Tàu vận chuyển của cộng sản Bắc Việt bị Hải Quân VNCH bắt kéo về triển lãm trên sông Sài Gòn.
Lời nói đầu:
Bài viết này được soạn vào năm 2008 với những tài liệu thu thập từ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Hoa Kỳ trong cuộc
Hành Quân Market Time nhầm ngăn chận việc tiếp tế vũ khí và người từ
miền Bắc vào miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt bằng đường Biển. Bài viết
củng đã dùng những tài liệu của Hải Quân Cộng Sản Bắc Việt trong Lịch
Sử Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (1955-2005) để nhấn mạnh thêm về chứng cớ
và chi tiết của sự lãnh đạo của Cộng Sản miền Bắc với sự chi viện của
Trung Quốc trong suốt cuộc
chiến xâm lăng Miền Nam...
Tháng
9 năm 2011, một loạt bài viết trên Báo Quân Đội Nhân Dân online cho
khởi đăng các bài báo để Kỷ niệm 50 năm đường mòn Hồ Chí Minh trên
biển,trong phần mở đầu báo này đã viết: “Từ năm 1961-1975 trên tuyến
đường Hồ Chí Minh trên biển đã có 1,789 chuyến tàu không số, vận chuyển
150,000 tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ vượt qua hàng vạn hải
lý…”
Dỉ nhiên loại
thông tin này là nhằm thổi phòng chiến tích nhưng một lần nửa Cộng Sản
vốn giả dối đã lộ bộ mặt lừa đảo dư luận Thế giới,dư luận này vốn bất
nhân tiếp tay hạ gục Việt Nam Cộng Hòa một Quốc Gia non
trẻ đang bước những bước đi khó khăn trên đường tiến về phía trước và đã
ngả gục với sự tiếp tay của thù trong và giặc ngoài.
Thời
điểm của những ngày trước tháng 4 hàng năm, xin được ghi lại những cố
gắng của những người đã chết trên chiến trường trước năm 1975, những
người bỏ xác trên vùng biển Việt Nam trên đường tìm Tự Do ,và những
người đã liên quan đến cuộc chiến tranh này nhất là các người Tỵ Nạn
vượt biển, vượt biên đã một thời dùng hết sức mình để bảo vệ cho Miền
Nam.
Cám ơn những bạn Đồng minh Hải Quân Hoa Kỳ đã phục vụ trên các chiến hạm, chiến đỉnh trong hành quân Market Time và
hơn hết,bài viết này dành tặng cho các anh chiến sỉ Hải Quân và các
quân nhân Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước,các anh đã hứng chịu
tất cả những khổ đau về tinh thần lẫn thể xác, luôn tổn thương vì bị sỉ
nhục qua các sách báo và bài viết về cuộc chiến bởi hệ thống tuyên
truyền của chánh quyền Cộng Sản.
Tháng 4 năm 2012.
Phần I . Phần một của bài viết nầy được dựa vào tài liệu trích từ bản báo cáo hàng tháng của COMNAVFORV vào tháng 6 năm 1966, phần phụ lục IV từ trang 1 đến trang 7 . [1]
Từ những năm đầu của thập niên1960, cộng sản Bắc Việt đã tăng cường đưa cán bộ xâm nhập miền Nam, tiếp tay với những cán bộ nằm vùng còn ở lại sau năm 1954 để thành lập Trung ương cục miền Nam (cục R) ,Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Huy hiệu hành quân Market Time. |
Từ những năm đầu của thập niên1960, cộng sản Bắc Việt đã tăng cường đưa cán bộ xâm nhập miền Nam, tiếp tay với những cán bộ nằm vùng còn ở lại sau năm 1954 để thành lập Trung ương cục miền Nam (cục R) ,Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Binh
đoàn Bắc Việt được đưa vào Nam để chỉ huy và phối hợp cùng du kích nằm
vùng ,tổ chức những toán tiếp nhận và phân phối vũ khí từ miền Bắc xâm
nhập vào Nam bằng đường biển.
Đường tiếp tế vũ khí nầy phần lớn đưa vũ khí vào Nam,tại những vùng mật khu bất khả xâm phạm tại vùng mũi Cà Mau vào thời gian của đầu thập niên 1960 gồm cả hai phía Đông (các cửa sông Cửu Long) và Tây (U Minh thượng và hạ).
Chúng ta hảy thử đọc một tài liệu từ tin tức thu thập qua một Cán bộ Bắc Việt tên là Nguyễn Văn Xuân, bí danh Tư Dũng ,chính trị viên Đại đội 868 trách nhiệm những chuyến tiếp vũ khí xâm nhập vào vùng Cà Mau.
Theo lời kể của Tư Dũng thì từ năm 1963 đến năm 1965 có tất cả 42 chuyến tiếp tế bằng đường biển từ Bắc vào Cà Mau :
Ta hảy xem thử lời khai của người Cán binh này trong tài liệu trích từ bản báo cáo:
Ngày đến của những chuyến tàu tiếp tế .
