Monday, January 22, 2018

CHÂN DUNG VÀ BẢN LĨNH [Paulus Lê Sơn]


Chân dung ông Ngô Đình Cẩn
Sáng 17.1.2018, trước khi tòa nghị án để đi đến phần tuyên án trong vụ “Cố ý làm trái và Tham ô tài sản tại PVN và PVC”, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm được nói lời cuối cùng. Trong đó, dư luận đặc biệt chú ý đến ông Thăng và Thanh vì lời nói cuối cùng 'xin về nhà ăn Tết', và 'xin bác Trọng tha'.
Trích dẫn nguyên văn: “Mong Hội đồng Xét xử cho bị cáo ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn bè, với người thân. Sau đó, bị cáo chấp hành án phạt tù mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra được” - Đinh La Thăng.

Với Trịnh Xuân Thanh “Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con”.

Ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị cộng sản và kinh qua nhiều chức vụ cao cấp khác, ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang sau khi nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác.

Đến đây, lại nhớ về những cuộc binh biến chính trị đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam, trong đó có biến cố thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa bị đảo chính dẫn tới những cái chết thương tâm cho anh em nhà họ Ngô. Lịch sử ghi chép về sự bình thản trước cái chết của ông Ngô Đình Cẩn (1).

Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiểng, nhất là so sánh giữa lãnh đạo cộng sản và người Việt Nam Cộng Hòa.

Chuyện kể rằng, ông Ngô Đình Cẩn bị tuyên án tử bởi Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng làm theo lệnh của Tướng Nguyễn Khánh. Trước Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì ông Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ "quốc phục" Việt Nam. Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế.

Luật sư Võ Văn Quan là người bào chữa cho ông Ngô Đình Cẩn kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết"

Trước khi xử tử, tội nhân phải được bịt mắt, nhưng ông Cẩn đã không chịu bịt mắt, vẫn ngang nhiên, dõng dạc nói: “Không, khỏi cần bịt mắt tôi, để tôi đưọc nhìn quê hương tôi lần chót”.

Và ông mỉm cười, sẵn sàng đợi nhận những viên đạn vô tình và oan nghiệt, do những kẻ trưóc đây đã từng quị lụy, hàm ơn mưa móc của ông, nay họ đã cố tình ra lệnh giết ông

Kể ra để thấy khí chất của ông Ngô Đình Cẩn cao hơn lãnh đạo cộng sản thời nay cả một ngọn núi.

Có những con người trong lịch sử để lại chân dung và bản lĩnh rất ư tự tại khi đối diện với tù đày, cái chết, nhất là những con người dám làm chính trị vì tha nhân, vì đất nước. Những kẻ sĩ thời phong kiến thờ vua, hay tinh thần của người liêm sĩ lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm. Đó là sự tự hào có tư cách của kẻ sĩ.

Thế mà thời này lẽ nào liêm sĩ, nhân cách và thanh danh của lãnh đạo cộng sản bị chà đạp dưới gót giày của chính họ rồi hay sao ? Khi họ là những kẻ tham nhũng tiền bạc, quyền lực và niềm tin của nhân dân nhưng lại khóc lóc van xin một kẻ đầu bạc Nguyễn Phú Trọng chỉ là một đảng trưởng của tổ chức cộng sản.

Chính nhân dân Việt Nam mới có quyền quyết định tội trạng và hình phạt đối với ông Thăng, Thanh và hệ thống cầm quyền cộng sản tham nhũng.

Qua đây, chúng ta cũng giật mình mà xót xa, lo lắng cho vận mệnh dân tộc bị lèo lái bởi những kẻ lãnh đạo tỏ mình ra một cách ươn hèn, nhát nhúa, bạc nhược như vậy thì sức mạnh, hưng khí ở đâu để chống lại giặc thù Trung Cộng ngày đêm muốn xâm chiếm đất nước Việt Nam ?.

(1) Tài liệu về cái chết của ông Ngô Đình Cẩn https://thiendangdaisu.wordpress.com/…/ai-da-giet-ong-ngo-…/


17.1.2018
Paulus Lê Sơn




2. Chân dung Đinh La Thăng và Trinh Xuân Thanh tại tòa án.




LikeShow more reactions

No comments: