Monday, March 14, 2016

Tiễn Biệt Thầy Trần Văn Sơn


HoangsaParacels: Có những ông thày dạy tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang đã trở thành huyền thoại, phần lớn những vị này đều tốt nghiệp tại trường Hải Quân danh tiếng bên Pháp École Naval de Brest, thày Sơn là một trong những vị giáo sư đa tài và nghiêm khắc đó.
Chuyện kể một hôm một vị giáo sư chợt nhìn thấy một chú sinh viên sĩ quan sơ ý không che miệng khi ngáp, ông đã mỉa mai:" Tôi nhìn thấy cả cái dạ dày cuả anh." Một vị khác đang thao thao bất tuyệt về chuyến tuần dương huấn luyện qua Marseille, Algers, Djibouti, Madagascar....uống rượu vang mí fromage, ăn cam táo, nho tây, trong khi một anh sinh viên sĩ quan đang đứng như trời trồng trước bảng đen đày những con số kinh dị cuả bài toán tích phân bậc hai khó giải, cục phấn trong tay anh có lẽ đang mòn dần vì sức ma sát cuả những ngón tay đẫm mồ hôi cuả anh.  Ông thày bỗng cụt hứng vì anh sinh viên cứ lấm lét hết nhìn tấm bảng đen rồi lại nhìn ông, ông đỏ mặt tiá tai hét:" Tôi không còn muốn nhìn thấy mặt anh nưã." Kết cuộc anh SVSQ ấy ra trường với cấp bậc trung sĩ.  Chương trình học 2 năm cuả trường SQHQ rất nặng về lý thuyết, nhất là môn Toán Đại Cương, những SVSQ nào đã có vài ba chứng chỉ Toán ở đại học dân sự thì còn nhai được, chứ rất là vất vả với mấy anh chàng mới tốt nghiệp Tú Tài II ban Toán, vì quá mệt mỏi với thời gian huấn nhục, học căn bản quân sự, thời gian lên giảng đường học là mắt nhắm, mắt mở.  " Anh, mặt mũi thế kia, mà đậu được tú tài II, vào được Hải Quân, tôi không thể nào tin được."  Ông thày Sơn đã chỉ mặt một anh bạn SVSQ, dáng vóc hơi thô và đen, không trả lời được câu hỏi về Toán hóc buá cuả ông.  
Nhất tự vi sư, thời gian qua nhanh, cát bụi trở về với cát bụi, ôn lại chút kỷ niệm cuả những ông thày nhiều tài, lắm tật, các cậu học trò biếng nhác, lo ngủ nhiều hơn học; tuy nhiên đó là những kỷ niệm vui, nhắc lại để cười thoải mái và ngậm ngùi với những người Thày, những vị niên trưởng đã khuất.


                            Cáo Phó

Gia đình chúng tôi kính báo tin bạn bè, thân hữu, gia quyến:
Em, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại chúng tôi:
Ông Trần Văn Sơn
Nhà Bình Luận Trần Bình Nam
Pháp danh Tâm Đạt
Sinh ngày 17 tháng 7 năm 1933 tại Huế, Việt Nam
Đã mãn phần ngày 11 tháng 3 năm 2016 tức ngày 3 tháng 2 Âm Lịch tại San Diego, California.
Hưởng thọ 82 tuổi

Chương trình Tang lễ:
Thứ Sáu: 18 tháng 3, 2016
- 5:00 – 8:00 giờ tối: thăm viếng tại El Camino Memorial Park, 5600 Carroll Canyon
Road, San Diego, CA 92121
Thứ Bảy: 19 tháng 3, 2016
- 9:00 – 12:00 giờ trưa: thăm viếng tại El Camino Memorial Park
- 1:00 – 3:00 giờ chiều: cầu siêu, vài lời tiễn biệt của thân hữu và cảm tạ của gia đình
- 3:00 – 4:00 giờ chiều: di quan và lễ mai táng


TANG GIA ĐỒNG KHẨN BÁO
- Anh Trần Thanh Dương, vợ, các con và cháu. Việt Nam.
- Chị Trần Thị Lợi, các con và cháu. Việt Nam.
- Trưởng nam Trần Tâm Phương, vợ và con. Hoa Kỳ.
- Trưởng nữ Trần Thị Phương Tâm và chồng. Hoa Kỳ.
- Thứ nam Trần Tâm Cương, vợ và các con. Hoa Kỳ.
- Thứ nữ Trần Thị Phương Trâm, chồng và các con. Hoa Kỳ.
- Thứ nữ Trần Thị Phương Trân, chồng và các con. Hoa Kỳ.
Cáo Phó này thay thế thiệp báo tang. Xin miễn phúng điếu.



