Sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành khoan thăm dò và di chuyển tại vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đưa ra những văn bản từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chứng minh Bắc Kinh có quyền hoạt động tại khu vực đó và chính Việt Nam đang cản trở phía Trung Quốc.
Hà Nội đã đưa ra những lập luận phản bác đối với một trong những văn bản đó là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958. Tuy nhiên theo một số nhà trí thức Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì những lập luận phản bác của Việt Nam chưa đủ mạnh.
Cảm thông
Ngay sau khi vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra, không chỉ người Việt trong nước mà nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài đều quan tâm đến các diễn biến trên vùng biển quê hương.
Nhiều người đều có chung thông tin khu vực Hoàng Sa mà hiện nay Trung Quốc đang quản lý thuộc Việt Nam từ trước và thời điểm cả quần đảo này bị thâu tóm bởi Bắc Kinh là vào tháng giêng năm 1974 qua một cuộc hải chiến khiến 74 sĩ quan và binh sĩ của Việt Nam Cộng hòa phải bỏ mình để bảo vệ đảo.
Nhưng rồi Trung Quốc lại trưng ra công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai nói rằng Hà Nội công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản bác lập luận rằng lúc đó Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa nên Hà Nội không thể cho cái không thuộc về họ. Một số ý kiến còn cho rằng thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm đó trong hoàn cảnh chiến tranh với sự trợ giúp của Trung Quốc để chống Mỹ nên cần thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng.
Những bài trên trang Chinhphu.vn có nói công hàm của ông Phạm Văn Đồng xuất phát từ một mối quan hệ rất đặc thù giữa Việt Nam với Trung Quốc, Họ không nói đặc thù là gì nhưng chúng ta đều hiểu dặc thù ở đây là phía VNDCCH cần phải có sự hỗ trợ về quân sự, tài chính, thậm chí về nhiều vấn đề khác từ TQGiáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện làm việc tại Khoa Y, Đại học News South Wales, Australia có ý kiến về điều này:
GS. Nguyễn Văn Tuấn
Thực ra quan điểm thông cảm vì thời đó là thời kỳ khó khăn cũng là một lý giải của phía Việt Nam. Nếu đọc những bài trên trang Chinhphu.vn có nói công hàm của ông Phạm Văn Đồng xuất phát từ một mối quan hệ rất đặc thù giữa Việt Nam với Trung Quốc, Họ không nói đặc thù là gì nhưng chúng ta đều hiểu dặc thù ở đây là phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cần phải có sự hỗ trợ về quân sự, tài chính, thậm chí về nhiều vấn đề khác từ Trung Quốc -đại khái là phải có viện trợ từ Trung Quốc thành ra họ phải làm như vậy. Nhưng theo tôi nghĩ thì ngay cả cách biện minh như vậy cũng không thuyết phục mấy.
Phản bác yếu
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết ông đồng ý với một bài viết của một giáo sư hiện cũng đang giảng dạy tại Đại học New South Wales, Australia là giáo Giáo sư Phạm Quang Tuấn phản biện lại một bài viết của giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp với tựa đề ở thể nghi vấn “Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?’
Ngoài ra giáo sư Phạm Quang Tuấn cũng có nhận xét về những lập luận từ phía Việt Nam đưa ra nhằm bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng:
Những lập luận của Trung Quốc phía Việt Nam rất cần phải phản bác, và có nhiều cách phản bác. Nhưng tôi thấy cách phản bác mà báo chí của chính phủ ở Việt Nam nói thì không có hiệu nghiệm. Chẳng hạn họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ của riêng miền Bắc thôi. Hay họ nói ông Phạm Văn Đồng khi viết công hàm đó chỉ cốt để ủng hộ hải phận 12 hải lý của nước Tàu thôi. Theo tôi phản bác đó cũng không công hiệu vì ngoài câu 12 hải lý đó, ông Phạm Văn Đồng còn viết, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố của Trung Quốc. Và Trung Quốc nói bản tuyên bố đó áp dụng cho Hoàng Sa, Trường Sa. Thành ra không thể chối cãi là ông Phạm Văn Đồng không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa.
Cách hóa giải?
Tuy cả hai vị giáo sư hiện đang ở đại học News South Wales đều đồng ý rằng những phản biện từ phía chính quyền Hà Nội hiện nay đối với Công hàm Phạm Văn Đồng không mấy hiệu quả; họ cũng đề cập đến những cách thức có thể giúp hóa giải nó đi.
Họ nói thời đó Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về miền nam Việt Nam thành ra miền bắc không có quyền gì về hai đảo đó, nên công hàm của ông Phạm Văn Đồng là vô hiệu. Nói như vậy không có hiệu nghiệm vì chính phủ miền Bắc từ trước họ tự coi họ là chính phủ của cả nước Việt NamGiáo sư Nguyễn Văn Tuấn trình bày:
GS. Phạm Quang Tuấn
Một vài quan chức trong nước bây giờ họ cũng dùng cách lý giải mà các học giả Việt Nam ở nước ngoài đã đề nghị từ lâu ( theo tôi biết đã trên 10 năm rồi, lúc đó trong nước người ta chưa quan tâm nhưng ngoài này người ta đã quan tâm); tức là trong thời gian đó năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà đó là thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo tôi lý lẽ này là hợp lý vì anh không thể sang nhượng cái mà anh không có được; tôi nghĩ như thế hợp lý nhưng nếu các quan chức chính phủ Việt Nam bây giờ nói như thế thì điều hợp lý đó phải xảy ra với điều kiện là phải công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng khổ nỗi phía bên bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, luôn xem Việt Nam Cộng Hòa là ngụy, và đó là vùng đất tạm chiếm. Họ không công nhận Việt nam Cộng hòa như là một chính phủ hợp pháp. Thành ra để lý giải điều đó thì họ phải công nhận Việt Nam Cộng hòa, đòi hỏi phải thay đổi một quan điểm trong quá khứ. Như thế may ra mới thuyết phục được người ta!
Gần đây tôi có đọc một bài viết, thực ra vài bài chứ không phải một, nhưng bài này đặc biệt vì là bài của một nhà nghiên cứu bên Trung Quốc. Ông này đặc biệt chỉ viết về công hàm Phạm Văn Đồng, và lý lẽ của ông này là Việt Nam không thể nào bỏ qua công hàm đó. Ông này còn mỉa mai, thách thức nữa chứ. Ông nói rằng ông mong Việt Nam sẽ ra tòa án quốc tế và đừng quên mang theo Công hàm của ông Phạm Văn Đồng!
Theo giáo sư Phạm Quang Tuấn công tác hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu về mặt pháp lý và ông nói tiếp:
Đây là vấn đề rất khó khăn và có nhiều người đang nghiên cứu để tìm cách có thể nói hóa giải công hàm này. Có nhiều cách đã được đưa ra. Chẳng hạn có người nói hồi đó Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, hai miền bắc- nam không thực sự là hai quốc gia vì không cai quản cả nước Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam. Có người lại nói miền bắc và miền nam thời xưa là hai quốc gia khác nhau nên chính phủ Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa bây giờ thửa hưởng chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa là từ chủ quyền của quốc gia miền nam thời xưa, tức Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là ‘Cộng hòa Miền Nam’; do đó Việt Nam bây giờ vẫn thừa hưởng chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiều ý kiến đóng góp đều cho rằng vấn đề hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nay hoàn toàn tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngoài công hàm Phạm Văn Đồng, vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, Trung Quốc khi đệ thư cho tổng thư ký Liên hiệp quốc trình bày về những diễn biến tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 cũng đính kèm thêm một số chứng cứ mà theo họ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với những chứng cứ mới đó, phía Việt Nam đến lúc này vẫn chưa có phản bác nào.
No comments:
Post a Comment