật này và tiếp tục sinh sống mà không gặp trở ngại về bất kỳ vấn đề
gì. Số lượng những người này có quá ít để có thể tạo nên một phần tử cho
dầu là nhỏ nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ông đề cập đến trường hợp của
anh Việt Khang đang bị cầm tù vì đã sáng tác một bài hát thể hiện lòng
yêu nước của anh ta chống lại cuộc xâm lăng của ngoại bang hoặc phản đối
nhà cầm quyền Việt Nam trong việc tùy tiện bắt giữ người dân đã thể
hiện lòng yêu nước đó là một trường hợp điển hình mà Ông biện minh cho
sự bắt bớ và tù đày là do sự khác biệt về quan điểm về pháp luật và nhân
quyền giữa hai quốc gia. Vì Việt Nam là một thành viên của Công Ước
Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự năm 1976, như vậy thì không có và
không nên có bất kỳ sự khác biệt nào về các quyền cơ bản tối thiểu nhất
đối với người dân. Các quốc gia thành viên có thể có sự khác biệt
về mức độ bảo vệ cao hơn cho người dân, nhưng họ không thể khác nhau về
mức độ tối thiểu của các quyền đó. Bất kỳ sai biệt nào thấp hơn những
quyền căn bản và tối thiểu trong Công Ước đó là một sự vi phạm trắng
trợn đối với hiệp ước quốc tế đó.
Dự luật này là một biểu hiện ý
chí của cư dân thành phố Santa Ana và đó là trách nhiệm của quí vị dân
cử tại thành phố này cần phải lắng nghe người dân và phản ánh quan điểm
của họ, ngay cả khi nó không phù hợp với quan điểm của chính phủ quốc
gia. Đó là một điểm son của nền dân chủ ở Hoa kỳ mà chúng tôi, những
người dân Hoa, kỳ có thể đứng lên để bày tỏ quan điểm của chúng tôi
chống lại chính phủ mà không bị trừng phạt vì đã làm như vậy. Đây là một
điều mà chính phủ Việt Nam nên học hỏi trong cách đối xử đối với người
dân của quí ông. Dự luật này là một thí dụ sáng ngời về một bài học thế
nào là dân chủ cho nhà cầm quyền Việt Nam.
Thay mặt cho cư dân của Thành
Phố Santa Ana, tôi xin kêu gọi các nhà lãnh đạo thành phố một cách mạnh
mẽ nhất hãy thông qua dự luật này. Để giúp Ông và quí nghị viên của Hội
Đồng Thành Phố Santa Ana hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền
hiện nay tại Việt Nam, tôi xin gởi kèm theo đây bản sao của những bản
tường trình sau đây:
1. Tường
Trình về Nhân Quyền 2011 tại Việt Nam do Nha Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao
Động thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố và ngày 24 tháng 5 năm 2012;
2. Tường Trình về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2011 công bố bởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam;
3. Tóm Tắt Tình Hình tại Việt Nam do Human Rights Watch công bố vào tháng 1 năm 2012;
4. Tường Trình về Tự Do Trên Thế Giới đối với Việt Nam vào năm 2011 do Freedom House công bố; và
5. Tường Trình Hằng Năm 2011 về Việt Nam do Amnesty International công bố.
Kính thư,
Luật sư Nguyễn Quốc Lân
Ủy viên Hội đồng Giáo dục
Khu Học Chánh Garden Grove
Cùng kính gởi: Miguel Pulido, Thị Trưởng;Claudia Alvarez, Phó Thị Trưởng; Michele Martinez, David Benavides, Sal Tinajero, và Vincent Sarmiente, Nghị Viên Lan Quoc Nguyen
No comments:
Post a Comment