Ngày đến chính xác không được ấn định trước vì còn tùy thuộc vào thời tiết và tình trạng an ninh
của các chuyến đi, tuy nhiên dựa vào những chuyến đến trước đó thì Tư
Dũng cho biết là có hai chuyến trong một tháng. Chuyến đầu của tháng hoặc vào các ngày thứ 16,17 và 18 và chuyến thứ hai vào ngày thứ 28 và 29. Những chuyến tàu nầy sẽ chỉ đến sau 11 giờ đêm ,vào lúc thủy triều cao nhất và chỉ ở lại 2 ngày tại nơi nhận để bốc dỡ vũ khí.
Vị trí nơi đến .
Trong liên tiếp ba năm từ 1963 đến 1965 thì các chuyến tiếp tế đến Năm Căn đến và neo tại hai địa điễm:
- Rạch Vang ( Việt Cộng thường gọi là Rạch Kiến Vàng ) tọa độ WQ 133 574
- Rạch Năng Việt Cộng thường gọi là Vàm Lung ) tọa độ WQ 147 560
Nguồn tin cho biết là vào năm 1963 và 1964 , hai lần tàu tiếp tế bị máy bay và tàu tuần tiễu phát hiện nên không thể dỡ hàng tại địa điễm ấn định, phải vào ẩn núp tại vùng Rạch Gốc VQ 994510 (1963) và vùng rạch Bo Hu WQ 250670 (1964)
Chi tiết về việc đón nhận các chuyến tiếp tế.
Trước khi đến Không ghi nhận được là từ cơ quan nào mà đơn vị tiếp nhận (ĐĐ 868) biết được ngày đến của các chuyến tàu nhưng nguồn tin cho biết là trước đó hai ngày, ĐĐ 868 được lệnh cho bố trí tại: Vàm Vang WQ165578 và Vàm Nang (Vàm Lung) WQ 163573 mỗi nơi một Trung Đội, đặt trạm gác trên các cây cao để dễ phát hiện những tàu của Hải Quân VNCH và để
nhận diện ghe xuồng bạn.
Đảo Obi
|
Cửa Rạch Gôc
|
Cửa Bồ Đề
|
Cửa Bồ Đề và cửa Rạch Gốc là hai cửa vào từ biển của tàu tiếp tế. Có hai tàu nhỏ tại địa phương hướng dẫn vào vị trí tiếp nhận.
Ngày đến. Nhận diện bằng đèn hiệu, những dấu hiệu nhận diện thường xuyên thay đổi theo màu sắc và số chớp tắt của đèn. Sau khi được nhận diện, tàu vào ủi bãi. Tàu này đã được hai tàu nhỏ đón ngòai khơi giữa cửa Bồ Đề và Rạch Gốc.
Ghi chú Hai tàu nhỏ được
sử dụng vào cuối năm 1963, đó là hai tàu tịch thu từ Quân Đội VNCH
trong một trận chiến ở Cà Mau.Từ đó nó được Trung Đội 2 của ĐĐ 868 dùng
để đi đón tàu tiếp tế vũ khí .Một chiếc ở Rạch Gốc, một chiếc ở cửa Bồ Đề để chờ tàu tiếp tế.
Khi không được dùng đến, hai tàu nhỏ này đượcdấu trong một rạch nhỏ cách Vàm Nang 50 thước, nó được che phủ bởi những tàng cây và lá cây để không bị các máy bay phát giác, nhiên liệu cho các tàu nhỏ này được cung cấp bởi các tàu tiếp tế vũ khí.
Tàu vận chuyển vũ khí của cộng sản Bắc Việt bị Hải Quân VNCH bằn cháy tại vùng biển Ba Động năm 1966.
Bảo vệ cho tàu chở vũ khí
Một hoặc hai ngày trước khi tàu chở vũ khí đến, ĐĐ
868 đả cho bố trí canh gác tại Rạch Vang và Rạch Nang, cùng lúc đưa
quân đến các vùng Rạch Gốc (WQ 010495) và cửa Bồ Đề (WQ 270640). Khi tàu
tiếp tế đến và bốc dỡ hàng các tóan này vẫn tiếp tục hiện diện tại vị trí cho đến khi nó khởi hành rời địa điễm , chấm dứt công tác tại khu vực dỡ hàng. Trung đội 3 của ĐĐ 868 thiết lập những
trạm gác trên các cây cao gần vị trí tàu chở vũ khí để canh phòng máy bay, Trung đội này có nhiệm vụ bảo vệ và che dấu cho Thủy thủ đòan và tàu, đem vũ khí lên bờ .
Bốc dỡ hàng
Đem vũ khí và đạn dược khỏi tàu là do Tr/đội 3 trách nhiệm, dân không được xử dụng làm việc này. Hai cầu gỗ được thả để nối liền từ tàu vào bờ làm đường vận chuyển . Khi bốc dỡ vũ khí
,có 4 đến 5 thủy thủ và chính trị viên hoặc thuyền phó của tàu hiện
diện, kiểm sóat .Số thủy thủ đòan còn lại nghỉ ngơi trong các chòi và láng ở gần đó. Có hai cán bộ phụ nữ lo việc nấu nướng cho thủy thủ đòan. Thủy thủ đòan của tàu tiếp tế vũ khí có từ 20 đến 25 người.
Rời vùng
Sau khi dỡ hàng xong tàu tiếp tế rời vùng ngay.Trong chuyến trở ra biển,tàu không cần tàu nhỏ huớng dẫn.
Nhận và giao vũ khí.
Người chỉ huy ĐĐ 868 ký nhận vũ khí với thuyền trưởng và chính
trị viên tàu. Ông ta còn có trách nhiệm chuyển giao vũ khí cho các nơi
nhận sau này. Không có kho vũ khí chính thức mà chỉ có những hầm nhỏ
cách bãi nhận độ 400 đến 500 thước. Theo lệnh của người
chỉ huy Tiểu đòan, Đại đội trưởng ĐĐ 868 giao trách nhiệm cho Trung đội
3 chuyển vũ khí đến các nơi ấn định để được ký nhận bởi các đơn vị nhận
tiếp tế trong vòng 10 ngày. Vũ khí được chuyển giao vào lúc đêm. Trong
các đơn vị nhận
có các tên và số đươc ghi nhận như: 306 , 309 , 96 , D 123 nhưng chính xác đơn vị nào và tầm cở không biết được.
Loại tàu chuyển vận vũ khí.
Trong vòng ba năm từ 1963 đến 1965, Bắc Việt đã xử dụng khoảng 7 đến 8 lọai tàu khác nhau để chở vũ khí. Năm 1964 và 1965, những tàu chuyên chở lớn hơn những tàu của năm 1963 [2]. Tàu này khỏang 30 m dài và 4 m ngang, chở độ 60 tấn. Vỏ tàu sơn màu xám. Lưới đánh cá được phủ trên phòng lái và cột cờ. Vũ khí trên tàu là 2 đại liên 12.7 ly .
Qua những nguồn tin nầy thì chúng ta nhận ra là đường chuyển vận vũ khí vào Nam bằng đường biển lúc đầu, khởi sự vào đầu thập niên 1960 ( những chi tiết và tài liệu có được sau nầy cho biết là bốn chuyến tiếp tế đầu
tiên cho Cà Mau chuyển giao 111 tấn vũ khí cho Liên Khu 9 là vào hai tháng 10 và tháng 11 của năm 1962 [3] ).
Đường chuyển vận vũ khí bằng đường biển đã được Bắc Việt gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển. Việc tiếp tế vũ khí đã bị chậm lại và gặp nhiều khó khăn khi Hải Quân Hoa Kỳ tổ chức cuộc hành quân Market Time vào năm 1965 sau khi phát giác và đánh chìm một tàu chở vũ khí của Bắc Việt tại Vũng Rô tháng hai năm 1965.
Tàu chở vũ khí của cộng sản Bắc Việt bị bắt tại Sa Kỳ năm 1967.
Phần II. Phần hai của bài viết nầy được dựa vào tài liệu của Vietnam Center . Texas Tech University ,
tác giả tài liệu là C.E. Goscha phổ biến tháng 4 năm 2002 ,thời gian hơn 40 năm sau của các sự việc và 27 năm sau ngày chấm dứt cuộc
chiến.
Năm 1959, dưới sự điều động của Xứ Ủy Nam Bộ đảng Lao
động Việt nam , quân đội Việt Cộng còn ở lại miền Nam sau 1954, cùng
với sự tăng cường của những cán bộ tập kết cũng như cán binh Bắc Việt
xâm nhập trở lại miền Nam bắt đầu cuộc chiến võ trang tại đây. Binh đoàn
Bắc Việt được lần lượt đưa vào Nam.