Phân Ưu


Nhận được hung tin:

Niên trưởng Trần Văn Sơn

Cựu Thiếu Tá Cơ Khí Hải Quân, Giáo sư trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang
Nhà Bình Luận Trần Bình Nam
Pháp danh Tâm Đạt
Sinh ngày 17 thang 7 năm 1933 tại Huế, Việt Nam
Đã mãn phần ngày 11 tháng 3 năm 2016 tức  ngày 3 tháng 2 Âm Lịch tại San Diego, California.
Hưởng thọ 82 tuổi

Toàn thể anh chị em Hội Hải Quân Hàng Hải San Diego thành kính phân ưu cùng tang quyến.

T.M Ban Chấp Hành Hội HQHH San Diego

Dương Hồng
Phân Ưu T V Son.jpg
Dưới đây là một bài thơ tiển biệt của Hòa Thượng Thích Như Điển gởi cho ba con:
 
Bằng Cả Tấm Lòng

Chưa thành công sao anh đành giã biệt
Mộng “Phục Hưng“ còn canh cánh bên lòng
Anh nằm xuống bao nhiêu người thương tiếc
Một đời trai chưa thỏa chí tang bồng.

Quê hương cũ vẫn non xanh nước biếc
Sao khổ đau và đày ải bất công?
Tôi hiểu anh, luôn xót thương dân Việt
Thương quê hương, thương phố thị, ruộng đồng.

Anh yên chí còn nhiều người tâm huyết
Sẽ một lần quyết giải cứu non sông!
Xin ngủ yên giữa khung trời văn nghiệp
Sạch nợ trần thanh thản cõi hư không…

Tùy Anh
(Cảm niệm về anh Trần Bình Nam, 11.3.2016)
Trần Tâm Cương
Bài viết về thày Trần Văn Sơn của NT Trnh Tiến Hùng Hổ Cáp I

Thưa Thầy Trần Văn Sơn,
Nhận được tin không vui về Sức khỏe của Thầy viết, do Hổ Cáp I Phạm Thọ chuyển: "Tám Mươi (80) Năm làm nhân chứng cho giai đoạn lịch sử Việt Nam" "Tôi và bệnh ung thư" ... Em vội viết e-Thư này để một lần nữa nói với Thầy về cảm tình và niềm quý trọng của một cựu học trò - SVSQ/K8 HQVNCH - đối với Thầy.

Dường như Thầy và Trung Đội 4-K8 có nhiều giờ giảng dạy, khiển trách, vui cười, và bình luận tản mạn hơn là đối với 3 Trung Đội Boong khác; thế nhưng riêng SV Trịnh Tiến Hùng thì có nhiều dịp hơn gặp Thầy từ ngày mãn khóa - như hai chiến hạm ngẫu nhiên neo / cặp cạnh nhau. 
- Hân hạnh được dạy 3 + khóa SVSQ cùng Thầy, được ngồi ăn và trò truyện "trà dư tửu hậu" với Thầy, Thầy Ích, Thầy Dư Trí Hùng là những dịp cho Hùng mở mang kiến thức về HQVN và sinh hoạt của "các niên trưởng có tư cách".
- Chắc Thầy còn nhớ, sau khi rời Quân vụ Huấn luyện, Em còn có dịp cùng Thầy đi ngao-du sơn-thủy nước Mỹ, để "coi xem HQ Mỹ họ huấn luyện khóa sinh HQVNCHcác cấp ra sao". Trong dịp này, Em càng thấy thân mến Thầy. 
- Và sau này đã từng nói xin Thầy cho phép gọi là "Anh" khi chỉ có 'đôi ta'... hôm Thầy chở Em về dự một tiệc cưới sau buổi Họp Mặt Khóa 8.  Thầy hỏi "tại sao". Em nợ câu trả lời mãi cho đến hôm nay. 
- Nay xin nêu ra lý do. Một: Từ "Thầy" là Nghĩa - Hai: Từ "Anh" là Tình và Thân Thương. Ba: Lê Thương - một trong nhiều bạn K8 rất-thân và thân-nhất thường xưng hô với Thầy như vậy khi có "tay 3 - trio" và Em cũng muốn như vậy. 
- Nhân dịp xin thưa với Thầy rằng trong suốt đời quân ngũ Em ít gọi cấp trên nào bằng từ "Anh" ngoại trừ Thầy, anh Nguyễn Xuân Sơn và anh (ĐĐ) Đinh Mạnh Hùng, vì là 'anh thiệt' của Hùng ngoài đời. Thích thú là cả ba (3) ông Anh đều quá ư 'tư cách'.  
Trong thư ngắn này, Em không biết gì về Y khoa để nói hay hỏi thêm Thầy sau khi đọc bài viết trên, nhưng hiểu được lẽ "ai đến rồi cũng sẽ đi trên con-đường-tấp-nập của đời người". Chỉ là trước sau mà thôi. Em tin theo Christianity - Tin Lành - tin Jêsus là Đấng Cứu Thế. Em xin chúc Thầy cứ đầy rẫy niềm Bình Thản An Lạc trong niềm Tin Phật Giáo mà Thầy từng sốt sắng góp ý tổ chức Ngày Phật Đản hàng năm tại Quân Trường - cho  Trưởng Ban CTCT Trịnh Tiến Hùng.
Bây giờ Thầy Ích và Thầy cũng đã đến tuổi phát bệnh. Khóa 8 trước nay cũng đã có nhiều Sư huynh của Hùng đã ra đi.

Cảm ơn Thầy đã huấn luyện và gắn bó với Khóa 8 - Hổ Cáp I.
Cảm ơn Thầy đã chiếu gương quả cảm lo lắng cho vận mệnh tổ quốc Việt Nam. 
Cảm ơn Thầy đã nêu tiêu biểu về "sự sống bận rộn" của một nhà trí thức quân nhân, "làm gì được cứ làm hết sức hết lòng" trong khả năng hạn hẹp của một quân nhân không gặp gió lớn.
Em muốn "ươm" một bài Thơ ngắn, để tặng Thầy. Chắc phải nhanh chóng chứ không "om và nạm vàng" như Thầy Vũ Hoàng Chương được.
Kính Yêu Thầy
Trinh Tiến Hùng Hổ Cáp I

Tiễn Biệt Thầy Trần Văn Sơn
2016-03-11
Đi sao quá gấp! Tiếc Thầy Sơn!
Cách biệt âm dương đã vạch đường 
Xin hỏi có bao điều nuối tiếc?   
Thưa rằng vô số nỗi niềm thương! 
Nhớ duyên gặp gỡ Thầy Trò ấy
Trọn tình gắn bó Đệ, Huynh, Trường 
Tiễn biệt đôi dòng, ngăn ngấn lệ 
Nguyện Thầy yên giấc, Mộng Quê Hương
Quân Hài - HổCápI   


Thân gởi các Bạn Khóa 8 HQ
Sáng nay tôi và bà xã đã đến thăm Thầy Sơn tại nhà.
Thật là xúc động khi nhìn Thầy ..đứng run run, xanh xao ...nói chuyện với tôi..
(Thầy đang chuẩn bị đi lên Bệnh viện khám BS khi tôi vừa đến nên đứng ở Garage nhà Thầy)

Thầy nói và muốn tôi chuyển đến anh em HQ như thế này :
Tôi không muốn các anh đến thăm tôi ..
Nếu nghĩ đến tôi thì viết cho tôi 1 E mail là đủ rồi

Tôi hiểu được câu nói của Thầy ..
Hoàn cảnh Thầy hiện tại ,,,,
Nói gì đây !! chỉ làm lưu luyến khổ đau vì nhớ thương về 1 dĩ vảng
Chúc gì đây !! Thầy đang chấp nhận ..một thực trạng ,,,,,không phải bệnh để chúc...Thầy chóng khỏi
Thân thể Thầy ,,,sẽ tàn phai theo ..thời gian ..Thầy không muốn anh em nhìn thấy Thầy lúc tàn phai

Đó là ý của Thầy, tôi chỉ xin chuyển đạt đến anh em

Tôi xúc động làm bài thơ:
Thăm NGƯỜI MẤT, đớn đau ...rồi sẽ hết
Thăm NGƯỜI CÒN, ...biết chết...quá thương đau
Nói gì đây !! đâu còn ..có mai sau
Trong câm lặng, lệ trào lăn trên má

N. Pháp


Thầy Sơn và các bạn K8 thân mến,
Bài viết ngắn gọn và súc tích đầy tình nghĩa rất hay của Thủ khoa Trịnh tiến Hùng, xứng đáng thay mặt anh em K8. Bài viết làm tôi mất ngủ vì bao nhiêu lời nói, hình ảnh anh Sơn kèm theo ảnh phụ diễn các bạn vờn quanh anh....đã sống dậy từ tiềm thức, đành ngồi dậy viết ít chữ phụ họa. Anh Sơn đã 84, các bạn chúng ta 80 tôi nghĩ cũng đã lời chán!
Cầu chúc anh Sơn không bị đau đớn vì bệnh.
Cảm ơn bạn Hùng đã cất tiếng nói nhanh chóng đến anh Sơn.
Kính
Lê Thương



Bài viết dưới đây về cựu dân bieu Trần Văn Son hay bình luận gia Trần Bình Nam được trích từ facebook của cựu dân biểu Nguyễn Công Hoan.

Cựu dân biểu Trần Văn Sơn

Cali Today News – Trong số 34 anh em chúng tôi thì người trẻ nhất là bé DUY, chừng 3 tuổi, được Mẹ bồng, ở bên trái. Và người lớn tuổi nhất là Thầy Trần văn Sơn, người Anh Cả của chúng tôi (người choàng chiếc mền có 4 sọc). Năm đó anh 44 tuổi. Anh gốc người Huế. Ngày tôi học lớp Đệ Nhất, tức lớp 12 bây giờ ở Trường Võ Tánh Nha trang thì Anh là giáo sư dạy môn Vật lý. Anh tốt nghiệp kỷ sư cơ khí bên Pháp, nguyên là Trung tá Hải quân VNCH, giảng dạy Trường Hải quân Nha trang. Năm 1971, anh ra ứng cử Dân biểu Quốc Hội đơn vị Thị xã Nhatrang, và Anh đã đắc cử cùng với người hùng thả bom dinh Độc lập Nguyễn văn Cử. Ở Quốc Hội anh sinh hoạt trong Khối Dân Tộc Xã Hội, là khối đối lập duy nhất dưới thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, cùng với những nhân vật nổi tiếng ngày ấy, như luật sư Trần văn Tuyên, Hồ ngọc Nhuận, Kiều mộng Thu, Nguyễn hữu Chung, Lý quý Chung...Có lúc anh được bầu làm Phó trưởng Khối. Trong chuyến vượt biển, anh ra đi một mình, cùng với 33 anh em chúng tôi. Khi chiếc tàu RYUKO MARU dừng lại cách thuyền chúng tôi hơn nửa Km để quan sát, Anh đã liều chết nhảy xuống biển để bơi sang chiếc RYUKO MARU cầu cứu. Anh nói lưu loát tiếng Anh, vì đã từng du học ở Mỹ. Không biết có phải nhờ vậy mà anh em chúng tôi được cứu sống hay không. Nhưng hành động đó của anh quả thật là một hành động dũng cảm. Chúng tôi rất hảnh diện về người Anh Cả của chúng tôi...Thầy TRẦN VĂN SƠN.
Những người vượt biên trong đó có các cựu dân biểu VNCH

Trên tàu Nhật được vớt

Cựu dân biểu hai triều Nguyễn Công Hoan họp báo ở Nhật

Ngày 30/04 năm đó, với sự giúp đỡ của Tổ chức người Việt Tự do ở Nhật, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế đầu tiên tại một Khách Sạn sang trọng ở làng KOMINATO, thuộc quân Chiba JAPAN, nơi dừng chân đầu tiên của chúng tôi, cách TOKYO chừng hơn 100 km. Rất đông báo chí quốc tế về tham dự. Tai cuộc họp báo, Anh Trần Văn Sơn đã dõng dạt tuyên bố: " Our purpose of escape from VN is to disclose to the world the violation of human rights in VN, also to warn the free world about the danger of the communism to the mankind". Tạm dịch (Chúng tôi ra đi là để nói cho thế giới biết về nhửng vi phạm thô bạo về Nhân quyền ở VN, đồng thời cảnh báo về sư nguy hiểm của Cộng sản đối với nhân loại).


Nguyễn Công Hoan (Từ Facebook)

No comments:

THẾ GIỚI BỚT… THỨC TỈNH

 HoangsaParacels:   Tướng Bắc Hàn c hưa đưa quân đi đáng thuê chết thí cho Putin mà đã đày huy chương đeo đến tận đầu gối rồi!...