Keen Sword 2011
Nhật Bản và
Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận chung từ đầu tuần này, trong bối cảnh quan
hệ Nhật Bản - Trung Quốc vẫn còn căng thẳng vì tranh chấp ở quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Cuộc tập trận có tên Keen Sword (thanh kiếm sắc) tiến hành trong hải phận Nhật Bản trên vùng biển gần tỉnh Okinawa ở hướng bắc quần đảo Senkaku. Đài NHK cho biết hơn 37.000 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và 10.000 binh sĩ tham gia tập trận. Nhật Bản đã điều các tàu khu trục và một tàu tuần dương Aegis đến căn cứ Okinawa của Mỹ. Cuộc tập trận bất đầu hôm thứ Hai 5/11 kéo dài đến ngày 16/11.
Hôm thứ Hai 5/11, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ bắt đầu tập trận chung ở khu vực biển quanh Nhật Bản. Mục tiêu chính là để củng cố khả năng phòng thủ của Nhật Bản ở khu vực quần đảo phía Tây Nam. Trong mục Tiêu điểm hôm nay, chúng ta sẽ lắng nghe bình luận viên cao cấp của đài NHK Tsuya Hisashi nói về bối cảnh cũng như mục đích của cuộc tập trận quy mô lớn này.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây vì vấn đề quần đảo Senkaku. Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Ông có thể cho biết vì sao cuộc tập trận lại diễn ra trong thời điểm này không ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Cuộc diễn tập được lên kế hoạch rất lâu trước khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, sự kiện khiến mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Do đó, cuộc diễn tập này không ngụ ý phòng tránh bất cứ một tình huống bất ngờ nào ở quần đảo này. Tôi có thể nói việc diễn tập chỉ ngẫu nhiên xảy ra trong thời điểm mối quan hệ hai nước gặp nhiều khó khăn.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Thưa ông, Nhật Bản và Mỹ sẽ làm gì trong cuộc tập trận chung này ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Cuộc diễn tập có tên là "Thanh kiếm sắc bén". Nhật Bản và Mỹ từng thực hiện các cuộc diễn tập tương tự 2 năm một lần. Có khoảng 47.000 nhân viên tham gia vào lần diễn tập này, trong đó có cả một tàu sân bay của Mỹ. Diễn tập được thực hiện với nhiều tình huống giả định. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu chính là tăng cường khả năng phòng thủ ở quần đảo phía Tây Nam, nằm về phía Nam của đảo Kyushu.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Vì sao việc phòng thủ ở quần đảo phía Tây Nam lại quan trọng như vậy thưa ông?
Ông Tsuya Hisashi:
Điều này liên quan mật thiết tới việc Trung Quốc nhanh chóng tăng cường sức mạnh hải quân. Đối với Trung Quốc, quần đảo phía Tây Nam Nhật Bản giống như là một chướng ngại vật chắn đường Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc đang tìm cách mở rộng sang phía Thái Bình Dương trong nỗ lực đối phó với sức mạnh hải quân Mỹ. Nhưng để tiến đến Thái Bình Dương, Trung Quốc cần đi qua quần đảo Tây Nam Nhật Bản. Điều này khiến vùng quần đảo này trở thành một đường phòng thủ quan trọng của Nhật Bản và Mỹ đối với Trung Quốc.
Một tình huống diễn tập tái chiếm hòn đảo xa đang bị quân địch chiếm đã được lên kế hoạch trước. Nếu tình huống này được đưa vào diễn tập thật, nó sẽ là lần diễn tập đổ bộ lên đất liền đầu tiên ở Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy vào phút chót, vì lo ngại điều này sẽ làm xấu thêm mối quan hệ Nhật-Trung.
Trong khi đó, việc huấn luyện di chuyển các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ trên bộ lên các tàu Mỹ được dự kiến sẽ diễn ra. Điều này sẽ giúp Nhật Bản triển khai lực lượng nhanh chóng tới quần đảo phía Tây Nam trong trường hợp khẩn cấp.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Theo ông, Nhật Bản nên đối phó với sự hiện diện quân sự ngày một lớn của Trung Quốc như thế nào ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Trung Quốc có thể cố tình có hành động khiêu khích ở khu vực biển gần quần đảo Senkaku. Điều quan trọng là không bị khiêu khích và đáp trả bình tĩnh. Củng cố mối quan hệ Nhật Bản và Mỹ là rất cần thiết. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây, ví dụ như vụ triển khai máy bay Osprey ở Okinawa và vụ các quân nhân Mỹ bị buộc tội cưỡng bức một phụ nữ Nhật Bản, đang gây lo ngại làm ảnh hưởng mối quan hệ hai nước. Nhật bản cần phải vượt qua các vấn đề này để chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống bất ngờ thuộc tầm quốc gia.
Đài phát thanh Nhật Bản: Xin cảm ơn ông.
Cuộc tập trận có tên Keen Sword (thanh kiếm sắc) tiến hành trong hải phận Nhật Bản trên vùng biển gần tỉnh Okinawa ở hướng bắc quần đảo Senkaku. Đài NHK cho biết hơn 37.000 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và 10.000 binh sĩ tham gia tập trận. Nhật Bản đã điều các tàu khu trục và một tàu tuần dương Aegis đến căn cứ Okinawa của Mỹ. Cuộc tập trận bất đầu hôm thứ Hai 5/11 kéo dài đến ngày 16/11.
Hôm thứ Hai 5/11, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ bắt đầu tập trận chung ở khu vực biển quanh Nhật Bản. Mục tiêu chính là để củng cố khả năng phòng thủ của Nhật Bản ở khu vực quần đảo phía Tây Nam. Trong mục Tiêu điểm hôm nay, chúng ta sẽ lắng nghe bình luận viên cao cấp của đài NHK Tsuya Hisashi nói về bối cảnh cũng như mục đích của cuộc tập trận quy mô lớn này.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây vì vấn đề quần đảo Senkaku. Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Ông có thể cho biết vì sao cuộc tập trận lại diễn ra trong thời điểm này không ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Cuộc diễn tập được lên kế hoạch rất lâu trước khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, sự kiện khiến mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Do đó, cuộc diễn tập này không ngụ ý phòng tránh bất cứ một tình huống bất ngờ nào ở quần đảo này. Tôi có thể nói việc diễn tập chỉ ngẫu nhiên xảy ra trong thời điểm mối quan hệ hai nước gặp nhiều khó khăn.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Thưa ông, Nhật Bản và Mỹ sẽ làm gì trong cuộc tập trận chung này ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Cuộc diễn tập có tên là "Thanh kiếm sắc bén". Nhật Bản và Mỹ từng thực hiện các cuộc diễn tập tương tự 2 năm một lần. Có khoảng 47.000 nhân viên tham gia vào lần diễn tập này, trong đó có cả một tàu sân bay của Mỹ. Diễn tập được thực hiện với nhiều tình huống giả định. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu chính là tăng cường khả năng phòng thủ ở quần đảo phía Tây Nam, nằm về phía Nam của đảo Kyushu.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Vì sao việc phòng thủ ở quần đảo phía Tây Nam lại quan trọng như vậy thưa ông?
Ông Tsuya Hisashi:
Điều này liên quan mật thiết tới việc Trung Quốc nhanh chóng tăng cường sức mạnh hải quân. Đối với Trung Quốc, quần đảo phía Tây Nam Nhật Bản giống như là một chướng ngại vật chắn đường Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc đang tìm cách mở rộng sang phía Thái Bình Dương trong nỗ lực đối phó với sức mạnh hải quân Mỹ. Nhưng để tiến đến Thái Bình Dương, Trung Quốc cần đi qua quần đảo Tây Nam Nhật Bản. Điều này khiến vùng quần đảo này trở thành một đường phòng thủ quan trọng của Nhật Bản và Mỹ đối với Trung Quốc.
Một tình huống diễn tập tái chiếm hòn đảo xa đang bị quân địch chiếm đã được lên kế hoạch trước. Nếu tình huống này được đưa vào diễn tập thật, nó sẽ là lần diễn tập đổ bộ lên đất liền đầu tiên ở Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy vào phút chót, vì lo ngại điều này sẽ làm xấu thêm mối quan hệ Nhật-Trung.
Trong khi đó, việc huấn luyện di chuyển các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ trên bộ lên các tàu Mỹ được dự kiến sẽ diễn ra. Điều này sẽ giúp Nhật Bản triển khai lực lượng nhanh chóng tới quần đảo phía Tây Nam trong trường hợp khẩn cấp.
Đài phát thanh Nhật Bản:
Theo ông, Nhật Bản nên đối phó với sự hiện diện quân sự ngày một lớn của Trung Quốc như thế nào ạ?
Ông Tsuya Hisashi:
Trung Quốc có thể cố tình có hành động khiêu khích ở khu vực biển gần quần đảo Senkaku. Điều quan trọng là không bị khiêu khích và đáp trả bình tĩnh. Củng cố mối quan hệ Nhật Bản và Mỹ là rất cần thiết. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây, ví dụ như vụ triển khai máy bay Osprey ở Okinawa và vụ các quân nhân Mỹ bị buộc tội cưỡng bức một phụ nữ Nhật Bản, đang gây lo ngại làm ảnh hưởng mối quan hệ hai nước. Nhật bản cần phải vượt qua các vấn đề này để chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống bất ngờ thuộc tầm quốc gia.
Đài phát thanh Nhật Bản: Xin cảm ơn ông.
Bản tin tiếng Việt từ NHK World
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment