Tuesday, July 25, 2017

MÈO VỜN CHUỘT, CHUỘT NHÁT MÈO TẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG tác giả Đại-Dương


Tại lễ bàn giao Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN 78) cho Hải Quân Hoa Kỳ hôm 22-07-2017, Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh “Ở bất cứ nơi nào mà chiếc tàu này đi ngang qua chân trời, đồng minh của chúng ta sẽ an tâm và kẻ thù phải run sợ vì mọi người đều biết rằng Mỹ đang tới mà tới một cách oai phong. Và chỉ có thể Thắng, Thắng, Thắng và Thắng”.
CVN 78 khởi công từ năm 2005 dự trù hoàn tất vào 2015 mà bị trì trệ đến nay và đội chi phí lên 12.9 tỉ USD, chiến hạm đắt giá và hiện đại nhất thế giới.
CVN 78 tiếp tục thử nghiệm trang thiết bị kể từ cuối tháng 7-2017 và sẽ nhận nhiệm vụ vào năm 2020.
CVN 78 là chiếc đầu tiên trong số 3 chiếc loại này sẽ lần lượt thay thế cho 10 hàng không mẫu hạm nguyên tử lớp Nimitz được đóng trong giai đoạn 1968-2006.
USS Gerald Ford dài và rộng hơn lớp Nimitz, nhưng, chỉ cần 2,600 thuỷ thủ đoàn, giảm 600 so với Nimitz nhờ tình trạng tự-động-hoá nhiều hơn. Chở 6,500 người, có sân bay rộng hơn và hệ thống bảo vệ thuỷ thủ đoàn tốt hơn. Công suất điện tăng 250% so với lớp cũ. Hệ thống phóng phi cơ bằng điện từ có 1 không 2 trên thế giới sẽ đưa phi cơ tham chiến nhiều và nhanh hơn lớp cũ 33%.

Tất cả những ưu điểm đó đã bị các chuyên gia trên Đài CNBC kết luận “trò chơi nguy hiểm” vì CVN 78 áp dụng các kỹ thuật chưa được chứng minh.
Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn thì Hải quân Đại tá Rick McCormack và Hải quân Đại tá Brent Gaut, Hạm trưởng và Hạm phó của Hàng không mẫu hạm Gerald Ford tin tưởng vào trang thiết bị đã được bố trí.
Phân tích gia Brian Slattery của Heritage Foundation nhận định “Ứng viên Donald Trump hứa sẽ xây dựng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ với 355 chiến hạm và tiềm thuỷ đỉnh so với 276 hiện tại. Nhưng, Cơ quan Ngân sách Quốc hội, CBO, ước tính cần hơn 400 tỉ USD trong vòng 30 năm để đạt tới mục tiêu”.
Chuyên gia cao cấp Jerry Hendrix của Center for a New American Security bày tỏ nổi lo sợ “Trung Quốc đang làm việc cật lực để sản xuất hàng loạt chiến hạm với kỹ thuật hiện đại, còn Nga đang sản xuất tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử lớp Yasen vô cùng hiện đại mà khó ai biết được vị trí”.

Breitbart News ngày 20-07-2017 cho biết Tổng thống Donald Trump đã chấp thuận kế hoạch phản kháng Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa do Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis để trình hồi tháng 4-2017.
Trong năm 2016, Hải quân Mỹ đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải, PONOP, tại 22 quốc gia có tuyên bố chủ quyền quá mức. Nhưng, chỉ có 3 vụ trong năm 2016 tại Biển Nam Trung Hoa.
Từ 2012 đến 2015, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh ngưng thực hiện PONOP tạo điều kiện cho Chủ tịch Tập Cận Bình đe nẹt láng giềng, xây đảo nhân tạo, quân sự hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa.

Hơn 1 tháng qua, Hoa Kỳ đã thực hiện 3 vụ PONOP, kể cả 2 pháo đài bay Lancer B-1B đã phi hành trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa hồi 6 tháng 7 năm 2017.
Thời Obama, PONOP được chấp thuận từng vụ. Với Chính phủ Trump, PONOP trở thành thường xuyên và hợp pháp.
Hồi tháng 5-2017, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã yêu cầu chính phủ thực hiện các vụ PONOP trên Biển Nam Trung Hoa.

Mưu đồ làm chủ Biển Nam Trung Hoa của Bắc Kinh thể hiện trên tờ điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn” được Gs. Vũ Cao Đàm ở trong nước dịch theo nguyên tác.
Bài báo nêu ra 10 điểm phải đánh Việt Nam để dằn mặt ASEAN với vài luận điểm phi lý: (1) Việt Nam từng bị phiên thuộc. Thực sự, Việt Nam thường xuyên nổi dậy giành độc lập, chủ quyền dân tộc nên không thể coi là đất của Trung Hoa. (2) Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1885 chỉ liên quan đến việc phân chia vùng quản trị tại Vịnh Bắc Bộ mà không có hiệu lực trên Biển Nam Trung Hoa. (3) Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận và bị Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển, PCA, bác bỏ thẳng thừng hồi 12-07-2016. (4) Quan hệ Mỹ-Trung chỉ tốt đẹp vào thời Obama, nhưng, đã đổi chiều với Trump.
Đứng trước thế giặc hung hăng, Việt Nam không thể dựa vào các Đối tác Toàn diện vì chưa có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương thì nước khác không thể can thiệp bằng quân sự.
Vì thế, Việt Nam cần huỷ bỏ chính sách “3 Không” để kết tình đồng minh với các cường quốc hải quân mới mong hoá giải mưu đồ của Bắc Kinh.

Báo The National Interest ngày 21-07-2017 cho biết chuyên gia hệ thống điện từ, Đề đốc Ma Weiming tuyên bố trên Đài Truyền hình Trung Quốc “Các nhà đóng tàu đang lắp hệ thống bơm-phun vào các tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới thành tàu hoả tiễn đạn đạo”.
Ma khoác lác rằng các kỹ sư Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.
Thực tế, Hoa Kỳ không sợ vì: (1) Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc chỉ có khả năng rình và tấn công chiến hạm nổi trong khi tiềm thuỷ đỉnh Mỹ có khả năng săn tàu ngầm. (2) Công nghệ bơm-phun chỉ mới có trên lý thuyết chưa được thử nghiệm từ các hoạt động thực sự.

Giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục sử dụng Binh pháp Tôn Tử trong phần “bất chiến tự nhiên thành” qua các trận đấu võ mồm căng thẳng, tạo ra nhiều giả thuyết để đối phương không dám chống đối.
Chính quyền Donald Trump đã mở các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao để cuốn chiếu tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Nam Trung Hoa.
Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei nếu chưa chịu phối hợp hành động với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi thì chớ có mà than thân trách phận.
                              
Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:
Navy Commissions First-in-Class USS Ford Aircraft Carrier (NNS, from Department of Defense)
Exclusive: An Inside Look at USS Gerald R. Ford (National Interest)
The Navy's put down a 'significant bet' on the $13 billion USS Gerald R Ford, which some say is a risky gamble (CNBC)
EXCLUSIVE: Trump’s Pentagon Plans to Challenge Chinese Claims in South China Sea (Breitbart News)
The U.S. Navy Is Turning Its Nuclear Attack Submarines into Cruise Missile Boats (National Interest)

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...