Trong quá trình điền dã tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã
Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ,
in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự,
1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách
này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu
để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền
biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí
lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người
giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do
Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.
|
Nhà
Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược |
Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu”
(Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm
-1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục
Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào
năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên
Tông (Mân Ninh, 1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có
ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 -
triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng
viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn
Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên
Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức
Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ
chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có
ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
|
Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên
phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản |
|
Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn |
Nội
dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước
trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập
sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống
dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ
này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như:
Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên...
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung
quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung
Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa,
Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất
thống dư địa toàn đồ).
|
Bản
đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch) |
|
Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan |
|
No comments:
Post a Comment