Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010© AFP/ Park Yeong-Dae
Một tờ báo quân đội Trung Quốc ngày hôm nay cho biết : Hải Quân nước này vừa hạ thủy một bến tàu nổi tự hành đầu tiên. Đây là một phương tiện sẽ được sử dụng để làm nơi sửa chữa chiến hạm ngay trên biển ở ngoài khơi xa Trung Quốc. Theo các nhà quan sát, đây là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa binh chủng Hải Quân, vào lúc Bắc Kinh không che giấu tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông, trong đó Hải Quân là chủ lực.
Theo nguồn tin trên,
bến tàu nổi đầu tiên vừa hạ thủy mang tên Hoa Xuyên số 1 (Huachuan No
1). Bến tàu này sẽ cho phép các lực lượng hải quân đưa chiến hạm bị hư
hỏng về sửa chữa, để khôi phục năng lực tác chiến của các chiếc tàu « trong một thời hạn rất nhanh chóng ». Loại bến tàu nổi này đã được thiết kế để có thể được đưa đến những khu vực có chiến sự.
Theo bài báo, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, thì phương tiện vừa được hạ thủy cho phép « sửa chữa các chiến hạm lớn của hải quân Trung Quốc ngay tại những điểm di động cách xa bờ, thay vì phải dựa vào những điểm cố định trên bờ biển như trước đây ».
Các loại tàu như tuần dương hạm, khu trục hạm, thậm chí tàu ngầm đều có thể là được sửa chữa tại bến tàu nổi này, được thiết kế để có thể chống chọi với sóng cao đến 2 m. Tờ báo cũng không quên nêu bật nhiều lợi ích khác của loại phương tiện mới này như giúp cho các tàu bị hư hỏng nhẹ tiếp tục chiến đấu, trong khi những chiếc bị hư hại nặng nề hơn không nhất thiết phải được đưa về sửa chữa trong một nhà máy đóng tàu.
Theo các nhà quan sát, có rất nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ đưa chiếc bến tàu nổi tự hành vừa hạ thủy xuống hoạt động tại khu vực Biển Đông để tăng cường tiềm lực của Hải Quân Trung Quốc trong việc khống chế khu vưc.
Những chiếc bến tàu nổi này bổ sung vào màng lưới các cơ sở quân sự cố định mà Trung Quốc đang cấp tốc xây dựng và hoàn thiện tại cùng quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông, và quần đảo Trường Sa ở phía nam, bao gồm các sân bay, các bến cảng, các bãi đáp trực thăng ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các đài radar, nhà kho, cơ sở truyền tin trên toàn bộ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bối đắp trong Biển Đông.
Sự kiện Trung Quốc phô trương chiếc bến tàu nổi đầu tiên nằm trong cả một chiến dịch dùng các kênh thông tin báo chí để tuyên truyền cho các thiết bị mới mà chính Trung Quốc chế tạo ra.
Cuối tuần trước, Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cho biết là Hải quân nước này đã tiến hành một tập trận bắn dạn thất trong khu vực, và dự trù live-đạn trong khu vực, và đang có kế hoạch đưa vào hoạt động một chiếc máy bay vận tải quân sự do Trung Quốc sản xuất.
Trước đó, theo báo Singapore The Straits Times vào trung tuần tháng Giêng, Trung Quốc hoàn thành việc đóng một chiếc tàu tuần tra biển cực lớn, và có thể triển khai chiếc tàu này xuống Biển Đông. Đây là một chiếc tàu có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, còn lớn hơn cả khu trục hạm USS Lassen từng được Mỹ cử vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi (Trường Sa).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160301-hai-quan-trung-quoc-tang-cuong-phuong-tien-khong-che-bien-dong
Theo bài báo, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, thì phương tiện vừa được hạ thủy cho phép « sửa chữa các chiến hạm lớn của hải quân Trung Quốc ngay tại những điểm di động cách xa bờ, thay vì phải dựa vào những điểm cố định trên bờ biển như trước đây ».
Các loại tàu như tuần dương hạm, khu trục hạm, thậm chí tàu ngầm đều có thể là được sửa chữa tại bến tàu nổi này, được thiết kế để có thể chống chọi với sóng cao đến 2 m. Tờ báo cũng không quên nêu bật nhiều lợi ích khác của loại phương tiện mới này như giúp cho các tàu bị hư hỏng nhẹ tiếp tục chiến đấu, trong khi những chiếc bị hư hại nặng nề hơn không nhất thiết phải được đưa về sửa chữa trong một nhà máy đóng tàu.
Theo các nhà quan sát, có rất nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ đưa chiếc bến tàu nổi tự hành vừa hạ thủy xuống hoạt động tại khu vực Biển Đông để tăng cường tiềm lực của Hải Quân Trung Quốc trong việc khống chế khu vưc.
Những chiếc bến tàu nổi này bổ sung vào màng lưới các cơ sở quân sự cố định mà Trung Quốc đang cấp tốc xây dựng và hoàn thiện tại cùng quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông, và quần đảo Trường Sa ở phía nam, bao gồm các sân bay, các bến cảng, các bãi đáp trực thăng ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các đài radar, nhà kho, cơ sở truyền tin trên toàn bộ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bối đắp trong Biển Đông.
Sự kiện Trung Quốc phô trương chiếc bến tàu nổi đầu tiên nằm trong cả một chiến dịch dùng các kênh thông tin báo chí để tuyên truyền cho các thiết bị mới mà chính Trung Quốc chế tạo ra.
Cuối tuần trước, Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cho biết là Hải quân nước này đã tiến hành một tập trận bắn dạn thất trong khu vực, và dự trù live-đạn trong khu vực, và đang có kế hoạch đưa vào hoạt động một chiếc máy bay vận tải quân sự do Trung Quốc sản xuất.
Trước đó, theo báo Singapore The Straits Times vào trung tuần tháng Giêng, Trung Quốc hoàn thành việc đóng một chiếc tàu tuần tra biển cực lớn, và có thể triển khai chiếc tàu này xuống Biển Đông. Đây là một chiếc tàu có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, còn lớn hơn cả khu trục hạm USS Lassen từng được Mỹ cử vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi (Trường Sa).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160301-hai-quan-trung-quoc-tang-cuong-phuong-tien-khong-che-bien-dong
No comments:
Post a Comment