Đối với Bắc Việt ,khi mở lại cuộc chiến,việc tiếp tế vũ khí từ miền Bắc vào miền
Nam là một vấn đề quan trọng. Đường tiếp tế qua ngã đường bộ vùng biên
giới Lào dọc Trường Sơn và bằng đường biển về phía Nam là huyết
mạch.Đường tiếp tế sẽ đưa thuốc men,trang bị, vũ khí, cũng như cán bộ và binh sỉ vào Nam. Tháng 5 năm 1959 , ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Tham mưu QĐ Bắc Việt đã ra lệnh cho Thượng Tá VC Võ Bẩm [4] thành lập một Đoàn Công Tác Quân Sự Đặc Biệt sau này được gọi là Đoàn 559. Dưới sự lãnh đạo của đãng, đoàn nầy đã có quân số là 500 người để thi hành công tác. Tháng 8 năm 1959, Đoàn 559 chuyển giao lần đầu tiên chuyến vũ khí do Tây phương sãn xuất
cho Liên khu 5. Cho đến cuối năm 1959 khoảng 50 tấn vũ khí đã được giao đến nơi nầy. Để đưa đường chuyển vận về phía Tây của dãy trường Sơn vào tận Hạ Lào , Quân Ủy Trung Ương đã thành lập Đoàn
959 , đoàn nầy trở thành toán đặc biệt họat động trên đất Lào , nhiệm
vụ tiếp tế vũ khí cho phía Nam qua cửa ngõ Lào. Tháng 7 năm 1959 , đãng
ra lệnh điều nghiên một đường tiếp tế trên biển. Tiểu đoàn 603 Bắc Việt bắt đầu xem xét con sông Gianh ở Quảng Bình và ngụy trang là những dân đánh cá,những chuyến tiếp tế đầu tiên cho Liên khu 5 bị thất bại , và vì việc nầy không dễ dàng thực hiện nên toàn bộ chương trình được hủy bỏ và chuyển lại cho Cục Hải Quân. Những khó khăn tương tự cho việc chuyển hàng bằng
đường bộ. Đường chuyển dọc Trường Sơn chậm và tốn kém ,do địa thế và
dịch bệnh , những cam kết quốc tế còn đó với hiệp định Geneve,Việt Nam
Dân Chủ Công Hòa còn e ngại việc xâm phạm chủ quyền của Lào đua đến
những phản ứng quốc tế lúc đó cho nên không dám công khai mỡ rộng ,tăng
cường những chuyến
tiếp tế mà chi bí mật thực hiện.
Cho đến năm 1961 Quân Ủy Trung Ương Bắc Việt mới cho xem xét và mỡ lại con đường tiếp tế vũ khí và xâm nhập. Tướng Bắc Việt Hoàng Văn Thái đươc giao trách nhiệm tổ chức toán Công Tác B (Nam
Bộ), ông ta xử dụng Đoàn 559 vào tới miền Nam bắng hai bên dãy Trường
Sơn. Việc nầy đi liền với kế họach quân sự 5 năm,1961-1965 nhầm thành
lập tại miền Nam một lực lượng quân sự gồm 10 đến 15 trung đoàn mạnh với đầy đũ trang
bị. Cố gắng tiếp tế nầy cũng chỉ đạt kết quả tương đối vào những năm
đầu của thập niên 1960. Từ tháng 11 năm 1960 cho đến tháng 4 năm 1961 , Đoàn 559 chỉ đưa được 30 tấn vũ khí đến gần khu Phi Quân Sự . Trọn năm 1961,Đoàn 559 chỉ đạt được 50% chỉ tiêu gồm 317 tấn vũ khí. Từ
tháng 11 năm 1962 đến tháng 4 năm 1963 chỉ đưa được 36 tấn vũ khí và 47
tấn gạo đến một giao điểm phía Nam , đưa ra Bắc 100 cán bộ , đó không
phải là một số lượng lớn và lại không vào được quá vùng Phi Quân sự
phía Nam.
Những
khó khăn trên đường bộ Trường Sơn đã buộc Bắc Việt quay ra phía biển.
Vào thời gian đầu của thập niên 60, sự họat động của Hải Quân Hoa Kỳ còn
giới hạn do âm hưởng nguy cơ chiến tranh vùng eo biển Đài Loan (1954 và
1958), trong khi đó những cuộc khũng hoảng ở Bá Linh và Cuba đã khiến Hoa kỳ bỏ đi những kế họach dùng Hải Quân ở vùng Nam Thái Bình Dương, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa còn trong tình trạng phôi thai và gặp nhiều
khó khăn ở vào thời gian mới phát triển cho nên việc xâm nhập một số lớn vũ khí hiện đại cho quân đội Việt Cộng tại miền Nam là dễ dàng và có thể làm được kết quả mà không sợ bị phát giác.[5] .
Trở lại thời gian khi gặp khó khăn trên đường bộ ở dãy Trường Sơn vào năm 1959 thì tháng 7 năm 1959, Bắc Việt cho lệnh nghiên cứu một đường tiếp tế trên biển. Tiểu đoàn 603 bắt đầu xem xét con sông Gianh ở Quảng Bình và Tiểu đoàn nầy đã cho binh sỉ giả dạng thành những nhóm dân đánh cá, gọi tên Tập đoàn đánh cá Sông Gianh và cho đến cuối
năm thì Tiểu đoàn nầy đã thành lập được 12 tàu trọng tải từ 5 đến 7 tấn để sử dụng trên biển. Tuy
nhiên sự việc này đã không đưa đến kết quả nào nên đến tháng 4 năm 1960
thì tòan bộ chương trình nầy bị giải tán. Kế họach tiếp tế trên biển
được giao về cho phía Hải Quân, lúc đó còn gọi là Cục Hải Quân.
