Phạm Hữu Trác
Hiệp định Genève 20-7-1954 (*) lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.
Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.
Cầu
Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng
hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đã có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu
bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ
1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho
người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8
lần.
Cây
cầu mà tôi đã đứng trên đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông
cốt sắt dài 178m, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải
tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia
ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra
bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều
dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của
mình. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ
phá sập.
Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xã Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xã Cát Sơn. Sau năm 1965, khi chiến tranh leo thang thì hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.
Phục
vụ tại sư đoàn 1 bộ binh từ 1963 đến 1965 (1), tôi đã nhiều lần ra thăm
cầu Hiền Lương, mổi lần đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Vì là
trong vùng 5 cây số phi quân sự, nên mỗi lần đến cầu đều phải mặc thường
phục, nếu đi quân xa thì mang phải mang số ẩn tế, có khi vội thì lấy
bùn bôi lấp đi bảng số quân xa.
Lần
đầu tiên vào cuối năm 1963, lúc mới đến đơn vị mới là đã muốn đi thăm
Bến Hải. Từ Huế theo quốc lộ số 1, qua Quảng Trị rồi Đông Hà, khi vào
tới địa hạt Vĩnh Linh là đã thấy lòng nao nao vì nhớ nhà sau 9 năm xa
miền Bắc. Dòng sông chẩy chậm, trên cầu gió nhẹ, đứng ở bên này vạch
trắng mà nhớ lại những xót xa lúc xuống tầu há mồm rời miền Bắc.
Lần
khác theo đoàn sinh viên Sài Gòn ra thăm Huế đi cùng với tướng Nguyễn
Chánh Thi. Khi đoàn người tới chân cầu thì hai nhân viên công an miền
Bắc sang bên này quan sát, quả nhiên không bao lâu sau thì có tin miền
Bắc phản đối sự hiện diện của tướng Thi ở vùng phi quân sự. Mấy ông Ấn
Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Đình chiến từ đâu bỗng thấy
kéo đến, bên miền Nam trả lời là tướng Thi ngoài chức vụ tư lệnh sư đoàn
có là đại biểu chính phủ tại khu 11 chiến thuật, một trách vụ hành
chính. Thế là xong một hiệp, mà không biết trong vòng 21 năm đã có bao
nhiêu vụ khiếu nại qua hai bên cầu.
Khi Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ hình như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đã có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh còn bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho mình, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.
Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và ký giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng vì bận công tác khác nên không thể ra coi được.
Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20m về phía thượng lưu cầu cũ. Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.
Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đình mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đã đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản (2) mới có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.
Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đã được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.
Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng.
Khi Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ hình như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đã có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh còn bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho mình, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.
Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và ký giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng vì bận công tác khác nên không thể ra coi được.
Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20m về phía thượng lưu cầu cũ. Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.
Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đình mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đã đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản (2) mới có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.
Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đã được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.
Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng.
Cuộc gặp gỡ này diễn ra
tại Liễu Châu (thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây) trong 8 phiên họp từ
ngày, từ 3 đến 5 tháng 7, 1954. Sau khi Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh
trình bày tình hình chiến trường, Chu Ân Lai thuyết giảng dài về vấn đề
chiến tranh và hòa bình. Ông trình bày rất tỉ mỉ, cho rằng trước mắt có
ba khả năng, thượng sách là hòa được, trung sách là đánh rồi hòa, hạ
sách là đánh tiếp. Cuối cùng ông cho biết có hy vọng vạch đường phân
giới tạm thời tại vĩ tuyến 16. Ông khuyến dụ: từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc
là nơi Việt Nam hưng quốc, có 13 triệu dân, có hải cảng, có thể xây
dựng. Vì người Pháp đòi chia vùng ở vĩ tuyến 18 và vì vĩ tuyến 16 ở phía
nam Đà Nẵng nên muốn trấn an người Pháp, ông bảo cảng Đà Nẵng, Huế và
quốc lộ số 9 (từ Đông Hà sang Lào, ở phía bắc thị xã Quảng Trị) có thể
đặc biệt lưu lại cho Pháp một hai năm, như thế chúng ta có thể đòi các
điều kiện khác.
Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ hòa bình. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.
Trong phiên họp sáng ngày 5 tháng 7, 1954 Võ Nguyên Giáp biểu thị đồng ý chọn vĩ tuyến 16, nhưng nói thêm vì Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13, nên có thể lùi từng bước, đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng, khi rút quân miền Nam thì rút từ cấp tỉnh trở lên, nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích không rút, đem cất giấu vũ khí.
Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ hòa bình. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.
Trong phiên họp sáng ngày 5 tháng 7, 1954 Võ Nguyên Giáp biểu thị đồng ý chọn vĩ tuyến 16, nhưng nói thêm vì Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13, nên có thể lùi từng bước, đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng, khi rút quân miền Nam thì rút từ cấp tỉnh trở lên, nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích không rút, đem cất giấu vũ khí.
Vi
Quốc Thanh đồng ý với ý kiến chủ hòa của Chu Ân Lai, nếu tiếp tục đánh,
có thể đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại đưa vào kể địch mạnh (Mỹ). Đó
là tình hình đòi hỏi chúng ta phải tránh né nhất. Chu Ân Lai nói xen
vào: đó không phải là giả thiết mà là sự thật.
Khi kết quả hội nghị Liễu Châu đã thực hiện hoàn toàn theo dự kiến của Chu Ân Lai. Hồ Chí Minh phát biểu có tính cách tổng kết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ngã tư đường, có khả năng hòa cũng có khả năng chiến, phương hướng chủ yếu là tranh thủ hòa chuẩn bị chiến. Bởi vì khẩu hiệu trước đây là kháng chiến đến cùng, bây giờ lại muốn hòa, đối với người bình thường thậm chí là cán bộ, rốt cuộc thì cái nào đúng đây. Nên vấn đề hàng đầu là đả thông tư tưởng, nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, thì phải chuẩn bị một loạt cán bộ mà hiện nay không đủ, vẫn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.
Khi kết quả hội nghị Liễu Châu đã thực hiện hoàn toàn theo dự kiến của Chu Ân Lai. Hồ Chí Minh phát biểu có tính cách tổng kết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ngã tư đường, có khả năng hòa cũng có khả năng chiến, phương hướng chủ yếu là tranh thủ hòa chuẩn bị chiến. Bởi vì khẩu hiệu trước đây là kháng chiến đến cùng, bây giờ lại muốn hòa, đối với người bình thường thậm chí là cán bộ, rốt cuộc thì cái nào đúng đây. Nên vấn đề hàng đầu là đả thông tư tưởng, nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, thì phải chuẩn bị một loạt cán bộ mà hiện nay không đủ, vẫn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.
Ngay
trong ngày kết thúc hội nghị, Hồ Chí Minh đã tự tay thảo chỉ thị 5/7
gửi cho Phạm Văn Đồng, xác định “phương án thấp nhất trong đàm phán”
(chấp nhận vĩ tuyến 16), chỉ thị này gửi qua Trung ương đảng Cộng sản
Trung quốc trước, nếu không có ý kiến, sẽ chuyển cho đồng chí để tiến
hành.
Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ tám, chủ yếu bàn về tình hình sau khi ngưng bắn, tiếp quản thành thị, hội nghị thảo luận và sửa chữa bốn điều trong “Bố cáo yên dân khi vào thành phố” do La Qúi Ba khởi thảo, tiếp theo bàn luận và sửa chữa “Chính sách vùng tiếp quản” cũng do La Qúi Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố kết thúc hội nghị.
Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ tám, chủ yếu bàn về tình hình sau khi ngưng bắn, tiếp quản thành thị, hội nghị thảo luận và sửa chữa bốn điều trong “Bố cáo yên dân khi vào thành phố” do La Qúi Ba khởi thảo, tiếp theo bàn luận và sửa chữa “Chính sách vùng tiếp quản” cũng do La Qúi Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố kết thúc hội nghị.
Một
tuần lễ sau khi về Bắc Kinh, Chu Ân Lai trở lại Genève ngày 12-7-1954,
nghe các phụ tá báo cáo tình hình đàm phán. Thứ trưởng Ngoại giao Trương
Văn Thiên cho rằng đoàn đại biểu Việt Minh lần lữa không chịu theo chỉ
thị 5/7 của Hồ Chí Minh là do đã đề cao lực lượng của mình và đặc biệt
là đánh giá quá cao chiến thắng Điện Biên Phủ, vì thế đã không nhượng bộ
thích ứng, đồng thời còn có tư tưởng Liên bang Đông Dương, không phân
biệt nổi cách mạng nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc là hai loại
không cùng tính chất.
Khó khăn hiện nay là Pháp chủ trương lấy vĩ tuyến 18 làm giới hạn, trong khi Trung ương Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đồng ý lấy vĩ tuyến 16, nhưng đoàn đại biểu VN vẫn dừng lại ở vĩ tuyến 14-15.
9
giờ 30 tối hôm đó Chu Ân Lai đến khách sạn của đoàn đại biểu Việt Nam
hội đàm với Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Trần Công Tường thì
được biết ngày 11 và 12-7-1954 Phạm Văn Đồng đã gặp Mendès-France, Phạm
Văn Đồng thử thăm dò vĩ tuyến 16, nhưng Mendès-France ngang nhiên từ
chối, kiên trì đòi vĩ tuyến 18. Đến nửa đêm, nhận thấy nơi Phạm Văn Đồng
trú ngụ không đủ bảo đảm bí mật, Chu Ân Lai đề nghị về nơi ông trú ngụ
tại biệt thự Vạn Hoa bàn tiếp, tại đây Chu Ân Lai cho Phạm Văn Đồng biết
là nếu tiếp tục đánh nhau, ít ra cũng phải ba năm, thế nhưng Mỹ can
thiệp là điều khó tránh khỏi, lúc đó không phải là vấn đề ba năm nữa.
Chu Ân Lai cho rằng nếu VN muốn giữ vùng tập kết tại Liên Khu Năm (Quảng Ngãi, Bình Định) thì phía Pháp cũng đòi giữ vùng tập kết tại đồng bằng sông Hồng. Nếu dứt khoát lấy ranh giới vĩ tuyến 16 thì có thể thành lập một dạng quốc gia ở phía bắc, qua phổ thông bầu cử mà hoàn thành thống nhất.
Chu Ân Lai còn cho biết sau chỉ thị 5/7, Mao Trạch Đông có thương nghị lại với Hồ Chí Minh và hai người đã đồng ý lấy đường số 9 làm giới tuyến, dù điểm này không viết trong văn kiện 5/7.
Ngày hôm sau, 13-7-1954, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France lúc 10 giờ 30 sáng tại biệt thự Vạn Hoa. Thủ tướng Pháp trải ra một bản đồ trước mặt Chu Ân Lai và nói: không có đường giới tuyến nào thích hợp hơn vĩ tuyến 18. Nhất định ngài sẽ nói với tôi Việt Minh chiếm nhiều nơi giữa vĩ tuyến 13 đến 16, thế nhưng giữa vĩ tuyến 16 và 18 chúng tôi có vùng chiếm lĩnh.
Chu Ân Lai cho rằng nếu VN muốn giữ vùng tập kết tại Liên Khu Năm (Quảng Ngãi, Bình Định) thì phía Pháp cũng đòi giữ vùng tập kết tại đồng bằng sông Hồng. Nếu dứt khoát lấy ranh giới vĩ tuyến 16 thì có thể thành lập một dạng quốc gia ở phía bắc, qua phổ thông bầu cử mà hoàn thành thống nhất.
Chu Ân Lai còn cho biết sau chỉ thị 5/7, Mao Trạch Đông có thương nghị lại với Hồ Chí Minh và hai người đã đồng ý lấy đường số 9 làm giới tuyến, dù điểm này không viết trong văn kiện 5/7.
Ngày hôm sau, 13-7-1954, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France lúc 10 giờ 30 sáng tại biệt thự Vạn Hoa. Thủ tướng Pháp trải ra một bản đồ trước mặt Chu Ân Lai và nói: không có đường giới tuyến nào thích hợp hơn vĩ tuyến 18. Nhất định ngài sẽ nói với tôi Việt Minh chiếm nhiều nơi giữa vĩ tuyến 13 đến 16, thế nhưng giữa vĩ tuyến 16 và 18 chúng tôi có vùng chiếm lĩnh.
Không
thể lấy diện tích ra để so sánh, trên thực tế những thành phố như Hà
nội Hải phòng, Huế, Tourane, đồng bằng sông Hồng, tính quan trọng về dân
số, chính trị, kinh tế đều lớn hơn những vùng mà Việt Minh rút khỏi.
Lấy dân số ra mà nói, vùng chúng tôi phải rút là 300.000 dân, còn Việt
Minh chỉ phải rút có 30.000 người.
Vạch
đường giới tuyến về địa lý, lịch sử và logique đều nên lấy porte
d’Annam (cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm
1833 trên đèo Ngang) gần vĩ tuyến 18 là hợp lý nhất. Vì biết
Mendès-France chiều hôm ấy sẽ về Paris gặp Foster Dulles, Chu Ân Lai
nhấn mạnh muốn để cho hòa bình được củng cố phải có sự bảo đảm của các
nước tham dự, ám chỉ không muốn Mỹ đứng ngoài cuộc đàm phán, đồng thời
khéo léo cho biết Việt Minh có khả năng nhượng bộ.
Đến
ngày 19 tháng 7, cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng,
vấn đề vạch đường giới tuyến còn giằng co. Hồi 12 giờ 45 ngày hôm đó,
Mendès-France và Eden cùng với các phụ tá đến gặp Chu Ân Lai thảo luận
một giờ đồng hồ. Khi kết thúc Eden đề nghị phụ tá Caccia của ông sẽ gặp
Trương Văn Thiên thảo luận thêm vào buổi chiều. Năm giờ bốn mươi lăm
phút chiêù ngày 19-7-1954, thứ trưởng Trương Văn Thiên đến nơi ở của
phái đoàn Anh, hội kiến với Caccia, phụ tá Eden. Trương Văn Thiên thông
báo nhượng bộ cuối cùng, có thể chấp nhận đường giới tuyến khoảng 10 cây
số về phía bắc đường số 9. Thiên nhấn mạnh nếu đối phương không tiếp
nhận, chúng tôi chỉ có thể mua vé bay bay về nhà. Caccia nói 10 cây số
sợ rằng hẹp quá. Thiên nói có thể bắt chước Triều Tiên, thiết lập khu
phi quân sự 5 cây số ở mỗi bên. Caccia đề nghị là giữa đường số 9 và vĩ
tuyến 17 có hai con sông, có thể chọn một trong hai con sông đó làm giới
tuyến (Bến Hải và Sa Lung?). Tiếp đó hai người bàn đến vấn đề tổng
tuyển cử…
Chiều tối ngày 20 tháng 7 năm 1954 vì đại biểu Campuchia, đại biểu Lào và đại biểu Việt Nam Ngô Đình Luyện lại có những đề nghị khác, cuộc thương lượng phải kéo dài thêm, mà hạn chót của Mendès-France đối với quốc hội Pháp là nửa đêm, nên đồng hồ trong phòng họp phải ngưng lại vào lúc 24 giờ. Mãi đến 3 giờ 20 sáng đại biểu quân sự hai bên mới có thể tề tựu tại đại sảnh của Liên Hiệp Quốc, thiếu tướng Delteil đại diện quân đội viễn chinh Pháp, thứ trưởng Quốc Phòng Tạ Quang Bửu đại diện Việt Minh ký tên trên hiệp định đình chiến. Sau khi ký xong Tạ Quang Bửu tươi cười tới trước mặt Delteil đề nghị bây giờ chúng ta hãy cùng uống một ly sâm banh. Delteil trả lời: chắc ông biết rõ là tôi không thể nhận lời, nói xong ông ta đi thẳng về phía phái đoàn của mình.
- (1)Hồi đó Sư đoàn 3 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Công Hòa chưa thành lập, Sư đoàn I Bộ binh trách nhiệm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, tức là khu chiến thuật 11.
- (2)Phần lớn tài liệu trích từ quyển “Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngoã hội nghị” bản chữ Hán do Tiền Giang (钱江,Qian Jiang) viết xong 24-11-2004, bản dịch sang Việt ngữ “Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954” của Dương Danh Dy.
- (3)DCVOnline: (*)The Geneva Agreements of 1954 (còn gọi là “Geneva Accords”)
No comments:
Post a Comment