Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Cuộc
bầu cử Tổng Thống Mỹ đã mang lại kết quả thêm 4 năm nữa cho ông Obama, đó là
chuyện của nước Mỹ. Cả nước Mỹ reo hò, cả nước Mỹ sung sướng, cả nước Mỹ ngất
ngây… cũng là chuyện của nước Mỹ. Bên cạnh đó vẫn có người Mỹ khóc vì thất vọng
khi ông Mitt Romney thất bại. Lại cũng là chuyện của nước Mỹ. Vậy mà tại sao
hầu như cả thế giới đều cũng muốn reo hò, cũng muốn nhảy cẫng lên vì kết quả
cuộc bầu cử này? Ngay từ những phút đầu tiên, từ Trung Quốc tới châu Âu, Canada
và Israel, các nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng trước chiến thắng của Tổng thống
Mỹ Barack Obama và mong muốn được tiếp tục hợp tác. Rồi tới các nước khác
cũng vui mừng như thế. Không ngoại trừ Việt Nam, Chủ tịch nước và Thủ Tướng VN
cũng nhanh chóng gửi điện chúc mừng ngài Obama. Ngoài tính cách ngoại giao còn cái
gì đằng sau nữa không? Điều đó chẳng ai biết hết được. Có thể họ là bạn bè thật sự nhưng cũng có thể không là bạn, không “hữu hảo”, nhưng vì “xã
giao” phải gửi thư hoặc lên tiếng chúc mừng cho “phải phép”. Ai cũng biết,
chuyện đó vẫn thường xảy ra trong cái thế giới nhiều quyền lợi và tất nhiên
nhiều quyền lợi thì cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn này.
Thế
giới phải chú ý chính là tinh thần dân chủ thực sự
Nhưng
nhìn vào những tin tức từ khi cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ bắt đầu, hầu như cả thế
giới đều chú ý theo dõi. Mitt Romney hay Barack Obama sẽ đắc cử?
-
Chuyện vớ vẩn, chẳng “ăn chung gì tới anh” ở tuốt tuột bên kia bờ đại dương,
người ta no, người ta sướng, anh đói méo mặt, hai người khác nhau một trời một
vực, đi hóng chuyện tầm phơ là gì cho mệt. Một anh uống xâm banh, ăn bít tết trên
khách sạn 5 sao, một anh không đủ tiền ăn sáng đi làm, hai cái dạ dày khác hẳn
nhau, lo chi chuyện “bao đồng”!
Ấy
thế mà người ta vẫn “lo”, dù chỉ là lo theo dõi kết quả bầu cử thôi. Đó cũng là
chuyện ở Việt Nam đấy bạn ạ. Có lẽ nó cũng giống như chuyện ở một vài quốc gia
còn nghèo khó khác. Người dân còn như thế thì các nhà được gọi là “lãnh đạo”
còn “lo” nhiều hơn. Tất nhiên ở đây chỉ là “hóng chuyện bầu cử của nước Mỹ”. Chưa
bao giờ cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ hấp dẫn như kỳ này. Ngay cả khi cách đây 4
năm, cuộc bầu cử cũng không căng thẳng, không gay go như vậy. Không thể phủ
nhận, đó là sự hâm nóng từng ngày của mạng thông tin trên internet. Nhưng tại
sao những cuộc bầu cử, cuộc lật đổ, cuộc thay ngôi đổi vị của các quốc gia khác
không được nhiều người chú ý bằng cuộc bầu cử này? Ngay cả của những nước được
coi là cường quốc cũng chưa có nước nào được người dân trên thế giới chú ý đến
như thế. Thí dụ như nước Nga, ông Putin hết nhiệm kỳ Tổng Thống, xuống làm Thủ
Tướng một nhiệm kỳ rồi lại ra ứng cử để lên làm Tổng Thống tiếp cũng chỉ làm dư
luận xôn xao, theo dõi lơ mơ cho vui thôi.