Cho dù những cố gắng sớm nhất để gởi tiếp tế bằng đường biển bắt đầu từ tháng 7 năm 1959, nhưng mãi đến khi Đoàn 759 được Bộ Quốc Phòng Bắc Việt thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1961 thì việc tiếp tế cho miền Nam những vũ khí hiện đại của Liên Sô và Trung Quốc bằng đường biển
mới được bắt đầu .Việc thành lập Đoàn 759
là do những nhu cầu cấp bách tại chiến trường miền Nam , trước đó vài
tháng, một số ghe thuyền của Cộng Sản nằm vùng tại miền Nam vượt biển ra Bắc cùng với một số cán bộ để yêu cầu chi viện vũ khí . Đoàn
759 họat động một cách tuyệt đối bảo mật,nhận chỉ thị của Bộ Chính trị
và Quân Ủy Trung ương qua Võ Nguyên Giáp, tổ chức một
đường tiếp tế trên biển từ Hải Phòng vào Nam do Trần Văn Trà lúc đó là
Tham mưu phó của bộ Tổng Tham mưu QĐBV chỉ huy. Đoàn nầy đã tái trang bị và đóng mới một số ghe ,tàu biển vỏ bằng gổ và bằng sắt . Các chuyến tàu lần lượt rời Đồ Sơn (được gọi dưới bí số K-20) xuôi Nam qua ngỏ Hòang Sa,rồi dọc theo duyên hải phía Nam, chuyển hàng đến các ghe nhỏ đợi sẵn gần bờ hoặc vào các cửa
biển, cửa sông cho các đơn vị tiếp nhận và sau đó đến tay các đơn vị chiến đấu đang nằm tại miền Nam. Đa số các thuyền trưởng của các ghe tàu nầy là từ miền Nam, một số ra Bắc vào năm 1961 trong chuyến đi Bắc yêu cầu được tiếp tế vài tháng trước khi đòan 759 được thành lập,số còn lại là những cán bộ tập kết năm 1954.Thủy thủ đoàn được cung cấp bởi các đơn vị Hải quân Bắc
Việt.
Kết quả đáng ngạc nhiên của sự thành công khởi đầu những chuyến tiếp tế đã đến với lãnh đạo chính trị và quân sự Bắc Việt. Thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 của năm 1962, chỉ trong vòng 2 tháng, đoàn 759 đã đưa thành công vào Cà Mau( Khu 9) một số lượng vũ khí là 111 tấn qua 4 chuyến tiếp tế. Từ tháng 10 năm 1962 đến
cuối năm 1963, tổng cộng 23 chuyến tiếp tế với số lượng 1318 tấn vũ khí hiện đại và đạn dược được giao đến miền Nam, chủ yếu là ở các tỉnh Cà Mau, Bến Tre,Bà Rịa và Trà Vinh. .
Trong năm 1964, 49 tàu tiếp tế đã mang 2,971 tấn vũ khí và 113 cán bộ vào Nam. Năm 1965 , trong hai tháng đầu đã giao 408 tấn vũ khí. Những chuyến tiếp tế nầy, mất khoảng 8 ngày cho nơi nhận ở vùng Cà Mau.
Trong bài viết nầy, tác giả Christpher E. Goscha cũng cho biết là trong chuyến tiếp tế đầu tiên năm 1962 đi Cà Mau, lúc tàu tiếp tế tên Phương Đông I khởi hành có Phạm Hùng, Nguyển Chí Thanh và Trần Văn Trà đến tận nơi để động viên và khích lệ. Thuyền trưởng tàu này là Bồng Văn Dĩa, một cán bộ có nhiều kinh nghiệm thời chiến tranh với Pháp. Vài ngày sau đó tàu Phương Đông II khởi hành vào Nam ,đi Cà
Mau…[6]
Nên biết là vào tháng 1 năm 1964 để đánh dấu bước quan trọng cho việc tiếp tế vũ khí trên biển, đoàn 759 được đổi danh hiệu thành Lử đoàn 125, và trở thành một đơn vị chính thức của Hải Quân Bắc Việt. Tại Liên Khu 5 thì những nơi an tòan cho việc tiếp tế là
Vũng Rô (Phú Yên), Lộ Giáo và
Sa Huỳnh. Tháng 10 năm 1964,tàu gổ số 401 vào tiếp tế vũ khí ở Lộ Giáo.
