Alistair
Cooke, qua đời năm 2004 ở tuổi 95, là một trong những nhà báo được yêu
mến nhất của Anh quốc. Khi ông qua đời, quyền tổng giám đốc BBC khi
đó, Mark Byford, mô tả ông Cooke là “một trong những phát thanh
viên vĩ đại nhất trong lịch sử đài BBC.”
Xin
giới thiệu trích đoạn một lá thư của Alistair Cooke, phát thanh ngày
20-6-2003, với tựa đề “Bạo chúa điên loạn và độc ác nhất”, tìm hiểu vì
sao nhiều người Mỹ, Anh vẫn miễn cưỡng khi lên án Stalin, người đứng đầu
Liên Xô từ thập niên 1920 đến 1953.
Đến cuối thập niên 1920, Stalin đã sẵn sàng và đủ quyền uy để thực hiện một, hay đúng hơn là hai kế hoạch.
(1)
Một là hiện đại hóa công nghiệp và
(2)
hai là buộc mọi người nông dân, lớn hay nhỏ, giàu hay lụn bại, phải nộp tài sản cho sở hữu tập thể.
Mọi
nông trại sẽ bị quốc hữu hóa và đảng – những người Bolshevik ở Moscow
thông qua các lãnh đạo vùng – sẽ biến từng người nông dân thành một kẻ
tôi tớ có hợp đồng, cày sâu cuốc bẫm để rồi vụ thu hoạch sẽ được phân
phát theo sự trung thành của anh với đảng.
Ngay từ đầu, đây là một vấn đề chính cho Stalin.
Từ
hồi thanh niên, ông ta đã điên loạn. Từ những ngày đầu trong đảng, mắt
ông đã láo liên, tai vểnh lên, mọi giác quan đều được huy động để tìm
kiếm kẻ bội phản.
Điều
này có nghĩa là trong một nhà máy, một người không đúng giờ giấc, một
người không biết dùng máy móc mới, bất kì ai để máy hỏng đều bị xem là
kẻ phản bội và bị bắn.
Kế
hoạch tập thể hóa gặp phải một trở ngại to lớn – hơn 70% của cái gọi là
dân vô sản là người nông dân, mà đa số không hề muốn giao nông trại cho
cán bộ địa phương.
Ukraina
là khu vực rất trù phú, là vựa lúa mì cho một nửa dân số Liên Xô. Những
người nông dân cứng cỏi, độc lập ở đây đã nổi loạn chống tập thể hóa.
Stalin
biết rõ phải làm gì – không thương lượng, không thỏa hiệp – ông ta đơn
giản ra lệnh cho quân đội thu giữ lương thực và hạt giống của nông dân.
1933 là năm đầu tiên đánh dấu chiến thắng của Stalin trong việc thi hành kế hoạch tập thể hóa.
Trong năm đó, 4.2 triệu người Ukraina chết đói, 1.7 triệu người khác bị đầy đến các trại và bị bỏ mặc, để mùa đông giết chết họ.
Không một nhà báo phương Tây nào tôi biết, có bài về Ukraina để gửi cho báo của họ.
Chúng
ta quả thực có đọc về những phiên xử công khai các phóng viên, đảng
viên, trí thức, những người bị nói là đã âm mưu chống đảng. Chắc chắn
một số chống đảng, nhưng toàn bộ họ đã bị thanh toán.
Tại London, nhà văn Bernard Shaw bình luận: “Stalin đã đúng, ông bị kẻ thù bao vây.”
Stalin chắc hẳn hết sức tán đồng, ông ta bị nỗi lo ngại ám sát ám ảnh.
Tại
Yalta, trong khi Roosevelt có hai vệ sĩ và Churchill một thám tử,
Stalin sống và di chuyển cùng cả một sư đoàn lính và vệ sĩ Nga.
Ông ta ngủ vào ban ngày – ban ngày là lúc rủi ro nếu anh để lộ mình.
Ông
thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly vodka đầu tiên, và bắt
đầu cái mà tôi từng gọi là chữ ký hoàng hôn – tức là lệnh hành quyết:
hôm nay, một anh rể; ngày mai đốt sáu ngôi làng; ngày hôm sau nữa, nhờ
vào chỉ điểm của một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn,
Stalin ra lệnh bắn luôn 2000 sĩ quan từ cấp tá trở lên vào lúc rạng
sáng.
Không
lâu sau khi Thế chiến Hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu
tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì
trận mạc.
Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu.
Những
người theo quan điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không
muốn tin rằng ông ta đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử
chống đảng nguy hiểm thực sự.
Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa Cộng sản, đoán là có 20 triệu người.
Cho mãi đến khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu.
Vì sao những người Anh, Mỹ bình thường, có học thức, đàng hoàng lại có chung quan điểm về hai kẻ độc tài?
Hitler
được xem là kẻ điên loạn và quái vật, Stalin là một lãnh đạo rất nghiêm
khắc và có lẽ hơi tàn nhẫn trong đối xử với kẻ phản loạn, nhưng không
đến mức là kẻ diệt chủng tàn ác như Hitler.
Quan
điểm này có ở những người theo quan điểm tự do tiến bộ, đàng hoàng
trong thập niên 1930, 40, 50 và nhiều người còn giữ nguyên nó cho mãi
đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Tôi
tin rằng có hai lý do – đặc biệt trong và sau Thế chiến Hai – khiến
Stalin có vẻ như là một nhà kỷ luật khắt khe đáng sợ hơn là kẻ điên loạn
và độc ác nhất trong các bạo chúa.
Tầm mức các tội ác của Stalin, khi ấy mới là tin đồn, quá kinh khủng khiến con người không tin nổi.
Nhưng
trên hết, tôi nghĩ, đó là chiến thắng tuyên truyền về một sự cai trị
tuyệt đối mà chỉ có thể phá vỡ khi lãnh tụ qua đời đột ngột.
Mọi bộ phim, tấm ảnh về tình hình các nơi đều chỉ được công bố sau khi đã chịu kiểm duyệt.
Mọi
thứ phải được ngăn chặn – mọi hình ảnh của trại lao động khổ sai, phòng
tra tấn, đội hành quyết, ngay cả hình ảnh về đời sống khổ cực hàng ngày
của nhân dân, dòng người xếp hàng mua bánh mì, xà phòng, mọi thứ ngoại
trừ những trang trại mẫu dựng lên để khoe với khách nước ngoài.
Tổng
kết lại, có thể nói thế này: có thính giả nào lại chưa thấy cả trăm lần
những bộ xương người ở Dachau, Buchenwald, Auschwitz?
Nhưng
bạn đã thấy một tấm hình nào chụp cảnh những viên đại tá nằm chết trên
mặt đất, hình những ngôi làng đỏ lửa và các tử thi bốc khói, hình vụ
hành quyết một viên tướng, một con rể, hình của bất ky2 người nào trong
27 triệu người chết?
Kết quả là chúng ta nhìn thấy Hitler với viễn kiến điên rồ, thành thật của y về chủng tộc hoàn hảo. So với Stalin – kẻ điên của thế kỷ – Hitler chỉ là một hướng đạo sinh loạn trí.
Alistair Cooke
----------------------------- ------------------------
Thơ Tố Hữu về Stalin:
Nhà thơ TH còn là cựu Phó Thủ Tướng, Ủy viên BCT TW, Khai quốc Công Thần của VNDCCH, …Câu nói nổi trội…”bom nguyên tử của Trung quốc là bom đạo đức”…
Đời đời nhớ Ông
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác (Hồ) một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
China Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời
(Tố Hữu, 5-1953)
Cổ Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất - Tố Hữu
Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt
(Trích Trăm hoa đua nở trên đất Bắc trang 37)
HP chuyển
No comments:
Post a Comment