Và
có khi, ngay cả cuộc bầu cử diễn ra trên đất nước mình, người dân cũng chẳng buồn
để ý. Cũng chẳng có gì khó hiểu. Bởi người ta đã biết trước ông nào sẽ thắng cử
thì còn gì phải theo dõi nữa. Một màn kịch biết trước đoạn kết thì chẳng còn gì
đáng xem.
Ngược
lại, cuộc bầu cử giữa ông Obama và Romney lại rất gay go. Cho đến ngày cuối
cùng người ta vẫn chưa thể biết chắc ai sẽ là người thắng cuộc. Điều đó mới
chính là điều lám nên sự hấp dẫn, nói cho đúng là sự đáng xem.
Nhưng
cái gì làm nên cái đáng xem đó? Phải chăng đó là tinh thần dân chủ, tinh thần
thẳng thắn trong cuộc tranh cử. Chỉ hơn kém nhau một vài lá phiếu là có thể
thay đổi hẳn cục diện. Người dân hoàn toàn có quyền quyết định về lá phiếu của
mình, lá phiếu có giá trị thực tế chứ nó không bị bỏ quên khi có một “siêu
quyền lực” đã sắp xếp sẵn cho ông nào thắng, ông nào thua. Có khi ông ứng cử
biết chắc mình sẽ thua nhưng vẫn ứng cử làm “con mồi” cho ông đã được chọn. Đó
là những cuộc bầu cử “lèo”, bầu chơi cho có, bầu chơi cho vui, đùa với tinh
thần dân chủ, “ngồi xổm lên” sự lựa chọn của người dân. Có người chọn giùm anh
hết rồi, khỏi lo. Đó chỉ là một sự lừa đảo trắng trợn. Xem làm chi cho mệt,
nghe làm chi cho… chối tai.
Một
nước Mỹ trẻ trung trong mắt người Sài Gòn
Trở
lại chuyện bầu cử Tổng Thống Mỹ ở Việt Nam. Tôi nhớ lại 4 năm trước, hôm đó là
buổi sáng ngày 5-11-2008 ở VN (buổi tối ngày 4-11 ở Mỹ), đó là những giờ phút
căng thẳng chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Chúng tôi
ngồi trong phòng một khách sạn ở đường Lê Thánh Tôn, nơi Mai Bá Trác từ Mỹ về
Sài Gòn đang ở trọ. Chúng tôi ngồi đợi để có thể biết chính xác tin ông Barack
Obama đắc cử Tổng thống Mỹ rồi mới cùng nhau đi ăn trưa. Nếu thượng nghị sĩ
John Mc Cain đắc cử, có lẽ chuyện sẽ không ồn ào như ông Obama thắng cử. Tôi đã
viết ngay sau kết quả cuộc bầu cử trong bài bài “Ông Obama ở Việt Nam” ngày 09
tháng 11 năm 2008:
“Những
ngày khởi đầu của cuộc bầu cử, ở VN không mấy ai nghĩ rằng ông Barack Obama sẽ
thắng. Hình ảnh ông thật lu mờ, phản ảnh đúng thành tích của ông trên chính
trường nước Mỹ mà người ta được biết đến.
Nhưng
thật bất ngờ, bà Hillary phải rút lui ngay tại vòng đầu. Hôm 4-6-2008, ông
Obama giành đề cử ứng viên Tổng thống của đảng Dân Chủ sau khi đánh bại Thượng
nghị sĩ Hillary Clinton trong cuộc cạnh tranh gay go.
Ngay
lúc bà Hillary thua cuộc, bà chúc mừng và kêu gọi cử tri ủng hộ cho đối thủ
trong đảng Dân Chủ của bà, chúng tôi vẫn chưa tin hẳn vào chiến thắng trọn vẹn
của ông Obama. Trước hết phải nói thẳng lý do vì ông là người da màu. Nếu người
dân Mỹ khó chấp nhận một phụ nữ – dù là rất giỏi – lên làm Tổng Thống thì
càng khó chấp nhận một người da màu. Đó là lối suy nghĩ của một số lớn người
Sài Gòn, trong đó có tôi.
Ngay
hôm đó, anh Hải ở đài phát thanh VOA gọi cho tôi. Nhắm mắt tôi cũng đoán được
ông bạn tôi muốn gì. Anh Hải yêu cầu tôi cho biết ý kiến về cuộc bầu cử ở Mỹ.
Tôi không ngần ngại “phang” ngay những ý kiến thành thật nhất mà tôi đã có dịp tán
chuyện “thiên hạ sự” với bạn bè. Cảm tuởng đầu tiên của tôi là mường tượng thấy
một nước Mỹ trẻ trung, thân thiện hơn và mới mẻ hẳn ra. Sự ngạc nhiên chính là
sự khâm phục cử tri Mỹ đã can đảm chọn một người da màu lên lãnh đạo nước Mỹ
trước những khó khăn chồng chất về chiến tranh Iraq, về nền kinh tế sa sút trầm
trọng. Bao nhiêu định kiến về “người Mỹ phân biệt chủng tộc”, dường như chỉ sau
một buổi sáng đã hoàn toàn biến mất. Nước Mỹ đã bước sang một giai đoạn khác
hay một thế hệ khác? Dù chưa tin hẳn vào tài lãnh đạo của tân Tổng Thống sẽ làm
được gì, sẽ mang lại gì, thời gian mới trả lời được câu hỏi này. Tôi chỉ nói
đến tinh thần tuyệt vời của những lá phiếu, của đa số người dân Mỹ ngày nay. Có
lẽ đó cũng là ý kiến của hầu hết những bạn già, bạn trẻ ở Sài Gòn mà tôi đã gặp
sau ngày bầu cử”.
Đả kích
thẳng tay, phê phán tự do không sợ phải “ăn cơm muối”
Thưa
bạn đọc, đó là câu chuyện 4 năm về trước. Thấm thoát thế mà đã hết một nhiệm kỳ
Tổng Thống Mỹ, ông Obama đã làm và chưa làm được những gì, không phải là chuyện
của tôi. Chuyện của người dân Mỹ, trong đó có vô số người Mỹ gốc Việt là bạn
bè, là họ hàng, anh em, con cháu tôi. Họ hào hứng theo dõi qua những cuộc tranh
lưận trực tiếp giữa hai ứng cử viên trên truyền hình. Hai ông đã kích nhau
thẳng tay, trình bày chương trình hàng động của mình nếu đắc cử. Một kiểu dân
chủ làm thèm thuồng nhiều người dân trên thế giới bởi ở nước họ chưa hề có thứ
“chuyện lạ và hấp dẫn” như thế bao giờ.
Rồi
đến các “cử tri” cũng tự do kêu gọi bà con anh em bầu cho người này, đả kích
người kia, ngay cả đương kim Tổng Thống cũng bị cử tri phê phán gay gắt, đôi
khi còn là sự dè bỉu rất nặng nề. Ở những nước “dân chủ nhập nhằng” thì đi “ăn
cơm muối” là cái chắc.
Trong
nửa tháng gần đây, tôi thường nhận được nhiều e mail hơn hẳn lần bầu cử 4 năm
trước, của bạn bè, của anh em họ hàng ở Mỹ. Thường là hai người gửi cho nhau,
bàn bạc rất hăng về cuộc bầu cử này, tôi chỉ là người đứng giữa, được “cc” cho
biết mà thôi. Đôi khi tôi thấy những ông này theo dõi bầu cử ở các tiểu bang,
bang nào người các ông ấy ủng hộ thắng thế, các ông ấy không ngần ngại gọi là
“phe ta thắng lớn”.
Tuy
mỗi ông ủng hộ một ứng cử viên khác nhau tất cả đều tích cực thúc giục cả gia
đình đi bỏ phiếu. Chưa bao giờ tôi thấy người Việt mình ở Mỹ hăng hái đến như
thế. Sự hoà mình vào trong sinh hoạt chính trị ở một quốc gia mình cư trú là
điều tất nhiên. Đôi khi tôi cũng bị lôi cuốn vào “cuộc chơi lý thú” này và cũng
ngứa tay, tiên đoán ông Obama sẽ thắng. Tôi không căn cứ vào những điều tôi
không biết rõ lắm, tôi chỉ nghĩ trước hết là nước Mỹ còn giữ lại được nguyện
vẹn cái hình ảnh một công dân da màu làm Tổng Thống Mỹ rất đẹp. Như tôi đã nói
ở trên là “một nước Mỹ trẻ trung, thân thiện và mới mẻ hơn”. Nhiều người dân
trên thế giới còn giữ được sự khâm phục tinh thần tuyệt vời của những lá phiếu,
của đa số người dân Mỹ ngày nay. Kể cả những vị thất vọng vì ông Romney thua
cuộc.
Thắng
bại đều là bạn cùng nhau xây dựng đất nước
Nhưng
ngay sau khi biết mình thất bại, người thua cuộc lại chúc mừng bắt tay người
thắng cuộc và họ lại cùng nhau sát cánh xây dựng đất nước mình chứ không coi nhau
nhu kẻ thù. Hành động này khiến tôi nhớ đến sau khi chấm dứt chiến tranh Nam - Bắc
Mỹ.
Khi
biết không thể cầm cự nổi, tướng Lee của miền Nam Mỹ, bắn tin cho tướng Grant
là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant, tư lệnh quân đội Bắc Mỹ, bắn tin lại đề
nghị tướng Lee có thể chọn địa điểm thương thuyết mà ông muốn. Sau đó tướng
Grand ra lệnh:
1-
Những binh lính miền nam sẽ không bị coi là quân đội phản quốc (treason.) 2- Những binh lính miền nam sẽ không bị đi ở tù
(imprisonment). 3- Chính phủ không được đụng tới hoặc làm họ phiền hà nếu họ
chắp hành tốt luật lệ nơi cư ngụ. 4- kỵ binh được quyền mang ngựa và lừa về để
giúp gia đình họ cày cấy vào mùa xuân. 5- Binh lính được quyền giữ khí giới cá
nhân để giúp họ bảo vệ gia đình họ (trong hiến pháp Mỹ, mọi người dân được
quyền mang khí giới để tự vệ).
Khi
tướng Lee ra về thì tướng Grant và mọi tướng lãnh khác đều đứng nghiêm trang
chào cái chào nhà binh tới tướng Lee và các sĩ quan của ông . Sau đó tướng
Grant cho người đưa thức ăn cấp tốc đến cho các binh sĩ của tướng Lee đã bị vây
đói lâu ngày . Một điều đáng nói nữa là sau khi chiến thắng, khi các binh sĩ
miền bắc muốn ăn mừng chiến thắng, tướng Grant đã ra lệnh cho mọi người không
được ăn mừng (no cellebration), ông nói “họ bây giờ đã là người dân của mình” ("they
are our countrymen now"). Ý ông nói một khi họ đã đầu hàng thì họ đã trở
thành người dân của mình, mình phải có bổn phận bảo vệ và không làm nhục họ.
Cũng vì vậy mà cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày
kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Tướng Grant sau này đắc cử tổng thống
thứ 18 cuả Mỹ .
Thái
độ của hai ứng cử viên ngày nay là sự tiếp nối truyền thống hào hùng đó. Sự
đoàn kết dân tộc và tinh thần thượng võ cho người ta hiểu được tại sao nước Mỹ
giàu mạnh cho tới ngày nay.
Bầu cử
TT Mỹ tại Sài Gòn
Trong
khi ở Mỹ đang hồi hộp theo dõi những giây phút cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng -Thống
(T.T) Mỹ thì ở Sài Gòn, cũng có một cuộc bầu cử và theo dõi kết quả này tương
tự.
Vào
sáng ngày 07-11-2012 (giờ VN) theo lời
mời của Tổng lãnh sự Mỹ tại TP Sài Gòn, khoảng 400 người gồm những vị được gọi
là “chính khách”, doanh nhân và sinh viên đã tụ tập tại Trung tâm Hội nghị White
Palace (Q.Phú Nhuận, TP Sài Gòn) để theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ qua truyền hình. Không
khí bình luận về cuộc đua vào nhà trắng giữa Barack Obama và Mitt Romney diễn
ra sôi nổi. Đây là một sự kiện chưa từng có tại VN.
Lãnh
sự quán Mỹ giải thích các quy định và mô phỏng lại cách thức đi bầu để khách
mời có dịp tham gia “thử nghiệm”.
Có 81,9% phiếu bầu cho Obama trong khi Romney chiếm 18,1%. Lý do Obama được ủng hộ vì sự quan tâm đặc biệt của ông dành cho châu Á.
Có 81,9% phiếu bầu cho Obama trong khi Romney chiếm 18,1%. Lý do Obama được ủng hộ vì sự quan tâm đặc biệt của ông dành cho châu Á.
Giám
đốc hợp tác phát triển và quan hệ chính phủ VinaCapital Foundation, Rad Kivette
cho biết ông “bầu” cho Obama vì ngài tổng thống da màu này coi trọng quan hệ
giữa Mỹ với châu Á. Trong nhiệm kỳ vừa qua của Obama, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ
đã đến thăm châu Á 3 lần, nhiều hơn các đời tổng thống trước.
Ngoài
việc bố trí hai màn hình rộng trong khán phòng, kênh CNN phát sóng trực tiếp
cuộc bầu cử, Ban tổ chức còn trưng bày các tài liệu về bầu cử Mỹ, thông tin ứng
viên… để quan khách tham khảo. Nhiều người đã lấy các biểu tượng về nước Mỹ,
chiếc quạt nhựa có in thông tin bầu cử… để làm kỷ niệm. Ban tổ chức còn bố trí
một thùng phiếu để các quan khách bỏ phiếu bình chọn. Dù cuộc “bầu cử” này chỉ
mang tính chất tượng trưng nhưng nhiều người đã hào hứng tham gia.
Kết quả kiểm phiếu, có đến 80% số phiếu đã bầu chọn cho Barack Obama vào chiếc
ghế ông chủ Nhà trắng.
Các
sinh viên cho biết, được tham dự chương trình này là cơ hội tốt để hiểu thêm về
hệ thống bầu cử của Mỹ và thực tập tiếng Anh. Nhiều sinh viên đã tự
tin trao đổi với các chính khách, doanh nhân người Mỹ để tìm hiểu về
quy trình bầu cử tại các tiểu bang...
Cuộc
khảo sát “bỏ túi” trong khán phòng, đã có rất nhiều doanh nhân cả người Việt
lẫn người Mỹ đều ủng hộ ông Obama. Khoảng 9g sáng, thời điểm ứng cử viên Mitt
Romney vượt lên dẫn trước Obama về số phiếu bầu. Nhiều người tỏ vẻ hồi hộp,
căng thẳng... Tuy nhiên, càng về trưa, Obama đã có cú “lội ngược dòng” ngoạn
mục khi liên tục dẫn điểm trước đối thủ.
Và
giây phút chờ đợi đã đến, Obama vượt qua số phiếu bầu 270 và tiếp tục nhiệm kỳ
Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Nhiều người ôm lấy nhau, reo hò để chúc mừng, có
lẽ không kém không khí ở Mỹ bao nhiêu khi xem qua các đài truyền hình.
Tại sao
ông Obama được nhiều người Việt ủng hộ?
Giám
đốc đối ngoại Công ty IDG Ventures Vietnam, Dương Thu Hương cho biết: “Tôi bầu
cho Obama vì ông có cái nhìn tích cực về châu Á Thái Bình Dương, trong đó có
Việt Nam. Thị trường này tuy còn non trẻ nhưng nhiều tiềm năng”.
Bà
Hương phân tích, nhiệm vụ quan trọng nhất của tân tổng thống trong thời điểm
này là giải quyết nạn thất nghiệp, đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng cho
nền kinh tế. Trong 4 năm qua, Obama đã làm điều này rất tốt dù kinh tế Mỹ gặp
nhiều khó khăn. Bà Hương nói: “Tôi tin
ông ấy thấu hiểu chu kỳ này và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, vì Romney là
người mới sẽ cần thêm thời gian để thích ứng”.
Nhiều
bạn sinh viên cũng đến tham dự buổi tường thuật bầu cử Tổng Thống Mỹ tại TP Sài
Gòn. Các bạn trẻ cho hay ủng hộ Obama vì sự quan tâm của ông đến du học sinh và
châu Á.
Tổng
lãnh sự quán Mỹ tại TP Sài Gòn Lê Thành Ân cho biết: “Tiến trình bầu cử này
mang đến cơ hội cho tất cả công dân Mỹ tham gia vào công tác chính trị một cách
hoà bình và dân chủ. Là viên chức của chính phủ Mỹ, tôi nhận thấy cuộc bầu cử
năm nay rất thú vị”.
Dù sao đây cũng là một sáng kiến của Lãnh sự quán Mỹ Tại Sài Gòn, quảng bá cho tinh thần dân chủ Mỹ, đưa cuộc bầu cử đến gần với người VN hơn. Những người tham dự cuộc “bầu cử thử nghiệm” này mong ước một tiến trình dân chủ thực sự trong những cuộc bầu cử trên đất nước mình cũng diễn ra gay go, quyết liệt, hấp dẫn như thế.
Dù sao đây cũng là một sáng kiến của Lãnh sự quán Mỹ Tại Sài Gòn, quảng bá cho tinh thần dân chủ Mỹ, đưa cuộc bầu cử đến gần với người VN hơn. Những người tham dự cuộc “bầu cử thử nghiệm” này mong ước một tiến trình dân chủ thực sự trong những cuộc bầu cử trên đất nước mình cũng diễn ra gay go, quyết liệt, hấp dẫn như thế.
Văn
Quang – 09-11-2012
01-_Hai_man_hinh_lon.jpg
02-_Hoi_hop_theo_doi_bau_cu_TT_My.jpg
03-_Nguoi_Saigon_tham_gia_bo_phieu.jpg
04-_Nhieu_ban_tre_ung_ho_Obama.jpg
05-_Tai_lieu_va_nhung_mon_qua_nho.jpg
02-_Hoi_hop_theo_doi_bau_cu_TT_My.jpg
03-_Nguoi_Saigon_tham_gia_bo_phieu.jpg
04-_Nhieu_ban_tre_ung_ho_Obama.jpg
05-_Tai_lieu_va_nhung_mon_qua_nho.jpg
Hình:
Hình
1: Hai màn hình lớn thông tin trực tiếp diễn biến buổi bầu cử
Hình
2: Hồi hộp theo dõi bầu cử tổng thống Mỹ tại TP Sài Gòn,
Hình
3: Người Sài Gòn tham gia bỏ phiếu, dù chỉ mang tính tượng trưng
Hình
4: Nhiều bạn trẻ ủng hộ Obama đắc cử
Hình
5: Tài liệu và những món quà lưu niệm nhỏ mang ý nghĩa ngày bầu cử
No comments:
Post a Comment