Tháng 11 năm 1964, tàu vỏ sắt số 41 thành công chuyến đi Vũng Rô giao
44 tấn vũ khí sau đó tại Vũng Rô cũng thành công đón nhận 2 chuyến tiếp tế vũ khí nửa. Nhờ số vũ khí được tiếp nhận qua những lần tiếp tế nầy mà Liên Khu 5 đã có khả năng tăng cường các họat động tấn công quân sự tại đây trong thời gian mùa Đông 1964 và mùa Xuân năm 1965. Theo Goscha thì ước lượng từ 4 đến 5000 tấn ũ khí được đưa vào Nam kể cả Liên Khu 5 trong thời gian từ năm 1962 đến tháng 2 năm 1965.
Biến cố Vũng Rô. Ngày 16 tháng 2 năm 1965, tàu vỏ sắt số 143 chiều dài khoảng 40 m của
Lử đòan 125 vào Vũng Rô, sau khi bốc dở vũ khí cùng hàng hóa,đạn dược
thì bị máy bay trinh sát Hoa kỳ phát hiện. Vùng 2 Duyên hải sau khi đượcthông báo đã yêu cầu không quân vùng 2 đến nơi, máy bay đánh chìm
tàu tiếp tế này tại bờ biển. Lực lượng Cộng sản trên bờ đã chống trả khi lực lượng Hải Quân đến nơi, giao tranh dữ dội giữa hai bên và sau đó đến ngày 24 tháng 2 , lực lượng Hải quân gồm các chiến hạm HQ 405, HQ 08 , HQ 04, duyên đoàn 24, người nhái , lực lương đặc biệt cùng bộ binh Sư đoàn 23 tìm thấy được một số vũ khí đã được Cộng quân đưa lên bờ cất dấu gồm: gần 4000 súng trường và súng liên thanh và hơn triệu viên đạn, 1500 lựu đạn, 2000 đạn súng cối, mìn và chất nổ.
Sau
biến cố Vũng Rô ngày 16 tháng 12 năm 1965,bằng chứng của sự xâm nhập vũ
khí bằng đường biển là hiển nhiên với qui mô và với số lượng lớn .Một
cán bộ của Lử đoàn 125 đã khai báo với tình báo Hoa kỳ sau này là mỗi
chuyến tiếp tế như vậy thường xuyên chuyển 90 tấn vũ khí đạn dược gồm súng và đạn AK 47, B 40 , B41, mìn và chất nổ… Hải Quân Hoa kỳ và Hải Quân VNCH sau đó đã phối hợp tổ chức cuộc Hành quân Market Time[7] vào
tháng 3 năm 1965 để chận đứng việc tiếp tế trên biển của Bắc Việt vào
Nam. Cuộc hành quân nầy sử dụng các chiến hạm lớn tuần tiễu bên ngoài,
các chiến hạm nhỏ và các chiến đỉnh tuần tiểu gần bờ, hệ thống radar
duyên hải, các máy bay không tuần loại PC-Orions, Neptunes…Bờ biển phía Đông của Việt Nam đã thay đổi tình trạng. Trước đó người Pháp đã không thể nào ngăn chận sự xâm nhập của Cộng sản với 50 chiến hạm và chiến đỉnh thì nay Hoa Kỳ và miền Nam đã dùng trên 150 tàu để làm việc nầy. Số lượng giờ bay của máy bay không tuần của Hoa Kỳ trung bình là 1500 giờ cho một tháng ,trong lúc người Pháp chỉ đạt không quá 500 giờ. Bắc Việt nhận ra là sự việc đả thay đổi. Hành quân Market Time đang tiến triển và tăng cường , theo Goschard , lử đoàn 125 đã đạt được
một thành công trong việc xuyên qua mạng lưới ngăn chận cho lần xâm nhập của tàu số 42 chuyển 60 tấn vũ khí vào đến Cà Mau ngày 24 tháng 10 năm 1965 và tiếp theo đó , 2 tàu số 68 và 69 cũng thành công với cùng một số lương vũ khí tương tự.[8]
Cường độ tiếp tế giảm sút rõ rệt,trong khi ghi nhận trước đó khi chưa có cuộc hành quân Market Time thì Bắc Việt đã thực hiện hàng tháng ít nhất là hai chuyến tiếp tế vũ khí. Đòan 125 cho tổ chức các khóa huấn luyện hàng hải thiên văn để
các tàu tiếp tế lần này sẻ đi xa bờ, chọn các trục hàng hải quốc tế từ
Hải Namphía ngòai Hòang Sa, Côn Sơn , Phú Quốc… hải hành trên các hải đạo quốc tế để sau đó đâm thẳng vào bờ. Nhưng khi chuyển hướng vào bờ thi
gặp rất nhiều khó khăn phải vượt qua, các tàu tuần của hải quân VNCH và của Hoa kỳ,các đài radar duyên hải…lợi dụng những lúc thời tiết xấu, những khe hở trong việc tuần tiểu ngăn chận của Hải quân là đích nhắm của các thuyền trưởng tàu xâm nhập vốn có nhiều kinh nghiệm qua hàng chục chuyến tiếp tế thành công trước đó.
Tháng 10 năm 1965, tàu 69 là chiếc tàu đã hải hành xa tít ngoài khơi của biển ĐôngViệt Nam để tránh các chiến hạm Hoa Kỳ ,nó đã dùng hải đạo quốc tế để di chuyển về phía Nam. Hải Quân Hoa Kỳ tuy nhiên đã phát giác ra tàu nầy với ý định xâm nhập,nên theo dõi liên tục . Thấy không thể nào vào được bờ,nó đổi hướng đi Phi Luật Tân, rồi Hong kong , tàu nầy trốn ở một hòn đảo của Trung Quồc sau đó phải trở về Bắc Việt. Thuyền trưởng tàu đã báo cáo cho cấp chỉ huy là Hải Quân Hoa Kỳ không những tuần tiểu gần bờ mà còn rất hiệu quả ngoài khơi Biển Đông. Tháng 4 năm 1966, tàu 69 một lần nửa đi xa phía ngoài khơi đại dương và cuối cùng thành công vào đến được Cà Mau. Nhưng lần nửa lại bị phát giàc trên đường trở ra khơi, các tàu của Hải Quân Hoa Kỳ chận bắt và nổ súng, tàu quay lại đâm vào bờ sau khi bị cháy và thiệt hại nặng. [9]
(còn tiếp).
Phóng đồ hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ hành quân Market Time.
Phóng đồ hoạt động của các đài kiểm báo dọc theo Duyên Hải Nam Việt Nam.
Tháng 10 năm 1965, tàu 69 là chiếc tàu đã hải hành xa tít ngoài khơi của biển ĐôngViệt Nam để tránh các chiến hạm Hoa Kỳ ,nó đã dùng hải đạo quốc tế để di chuyển về phía Nam. Hải Quân Hoa Kỳ tuy nhiên đã phát giác ra tàu nầy với ý định xâm nhập,nên theo dõi liên tục . Thấy không thể nào vào được bờ,nó đổi hướng đi Phi Luật Tân, rồi Hong kong , tàu nầy trốn ở một hòn đảo của Trung Quồc sau đó phải trở về Bắc Việt. Thuyền trưởng tàu đã báo cáo cho cấp chỉ huy là Hải Quân Hoa Kỳ không những tuần tiểu gần bờ mà còn rất hiệu quả ngoài khơi Biển Đông. Tháng 4 năm 1966, tàu 69 một lần nửa đi xa phía ngoài khơi đại dương và cuối cùng thành công vào đến được Cà Mau. Nhưng lần nửa lại bị phát giàc trên đường trở ra khơi, các tàu của Hải Quân Hoa Kỳ chận bắt và nổ súng, tàu quay lại đâm vào bờ sau khi bị cháy và thiệt hại nặng. [9]
(còn tiếp).
[1] NVN gunrunner supplying the VC Force in SVN at Nam Can(An Xuyen),from 1963 to November 1965.
Page 1-7. Appendix IV,Special Annex.
[2] Theo Lịch sử HQNDVN(1955-2005) “Trả lời # 89 vào lúc 05 tháng giêng,2008,01:27:38pm.” Trong năm 1965,đoàn 125 được trang bị thêm 10 tàu mới,trong đó có 8 tàu sắt đóng ở nước ngoài… “Trả lời # 91 vào lúc:05 tháng Giêng,2008,01:30:22 pm” Đoàn
125 đã cải dạng 4 tàu, 42,68,69,100 từ dạng tàu vận tải Quảng Châu sang
dạng tàu đánh cá…Bộ Ngoại Thương còn cấp cho đoàn 125 nhiều quần áo
theo kiểu thủy thủ nước ngoài,và mọi thứ sinh họat khác cũng đều
“ngọai.”. Như
vậy là Bắc Việt đã dùng những tàu Quảng Châu do Trung Quốc ch i viện
vào năm 1965 giả dạng tàu đánh cá để chở vũ khí xâm nhập vào Nam.
[3] Christopher E. Goscha , The Maritime Nature Of The Wars For Vietnam (1945-1975). 4th Triennial Vietnam Symposium. Texas Tech University . Vietnam Center . 11-13 April 2002. Lubbock,Texas. ( Trang 15 )
[4] Thượng Tá Võ Bẩm,quê
miền Trung,đảng viên CS từ thập niên 30,có mặt trong đội du kích Ba
Tơ,sau đó làm Chính Ủy Trung Đòan 803,đã giữ nhiều chức vụ quan trọng
về Hậu cần trong chiến tranh Việt Pháp. Võ Bẩm sau 1975, lúc là Thiếu
Tướng đã viết quyển “Mở đường Trường Sơn- Đường mang tên Bác”,một tác
phẩm cho một cái nhìn tổng quát và có rất nhiều chi tiết. (Chú thích:
Theo tác giả Nguyễn Kỳ Phong trong bài” Binh đòan, binh trạm và đường đi
B :Đọc một vài quyển sách về đường Hồ Chí Minh” đăng trong Talawas
tháng 1 năm 2008.)
[5] Cho đến năm 1961 thì HQVNCH mới có 21 chiến hạm kể cả những tàu chuyển vận. Hộ Tống Hạm mới nhất là chiếc PCE-HQ 07 được chuyển giao năm 1961. Ba Trục Lôi Hạm HQ114, HQ115 và HQ116 thì cũng về đến VN sau khi nhận lãnh trong năm nầy. Lực
lượng Hải Thuyền được thành lập vào cuối năm 1960,cho đến năm 1961 thì
có 80 ghe,cho 4 Duyên Đòan tại Cửa Việt,Cửa Thuận An,ĐàNẳng và Hội An.
Quân số Hãi Quân vào năm 1961 là 6000 gồm SQ,HSQ và Đòan Viên. Về
phần
Hải lực thì tuần tiễu hỗn hợp Hải Quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu từ
ngày 22 tháng 12 năm 1961.Các chiến hạm HQVN tuần tiễu 10 ngày trên biển
và nghỉ bến 5 ngày tại Đà Nẳng.Các Hộ Tống Hạm lọai nhỏ của HQVN như
các PC vào mùa gió Đông Bắc,biển động mạnh ,thời tiết xấu,
họat động thật khó khăn chưa kể đến tình trạng kỹ thuật nhiều khi không
được tốt.
[6] Theo tài liệu của HQBV thì tàu tiếp tế đầu tiên khởi hành đêm 11 tháng 10 năm 1962 tại Đồ Sơn có mặt Phạm Hùng,
Nguyễn Chí Thanh và Trần Văn Trà.Thuyền trưởng tên là Lê Văn Một.Chính trị viên là Bông Văn Dĩa (Lịch sử HQNDVN- Trả lời # 35 ,11 tháng 12 năm 2007,12;22:26 pm ) Khi
tàu thứ nhất đến Vàm Lũng,thì đêm 16 tháng 10,chuyến tàu sô 2,thuyền
trưởng tên Đạt và chính trị viên tên Lê Công Cẩn (năm Công) khởi hành,
tàu này vào Cà Mau.
[7] Hành Quân Market Time bắt đầu từ tháng 4 năm 1965. Ngay sau khi có cuộc hành quân này các chuỵến tiếp tế vũ khí của Bắc Việt giảm cường độ như đã
ghi nhận trong phần I của bài viết. Cuộc hành quân Market Time được ghi lại một cách chi tiết ở một bài viết khác.
[8] Theo Lịch sử HQNDVN(1955-2005) Trả lời#92 ngày 8 tháng giêng
2008,12:52:pm. Tàu 42 thuyền trưởng Nguyễn VănCứng, chính trị viên Trần Ngọc Ấn chỉ huy vào được đến rạch Kiến Vàng (Cà Mau) ngày 23 tháng 1 năm 1965. Tàu số 69 thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn,chính trị viên Tăng Văn Huyền chở 60 tấn vũ khí khởi hành ngày 10 tháng 11 năm 1965 thành công vào đến Vàm Lũng (Cà Mau). Tàu số 68 thuyền trưởng Đỗ Văn Bé,chính trị viên Phạm Văn Bát khởi
hành ngày 17 tháng 12 năm 1965 cũng thành công vào Cà Mau. Tàu số 100
thuyền trưởng Lê Minh Sơn ,chính trị viên Nguyễn Hủu Tường
khởi hành ngày 24 tháng 12, năm 1965 nhưng thất bại và
phải quay về Bắc.Bốn tàu số 42,68,69 và 100 là các tàu vận tải Quảng
Châu được cải biến thành tàu đánh cá ,mỗi tàu có lắp thêm một radar và
một hầm dầu phụ..
[9] Theo Lịch sử
HQNDVN (1955-2005) Trả lời #95 vào lúc 8 tháng Giêng,2008,12:56:11 pm.Tàu
69 khởi hành ngày 15 tháng 4 năm 1966,sau 9 ngày trên biển đã vào đến
vàm Cái Bầu an tòan, tàu sửa chửa tại Rạch Gốc,sau 9 tháng sửa chửa và
ẩn nấp chờ cơ hội thuận tiện quay về Bắc.Khi tàu ra đến biển thì bị phát
giác và bị bắn,tàu 69 bèn quay vào bờ sau khi bị bắn cháy và có một số
thủy thủ chết.Đơn vị Công Sản trên bờ là đoàn 962 nổ súng tiếp cứu, tàu 69 vào được cửa vàm,tàu nầy hư hỏng nặng phải nằm lại tại rạch Xẹo Xôi,trong rừng đước xã Rạch Gốc.
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment