Song Chi
November 24, 2012
Khi Tổng Thống Barack Obama chọn Miến Ðiện là một trong ba quốc gia Ðông Nam Á để viếng thăm trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử, thế giới không khó để hiểu được thông điệp mà Hoa Kỳ muốn chuyển tải từ chuyến đi lịch sử này.
Người dân Miến Ðiện chào đón Tổng Thống Obama. (Hình: AFP/Getty Images)
Nhất
là Trung Quốc, quốc gia luôn theo dõi sát sao mọi động thái của Hoa Kỳ
trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và các quốc gia láng giềng khác,
trong đó có Việt Nam.
Không
rõ trong đầu óc của những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN
có những suy nghĩ gì khi những hình ảnh về chuyến viếng thăm Miến Ðiện
đầu tiên của vị tổng thống đương nhiệm của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ được
đăng tải khắp nơi. Ðặc biệt là bài diễn văn đầy cảm hứng, đầy khích lệ
của ông tại trường Ðại Học Yangoon trước tiến trình cải cách theo hướng
dân chủ đang diễn ra ở Miến Ðiện.
Nhưng
nhiều người dân VN trong và ngoài nước thì mừng cho đất nước, nhân dân
Miến Ðiện đồng thời chạnh lòng khi nghĩ đến đất nước, dân tộc mình.
Những
điều mà Tổng Thống Barack Obama nói với người dân Miến Ðiện, cũng là
lời nhắn gửi đến tất cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia độc tài và
nhân dân của họ, kể cả VN.
VN
đã đi trước Miến Ðiện hai mươi lăm năm trong việc mở cửa hội nhập với
thế giới. Nhưng điểm khác nhau căn bản ngay từ đầu là VN quyết định chỉ
cải cách về kinh tế nhưng không thay đổi về chính trị, còn Miến Ðiện thì
cải cách chính trị trước.
Chỉ
trong một thời gian rất ngắn chưa được hai năm, Miến Ðiện đã có những
thay đổi rất mạnh mẽ. Từ việc thả hàng trăm tù nhân chính trị, tù nhân
lương tâm, công nhận các đảng phái chính trị đối lập, cho phép bầu cử
Quốc Hội một cách dân chủ dưới sự giám sát của nước ngoài, bãi bỏ kiểm
duyệt báo chí, truyền thông,…
Những thay đổi rõ ràng và căn bản.
Ðiều
đó cho phép người dân Miến Ðiện và thế giới tin tưởng vào tương lai
tươi sáng của quốc gia này, dù rằng, như Tổng Thống Barack Obama cũng đã
nói trong bài diễn văn kể trên:
“But
this remarkable journey has just begun, and has much further to go.
Reforms launched from the top of society must meet the aspirations of
citizens who form its foundation.”
Trên
con đường rất dài, một quốc gia có thể bắt đầu thay đổi muộn hơn quốc
gia khác, nhưng nếu đi đúng đường, sẽ tiến nhanh hơn gấp nhiều lần. Ðiều
đó chắc chắn sẽ đúng với trường hợp Việt Nam và Miến Ðiện.
Dù
mở cửa trước, và có những thay đổi, phát triển bước đầu về kinh tế, đời
sống vật chất của người dân trong hai thập kỷ qua, nhưng cho đến bây
giờ, do không thay đổi mô hình thể chế chính trị, nền kinh tế VN thực sự
đã chựng lại. Không những thế, đã bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng do
nạn tham nhũng và điều hành quản lý kinh tế kém cỏi, không minh bạch –
những hệ quả của một chế độ độc tài độc đảng không bị kiểm soát về quyền
lực.
Người
dân VN cho đến nay vẫn chưa được hưởng những quyền tự do dân chủ tối
thiểu của con người. Ngược lại, trước nỗi khiếp sợ phải tiếp tục tồn tại
bằng mọi giá, nhà nước cộng sản ngày càng tỏ ra hà khắc, phản động, đi
ngược lại mọi xu hướng tiến bộ của nhân loại. Khiến thế giới và Hoa Kỳ
không còn mặn mà, tin tưởng vào sự thay đổi của VN nữa.
Trước
đây những người lãnh đạo VN có lẽ cho rằng với vị trí nằm sát biên
giới, là một trong những chốt chặn quan trọng trên con đường tiến ra
biển Ðông của TQ, VN có thể “làm giá” với cả TQ và Hoa Kỳ, nhất là khi
Hoa Kỳ đang muốn kềm hãm TQ.
Nhưng
đến bây giờ không biết những cái đầu “đỉnh cao trí tuệ” ấy có nhận ra
rằng với rất nhiều đồng minh, bạn bè tin cẩn trong vùng từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Úc, Ðài Loan, Singapore, Philippines, Thái Lan,… nay nếu Miến
Ðiện lại hướng về phía dân chủ nữa thì việc có hay không các nước VN,
Lào, Campuchia về “phe mình,” cũng chẳng quan trọng gì đối với Hoa Kỳ.
Ngay
cả TQ, với sức mạnh và tham vọng đến thế cũng cảm thấy cái vòng vây của
Hoa Kỳ và các đồng minh đang bao quanh, không dễ gì TQ có thể hoành
hành, biến biển Ðông thành ao nhà của mình. Ðó là chưa nói đến các cường
quốc khác như Ấn Ðộ, Nga,…
TQ nhìn tới nhìn lui cũng không tìm đâu ra một đồng minh chiến lược, không thấy ai là bạn bè. Huống hồ là VN.
Trong
những năm qua, nhà cầm quyền VN đã chứng tỏ với thế giới họ thực sự là
một chính phủ độc tài, cai trị nhân dân bằng bạo lực, bằng sự sợ hãi,
những bản án phi nhân, nhà tù và cả những cái chết oan do bị công an bạo
hành. Chính vì vậy, họ càng không có hy vọng gì được Hoa Kỳ và thế giới
dân chủ trở thành bạn, hỗ trợ khi cần. Không thể trách được ai khi
chính họ đã tự chặt vào tay mình.
Nếu
như TQ còn có thể dùng tiền để mua chuộc được một vài quốc gia láng
giềng hoặc gây ảnh hưởng ít nhiều đến các nước khác, thì VN không thể
làm được như vậy. Ngay cả những “đồng minh bạn bè” một thời gắn bó như
Cambodia, Lào cũng nhạt phai hẳn.
Chúng
ta đã thấy, trước mối lợi to lớn từ TQ, Cambodia đã sẵn sàng ngả về
phía TQ trong xung đột trên biển Ðông giữa VN-TQ, và Lào sau một thời
gian tạm hoãn cuối cùng cũng cương quyết xây đập thủy điện Xayaburi mặc
cho VN có hài lòng hay không.
Vất
vả chèo chống giữa những khó khăn bộn bề về kinh tế, bên ngoài thì
không có đồng minh, bạn bè, nhà cầm quyền VN ngày càng trở nên bạc nhược
đối với TQ.
Từ
lâu rồi, trước sự hung hăng gây hấn của TQ trên biển Ðông kết hợp với
những bước đi bài bản, phối hợp cả ngoại giao, tuyên truyền, phô diễn về
sức mạnh quân sự cộng với các động thái nhằm củng cố về chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa, nhà cầm quyền VN hoàn toàn
nín lặng, nhịn nhục.
Trái ngược với Philippines, nước láng giềng tuy yếu hơn VN về quân sự nhưng luôn luôn lên tiếng mạnh mẽ hơn.
Ngay
tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 khai mạc ngày 18 tháng 11 tại
Phnom Penh vừa qua cũng vậy. Trong khi Philippines công khai lên tiếng
đề nghị giải quyết tranh chấp ở biển Ðông trong khuôn khổ đa phương, tức
là quốc tế hóa hồ sơ này thì VN, dù nguy cơ trong việc tranh chấp với
TQ còn lớn hơn, lại không có được một thái độ rõ ràng.
Dường
như những người lãnh đạo nhà nước cộng sản VN vẫn cố mà tin rằng nếu
nhịn nhục, biết thân biết phận thì TQ sẽ để yên cho. Nhưng thực tế lại
khác hẳn.
Lại
phải nhắc đến Miến Ðiện. Trước đây Miến Ðiện bị thế giới cô lập, phải
phụ thuộc vào TQ còn hơn cả VN, nhưng khi nước này quyết tâm thoát ra,
TQ cũng chẳng dám “trừng phạt,” ngược lại, vẫn phải “nương nhẹ” để không
mất hẳn Miến Ðiện vào tay Hoa Kỳ.
Ðể
xoa dịu dư luận, nhà cầm quyền VN thường đưa ra những điệp khúc nhai
lại về tầm quan trọng của sự ổn định chính trị, cần tránh tạo điều kiện
để các thế lực thù địch lợi dụng, hoặc nhà nước đã có những phương sách
riêng, có sự chuẩn bị riêng, cần phải khôn ngoan mềm dẻo, không nên tạo
cớ để TQ gây chiến v.v…
Nhưng
tất cả những luận điệu đó, chỉ là để nhằm tự trấn an cho chính nhà cầm
quyền. Còn thực sự thì họ không có vũ khí gì để chống lại TQ trừ hai
điều: lòng dân và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Tuy
nhiên, để có được hai điều này, họ phải chấp nhận đổi lại bằng việc đặt
quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân, phe
nhóm, và của đảng, quyết tâm từ bỏ thể chế chính trị độc tài. Ðiều mà
Tổng Thống Thein Sein và chính phủ của ông đã làm được vì Miến Ðiện, còn
nhà nước cộng sản VN thì không.
Thực tế từ lâu đã chứng tỏ VN càng bạc nhược thì TQ càng lấn tới.
Và
người dân VN, trong khi quan sát để mà ao ước từ sự dân chủ của Hoa Kỳ
thể hiện qua cuộc bầu cử tổng thống mới đây cho đến hành trình thay đổi
của Miến Ðiện, có tự hỏi vì sao điều đó lại xảy ra ở quốc gia khác mà
không phải là VN? Và tự do dân chủ có phải từ trên trời rơi xuống?
Hay
như Tổng Thống Obama đã nhắc lại: “As one former prisoner put it in
speaking to his fellow citizens, Politics is your job. It’s not only for
[the] politicians.”
Song Chi
Nam Yết chuyển
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment