Saturday, January 27, 2018

DẦU LỬA MÁU VÀ QUYỀN LỰC - Trường Sơn Lê xuân Nhị



Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe to assure the survival and the success of liberty. This much we pledge-and more.

Hãy để cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới này biết rằng, dù quý vị thích hay ghét chúng tôi, chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào, mang bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào, ủng hộ bất cứ người bạn nào, chống đối bất cứ kẻ thù nào để bảo đảm cho sự trường tồn và thành công của tự do trên thế giới. Những điều này, chúng tôi thề hứa, và còn nữa...

Diễn văn nhậm chức của tổng thống John F. Kennedy


Trước khi vào truyện:

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố Al-Qaeda đâm hai chiếc Boeing 747 đánh cướp vào hai tòa lầu Trung Tâm Quốc Thế Thương Mại ở New-York làm rúng động nước Mỹ và toàn thể thế giới. Thế Giới Đại Chiến lần thứ 3 vừa bắt đầu. Chỉ hai tuần lễ sau đó, thủ tướng Do Thái, Arion Sharon lên trên diễn đàn quốc hội nước mình, cảnh cáo nước Mỹ, tuyên bố: Nước Mỹ có quyền chống khủng bố nhưng không được để Do Thái bị thiệt hại. (nguyên văn: I warn the US not to fight terrorism at our expenses) . Lạ lùng một điều là trong hoàn cảnh tang thương khó nhăn như thế mà lại bị đàn em chơi một câu nặng như thế, Tổng thống Bush và chính phủ của ông im lặng.

Trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có một lãnh tụ một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù là bạn hay là thù của Hoa Kỳ, dám tuyên bố với Hoa Kỳ và cho cả thế giới nghe một câu nói ... mất dạy, vô lý và ích kỷ một cách trắng trợn như thế. Vấn đề ở đây là, nhờ đâu, bởi đâu mà nước bé tí hon Do Thái lại dám thách thức anh khổng lồ Hoa Kỳ một cách thẳng thừng, vô lý, và mất dạy như thế mà anh khổng lồ phải im lặng, không nói gì?

Hy vọng câu truyện ngắn sau đây sẽ trả lời được phần nào câu hỏi



° ° °

Sau một chuyến bay dài gần 14 tiếng vượt Đại Tây Dương, cuối cùng thì chiếc phản lực cơ BOEING 707 của hãng hàng không Pan-Am với mấy trăm hành khách ... trong bụng bắt đầu tiến vào không phận của thành phố New-York. Tiếng động cơ ầm ì suốt mười mấy tiếng đồng hồ dần dần nhỏ hẳn lại, một dấu hiệu cho biết phi công đang cho giảm vòng máy để bay xuống. Giây phút hạ cánh mà mọi người mong đợi gần ngày qua đã gần tới. Hành khách trong phi cơ, chẳng ai bảo với ai nhưng ai cũng cảm thấy được một sự êm ấm và thoải mái sau mười mấy tiếng đồng hồ giam mình trong chiếc ghế của mình.

Chẳng lâu sau đó, giọng nói ấm áp từ loa phát thanh bay ra càng làm cho hành khách, vốn đã thấy thoải mái nhẹ nhỏm vì sắp được xuống khỏi phi cơ, càng thấy vui vẻ hẳn lên:

- Kính thưa quý vị, đây là phi công Bob Taylor, trưởng phi hành đoàn của chuyến bay 344 của hãng hàng không Pan-Am, đại diện cho phi hành đoàn và chiêu đãi viên của hãng hàng không Pan-Am, chúng tôi xin chào mừng quý vị đến Hoa Kỳ và đặc biệt cách riêng, đến thành phố Nữu Ước, thành phố không bao giờ tắt đèn.... Mong rằng quý vị đã điền xong mẫu khai quan thuế. Quý vị nào chưa điền, xin chỉ cần bấm nút gọi, chiêu đãi viên của hãng hàng không Pan-Am sẵn sàng và vui vẻ đến giúp đỡ quý vị làm việc này.... Thành phố Nữu Ước hôm nay trời nắng ráo với nhiệt độ dễ chịu là 72 độ, bầu trời nắng sáng, đẹp và không có trần mây. Gió Đông Bắc thổi nhẹ nhàng với tốc độ 5 Hải Lý một giờ. Kính thưa quý vị, trong vòng vài phút nữa, chúng tôi sẽ chuẩn bị phương thức hạ cánh và xin quý vị thu xếp để về chỗ ngồi và buộc giây an toàn để chuẩn bị cho việc hạ cánh. Một lần nữa, đại diện cho hãng hàng không Pan-Am, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã chọn hãng hàng không Pan-Am chúng tôi làm phương tiện di chuyển và chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục phục vụ quý vị trong tương lai. Xin chúc quý vị được có những ngày thật vui và đầm ấm ở thành phố nổi tiếng này của thế giới. Xin kính chào tạm biệt quý vị...

Tiếng loa vừa dứt thì những tiếng động vui tai trong tàu bay vang lên. Người ta lo sửa lại thế ngồi, lo buộc giây an toàn, lo kiểm điểm lại hành lý... Vài bà mẹ ẳm con đi thật mau ra phòng WC rồi mau mắn trở về...

Ai nấy đều nôn nức chuẩn bị cho cuộc hạ cánh...

Mọi người đều nôn nức chuẩn bị, duy chỉ có một người vẫn ngồi im lìm, coi như không có chuyện gì xảy ra. Người ấy ngồi nơi khu vực dành cho thượng khách và nơi hàng ghế đầu tiên. Đó là một người đàn ông trong một bộ đồ vét cắt rất bình thường, có thể nói rẻ tiền và có phần hơi nhầu nát. Một cặp mắt chuyên nghiệp phải nhìn thấy ra ngay điều hơi lạ lùng này bởi vì, khu thượng hạng của chuyến bay Paris - New-York giá vé mắc gấp 5 lần giá của khu thường, chỉ có những tay tài phiệt, những tài tử xi nê, những giám đốc công ty lớn mới đủ tiền để ngồi. Và những người này không bao giờ lại ăn mặc đơn giản và có phần hơi quê mùa như thế...

Người đàn ông lạ lùng này, tuổi khoảng 50 nhưng da mặt thì dầy đặc những vết nhăn, chứng tỏ hắn có một quá khứ kham khổ hay cực nhọc. Từ lúc lên phi cơ cho đến lúc đó là 14 tiếng đồng hồ, hắn chưa hề mở miệng nói một lời với bất kỳ ai. Cặp môi mỏng dính cũng không hề điểm một nụ cười...

Người đàn ông khô khan và lạ lùng này, tướng không cao lắm nhưng tóc cắt rất ngắn-ngắn hơn tóc của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thân hình hắn lại là một điểm lạ lùng khác. Nó cuồn cuộn những bắp thịt như một võ sĩ. Chừng như, bộ vét hắn đang mặc trên người làm cho hắn thấy hơi khó chịu. Hình như hắn sinh ra để mặc quân phục hay một thứ gì khác hơn là bộ vét dân sự quê mùa lố bịch kia.

Suốt từ lúc leo lên phi cơ ở phi trường Orly ở Paris đến bây giờ, khác với những người ngồi chung quanh hắn, ai cũng uống rượu hoặc huýt ky hoặc nhâm nhi bia, tán gẫu hoặc đọc báo hoặc ngủ để giết thời giờ, hắn chỉ ngồi im như một pho tượng, tư lự nhìn ra ngoài cửa sổ. Như đã nói, chẳng những hắn không thèm mở miệng nói với ai một lời nào, hắn cũng không thèm đứng dậy để đi đây đi đó cho dãn xương cốt. Hắn chỉ ngồi im một chỗ, bàn tay thủ kỹ cái cặp da cũng cũ kỹ không thua bộ đồ vét hắn mặc trên người. Thỉnh thoảng, hắn mở cặp, lấy ra mấy tập hồ sơ xem xét một cách kín đáo rồi bỏ vào cặp, đóng lại... Mặt hắn luôn luôn tư lự, chừng như có điều gì bận suy nghĩ lắm...

Và suốt 14 tiếng đồng hồ trên phi cơ, hắn cũng không hề nhắm mắt để ngủ dù chỉ vài phút đồng hồ...

Mọi người chẳng ai biết hắn là ai, và cũng chẳng ai muốn hỏi han hoặc làm quen với một con người ăn bận quê mùa, tính tình lại khôn khan và khó khăn như thế để làm gì. Đúng hơn, thiên hạ chẳng ai muốn dây dưa với hắn. Chẳng ai muốn sự có mặt của hắn trên chuyến phi cơ này. Dù không ai nói ra nhưng ai cũng mơ hồ cảm thấy con người hắn có cái vẻ gì ... hung ác dữ tợn quá chừng. Đây là loại người mà nếu mình đi đêm vô tình đụng phải thì nên bỏ chạy cho thật mau và ... gọi cảnh sát liền nếu hắn chạy theo.

Sự có mặt của hắn trong khu thượng hạng làm cho khu này mất đến 75% cái sinh khí sang trọng, vui vẻ và bình thường dành cho những hành khách có tiền có bạc, coi những giờ phút rảnh rỗi trên phi cơ là những giờ phút để giải trí hay ăn nhậu vui đùa cho quên đường dài. Chung quanh hắn, dường như có ... thần chết hay cái gì lảng vảng chung quanh làm mọi người cảm thấy như bị mất đi cái vẻ tự nhiên thường ngày...

Dĩ nhiên, nhiều người đã đưa mắt nhìn lén (chẳng ai có can đảm nhìn thẳng vào mặt hắn một cách công khai, sợ hắn nổi sùng túm cổ quăng họ ... ra khỏi tàu bay) về phía hắn để nhận xét con người hắn nhưng chẳng ai đi tới được một kết luận gì. Hắn không có dáng dấp của một tên ăn cướp hay một tên tội phạm. Hắn cũng không phải nhà buôn. Hắn cũng chẳng phải nhân viên của chính phủ. Ai nhìn lén hắn rồi thì cũng kết luận được một câu là: Đây là một con người thật là lạ lùng và hung dữ.

Khi các chiêu đãi viên đi đến từng ghế một để phát giấy khai quan thuế đến chỗ hắn, người ta cũng đưa cho hắn một tờ thì hắn chỉ lắc đầu. Cặp môi mỏng dính cũng không thèm mở miệng nói cho cô đãi viên biết vì sao hắn không cần phải khai quan thuế.

Tuy hắn không nói tại sao nhưng lành nghề như các chiêu đãi viên hàng không thì phải biết là hắn phải mang thông hành ngoại giao. Chỉ có những người mang thông hành ngoại giao mới không phải khai quan thuế. Nhưng không ai biết hắn mang thông hành ngoại giao của nước nào. Và cũng chẳng có em dám mở miệng ra hỏi...

Nhìn tướng hắn thì hắn phải là gốc người da trắng. Tóc hắn dù có nhiều sợi bạc nhưng ai nhìn qua cũng biết cái màu nguyên thủy của nó là màu vàng. Nhưng trong tất cả những quốc gia Âu Châu, chẳng có quốc gia nào lại để cho nhân viên mang thông hành ngoại giao của mình mà lại ăn mặc một cách loàng xoàng như thế. Nhân viên ngoại giao của Âu Châu vốn ăn mặc rất lịch sự và rất coi trọng bề ngoài. Mang thông hành ngoại giao của một nước không thể nào ăn mặc đơn sơ như thế được...

Một vài em chiêu đãi viên hàng không đoán là hắn phải là người đến từ một trong những nước Cộng Sản ở Đông Âu hay Nga Sô. Nhưng lý luận này cũng không vững bởi bọn Cộng Sản dù nghèo nhưng ngoại giao đoàn của chúng nó luôn luôn ăn bận bảnh bao. Có khi còn bảnh bao hơn cả các nước tự do nữa. Tuyên truyền là một nghệ thuật quan trọng hàng đầu của chúng nó mà...

Thế thì người khách này đến từ đâu, đại diện cho ai? Không ai có thể đoán được... Không ai đoán được nhưng ai cũng thở phào nhẹ nhỏm khi được biết hắn mang thông hành ngoại giao. Mang thông hành ngoại giao nghĩa là hắn ... hợp pháp, không phải là quân đầu trộm đuôi cướp hay quân của một nhóm khủng bố nào đó trên thế giới...

Cuối cùng rồi chiếc phản lực cơ khổng lồ nhất trên thế giới cũng bắt đầu bò vào bến đậu, một hành lang di động được nối vào hông phi cơ...

Một lần nữa, tiếng loa trong phi cơ lại lên tiếng. Lần này không phải là cái giọng trầm ấm của người phi công trưởng của hãng Pan-Am mà là giọng nói khàn khàn và khô lạnh của người nhân viên sở quan thuế Hoa Kỳ: (Hình như là sở quan thuế của Hoa Kỳ chỉ tuyển chọn những người có giọng nói khàn khàn và khô lạnh vào làm việc.)

- Kính thưa quý vị, xin quý vị ai ngồi yên chỗ đó. Nhân viên quan thuế Hoa Kỳ sẽ cho biết khi nào quý vị có thể bước ra khỏi phi cơ. Sau khi ra khỏi phi cơ, xin quý vị xếp thành một hàng theo lời chỉ dẫn của nhân viên để đến nơi kiểm tra về quan thuế.

Hành khách ai nghe xong câu đó thì cũng biết đây một cái lệnh chứ không phải lời chào mừng thường lệ. Người quan thuế già ngừng một chút, rồi như sực nhớ ra mình quên nói một điều gì, liền nói luôn:

- Sở quan thuế Hoa Kỳ hân hoan chào mừng quý vị đến nước chúng tôi.

Dù đó là một lời chào mừng nhưng chẳng có người hành khách nào trong tàu bay thấy đó là một lời chào mừng. Chào kiểu này thì ... đừng chào còn tốt hơn.

Người quan thuế già không phải là không nhận ra những điều này. Hắn thừa biết là những gì mình vừa nói chẳng có ý nghĩa gì cả đối với đám hành khách quốc tế ở trong tàu bay, thiên hạ chỉ muốn thoát ra khỏi cái tàu bay và cái phi trường này càng sớm càng tốt để còn về nhà với vợ con hay lo toan hàng trăm ngàn công việc mà mình đang tính làm...

Người quan thuế già bấm vào cái micro một phát, hơi nhăn mặt lại về những gì mình vừa nghĩ... Thật ra thì hắn cũng chẳng cần muốn biễu diễn cái màn chào mừng này làm gì... Quý vị đến đây, chúng tôi có chào mừng quý vị cũng thế, mà không chào mừng cũng thế, nghĩa lý gì vài tiếng chào mừng vớ vẩn và mất thì giờ. Mấy chục năm nay sở quan thuế Hoa Kỳ có bao giờ chào mừng ai đâu mà thiên hạ vẫn cứ ùn ùn đổ về Hoa Kỳ...

Lão quan thuế già chặc lưỡi... Mẹ, cái màn chào mừng vớ vẩn này chỉ xảy ra cách đây chừng gần năm, sau khi cha tổng thống trẻ tuổi tên John F. Kennedy lên nhậm chức. Cha tổng thống trẻ tuổi chủ trương phải trẻ trung hóa hệ thống hành chánh Hoa Kỳ. Chỉ một cái lệnh ngắn như thế thôi thế mà tất cả mọi phần sở trong nước Mỹ, từ bộ quốc phòng cho đến bộ thương mại vân vân và vân vân, thậm chí ông cảnh sát đứng ngoài đường cũng được gởi đi học tập để trở thành một cán bộ tốt hơn và trẻ hơn lớp cán bộ ngày hôm qua một chút như lời tổng thống John F. Kennedy đã hứa với dân chúng ngày còn là một Thượng Nghị Sĩ đi vận động tranh cử.

Lão quan thuế già thở hắt ra một cái, đưa mắt nhìn quanh một vòng rồi đưa cái ống nói lên miệng, nói tiếp bằng một giọng lịch sự hơn giọng lúc nãy:

- Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị thuộc ngoại giao đoàn xin vui lòng bước ra trước.

Liền lập tức, sau lưng người đàn ông trong bộ quần áo vét thô kệch kia, hai người thanh niên ăn mặt rất bảnh bao, tướng tá to con với dung mạo thật oai phong lẫm liệt liền đứng dậy. Một người tiến ra cửa còn một người tới gần bên người đàn ông mặc bộ đồ vét cũ, đứng nghiêm trong tư thế chờ đợi. Người đàn ông lạ lùng mà ai cũng tưởng là quân ăn cướp kia liền đưa mắt liếc nhìn người thanh niên trẻ, đưa cái cặp táp mình đang cầm cho hắn rồi nhẹ nhàng đứng dậy bước ra. Người thanh niên kính cẩn bước lui lại một bước cho hắn bước ra rồi liền sách cặp táp đi theo hắn.

Mãi cho đến lúc đó, người ta mới biết người đàn ông lạ lùng kia không đi một mình mà còn có hai người thanh niên khác tháp tùng. Chuyện này chẳng ai có thể ngờ được vì suốt chuyến bay, họ không hề trao đổi với nhau dù chỉ một tiếng nói. Cá tánh của 3 người cũng khác biệt nữa. Trong lúc người đàn ông già ngồi im một chỗ bất động thì hai người thanh niên lại hòa đồng với đám hành khách, cũng gọi rượu, gọi sâm banh và nói chuyện với mọi người bằng một thứ tiếng Anh theo giọng Ăng Lê. Giọng nói phát âm theo kiểu Anh cộng thêm hai bộ đồ vét cắt rất khéo và thanh lịch làm cho ai cũng tưởng họ là người Ăng Lê. Hai người thanh niên vừa nói chuyện nhưng cặp mắt thì kín đáo quan sát hết chỗ này đến chỗ nọ.

Ba người xuất trình ba cái thẻ thông hành ngoại giao cho lão quan thuế già. Hắn gật đầu chào và miệng ráng điểm một nụ cười... ngoại giao để tiếp đón ba người mang thông hành ngoại giao.

Người quan thuế già hơi nhăn mặt lại một chút khi nhìn thấy lá cờ với ngôi sao sáu cánh màu xanh mà người ta thường gọi là ngôi sao của vua David trên thông hành của 3 người.

Ngôi sao Đa-Vít là quốc hiệu của nước Do Thái. Thì ra, những người này đến từ nước Do Thái qua ngả Âu Châu...

Sau hai ngàn năm lang thang không có tổ quốc, người Do Thái đã chính thức thành lập được quốc gia Do Thái vào năm 1948, trên vùng đất Ả Rập của người Palestine. Đây là kết quả của nhiều chục năm trời phấn đấu, đổ ra không biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu của hàng trăm ngàn người Do Thái không những ở Ả Rập mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Từ khi lập quốc cho đến năm đó, năm 1962, người Do Thái đã trải qua hai cuộc chiến lớn.

Cuộc chiến thứ nhất, có thể nói là cuộc chiến sinh tồn, xảy ra ngay sau khi họ lập quốc, năm 1948. Khối Ả Rập, vốn luôn luôn coi Do Thái là kẻ thù không đội trời chung với mình, nghe tin người Do Thái lập quốc thì liền liên kết với nhau mở một cuộc tấn công toàn diện để tiêu diệt họ. Cầm đầu là Ai Cập và Syria, hùa theo là một lô các nước Ả Rập khác, họ huy động mấy trăm ngàn quân tràn vào đất Do Thái. Theo sự ước tính ... ngây thơ của các lãnh tụ Ả Rập, với một lực lượng đông như thế, họ có thể tiêu diệt Do Thái trong vòng một ngày. Trễ lắm là một tuần lễ.

Nhưng người Ả Rập đã lầm biết bao...

Với kế hoạch biến mỗi người dân thành một người lính, cộng thêm mớ kinh nghiệm của những người Do Thái ngày xưa vốn là những chiến sĩ xuất sắt trong quân đội đồng minh, và cuối cùng, cộng thêm vào cái yếu tố quan trọng nhất là tấm lòng quyết tử vì đã bị dồn tới đường cùng, họ anh dũng chiến đấu. Người Do Thái chẳng những đã anh dũng đẩy lui được toàn khối Ả Rập mà còn lấy thêm một mớ đất đai của người Ai Cập ở phía Nam và Syria ở phía Đông. Trận chiến này làm cho cả thế giới phải nể phục người Do Thái và quốc gia Do Thái.

Trận chiến thứ hai xảy ra năm 1956, khác với cuộc chiến sinh tồn năm 1948, có thể nói là cuộc chiến ... dành ăn, xảy ra năm 1956 với nguyên do như sau:

Khi Ai Cập còn là thuộc địa của Anh, người Anh đã cho đào con kinh đào Sue, khai thông một con đường thủy nối liền hai đại dương. Con kinh đào này rút ngắn lại đường đi của thuyền bè khoảng bốn tuần lễ, là một con kinh đào dài nhất và quan trọng nhất trên thế giới.

Trong thế giới có hai kinh đào quan trọng vào bậc nhất. Con thứ nhất là con kinh đào Sue ở Trung Đông và con thứ nhì là con kinh đào Panama ở Nam Mỹ. Khi người Ai Cập dành được độc lập, người Anh vui vẻ trả lại hết mọi thứ cho họ, từ nhà cửa cho đến đất đai vân vân và vân vân, nhưng nhất quyết không chịu giao con kinh Sue này. Lý do dễ hiểu vì nó là một con gà đẻ trứng vàng, đem lại một nguồn lợi tức hàng tỉ đô la một năm cho Anh Quốc.

Năm 1956, tổng thống Nasser, người anh hùng cách mạng của khối Ả Rập tuyên bố quốc hữu hóa con kinh đào này. Bị dành mất miếng ăn, Anh và Pháp (cũng có nhiều cổ phần trong con kinh Sue) nổi điên lên, quyết định dùng vũ lực để chiếm lại. Trước khi đánh, Anh mời Mỹ nhập cuộc. Mỹ đang đối đầu với Nga, sợ mất lòng khối Ả Rập và thấy mình chẳng có ăn cái giải gì trong vụ này, liền lắc đầu bảo no. Thế là Anh quay sang Pháp. Pháp mới vừa rút quân ở Việt Nam về, bị mất mặt và đang sợ bị mất luôn cả thuộc địa Algeria, liền đồng ý với Anh, bảo chúng mình phải cứng rắn. Mình phải dạy cho chúng nó một bài học để đời.

Nhưng Anh vốn cẩn thận. Vì thiếu sự cộng tác của Mỹ, sợ đánh không nổi, Anh liền dụ Do Thái, lúc ấy đã nổi tiếng trên thế giới là một quốc gia có một quân đội thiện chiến nhất trên thế giới. Anh dụ dỗ sẽ cắt một phần đất của Ả Rập cho Do Thái. Do Thái lại ở ngay sát nách Ả Rập nữa, nếu Do Thái muốn giúp thì thật là quá tiện.

Phần Do Thái, sau khi thắng trận vẻ vang năm 1948, thấy đất đai Ả Rập... dễ nuốt quá, liền nổi lòng tham, muốn chiếm thêm tí đất của Ai Cập để mở mang bờ cõi, liền đồng ý.

Thế là một kế hoạch để chiếm lại con kinh Sue được mau mắn soạn thảo. Tất cả đều đồng ý nhau ở một điểm then chốt, đó là thời gian. Họ phải tốc chiến tốc thắng, làm thế nào để khi thế giới--sợ nhất là Nga, một đồng minh của Ai Cập lúc đó--can thiệp thì ván đã đóng thuyền, con kinh đào Sue đã nằm trong tay Anh-Pháp.

Do Thái sẽ đổ quân nhảy dù xuống bên kia bờ kinh Sue. Liên quân Anh-Pháp sẽ đổ bộ bằng tàu ở bên này con kinh. Hai bên gặp nhau ở kinh Sue và cùng nhau chiếm gọn con kinh này.

Đồng ý xong, Do Thái cho rải quân nhảy dù xuống đất Ai Cập liền. Chỉ trong vòng một buổi sáng, lính nhảy dù Do Thái đã chiếm được mục tiêu ở chung quanh bờ kinh Sue nhưng chờ mãi chẳng thấy liên quân Anh-Pháp đâu cả. Hóa ra rằng Anh Pháp đổ bộ bằng mồm, đổ bộ trên bản đồ thì mau thì dễ, nhưng đến khi đổ bộ thật thì không được mau như thế. Vì Mỹ không giúp đỡ phương tiện nên họ kẹt hàng trăm thứ chuyện. Không đủ tàu bay chỡ quân, không có nhiên liệu cho xe tăng, và hàng trăm thứ chuyện khác...

Lính nhảy dù Do Thái nằm chờ lâu quá, thiếu tiếp liệu, hết đồ ăn, lại thấy đồng minh của mình quá chậm, quá dở liền đâm ra lạnh cẳng và có ý định muốn rút lui. Chưa quyết định được thì quan thầy Hoa Kỳ liền lên tiếng cảnh cáo Do Thái thậm tệ, chửi luôn cả trên đài phát thanh. Nga cũng hăm dọa đem một hạm đội tới để giúp Ai Cập. Thế là cậu bé Do Thái đành phải rút quân về. Anh-Pháp thấy Do Thái rút thì cũng dẹp cái màn tiến quân luôn. Thế là con gà đẻ trứng vàng kể từ đó thuộc quyền sở hữu của người Ai Cập. Tổng thống Nasser của Ai Cập biến thành một lãnh tụ mới của khối Ả Rập.

Sau trận chiến này, thế giới mới bật ngữa ra để nhận thấy rằng, thằng bé ... Do Thái cũng chẳng tốt lành gì hơn ai. Họ sẽ không từ chối bất cứ một thủ đoạn nào, dù tốt, dù xấu, dù đê hèn hay anh hùng đến đâu, sẵn sàng áp dụng để bảo vệ sự sống còn của mình. Nhưng thế giới đồng thời cũng thông cảm cho họ. Họ là một quốc gia nhỏ bé sống giữa một biển người Ả Rập, họ phải làm tất cả những gì có thể làm được để sống còn...

Khi nhìn thấy tờ thông hành có ngôi sao David, người quan thuế già mới đầu thì nhăn mặt, nhưng chỉ trong vòng một tích tắc đồng hồ sau đó, hắn liền nghĩ ra một chuyện và đổi hẳn thái độ. Hắn bỗng dưng trở nên lễ phép lạ thường. Hắn không mở giấy thông hành ra coi nhưng lại lịch sự cất giọng nói bằng một giọng vô cùng lễ phép, giống y như nói chuyện với xếp mình vậy:

- Kính thưa quý khách, có phái đoàn đặc biệt của Bộ Ngoại Giao đang chờ quý khách ở ngoài phòng tiếp tân VIP.

Người đàn ông già tóc ngắn có vẻ không thích mấy chữ VIP. Hắn hỏi:

- Tại sao lại phòng tiếp tân VIP?

Người quan thuế già bối rối:

- Thưa, tôi chỉ nhận được lệnh thông báo như thế. Ngoài ra, tôi không biết.

Người đàn ông ăn mặc soàng sỉnh lại gắt:

- Tôi đã thông báo cho chính phủ của ông là tôi chỉ muốn xuống khỏi máy bay một cách bình thường như mọi người thôi, tại sao bây giờ lại vào VIP. Quý vị làm việc như thế này mà là một cường quốc lãnh đạo thế giới à?

Người quan thuế già không biết vì sao người này lại có vẻ bực bội khi được biết sẽ đón tiếp ở phòng VIP. Cứ như thường thì người ta sẽ mừng quýnh lên. Tại sao lại có chuyện lạ như thế nhỉ? Nhưng hắn không có thì giờ để suy nghĩ nhiều. Hắn lập lại:

- Thưa, tôi chỉ được lệnh là thông báo cho quý vị như thế, ngoài ra tôi không biết gì cả.

Cái đầu ngắn tóc lắc liền mấy cái, toàn bộ khuôn mặt nhăn lại có vẻ bực mình vô cùng:

- Quý vị làm ăn kỳ quá. Tôi không thích. Nhưng mà thôi, chúng ta đi.

- Xin mời quý khách đi theo tôi...

Sau câu nói đó, trong phi cơ tự dưng nhường ra một con đường. Người quan thuế Hoa Kỳ đi trước, ba người mang thông hành Do Thái đi sau...

Trong văn phòng VIP lúc ấy là một nhóm cỡ chừng hơn chục người đang đứng quây quần thành nhiều nhóm. Ai nấy đều ăn bận bảnh bao và sang trọng. Trong số những người chờ đợi trong phòng khách VIP đó, nếu ai chịu để ý thì sẽ nhận ra hai khuôn mặt rất quan trọng của chính quyền tổng thống Kennedy thời đó. Người thứ nhất là Ron Howard, phụ tá đặc biệt của tổng thống Kennedy. Người thứ hai là Jimmy Evergreen, giám đốc CIA, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ. Ngoài hai nhân vật quan trọng đó là những tướng lãnh và những nhân viên khác của cơ quan tình báo CIA, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Khi người quan thuế tiến vào, nhóm người này sắp thành hàng một. Người Do Thái ăn bận loàng xoàng đi đến bắt tay từng người một. Đứng đầu hàng là phụ tá của tổng thống Kennedy:

- Tôi là Ron Howard, phụ tá đặc biệt của tổng thống Kennedy, xin chào mừng Trung Tướng đến Hoa Kỳ.

Ông trung tướng Do Thái trả lời một cách bằng một giọng hơi khó chịu:

- Gọi tôi là Arik. Tôi là Arik Joshue, phụ tá đặc biệt của thủ tướng Ben Gurion.

- Tổng thống Kennedy gởi lời chào ngài.

- Cám ơn. Thủ tướng Ben Gurion cũng gởi lời chào đến tổng thống Kennedy.

Bắt tay xong, Ron Howard đứng sang một bên, nhường chỗ cho người kế. Nhưng người kế chưa kịp bắt tay thì Arik Joshue đã kề tai ông phụ tá tổng thống nói nhỏ:

- Tôi tưởng tôi đã nói với quý vị là tôi không muốn được đón tiếp long trọng như thế này... Tôi phải bay nửa vòng thế giới và đáp phi cơ dân sự để người ta không để ý đến tôi. Quý vị đón tiếp tôi như thế này thì hỏng hết việc của tôi rồi. Tôi đã nói nhiều lần rồi mà...

Mới gặp nhau, chưa kịp hỏi thăm đã bị... xài xể, ông phụ tá của tổng thống Kennedy chới với. Ron Howard liền ú ớ:

- Tôi, tôi hoàn toàn không biết gì về vụ này...

Với sự lịch sự của một người Hoa Kỳ, ông nói luôn:

- Tôi thành thực xin lỗi.

Trung tướng Arik Joshue chỉ gật đầu nhẹ một cái:

- Lần sau, mong quý vị cẩn thận hơn một chút. Quý vị không thể làm việc như thế này được.

- Tôi xin ghi nhận.

Đến lúc đó Arik Joshue mới quay lui bắt tay người kế tiếp. Người này tự giới thiệu:

- Xin chào ngài, tôi là Jimmy Evergreen, giám đốc CIA.

- Arik Joshue, chào ngài...

Người Mỹ thứ ba:

- Xin chào ngài, tôi là Hải Quân Đô đốc...., tham mưu trưởng lực lượng quân sự hỗn hợp Đại Tây Dương.

- Arik Joshue!

Người thứ tư:

- Xin chào ngài, tôi là Thống tướng lục quân ....

- Arik Joshue...

- Xin chào ngài, tôi là thống tướng Không Quân...

- Arik Joshue!

Cứ thế và cứ thế, Arik Joshue chỉ đáp lại lời chào của tất cả những nhân vật chóp bu trong hệ thống quyền lực và quân sự Hoa Kỳ bằng hai tiếng khô gọn: Arik Joshue. Không thêm một tiếng chào hỏi han sức khỏe hay gì cả.

Sau màn bắt tay, phái đoàn bước ra và chia nhau leo lên 8 chiếc Cadilac Limousine có tài xế đậu sẵn ngay phía ngoài phòng VIP. Arik Joshue cùng Ron Howard, phụ tá đặc biệt của tổng thống Kennedy và giám đốc CIA leo chiếc xe Limousine đậu đầu tiên.

Đoàn xe, được hộ tống bởi 15 chiếc xe khác thuộc các phần sở liên hệ và 25 chiếc xe mô tô của cảnh sát, bắt đầu lăn bánh. Ông trùm CIA Jimmy Evergreen mở đầu câu chuyện bằng một nụ cười:

- Thưa trung tướng, như đã nói, chúng tôi có thể gởi một chiếc Boeing 707 sang Pháp để đón trung tướng và phái đoàn.

Arik Joshue nhăn một lại và toan nói gì đó, nhưng khi nhớ lại mình đang nói chuyện với tay trùm của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, liền kiếm ngay được một nụ cười:

- Cám ơn, nhưng chúng tôi chỉ có 3 người, không cần đến một chiếc Boeing 707.

Ron Howard toan nói gì thêm nhưng Arik Joshue đã đưa mắt nhìn đồng hồ rồi hỏi:

- Chương trình hôm nay như thế nào?

Ron Howard móc liền trong túi ra một tờ giấy, đọc theo tờ giấy và nói:

- Thưa, bắt đầu, 10 giờ sáng, chúng ta sẽ họp với ủy ban quân sự hổn hợp ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Trị New-York. Sau đó, là buổi ăn trưa tại tòa Tổng Lãnh Sự Anh Quốc do Anh Quốc khoản đãi. Sau đó, chúng ta có một buổi họp với...

Arik Joshue liền khua tay:

- Ron...

Ron Howard liền ngừng đọc.

- Tại sao lại tòa lãnh sự Ăng Lê?

- Đây là nhã ý của thủ tướng Eden...

Ông trùm CIA Jimmy liền xen vào liền:

- Ăng Lê là quốc gia duy nhất còn để lại nhiều cụm tình báo ở khắp Trung Đông. Trung tướng sẽ thấy việc này tốt cho Do Thái hơn là hại.

Arik Joshue cười, nửa đùa nửa thật:

- Chuyện gì tốt cho Do Thái thì phải tốt cho Hoa Kỳ... Nhưng tôi không bao giờ tin người Anh cả. Cả một khối đất Ả Rập to lớn như thế mà họ chỉ cắt cho nước chúng tôi một khoảng đất bé tí. Lại chẳng có giọt dầu hỏa nào. Thật là đau đớn cho chúng tôi... Và đồ ăn thức uống của họ cũng chẳng ngon lành gì so với người Pháp. Tuy nhiên, sau một chuyến bay dài như thế này thì ăn một bữa ăn nhẹ dù của Anh hay Pháp hay Hoa Kỳ thì cũng là những thứ ăn được...

Chưa ai kịp cười thì Arik Joshue đã tiếp:

- Sau đó thì họp ở đâu?

- Ông Tổng Thư Ký Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc muốn gặp riêng trung tướng và phái đoàn.

Mấy tiếng Tổng Thư Ký và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nghe qua như một tiếng sét ngang tai...

Arik Joshue hơi giật mình lên một chút nhưng trấn tỉnh được ngay. Điều mà hắn lo sợ nhất suốt cuộc hành trình sắp sửa xảy ra. Đúng hơn, điều này không phải chỉ có mình hắn lo sợ mà cả chính phủ Do Thái và có thể nói là cả nước Do Thái đang lo sợ. Lo sợ đến nỗi đích thân thủ tướng Do Thái gởi hắn, cánh tay mặt của thủ tướng tới Hoa Kỳ. Lo sợ đến nỗi người ta không cho hắn đi bằng máy bay riêng của chính phủ mà bắt hắn phải dùng máy bay hàng không qua Pháp, ở hai tuần rồi sau đó mới đáp máy bay dân sự đến Hoa Kỳ như một du khách...

Arik Joshue cố điểm một nụ cười, cất giọng bình thản:

- Tôi đi chỉ có một mình, chẳng có phái đoàn nào cả.

- Thế thì ông Tổng Thư Ký chỉ gặp một mình trung tướng thôi cũng được.

Biết rằng hỏi cũng bằng thừa, nhưng Arik Joshue vẫn đóng kịch:

- Nhưng tại sao ông chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lại muốn gặp tôi? Chúng tôi có một ông đại sứ thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà, sao ông Tổng Thư Ký không nói chuyện với ông này?

Ông phụ tá tổng thống Kennedy Ron Howard và trùm CIA Jimmy Evergreen đưa mắt nhìn nhau, không ai nói gì. Ai cũng biết chuyện sắp nói ra rất là khó khăn. Khó khăn đến độ không ai muốn nhắc tới cả.

Một cái liếc mắt của Arik Joshue cũng cho hắn biết hai cha này đang bị khó xử. Nói thì ngại, mà không nói thì không được. Arik Joshue liền buông một câu đùa:

- Quý vị không mời tôi đến Hoa Kỳ để đánh bẩy tôi chứ? Tôi chỉ là một người lính nghèo của quân đội Do Thái...

Không ai có thì giờ để cười với câu nói đùa vô duyên này. Phụ tá tổng thống Kennedy, Ron Howard liền gật đầu, làm dấu cho ông trùm CIA Jimmy biết là hắn sẽ là người thông tin này cho Arik Joshue nghe. Hắn thở nhẹ ra một phát rồi nói:

- Thưa, ông Tổng Thư Ký Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc muốn nói chuyện với trung tướng về việc quốc gia của trung tướng đang chế tạo bom nguyên tử...

Mẹ bố, chúng nó nói như thế này thì bom nguyên tử của Do Thái đâu chưa thấy, mình đã thấy một trái bom nguyên tử đang nổ trong đầu mình, Arik Joshue nhủ thầm như thế. Nhưng Arik Joshue trấn tỉnh được ngay. Nghề của hắn mà. Arik Joshue gật nhẹ cái đầu, ra chiều hiểu biết.

Kể từ lúc đó, một bầu không khí ngột ngạt và im lặng bao trùm lấy mọi người trong xe. Bầu không khí im lặng và ngột ngạt đến nỗi người ta bắt đầu nghe được tiếng bánh xe nghiến rạo rạo trên mặt đường...

Ba người ngồi chung trong một xe nhưng lại mang ba ý nghĩ khác nhau...

oOo

Người thứ nhất trong xe, Ron Howard, phụ tá tổng thống Kennedy.

Ron Howard nhớ lại buổi gặp gỡ giữa tổng thống Kennedy và tổng thống Eisenhower một tuần trước ngày tổng thống Kennedy tuyên thệ nhậm chức.

Theo thông lệ, khoảng một tuần trước ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống, tổng thống sắp nhậm chức phải đến gặp tổng thống sắp ra đi để nói chuyện. Cuộc nói chuyện này rất quan trọng vì người tổng thống sắp ra đi sẽ bàn giao những chuyện quốc gia tối mật cho người tổng thống sắp nhậm chức...

Ron Howard nhớ lại buổi sáng hôm đó, một buổi sáng mùa đông, trời Hoa Thịnh Đốn âm u và tuyết phủ trắng xóa các mặt đường. Trong tòa Bạch Cung, tổng thống Eisenhower và tổng thống Kennedy ngồi đối diện với nhau, chung quanh hai người là khoảng hai chục cộng sự viên quan trọng nhất của hai tổng thống. Tổng thống Eisenhower ngồi bên trái, tướng người già nua khắc khổ trong bộ đồ vét lỗi thời. Bên phải ông là tổng thống nhậm chức Kennedy, trẻ tuổi đẹp trai trong bộ đồ cắt tuyệt hảo màu xanh đậm, màu mà ông thích nhất vì ông xuất thân là một sĩ quan Hải quân. Trông hai người thì tổng thống Kennedy như đứa con trai mới lớn, hớn hở chờ đợi được người cha truyền lại quyền cai quản gia tài cho mình và tổng thống Eisenhower thì cũng giống như ông cha già sắp sửa truyền lại hết tất cả những gì mình có để làm một chuyến đi xa. Giọng nói của tổng thống Kennedy thì rắn chắc, tươi trẻ, đầy nhiệt huyết, còn tổng thống Eisenhower thì chầm chậm, rù rì, nhiều khi bị đứt khoảng như không còn hơn. Có điều đặc biệt là cặp mắt của ông tổng thống này, tuy tuổi đã cao nhưng luôn luôn sáng ngời như hai vì sao...

Sau khi bàn giao những chuyện nội bộ không quan trọng, cuộc nói chuyện lần lần đi đến những chuyện quan trọng hơn... Đến một lúc nào đó, tổng thống Eisenhower nhìn ra phía ngoài trời tuyết, cười nhẹ và nói:

- Thủ Tướng Krút-Xếp của Nga đã hứa với tôi là Nga sẽ không bao giờ tấn công trước và để đáp lễ, tôi cũng đã hứa với Krút-Xếp rằng Hoa Kỳ cũng sẽ không bao giờ tấn công trước. Tôi mong tổng thống sẽ giữ được những lời hứa này với lão già ấy.

Những năm đầu thập niên 60 là những năm chiến tranh lạnh Nga-Mỹ đang ở vào thời kỳ sôi bỏng nhất cho nên mọi người trong phòng nghe như thế thì không ai bảo ai, liền sửa lại thế ngồi để chuẩn bị nghe những gì hai vị tân và cựu tổng thống sắp trao đổi với nhau.

Tổng thống Kennedy đưa mắt nhìn Eisenhower:

- Vấn đề là, mình có thể tin được bọn Nga không, thưa tổng thống?

Eisenhower gật đầu chắc chắn, giọng đanh lại:

- Tin nhưng chuẩn bị. Nghĩa là, chúng ta có thể tin, nhưng phải luôn luôn chuẩn bị. Bộ tư lệnh Không Quân Chiến Lược của Hoa Kỳ sẽ thuyết trình cho ông biết rõ hơn về chuyện này nhưng tóm tắt là chúng ta luôn luôn canh chừng bọn Nga bằng ba ngã: Trên không, trên mặt biển, và trên đất liền. Điều quan trọng mà tổng thống cần phải biết là bọn Cộng Sản Nga chỉ sợ vũ lực. Mình phải luôn luôn chứng tỏ cho chúng biết là mình mạnh hơn chúng. Nếu chúng nó biết rằng mình luôn luôn chuẩn bị, sẵn sàng trả đũa một cách mãnh liệt cho bất cứ một sự vi phạm và thách đố nào thì chúng nó sẽ không bao giờ dám dỡ trò gì cả...

- Xin cám ơn tổng thống.

Eisenhower phê bình thêm:

- Krút-Xếp không phải là một anh ngu dù hắn rất hung hăng. Hắn là một kẻ trưởng thành trong chiến trận cũng giống như anh và tôi. Những người trưởng thành trong chiến trận rất sợ chiến tranh.

Tổng thống Kennedy gật đầu, đưa hai tay xoa xoa vào nhau:

- Đúng như thế, thưa tổng thống. Không có gì đáng ghê tởm hơn chiến tranh.

Tổng thống Eisenhower ngừng một chút, khuôn mặt tự nhiên trở nên đăm chiêu khác thường...

Mọi người trong phòng, kể cả tổng thống Kennedy liền im lặng ngồi chờ. Một lúc, tổng thống Eisenhower cất tiếng:

- Cách đây 6 tháng, tôi có nói chuyện tay đôi với Krút-Xếp và bàn một chuyện rất quan trọng.

- Tôi chẳng biết chuyện này.

- Dĩ nhiên là chẳng ai biết được, dù không đi ra khỏi Hoa Thịnh Đốn nhưng chúng tôi luôn luôn nói chuyện với nhau qua đường giây điện thoại đỏ. Tôi cũng khuyên tổng thống nên liên lạc thường xuyên với hắn... Trở lại vấn đề, Krút-Xếp có cho tôi biết một tin rất quan trọng. Đúng hơn, một tin rất là khó chịu cho chúng ta. Và lịch sử thế giới, tôi sợ rằng, sẽ tùy thuộc rất nhiều vào điều này.

Mọi người trong phòng nín thở, kể cả tổng thống Kennedy:

- Tin gì thưa tổng thống?

- Tin đó là bọn Do Thái đang chế bom nguyên tử và đã chế tạo gần xong...

Mọi người trong phòng giật mình lên. Đây là một chuyện không ai có thể ngờ được. Tổng thống Kennedy cất giọng đầy ngạc nhiên:

- Quả thật là một tin động trời. Nhưng, một lần nữa, thưa tổng thống, mình có thể tin bọn Nga được không? Họ có nhiều lý do để vu khống Do Thái...

Tổng thống Eisenhower lắc đầu:

- Tổng thống nghi đúng và mới đầu tôi cũng nghĩ như thế. Tình báo KGB của Nga làm việc giỏi hơn tình báo của mình nhiều, mình phải ghi nhận như thế. Tôi đòi hỏi bằng chứng thì Krút-Xếp gởi liền bằng chứng đến cho tôi. Và sau khi xem xét bằng chứng và hội ý với CIA và các cơ quan tình báo quốc tế, tôi dám quả quyết với tổng thống là bọn Do Thái đang chế bom nguyên tử...

Một bầu không khí thinh lặng bao trùm lấy căn phòng. Tổng thống Eisenhower tiếp:

- Hiện tại, chỉ có 4 quốc gia trên thế giới có bom nguyên tử, đó là Nga-Mỹ-Anh và Pháp. Và như tổng thống biết, thế giới bây giờ được chia ra làm hai khối. Khối tự do do chúng ta dẫn đầu, khối Cộng Sản do Nga Sô làm chủ. Nếu chúng ta ngồi xuống làm một con tính thì sẽ thấy, khối Cộng Sản chỉ có một mình Nga có bom, còn khối Tự Do thì có đến 3 nước có bom. Đây là một sự chênh lệch và sự chênh lệch này đã làm cho Nga Sô khó chịu, mất ăn mất ngủ trong nhiều năm qua. Họ có nghĩ đến trang bị vũ khí nguyên tử cho Trung Cộng để làm cân bằng cán cân lực lượng nhưng chưa thực hiện được vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì chúng ta chống đối quyết liệt chuyện này và lý do thứ hai, tôi nghĩ quan trọng hơn là bọn Nga không bao giờ tin người Tàu... Lịch sử của họ còn đầy dấu tích của những cuộc xâm lăng đến từ phương Đông của người Mông Cổ và người Hán. Vì lý do đó, Nga bây giờ đang ở trong một tình trạng rất khó xử. Không trang bị vũ khí nguyên tử cho Tàu thì cảm thấy thua khối tự do, còn trang bị thì không dám.

Tổng thống Eisenhower ngừng một chút rồi tiếp:

- Và nước Do Thái, ai cũng coi là đàn em của chúng ta trong khối tự do. Bây giờ, khối tự do bỗng dưng có thêm một quốc gia có bom nguyên tử thì cán cân nguyên tử sẽ trở nên quá chênh lệch...

Tổng thống Kennedy cúi đầu, đưa tay lên bóp trán. Tổng thống Eisenhower tiếp:

- Và dĩ nhiên người Nga không bao giờ chấp nhận chuyện này. Bọn Cộng Sản Nga Sô chẳng bao giờ tin ai cả. Krút-Xếp đã nói thẳng với tôi là bằng mọi cách, phải ngăn chận bọn Do Thái, đừng để cho chúng nó chế được bom nguyên tử. Nếu Do Thái chế được bom nguyên tử thì Nga nhất định sẽ có phản ứng...

Một lần nữa, mọi người điều ngửng mặt lên, đưa mắt nhìn tổng thống Eisenhower. Kennedy hỏi:

- Họ sẽ làm gì? Tôi hy vọng họ sẽ không bom Do Thái.

Tổng thống Eisenhower lắc đầu:

- Bom Do Thái chỉ là một giải pháp nhỏ. Krút-Xếp đã nói thẳng thừng với tôi không cần úp mở là nếu chúng ta không ngăn chận Do Thái chế bom thì Nga Sô, vì tương lai của hòa bình của thế giới, Nga Sô sẽ cho Hồng Quân đổ bộ tràn ngập Do Thái và sẽ tiêu hủy tất cả những trái bom mà Do Thái chế được....

Mọi người đưa mắt nhìn nhau. Tổng thống Eisenhower tiếp:

- Để đáp lại, tôi cũng phải trả lời với Krút-Xếp rằng Mỹ không thể ngồi yên nhìn Nga Sô xâm lăng Do Thái như thế. Chúng tôi sẽ can thiệp...

- Và thế chiến thứ ba sẽ xảy ra?

- Đó chính là câu nói mà Krút-Xếp đã nói khi tôi trả lời như thế. Krút-Xếp còn nói tiếp, rất thành thật, rất lựa lời như sau: Không ai trong chúng ta muốn thế chiến thứ ba xảy ra cả, nhưng nếu việc xâm lăng của Nga Sô có đưa đến thế chiến thứ ba thì Nga Sô sẵn sàng chấp nhận và chịu trách nhiệm về việc đó. Lý do đơn giản là Nga Sô không thể nào ngồi im để nhìn kẻ thù bao vây mình bằng vũ khí nguyên tử. Nga Sô phải phản ứng.

Tổng thống Kennedy tròn mắt lại:

- Lão già nhà quê Krút-Xếp nói thật hay chỉ hù họa thôi?

Tổng thống Eisenhower gật đầu:

- Tôi biết Krút-Xếp từ hồi hắn còn là một ông tướng bộ binh. Như tổng thống vừa nhắc tới, hắn xuất thân là một nông dân. Giống như nhiều nông dân Nga khác, hắn rất cục mịch trong lời ăn tiếng nói nhưng sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình. Chuyện xâm lăng Do Thái không phải là chuyện hù họa đâu. Và tôi có thể quả quyết là hắn sẽ làm thật. Tình báo từ nội địa Nga cho biết 25 sư đoàn bộ binh thiện chiến nhất của Nga Sô đang tập trận ráo riếc ở sa mạc Gốt-Bi. Điều đang ghi nhận là không ảnh chụp cho thấy họ hoàn toàn mặc đồng phục màu vàng đậm của sa-mạc. Thêm vào đó, 18 sư đoàn cơ giới và xe tăng cũng đang được sơn lại màu sa-mạc. Không ảnh của thám thính cơ U-2 cho thấy ít nhất là 4 sư đoàn cơ giới này cũng đang tập trận ở sa mạc Gốt-Bi. Nhiều dấu hiệu khác cho thấy số quân còn lại đang di chuyển đến đó để tập trận chung với lục quân. Không ảnh cũng xác nhận là Hải quân Nga cũng đang tập trận đổ bộ ở vùng biển Baltic. Tất cả mọi dấu hiệu, mọi di chuyển, mọi trang bị đều dẫn tới một kết luận duy nhất: Nga đang chuẩn bị để đổ bộ và tiêu diệt Do Thái.

Tổng thống Kennedy thở dài:

- Xin Chúa giúp chúng ta.

- Tổng thống nên nhớ một yếu tố quan trọng này. Trong khi chúng ta yểm trợ Do Thái hết lòng thì Nga lại hết lòng ve vản khối Ả Rập. Khối Ả Rập lớn gấp trăm lần quốc gia Do Thái với dân số tổng cộng mấy trăm triệu người. Thêm vào đó, khối Ả Rập lại đang ngồi trên một thùng dầu lửa lớn nhất thế giới. Bằng mọi cách, Nga phải lấy lòng bọn Ả Rập để còn xuất cảng cách mạng... Và trên đời này không có chuyện gì làm cho khối Ả Rập vui mừng hơn là chuyện nhìn thấy Do Thái bị tiêu diệt. Và đồng thời, không có giấc mơ nào của Krút-Xếp lớn hơn giấc mơ được nhuộm đỏ toàn khối Ả Rập.

Kennedy gật gật cái đầu:

- Tôi cũng nghĩ như thế. Và tổng thống đã trả lời với Krút-Xếp như thế nào?

- Dĩ nhiên là chúng ta không muốn thế chiến thứ ba xảy ra và tôi đã hứa với Krút-Xếp rằng chúng tôi sẽ tìm cách ngăn chặn Do Thái chế bom...

Tổng thống Eisenhower ngừng nói và đưa mắt nhìn vị tổng thống trẻ tuổi đẹp trai đang ngồi trước mặt mình:

- Và bây giờ thì tôi xin giao lại việc đó cho tổng thống. Bằng mọi cách, tổng thống phải ngăn chặn, đừng để cho Do Thái chế được bom nguyên tử...

Tổng thống Kennedy gật đầu, đưa tay bắt tay tổng thống Eisenhower:

- Tổng thống nói rất đúng và tôi xin hứa với tổng thống rằng, bằng mọi cách, tôi sẽ ngăn chặn, nhất quyết không để cho Do Thái có bom nguyên tử được. Chưa bao giờ tôi tin người Nga, nhưng đây là lần đầu tiên tôi ghi nhận Krút-Xếp đúng. Việc Do Thái có bom nguyên tử sẽ đe dọa trầm trọng nền hòa bình thế giới.

Tổng thống Eisenhower đưa ra hai tay nắm lấy tay của tổng thống Kennedy:

- Xin cám ơn tổng thống. Lịch sử rồi đây sẽ phê phán về hành động của tổng thống. Đúng hay trật chúng ta không biết, nhưng chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ nền hòa bình của thế giới...

- Xin cám ơn tổng thống...

Hai ngươi buông tay nhau ra. Tổng thống Eisenhower lại tiếp:

- Bây giờ, xim mời tổng thống cùng tôi quay nhìn về phía Á Châu...

Tổng thống Eisenhower xoay người, nói với một người đứng gần đó:

- Albert, cho đem cái bản đồ Á Châu lại đây tôi...

Một tấm bản đồ lớn bằng cái bảng nhỏ được đem tới. Tổng thống Eisenhower chỉ vào một mảnh đất nhỏ nằm gần bờ biển và ngay phía dưới của nước Trung Hoa:

- Đây là Việt Nam.

Tổng thống Kennedy gật đầu:

- Tôi biết và có đọc nhiều về vấn đề này.

- Tốt. Năm 1954, người Pháp có xin tôi gởi pháo đài bay B-29 tới để quét sạch bọn Cộng Sản Việt Nam ở một chỗ tên gọi là Điện Biên Phủ. Tôi đã từ chối và người Pháp đã thua trận, rút lui. Bây giờ thì tôi cảm thấy hối hận. Đúng ra, tôi đã phải cho nổ cỡ hai trái bom nguyên tử cỡ nhỏ tại đây để tiêu diệt bọn Cộng Sản Việt Nam. Nhưng tôi đã không làm và bây giờ thì tôi không còn đủ khả năng để làm nữa.

Tổng thống Eisenhower ngừng ở đó một chút, mặt buồn buồn tiếp:

- Sỡ dĩ tôi từ chối không chịu giúp người Pháp là bởi vì cái tính tham lam và hay phản bội của họ.

- Tham lam?

- Phải. Mình cứu đất nước họ khỏi bàn tay Phát Xít, vừa cứu họ xong, họ lại đem quân trở lại chiếm đóng các thuộc địa cũ mà không hỏi mình một tiếng. Chẳng qua cũng chỉ vì họ đã đầu tư quá nhiều ở Việt Nam nên muốn kiếm chác gỡ gạc lại.

- Tôi tưởng mình đã viện trợ cho họ để họ đánh Cộng Sản Việt Nam.

- Trên nguyên tắc, mình viện trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Việt Nam để họ đánh Cộng Sản chứ không phải viện trợ cho người Pháp. Vì chính phủ Bảo Đại là bù nhìn của Pháp cho nên bao nhiêu của cải đều truyền qua tay người Pháp hết. Và thật ra thì người Pháp đã dùng số tiền viện trợ này để đánh nhau với Cộng Sản, nhưng người Pháp bất tài, tham lam, làm biếng, lại phạm quá nhiều lầm lỗi. Nhưng dù sao thì tôi cũng đã hối hận vì đã không bỏ bom cho chúng nó chết hết...

Nói tới đó, ông đưa mắt nhìn tổng thống Kennedy rồi tiếp:

- Nếu Cộng Sản Việt Nam không thắng được trận Điện Biên Phủ thì người Pháp trước sau gì rồi cũng phải rút khỏi Việt Nam nhưng ít nhất, chính phủ Cộng Sản Việt Nam không mạnh như bây giờ. Nhờ thắng trận Điện Biên Phủ này, tiếng tăm Hồ Chí Minh vang rền trên khắp thế giới và đương nhiên trở thành người cha già của dân tộc Việt Nam, được tiếng là người đã cứu Việt Nam thoát ách nô lệ của Pháp... Này, chắc tổng thống có đọc qua về lý thuyết Domino của Marshall?

- Có. Nếu Việt Nam mất thì Thái Lan mất theo rồi đến Đông Nam Á và sau đó là toàn thể Á Châu sẽ bị nhuộm đỏ.

Eisenhower gật đầu tỏ ý hài lòng:

- Đúng thế. Cả thế giới, từ khối Tự Do cho đến khối Cộng Sản, đang nhìn về chúng ta, xem thử chúng ta sẽ phản ứng như thế nào ở Việt Nam để họ theo đó mà hành động. Nếu chúng ta phản ứng yếu ở Việt Nam thì khắp thế giới sẽ mọc thêm nhiều Việt Nam khác nữa. Tôi dám chắc như thế. Nhưng nếu chúng ta phản ứng mạnh, đập đầu con rắn Cộng Sản ở bất cứ chỗ nào họ xuất hiện thì chúng nó sẽ phải suy nghĩ nghĩ kỹ trước khi hành động...

Tổng thống Kennedy gật đầu:

- Tôi hoàn toàn đồng ý về nhận xét này của tổng thống. Tôi hứa với tổng thống là tôi sẽ không bỏ Việt Nam.

Tổng thống Eisenhower nở một nụ cười thoải mái:

- Xin hoan hô tổng thống. Tiện đây, tôi xin nói thêm cho tổng thống biết một điểm này về lão Krút-Xếp. Khi gặp một người tổng thống mới, lão sẽ thử mình, xem thử mình mạnh yếu ra sao. Xin tổng thống nhớ cho điểm đó...

- Tôi xin nhớ và xin cám ơn lời khuyên của tổng thống.

- Theo tôi thì chúng ta chẳng có gì phải lo nhiều ở Việt Nam cả. Chính phủ miền Nam do một người đạo đức và trong sạch lãnh đạo. Tên ông ta là Ngô Đình Diệm. Ông ta nhận chính quyền giữa lúc tình hình còn rối ren, giặc ở trong quấy phá, giặc ở ngoài đánh vào. Nhưng ông ta đã ổn định được tình thế, tổ chức lại quân đội, lành mạnh hóa chính phủ. Thật là một người có tài.

- Tôi có biết về ông tổng thống tên là Diệm này. Có một điều này tôi muốn hỏi tổng thống, thưa tổng thống, tôi có thể làm gì để giúp họ?

- Viện trợ kinh tế và quân sự. Tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho họ cho thật đầy đủ... Họ còn nghèo nhưng họ có sự quyết tâm, có cố gắng, muốn biến quốc gia của họ thành một quốc gia giàu có. Một điều quan trọng khác là con người ấy, con người ông Ngô Đình Diệm là một con người có đạo đức. Chúng ta phải giúp ông Ngô đình Diệm.

- Tôi đồng ý với tổng thống.

Tổng thống Eisenhower quay sang nhìn người phụ tá:

- Tổng số viện trợ năm ngoái mình cho Việt Nam là bao nhiêu nhỉ?

- Thưa 250 triệu đô la.

Tổng thống Kennedy tỏ vẻ hơi ngạc nhiên:

- Không bằng số tiền mình viện trợ cho Do Thái.

- Không, ít hơn nhiều. Đúng ra thì chỉ bằng một phần tư thôi. Trên giấy tờ, Do Thái chỉ nhận được 450 triệu một năm, nhưng trên thực tế, mình giúp đỡ họ qua nhiều chương trình đặc biệt khác để canh tân quân đội họ mà dân chúng không biết tới. Quốc hội phê chuẩn việc này. Nếu tôi nhớ không lầm thì năm ngoái, tổng số viện trợ Do Thái nhận được là 1 tỉ 350 triệu đô la.

- Như thế là khá nhiều.

- Đúng thế. Nhưng chuyện nhiều ít không phải là vấn đề. Vấn đề là, Do Thái muốn tiếp tục ngữa tay ra nhận viện trợ hàng năm và tài nguyên của mình thì có giới hạn. Mình còn cả một thế giới tự do đang trông chờ vào mình, mình không thể đổ hết số ngoại viện chỉ cho Do Thái mà thôi. Chuyện này sớm muộn gì rồi cũng phải chấm dứt. Hơn thế nữa, không có một quốc gia nào đã trưởng thành, đã có đủ khả năng để tự chế tạo bom nguyên tử cho riêng mình mà cứ đòi ngữa tay nhận viện trợ của người khác. Chuyện đó cần phải được xét lại.

Tổng thống Kennedy gật đầu, nét mặt hơi đanh lại:

- Tôi hoàn toàn đồng ý với tổng thống.

- Việt Nam là một trong những điểm rất nóng nhất của thế giới bây giờ. Uy tín và sự quyết tâm của Hoa Kỳ nằm ở đây. Tổng thống phải biết, nếu mình chứng tỏ mình cương quyết, họ sẽ không muốn đùa với mình. Ngược lại, nếu mình ởm ờ, nửa thịt nữa mở, họ sẽ coi đó là một dấu hiệu của sự yếu đuối nhu nhược. Và họ sẽ làm tới. Tổng thống nên gia tăng viện trợ cho Việt Nam. Một khi chính quyền miền Nam Việt Nam vững mạnh và tự lực cánh sinh được, một khi dân chúng miền Nam được no ấm rồi thì Cộng Sản tự nó sẽ bị hủy diệt.

- Tôi sẽ cố gắng làm như thế, thưa tổng thống...

- Tóm tắt lại buổi nói chuyện hôm nay, miền Nam Việt Nam tuy là một điểm nóng nhưng không phải là một mối lo lớn trong gan ruột chúng ta. Chuyện quan trọng nhất mà tổng thống cần phải làm là giữ dùm tôi lời hứa với lão Krút-Xếp. Nếu Do Thái có bom nguyên tử thì Nga sẽ hành động liền, tôi chắc chắn như thế. Chúng ta mang một bổn phận đối với nhân dân Hoa Kỳ và toàn thể thế giới một bổn phận rất nặng nề và to lớn: Đó là bảo vệ hòa bình thế giới.

Tổng thống Kennedy nhíu mày lại:

- Đối với một quốc gia mà mỗi năm nhận hơn một tỉ đô la tiền viện trợ của chúng ta thì tôi nghĩ chúng ta có thể áp lực họ được...

Tổng thống Eisenhower hình như có vẻ không thích câu nói của người tổng thống trẻ tuổi sắp sửa nhậm chức. Ông già nhìn qua cửa sổ phòng họp, nói mà không nhìn ông tổng thống trẻ:

- Tôi e rằng tổng thống đã coi thường họ quá. Sau 8 năm làm tổng thống, tôi học được một bài học quan trọng. Đó là, bàn tay người Do Thái đã nắm hầu hết yết hầu, tai mắt và bao tử của nhân dân Hoa Kỳ. Những tổ hợp nhà băng lớn nhất thế giới và Hoa Kỳ đều nằm trong tay người Do Thái. Toàn thể hệ thống truyền tin truyền hình của nước Mỹ, CBS, ABC và NBC đều là của người Do Thái. Báo Times, Life, Newsweek là của người Do Thái...

Kennedy ngồi gật đầu không nói gì. Eisenhower tiếp tục:

- Và ảnh hưởng của họ đối với chính quyền như thế nào, có lẽ tổng thống sẽ hỏi và tôi xin kể một thí dụ. Nếu họ không ưa tổng thống thì trước ngày bầu cữ chừng 6 tháng, họ chỉ cần tăng lãi xuất ngân hàng chừng một phân thì tổng thống có thể bị mất tới vài triệu lá phiếu. Họ có thể tạo ra một cuộc lạm phát giả để làm cho đời sống dân Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Không một tổng thống nào được tái đắc cử trong khi kinh tế bị xuống thang, người dân mất việc. Hoặc giả, họ có thể dùng hệ thống truyền thanh truyền hình để loan tin thất thiệt, có hại cho uy tín của tổng thống. Xin tổng thống đừng quên là tụi Do Thái có nhiều trò rất là quái quỷ, và họ không từ nan bất cứ một việc làm gì để đạt cho được mục đích của mình. Xin tổng thống nhớ giùm cho tôi như thế...

Câu nói của tổng thống Eisenhower làm cho tổng thống Kennedy thấy mình như hơi ngố, liền nói chữa:

- Dĩ nhiên là người Do Thái có nhiều quyền lực ở đất Hoa Kỳ này, và tôi biết chuyện đó. Nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm được để giữ lời hứa của tổng thống với lão Krút-Xếp. Tôi xin hứa như thế. Nếu tôi không giữ được lời hứa đó thì Cộng Sản và ngay cả thế giới sẽ chẳng coi mình ra gì nữa...

Ron Howard nhớ lại ngày hôm đó, trên đường về lại tổng hành dinh, tổng thống Kennedy trở nên rất tư lự. Vấn đề Do Thái có bom nguyên tử cứ trở về ám ảnh lấy ông và ông cứ nhắc đi nhắc lại chuyện này nhiều lần. Đến một lúc nào đó, tổng thống Kennedy quay sang hỏi Ron Howard:

- Mình làm thế nào để ngăn cản tụi Do Thái chế bom?

- Có hai cách nhưng không có cách nào chắc ăn cả, thưa tổng thống.

- Nói tôi nghe thử.

- Trước hết, chúng ta phải hô hoán lên cho cả thế giới biết rằng Do Thái đang âm mưu chế bom và Hoa Kỳ hoàn toàn chống đối việc này. Việc này, trước hết, sẽ làm cho lão Krút-Xếp yên tâm và làm cho các nhà lãnh đạo ở Do Thái biết ý muốn của chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ dùng áp lực, nếu cần thì chúng ta sẽ cắt đứt hết mọi viện trợ quân sự lẫn kinh tế cho Do Thái...

- Tôi đã nghĩ đến chuyện này, nhưng nếu mình cắt viện trợ mà họ vẫn cứ tiếp tục chế tạo bom thì sao? Nếu tôi ra lệnh cho quân đội Mỹ tới tiêu diệt lò nguyên tử Do Thái thì coi như kỳ tranh cử lần sau, tôi chắc chắn sẽ bị thất cử. Chúng nó sẽ chơi tôi cho đến chết.

- Tôi có nghĩ đến chuyện này và đã nghĩ đến cách khác. Cách này không phải là một cách tốt đẹp gì.

- Như thế nào?

- Chúng ta phải cần tới CIA.

- CIA sẽ làm gì?

- CIA Hoa Kỳ nổi tiếng có nhiều chương rất ngoạn mục. CIA có thể bí mật tổ chức, hoặc dùng quân đánh mướn tổ chức một cuộc đột kích vào khu nguyên tử Do Thái rồi cho gài bom nổ xập hết.

Khuôn mặt ông tổng thống trẻ như tươi lại. Ông gật gù cái đầu:

- Ý kiến hay. Tôi sẽ giao việc này cho CIA. Chỉ có CIA mới làm được vụ này thôi.

Ông nhìn ra ngoài xe, cười nhẹ, có vẻ như rất đắc ý với những gì mình vừa nghe được:

- Rất có lý. Chúng ta không thể dồn Nga Sô vào cái thế phải xâm lăng Do Thái vì nếu họ làm thế, chúng ta không thể khoanh tay ngồi yên được.

- Tổng thống nói đúng...

oOo

Người thứ hai trong chiếc xe Cadilac Limousine, trùm CIA Jimmy Evergreen, cũng có mặt trong buổi họp bàn giao với tổng thống Kennedy và tổng thống Eisenhower ngày hôm đó...

Xuất thân là một giáo sư đại học ngành sử và cùng là bạn của tổng thống Kennedy khi hai người còn đi học từ trung học cho đến đại học Harvard, Jimmy Evergreen được tổng thống Kennedy chọn để coi tình báo Hoa Kỳ.

Kennedy chọn Jimmy Evergreen không phải là không có lý do. Jimmy Evergreen không phải là một giáo sư sử địa thường mà là một con người sinh ra để sống trong ... sử học. Người nghiện Á Phiện nghiện bàn đèn như thế nào thì Jimmy nghiện sử học cũng y như thế. Mỗi ngày, hắn phải đọc hết một cuốn sách về sử và mỗi năm phải viết được một cuốn sách về Sử thế giới. Hết sử Âu Châu đến sử Á Châu, hết sử xưa đến sử cận đại, không có một điều gì mà giáo sư Jimmy Evergreen không tường tận...

Khi đệ nhị thế chiến bắt đầu, Jimmy tòng quân và vì nhờ có bộ óc quá... kinh khủng, hắn được tuyển vào làm việc trong ban nghiên cứu chiến lược của bộ quốc phòng. Từ ban nghiên cứu chiến lược, cấp trên mới lần lần nhận ra cái thiên tài tình báo lạ lùng của Jimmy Evergreen...

Khoảng 3 tuần lễ trước ngày Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Jimmy Evergreen đã làm một bài phúc trình gởi cho xếp của mình. Bài phúc trình ấy, Jimmy đưa ra 3 điểm nhận xét quan trọng:

1/ Vì đường lối và tham vọng, nước Nhật trước sau gì rồi cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Vấn đề chỉ là thời gian.

2/ Người Á Đông vốn nhiều mưu mẹo, tráo trở vào táo bạo nên người Nhật sẽ tấn công trước và tấn công một cách bất ngờ, táo bạo. Và ngày tấn công sẽ rất gần, chỉ trong vòng một tháng trở lại mà thôi.

3/ Chỗ bị tấn công bất ngờ phải là một hải cảng lớn của Hải Quân Hoa Kỳ và phải nằm trên vùng hoạt động của các phi cơ Nhật, nhất là chiến đấu cơ ĐERO. Vì thế, hải cảng sẽ bị tấn công bất ngờ phải là Trân Châu Cảng nằm trên biển Thái Bình Dương. Ngày giờ không biết được nhưng chắc chắn phải là tối Thứ Bảy hoặc sáng Chủ Nhật, vì đây chính là lúc mà lính Hoa Kỳ vẫn còn ngủ hay say rượu sau một đêm vui ngày thứ bảy cuối tuần.

Chuyện một anh thư ký mang cấp bậc Hạ Sĩ (tất cả những người bị động viên vào lính Mỹ, không phân biệt bằng cấp đều mang cấp bậc binh nhì) viết một bài nhận định như thế không làm cho ai chú ý cả. Xếp của hạ sĩ Jimmy Evergreen, một ông đại úy tình báo, đọc tới đọc lui tờ phúc trình 3 lần rồi phê vào bên góc: Rất có lý nhưng không thực tế. Ông ta bỏ tập phúc trình sang một bên để làm hồ sơ lưu mà không trình lên thượng cấp. 15 phút sau thì ông không thèm nghĩ đến hoặc nhớ đến nó nữa. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi phòng nghiên cứu chiến lược bộ quốc phòng luôn luôn khuyến khích nhân viên viết phúc trình, đưa ra mọi lý luận và suy đoán của mình nhưng phúc trình có được ai để ý, ai tin không thì lại là một chuyện khác. Chỉ có những bài viết thật hay, thật đặc biệt mới được trình lên cấp trên.

Sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công, vị đại úy xếp của Jimmy Evergreen mới nhớ lại là hình như mình đã đọc một bài phúc trình về Trân Châu Cảng. Ông ta liền lục lại hồ sơ và tìm thấy tờ phúc trình của hạ sĩ Jimmy Evergreen viết trước khi Trân Châu Cảng bị tấn công 3 tuần lễ. Người Mỹ vốn là những người làm việc rất công bằng nên vị đại úy liền cho gọi hạ sĩ Jimmy Evergreen tới, xin lỗi ông ta và trình tờ phúc trình lên cấp trên, ghi chú mình đã đọc qua nhưng không chịu để ý và khai thác tờ phúc trình này. Dĩ nhiên, một tờ phúc trình vàng ngọc như thế liền được chuyền tay lên đến ông bộ trưởng bộ quốc phòng ngày hôm sau. Hai tuần lễ sau, hạ sĩ Jimmy Evergreen được thuyên chuyển lên làm việc trong văn phòng của ông bộ trưởng bộ quốc phòng. Jimmy Evergreen làm việc trong khối tình báo bộ quốc phòng và lập được nhiều công lạ.

Tại bộ quốc phòng, Jimmy Evergreen cũng tiên đoán được sự xụp đổ của Đức Quốc Xã và viết một bài phúc trình thật dài, khuyên Hoa Kỳ nên bắt hết tất cả các nhà bác học Đức đem về Mỹ trước khi người Nga tiến vào Bá Linh. Tờ phúc trình lần này được đích thân ông bộ trưởng bộ quốc phòng cầm lên cho tổng thống Truman và kết quả là tất cả những nhà bác học Đức đều được an toàn đưa về Hoa Kỳ trước khi Bá Linh thất thủ.

Sau chiến tranh, giải ngũ trở về, Jimmy Evergreen tiếp tục đi học và sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Sử học, hắn vào dạy ở đại học Harvard. Jimmy Evergreen nổi tiếng là một giáo sư sử địa tài giỏi, thỉnh thoảng vẫn được bộ ngoại giao Hoa Kỳ mời lên tham khảo trước khi có một quyết định ngoại giao quan trọng. Khi Kennedy còn là một Thượng Nghị Sĩ và mang ý định tranh cử tổng thống, Thượng Nghị Sĩ Kennedy mời người bạn học cũ của mình là giáo sư Jimmy Evergreen cùng đi chèo thuyền vào một ngày cuối tuần. Trên chiếc du thuyền xinh xắn của gia đình Kennedy, hai người đã bàn bạc với nhau cho đến sáng. Buổi sáng ngày hôm sau là buổi sáng định mệnh khi ông tổng thống tương lai Kennedy quyết định chọn giáo sư Jimmy Evergreen làm trùm CIA cho mình.

Ngồi im lặng nhìn hai vị tổng thống nói chuyện với nhau trong tòa Bạch Ốc buổi sáng hôm đó, một đương kim giáo sư Sử Địa, một cựu chuyên viên tình báo lỗi lạc như Jimmy Evergreen thì phải biết chuyện gì đang xảy ra và với trọng trách mình sắp được giao phó, mình cần phải làm gì. Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc nước Mỹ, Jimmy Evergreen chẳng lạ gì người Do Thái và quyền lực của họ ở Hoa Kỳ cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Từ những ngày còn nhỏ, máu ... sử địa và máu tình báo trong người đã khiến cho Jimmy tìm hiểu và nghiên cứu về cái quốc gia mới lập quốc tên gọi Do Thái. Cách đây hơn 6 năm, khi cuộc chiến Kinh Đào Sue vừa chấm dứt và quân đội Do Thái phải vâng lệnh quan thầy Mỹ bỏ Ai Cập để rút về nước một cách nhục nhã như những kẻ xâm lăng, Jimmy Evergreen chỉ cần nhìn vào bản đồ Do Thái ở Trung Đông thì cũng biết ngay rằng trước sau gì rồi Do Thái cũng phải chế bom nguyên tử mà thôi. Con đường... nguyên tử là con đường duy nhất để cho Do Thái tự vệ. Quân đội Do Thái giỏi nhất thế giới nhưng với số lượng quá ít, họ không thể thắng mãi được. Theo sự ước lượng của Jimmy Evergreen, nếu khối Ả Rập tiếp tục tấn công thêm một trận nữa thì quốc gia Do Thái sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Hơn nữa, tài nguyên của họ quá giới hạn. Vấn đề rắc rối là ở chỗ, người Do Thái lúc ấy đã uống máu ăn thề với nhau rằng chẳng thà chúng ta cùng chết cả trên chiến trường chứ không thể nào chịu chấp nhận một cuộc tàn sát tập thể như cuộc tàn sát tập thể đã xảy ra dưới thời Đức Quốc Xã. Và thế giới này ai cũng biết hai giòng giống Ả Rập và Do Thái ghét nhau thế nào nào rồi... (Điều lạ lùng là họ có cùng chung một tổ tiên, vốn xuất xứ là hai anh em một nhà. Ngay cả DNA hiện đại cũng xác nhận Ả Rập và Do Thái có cùng một kiến trúc DNA.)

Là một giáo sư lỗi lạc, Jimmy Evergreen đã đoán ra được chuyện này nhưng âm thầm giữ kín cho riêng mình, không hề nói với ai...

Mãi cho đến hôm nay, 6 năm sau khi giáo sư Jimmy Evergreen nhìn thấy... trái bom nguyên tử trong đầu người Do Thái, hai cường quốc Nga-Mỹ mới biết được chuyện này và bắt đầu có thái độ. Jimmy Evergreen đã phần nào đoán được những phản ứng dễ hiểu này của Nga và Mỹ. Có thể Hoa Kỳ chỉ chống đối cho có lệ nhưng đối với Nga Sô thì đây là vấn đề sống chết, họ phải chống đối tới cùng. Cái thế của Nga lúc ấy như thế. Họ sẽ chống đối mạnh mẽ đến độ sẵn sàng đương đầu với Mỹ và sẵn sàng khai chiến trận thế chiến thứ ba nếu Mỹ không ngăn cản được Do Thái...

Hơn ai hết, Jimmy Evergreen chưa bao giờ nhìn thấy tình hình thế giới bỗng trở nên đen tối đến như những lúc này. Đen tối chỉ vì một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông muốn chế bom nguyên tử để bảo vệ mình. Nga chắc chắn sẽ xâm lăng và Mỹ cũng chắc chắn phải can thiệp. Nga và Mỹ sẽ choảng nhau, mới đầu là ở bờ biển Địa Trung Hải hoặc trên đất Do Thái, nhưng một khi chiến tranh đã bộc phát thì nó không ngừng ở đây. Nó sẽ lan rộng và lôi cuốn cả thế giới vào một biển lửa...

Ngồi trong một góc phòng chen lẫn giữa những nhân vật khác của bộ tham mưu tổng thống, Jimmy Evergreen lắc đầu, không muốn nghĩ gì thêm. Bộ óc của con người, dù đó là một bộ óc lỗi lạc như bộ óc của giáo sư đại học Jimmy Evergreen, thì sự chịu đựng cũng có giới hạn. Đến một lúc nào đó, nó phải ngưng suy nghĩ ... chút chút.

Hai ngày sau buổi họp bàn giao với tổng thống Eisenhower, tổng thống Kennedy mời ông tân giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ tới tổng hành dinh của mình để ăn sáng và làm việc. (working breakfast )

Dù hồi đó tổng thống Kennedy chưa chính thức tuyên thệ nhậm chức nhưng cũng như nhậm chức rồi. Tổng thống và các nhân vật then chốt trong chính phủ đều được bảo vệ kỹ càng. Đoàn xe của ông giáo sư giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ gồm 4 chiếc, một chiếc ở giữa chở ông và 3 chiếc khác đi theo để bảo vệ, từ từ bò vào khuôn viên của giòng họ Kennedy.

Tổng thống Kennedy ra tận cổng đưa người bạn mình vào. Ngoài tổng thống ra, Jimmy Evergreen còn nhận ra vài khuôn mặt quen thuộc khác như bộ trưởng quốc phòng McNamara, chuyên viên kinh tế gia lỗi lạc nhất thế giới, Ron Howard, phụ tá đặc biệt của tổng thống, và vài ông tướng, có người mang 4 ngôi sao, có người mang 5 ngôi sao của Lục Quân, Hải quân và Không Quân.

Tổng thống Kennedy giới thiệu Jimmy với mọi người và ông trùm CIA nhìn mọi người và buông một câu nói đùa:

- Wow, this is some breakfast!

Mọi người cười ồ lên. Mấy ông tướng trong bộ quân phục cười to nhất.

Nhưng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mọi người được cười thoải mái với nhau như thế bởi vì tiếp theo đó, tổng thống Kennedy đặt ra nhiều vấn đề để bàn luận. Sau vài vấn đề nhỏ dành cho mấy ông tướng và ông bộ trưởng quốc phòng McNamara, tổng thống Kennedy đưa mắt nhìn cha phụ tá của mình và buông một câu gọn lỏn:

- Ron.

Nhận được lệnh, Ron Howard đi vào vấn đề liền. Đó là vấn đề bom nguyên tử mà Do Thái đang chế tạo... Đại khái, Ron Howard chỉ lập lại những gì tổng thống Eisenhower đã nói, và thêm vào đó là những nhận xét và đề nghị của hắn về vấn đề này. Mấy ông tướng nghe tới đâu thì mặt mày nhíu lại tới đó.

Ron Howard nói xong, tổng thống Kennedy đưa mắt nhìn mấy ông tướng và buông lời kết luận:

- Nghe xong thì có lẽ quý vị cũng đã biết là quyết định của tôi như thế nào rồi. Tôi phải giữ lời hứa với tổng thống Eisenhower và với Nga Sô. Nhưng có một điểm tôi muốn làm cho rõ ở đây là chúng ta sẽ không dùng quân đội Hoa Kỳ để ngăn cản Do Thái...

Nghe ông tổng thống sắp nhậm chức nói như thế thì mấy ông tướng như muốn thở phì ra một cái nhẹ nhỏm. Bốn năm cái đầu... gần như trọc gật lên gật xuống lia lịa.

Tổng thống Kennedy quay sang nhìn Jimmy Evergreen, cất giọng hình như là hiền hòa hơn lúc nãy:

- Chuyện này tôi giao cho CIA.

Ông cựu giáo sư trùm CIA gật đầu liền một phát và không nói một tiếng gì cả. Tổng thống Kennedy tiếp:

- Càng sớm càng tốt, tôi muốn ông gặp ông cựu giám đốc CIA và hỏi họ xem họ có biết gì về chuyện này hay không. Tôi bận quá chưa liên lạc với họ được. Có thể họ biết chút ít gì đó. Sau đó, ông nghiên cứu rồi trình cho tôi một kế hoạch để hành động càng sớm càng tốt.

Ông tổng thống trẻ tuổi ngưng ở đó một chút rồi bỗng dưng cười nhẹ, nói như một người đang thú tội:

- À, tôi có nói chuyện với Krút-Xếp rồi. Nói qua đường giây điện thoại đỏ.

Mọi người đưa mắt nhìn ông tổng thống, chờ đợi.

- Lão già ăn nói cũng dễ thương chứ không đến nỗi. Cuộc nói chuyện chỉ có 10 phút và tôi đã vắn tắt hứa với lão là tôi sẽ giữ những lời cam kết của tổng thống Eisenhower với lão. Đúng như tổng thống Eisenhower đã nói, lão đặc biệt quan tâm tới những quả bom nguyên tử của Do Thái. Tôi hứa rằng chúng ta sẽ làm hết sức.

Tổng thống Kennedy ngừng ở đó một chút như có vẻ suy nghĩ không biết có nói thêm gì nữa hay không. Rồi ông tiếp sau một lúc:

- Lão già cũng đề cập tới Việt Nam.

Jimmy Evergreen cất lời phê bình đầu tiên kể từ khi ngồi xuống bàn ăn sáng:

- Mảnh đất đó, thưa tổng thống và quý vị, sẽ là nơi mà sự kiên trường cùng ý chí chống Cộng Sản của chúng ta sẽ được thử thách.

Kennedy gật gù cái đầu ra chiều chịu câu nói của ông trùm CIA. Tổng thống tiếp:

- Krút-Xếp có vẻ lưu tâm đặc biệt đến mảnh đất này.

Có lẽ nhờ cái gật đầu tán thưởng của tổng thống, ông trùm CIA lại buông thêm một câu phê bình thứ hai:

- Chúng ta cũng đừng quên là Nga Sô có thể dùng Việt Nam để khống chế Trung Cộng...

Chuyện này hơi lạ. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về nhà cựu giáo sư. Ông trùm CIA tiếp:

- Trong lịch sử của Nga, họ đã bị người Á Đông xâm lăng nhiều lần. Nếu quý vị để ý thì quý vị sẽ thấy, ngay cả cách kiến trúc những tòa nhà lớn ở Mạc Tư Khoa cũng bị ảnh hưởng bởi người Á Đông. Chuyện này người Nga không thể quên được. Nếu Nga nắm được Việt Nam, nước này sẽ trở thành một đe dọa cho Trung Cộng từ phương Nam vì trong quá khứ của Việt Nam và Trung hoa, họ đã đánh nhau đến mấy ngàn năm. Cho nên, chuyện Krút-Xếp lưu tâm đến Việt Nam cũng là một chuyện bình thường thôi.

Tổng thống Kennedy nói tiếp:

- Cám ơn ông giám đốc CIA về những tin tức rất là quý giá. Sẵn dịp ông nói chuyện với ông cựu giám đốc CIA, ông cũng hỏi luôn ông ta về vấn đề Việt Nam này. Tổng thống Eisenhower có một cái nhìn rất lạc quan về miền đất này và tôi không có lý do gì để nghĩ khác hơn. Nhưng chúng ta cần phải nắm vững vấn đề.

Ba ngày sau, một cuộc gặp gỡ thân mật đã xảy ra tại văn phòng của ông giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ giữa hai ông Tân và Cựu giám đốc. Ông Tân Jimmy Evergreen vào đề liền:

- Thưa ông giám đốc, chúng ta có nhiều chuyện để bàn tới nhưng chuyện quan trọng nhất mà tổng thống Kennedy rất quan tâm là việc người Do Thái chế bom nguyên tử. Ông giám đốc có thể cho tôi biết ông biết gì về việc này không?

Ông Cựu đưa mắt nhìn ông Tân một lúc và không nói gì...

Ông giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ sắp ra đi là một ông già tên Blanton Steward, vốn xuất thân là một đại tá trong ngành tình báo Lục Quân Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ hai, ông đã dùng rất nhiều người Do Thái để dọ thám tin tức phe Trục và thêm vào đó, đã nhìn thấy tận mắt cuộc tàn sát dã man của Đức Quốc Xã cho nên ông rất có cảm tình với họ. Đúng hơn, cả hai cuộc chiến lớn nhất của người Do Thái là cuộc chiến lập quốc năm 1948 và cuộc chiến kinh đào Sue năm 1956, nếu không có sự giúp đỡ của ông thì quân đội Do Thái chưa chắc đã thắng được. Trong trận chiến tranh thứ nhất, không ai biết được chuyện ông lấy quỹ đen của CIA ra mua chuộc bọn tướng lãnh Ả Rập, dùng mỹ nhân kế để tống tình rồi làm áp lực, bắt họ rút quân khi khi Do Thái tấn công. Thậm chí có ông tướng còn nướng nguyên cả mấy trung đoàn bộ binh chỉ vì uống rượu say và bị người đẹp đưa bản đồ giả, vẽ sai trục tiến quân...

Một người sống suốt đời bằng nghề tình báo như ông thì ông phải chứa đựng nhiều mưu chước và bí mật... Ông ngồi nhìn người trẻ tuổi đang ngồi trước mặt mình để ước lượng giá trị và tự hỏi không biết mình có nên nói thật không.

Ông Tân giám đốc cũng nhìn lại ông, nhưng bằng một cặp mắt hiền lành, vô tội. Cái vô tội của một ông giáo sư đại học suốt đời chỉ biết đọc sách và dạy học.

Một lúc sau, ông giám đốc CIA sắp ra đi Blanton Steward trả lời:

- Dĩ nhiên là chúng tôi phải biết. Và nếu chúng tôi biết thì tổng thống Eisenhower phải biết.

- Thế tổng thống Eisenhower có kế hoạch gì để ngăn chận việc đó xảy ra hay không?

- Chúng tôi biết hơi trễ và đúng vào lúc tổng thống Eisenhower sắp ra đi cho nên chúng tôi chưa có kế hoạch gì cả...

Rồi ông già Blanton Steward cười nhẹ và tiếp:

- Và bây giờ thì đó là việc của ông, thưa ông giám đốc.

Jimmy Evergreen không thích câu trả lời này. Hắn lại hỏi:

- Nếu tôi muốn dùng CIA để can thiệp hoặc nếu cần, tiêu hủy lò sản xuất bom nguyên tử của Do Thái, ông có giúp tôi được ý kiến gì không?

Blanton Steward hơi nhăn mặt lại:

- Tại sao lại phải dùng đến CIA trong khi mình còn có những thứ vũ khí khác trong tay như cúp viện trợ quân sự và kinh tế, áp lực bắt thủ tướng Ben-Gurion, hăm dọa vân vân và vân vân...

Jimmy Evergreen khom người tới trước, nói bằng một giọng rất chậm rãi của một ông giáo sư nói chuyện với một thằng sinh viên... già nhưng cứng đầu trong lớp:

- Thưa ông giám đốc, tôi không tới đây để bàn về cách đối phó với người Do Thái. Tôi nghĩ việc đó đã có tổng thống Kennedy lo. Tôi tới đây là để tham khảo ý kiến với ông giám đốc, xin ông giám đốc giúp cho cách ngăn chận việc người Do Thái chế tạo bom nguyên tử. Tôi muốn hỏi, thưa ông giám đốc, ông có thể cho tôi biết ý kiến về việc dùng CIA để tiêu diệt lò nguyên tử của Do Thái hay không.

Blanton Steward suy nghĩ một lúc rồi cười nhẹ. Nụ cười của một con cáo già đang ước lượng tình hình:

- Có phải ông là người đã đoán đúng việc người Nhật sẽ tấn công vào Trân Châu Cảng không?

Jimmy Evergreen gật đầu, không ngạc nhiên và không nói gì.

- Ông cũng là người đề nghị cho đem hết tất cả các nhà bác học Đức sang Mỹ trước Nga?

Thêm một cái gật đầu và không có ý kiến.

- Thành thật ngợi khen sự sáng suốt và lòng yêu nước của ông, ông giáo sư Harvard Jimmy Evergreen ...

Jimmy Evergreen cười và cúi đầu nhẹ:

- Xin cám ơn ông giám đốc về những lời khen. Tôi chỉ làm tròn bổn phận của một người lính.

- Tốt. Bây giờ, để trả lời câu hỏi của ông. Dĩ nhiên là mình có nhiều cách để phá hủy dự án nguyên tử của người Do Thái. Mình có thể cho người ăn cắp chất lượng nguyên tử, phá cho hệ thống làm nguyên liệu nổ bom bị hư hại, hoặc giả, tận cùng nhất, mình có thể gài mìn cho nổ luôn cả lò chế tạo bom nguyên tử...

- Nhưng cách nào hay nhất?

- Trước khi nói về cách nào hay nhất, tôi có một tin tức rất quan trọng cần phải nói cho ông nghe. Tin này, ngay cả tổng thống Eisenhower cũng không hề được biết nhưng vì ông là tân giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ cho nên tôi phải nói cho ông biết. Tôi mong rằng ông không bao giờ tiết lộ cái tin tối mật này cho bất kỳ một ai nghe, ngay cả tổng thống Kennedy. Khi tổng thống Kennedy hết còn làm tổng thống, xin ông chỉ truyền lại tin này cho ông giám đốc CIA mới biết mà thôi. Và cái tin tối quan trọng này sẽ theo ông xuống mộ ngày ông chết.

Ngôn ngữ của quân... tình báo quả thật khác người, cựu giáo sư Jimmy Evergreen thầm nghĩ. Theo nguyên tắc, tổng thống là người chỉ huy tối cao, là tổng tư lệnh, là người cần phải biết hết mọi chuyện. Nhưng suy nghĩ sâu hơn thì thấy trên thực tế, tổng thống không cần phải biết hết mọi chuyện. Đã từng làm việc trong nghành tình báo hồi đệ nhị thế chiến, Jimmy Evergreen biết rõ chuyện này. Người Mỹ đã thắng vẻ vang trận chiến tranh gián điệp với Nhật và Đức và tổng thống Rossevelt chẳng cần biết gì cả về những cơ quan tình báo của mình.

Blanton Steward tiếp:

- Một lần nữa, vì tương lai và vận mệnh của dân tộc Hoa Kỳ, tôi khuyên ông đừng cho bất kỳ ai biết về những gì tôi sắp sửa tiết lộ, kể cả tổng thống Kennedy.

Jimmy Evergreen gật đầu chắc chắn:

- Tôi đồng ý với ông giám đốc hoàn toàn về chuyện này. Tổng thống không cần phải biết hết tất cả mọi chuyện.

Blanton Steward thở phì ra một cái nhẹ nhỏm. Ông đã sợ nếu cha giáo sư trẻ tuổi này quyết định đem những tin tức tối mật của quốc gia nói cho tổng thống biết thì chắc hỏng hết mọi chuyện. Ông cựu đại tá xưa nay vốn không thích những nhà chính trị.

- Tốt. Cái tin quan trọng mà tôi muốn nói là, từ nhiều năm nay, chúng ta đã gài được hai người vào trong cơ quan đầu não quan trọng nhất của Nga Sô là Trung Ương Cục của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Nga.

Nhà cựu giáo sư giật nẩy mình lên như bị điện giật. Ông có thể ngờ tất cả mọi chuyện nhưng không bao giờ ngờ đến chuyện này. Ông đã biết đảng Cộng Sản tổ chức chặt chẻ như thế nào. Một người cán bộ hạng bét cũng phải được gạn lọc thử thách qua nhiều năm trời, có khi tới vài chục năm, rồi mới từ từ được thăng chức. Một cán bộ hạng bét đã như thế, một người nằm trong Trung Ương Cục, tức cơ quan đầu não của cả đảng Cộng Sản Nga Sô thì phải biết là trung kiên tới độ nào nữa. Chuyện này có vẻ hoang đường quá, không thể tin được. Bất giác, Jimmy Evergreen buông một câu, nói như một người ở trong mơ:

- Ông giám đốc nói thật?

- Tôi không có thì giờ mời ông giám đốc tới đây để nói đùa, thưa ông giám đốc...

Nghe như thế thì Jimmy Evergreen liền... tỉnh mộng, sửa lại thế ngồi:

- Ô, tôi xin lỗi. Cái tin bất ngờ quá, và đáng mừng quá, tôi không có thể ngờ được nên mới hỏi như thế.

- Tôi không ngạc nhiên khi nhìn thấy ông phản ứng như thế. Chuyện này nghe như chuyện hoang đường. Hoang đường nhưng có thật...

- Tôi có thể tò mò một chút, xin đừng quan tâm. Chỉ vì máu sử địa trong người tôi còn khá nhiều nên ông giám đốc có thể cho tôi hỏi một câu được không ạ?

Blanton Steward cười:

- Ý ông muốn hỏi mình thế nào để cấy được người vào cơ quan đầu não chóp bu của chúng chứ gì?

- Thưa phải.

- Tóm tắt như thế này. Năm 1942, khi Hitler xé bỏ hiệp ước Bất Tương Sâm với Nga, bất ngờ xua quân đánh qua đánh xứ này. Chỉ trong vòng vài tháng, lính của Hitler đã chiếm gần hết nước Nga và bao vây Stalinegrad, tấn công tới tấp và nhiều lần lọt vào trong vòng đai thành phố. Cả thế giới rúng động và ai cũng tưởng Stalingrad sẽ bị sụp đổ nay mai. Trước tình tế đó, Staline hoảng hốt, liền gởi gấp một phái đoàn gồm những cán bộ thâm niên kỳ cựu của Trung Ương Cục sang Hoa Kỳ để xin cầu viện. Dù là khẩn cấp nhưng Staline cũng không quên gởi theo phái đoàn cầu viện những tay trùm mật vụ để theo dõi báo cáo về Mốt Cu hằng ngày những lời nói cùng hoạt động của những người trong phái đoàn.

Vì không muốn Đức Quốc Xã chiếm Nga Sô nên Hoa Kỳ đã cấp tốc viện trợ, gởi rất nhiều tàu bay và chiến cụ sang cho Nga. Chuyện đáng nói ở đây là khi phái đoàn Nga sang Hoa Kỳ, các rường cột đỏ trong Trung Ương Cục, sau khi nhìn thấy sự giàu sang phú quý của bọn mà họ gọi là đế quốc tư bản thì đâm ra... lé mắt. Chắc giáo sư biết những người này vốn xuất thân là nông dân hoặc thợ thuyền nghèo khổ ít học nên suốt đời họ, có người chưa bao giờ đi ra khỏi thành phố, có thể chưa hề nhìn thấy khung cảnh một phòng ăn sang trọng. Thêm vào đó, sự tuyên truyền làm cho họ có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ là nước nghèo nhất thế giới và Nga là mạnh nhất, hạnh phúc nhất. Bây giờ được nhìn thấy tận mắt thì họ đâm ra thán phục chúng ta và bắt đầu nghi ngờ chính quyền Cộng Sản. Bản chất con người là như thế. Rất dễ tin, nhưng cũng rất dễ thay lòng đổi dạ một khi biết mình bị lừa dối. Cộng thêm vào đó, trong lúc thương thảo với họ, tình báo của ta cũng làm việc tận lực để kéo họ về phía mình. Phái đoàn Sô Viết được tiếp đãi như những ông hoàng con để tạo thêm sự thán phục trong lòng họ. Rồi chúng ta đặt mày nghe lén trong phòng của họ và biết được hai chuyện quan trọng. Chuyện thứ nhất, như tôi đã nói, là trong đám cán bộ cao cấp này, Staline có gài nhiều người tâm phúc để báo cáo về những hoạt động, những cuộc nói chuyện và ngay cả những suy nghĩ của phái đoàn đi xin cầu viện. Nhóm người này có khi đóng vai thằng bồi giặt giũ nhưng cũng có người là trưởng phái đoàn. Chuyện quan trọng thứ hai, kinh khủng hơn cả là, vì Staline vốn là một người đa nghi nên đã làm sẵn một kế hoạch để giết sạch hết bọn người trong phái đoàn cầu viện, ngoại trừ hai đồng chí làm chó săn cho Staline khi họ trở về Nga. Tương kế tựu kế, tình báo ta liền kết nạp lấy hai người này và họ đồng ý làm việc cho chúng ta.

Quả đúng như tin tức mà chúng ta thâu lượm, khi phái đoàn cầu viện Hoa Kỳ trở về thì chỉ trong vòng một tuần lễ, ngoại trừ hai người cán bộ tâm phúc của Staline chịu làm việc cho ta, người nào cũng bị đem ra xử bắn. Tệ hơn nữa là vợ con họ cũng bị gởi đi đầy ở Tây Bá Lợi Á và đều chết hết ở đây.

Jimmy Evergreen trả lời bằng một giọng thản nhiên đến lạnh lùng:

- Công lý của Cộng Sản là như thế.

- Và hai người này tiếp tục làm việc cho chúng ta và chúng ta giúp họ, yểm trợ họ để họ leo lên đến những nấc thang cao nhất trong guồng máy cầm quyền của Nga Sô là lọt vào Trung Ương Cục. Hai người này cũng đã góp công không nhỏ trong cuộc hạ bệ Staline năm 1951 để đưa Krút-Xếp lên. Kể từ đó, chúng ta giữ liên lạc thường xuyên với hai người này mà chúng ta gọi bí danh là Cardinal số một, và Cardinal số hai.

Ông Blanton Steward nhồi cho mình một ống tẩu rồi tiếp:

- Vấn đề đáng nói ở đây là khi Nga biết tin Do Thái làm bom nguyên tử, với bản tính đa nghi của một người Cộng Sản, Krút-Xếp lồng lộn lên, cho rằng chính chúng ta yểm trợ cho Do Thái làm bom để làm nghiêng cán cân lực lượng rồi sau đó sẽ xâm lăng Nga Sô.

- My God, Krút-Xếp thật lòng tin như thế à?

- Đúng thế. Người Cộng Sản có một cách suy nghĩ rất khác chúng ta vì họ nhìn đi đâu cũng thấy kẻ thù, cũng thấy âm mưu. Có lẽ vì họ suốt đời sống trong sự lo sợ, trong âm mưu, trong sự thanh trừng lẫn nhau nên sau nhiều năm, đầu óc của họ được chương trình hóa để suy nghĩ một chiều như thế. Ngay sau khi nghe tin Do Thái đang âm thầm chế bom nguyên tử, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Krút-Xếp liền ra lệnh cho tất cả hạm đội Đại Tây Dương từ Âu Châu về vùng biển Địa Trung Hải, ra lệnh cho 25 sư đoàn cơ giới và 25 sư đoàn xe tăng đang đóng chốt ở biên giới Trung Cộng, cộng thêm 57 sư đoàn bộ binh đang đóng rải rác khắp nơi về bờ biển Baltic đặt trong tình trạng báo động. Mọi chính ủy sư đoàn đều nhận được lệnh chuẩn bị để sẵn sàng lên tàu sang Trung đông đổ bộ để bảo vệ Đất Mẹ Russia. Tất cả những dàn hỏa tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn nguyên tử đều được đặt trong tình trạng báo động đỏ. Krút-Xếp quả thật nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ dùng Do Thái để tiêu diệt họ...

Jimmy Evergreen ngồi yên, suy nghĩ những ngày đen tối sắp tới khi hắn phải đối đầu với những hạng lãnh tụ ... khùng như Krút-Xếp.

Blanton Steward tiếp:

- Những cuộc động binh vĩ đại như thế này của Nga không thể nào qua mắt chúng ta được. Máy bay thám thính ta chụp hình được những đoàn xe công voa dài đến mấy trăm dặm với đầy đủ vũ khí, di chuyển từ biên giới Trung Cộng về vùng biển Baltic. Bối rối, tổng thống Eisenhower hỏi CIA, chúng tôi phải... đau khổ trả lời là không biết. Tổng thống gởi đặc phái viên tới tòa đại sứ Nga để nói chuyện, tòa đại sứ Nga chẳng biết gì cả. Họ chẳng biết gì thật vì chúng tôi gài máy nghe trong tòa đại sứ và không thấy một triệu chứng nào là ông đại sứ Nga biết chuyện này. Chắc ông giám đốc cũng biết, đối với các nước Cộng Sản, nhiều khi tòa đại sứ chỉ là một cái ...phòng ngủ để cho nhân viên của họ ngủ khi ghé thăm quốc gia đó. Mọi chuyện đều do KGB quyết định...

Dù không biết là chuyện gì đang xảy ra nhưng vì an ninh quốc gia, tổng thống Eisenhower cũng mau lẹ đặt toàn thể quân lực Hoa Kỳ trong tình trạng báo động đỏ. Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ tăng số phi xuất của pháo đài bay trang bị bom nguyên tử lên đến 10 lần nhiều hơn thường lệ. Phi cơ thám thính cũng làm việc nhiều hơn gấp mấy lần. Những dàn hỏa tiễn liên lục địa nhắm vào Nga Sô của ta cũng được mở nắp sẵn, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng phóng đi nếu nhận được lệnh. Là một chiến lược gia đại tài, tổng thống Eisenhower biết quy luật căn bản của chiến tranh là chiến tranh rất khó xảy ra giữa hai kẻ thù có một sức mạnh ngang nhau. Tổng thống Eisenhower muốn biểu dương sức mạnh để người Nga phải suy nghĩ hai ba lần trước khi muốn làm chuyện điên rồ... Nhưng sau vài ngày căng thẳng, tình báo Không Quân đem về những tin tức rất lạc quan. Trước hết, các dàn hỏa tiễn của Nga đều nằm yên bất động. Ngoài ra, ngoài cuộc động binh khẩn cấp, Không Quân không tìm thấy một dấu hiệu nào cho thấy là quân lực Nga đang âm mưu một chuyện gì. Đúng hơn, Nga Sô có vẻ rất lo sợ khi ra-đa của họ ghi nhận số lượng phi xuất của phi cơ Hoa Kỳ đương không bỗng tăng lên vượt bực. Đó quả thật là những ngày căng thẳng và rất nguy hiểm cho Hoa Kỳ và cả thế giới nhưng báo chí cùng dân chúng không hề hay biết một chút gì cả. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy rùng mình...

Blanton Steward ngừng một chút rồi tiếp:

- Sau khi không moi móc gì được nơi tòa đại sứ Nga, tổng thống Eisenhower liền ra lệnh cho CIA phải tìm mọi cách để tìm hiểu lý do và âm mưu của Nga Sô. Chỉ 6 tiếng đồng hồ sau khi nhận được lệnh của tổng thống Eisenhower, phe ta liên lạc với Cardinal số một. Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ ra là Krút-Xếp chỉ hoảng vía lên khi tưởng rằng Hoa Kỳ trang bị bom nguyên tử cho Do Thái. Phải mất mấy ngày, Krút-Xếp mới biết được là Hoa Kỳ không trang bị bom nguyên tử cho Do Thái mà chính Do Thái đang tự chế tạo lấy. Chúng ta liền bảo Cardinal số một phải, trước hết, trấn an Krút-Xếp, sau đó, khuyên Krút-Xếp tìm cách nói chuyện với chúng ta về vấn đề Do Thái. Cỡ vài ngày sau thì Krút-Xếp và tổng thống Eisenhower nói chuyện với nhau. Và chuyện xảy ra như thế nào thì ông đã biết. Hai người đã đồng ý là Do Thái không thể nào chế bom nguyên tử được.

Ông trùm CIA ngừng một chút để mồi điếu thuốc rồi tiếp:

- Bây giờ, trở lại câu hỏi của ông, cách nào hay nhất để triệt hạ lò nguyên tử của Do Thái. Theo tôi nghĩ, cách hay nhất là dùng áp lực. Do Thái nhận từ 3 tỉ đến 5 tỉ đô la tiền viện trợ của ta một năm. 5 tỉ đô la là số tiền rất lớn. Ta có thể làm áp lực bảo họ rằng một là bom nguyên tử, hai là tiền đô la.

- Nếu họ cứ quyết định chọn bom nguyên tử?

- Chúng ta phải tiêu diệt nó bằng vũ lực. CIA có thể mượn tay KGB để làm chuyện này và rất có thể là người Nga sẽ không từ chối.

Jimmy Evergreen sửa lại thế ngồi:

- Ông giám đốc bảo mình mượn tay tình báo KGB của Nga Sô? CIA mượn tay KGB để tiêu diệt lò nguyên tử Do Thái?

- Đúng như thế. Một tin tức quan trọng khác mà ông tổng giám đốc cũng cần phải biết là giám đốc KGB, tức trùm mật vụ Sô Viết chính là Cardinal số hai.

- Oh my God!

Lão già trùm CIA điểm một nụ cười đắc chí:

- Ông nên nhớ, nếu không có bàn tay Hoa Kỳ nhúng vào thì Nga Sô giờ này chỉ là một tiểu bang của Đức Quốc Xã mà thôi. Chúng ta có sức giúp họ, chúng ta phải được chút ít quyền lợi chứ. Tôi phải nói rằng, nếu không có bàn tay của CIA nhúng vào thì Cardinal số hai chắc đã chết rục xương ở mấy trại tập trung miền Tây Bá Lợi Á rồi...

- Staline là một thằng chúa đa nghi, sao mình có thể làm được chuyện đó?

- Nếu ông sống trong nghề này lâu như tôi, ông sẽ thấy tính đa nghi là tốt, nhưng mà đa nghi đến độ nghi ngờ ngay cả những cộng sự viên thân tín của mình, nghi đến cả vợ con mình thì lại là một điều tai hại vô cùng. Đúng ra, chúng ta đã dùng chính cái đa nghi của nó để diệt hết những người mà chúng ta cần diệt. Để tôi cho một ví dụ. Hồi đó, khi Cardinal số một và số hai chỉ mới là hai nhân vật bình thường trong chính trị bộ của đảng Cộng Sản, và để thăng quan tiến chức cho hai con gà của mình, chúng tôi đã cho một nhân viên của bộ ngoại giao giả vờ bỏ quên một mớ tài liệu quan trọng. Dĩ nhiên, để cho Staline tin tài liệu là thật, mình cũng phải hy sinh một vài tin tức bí mật có thật cho chúng nó biết. Nhưng trong xấp tài liệu đó, có một tờ giấy với một danh sách đề tên những nhân vật chóp bu trong đảng và trung ương cục mà chúng ta cần Staline tiêu diệt. Bên cạnh những cái tên này là những con số vô nghĩa với dấu đồng đô la ở bên cạnh. Và những con số này thay đổi theo cấp bậc. Từ vài trăm ngàn đến vài triệu, cấp bậc càng cao thì con số càng lớn. Nếu tờ giấy này mà lọt vào một tay tình báo Tây Phương thì họ chỉ cất vào hồ sơ để hậu xét, chẳng ai thèm mất thì giờ để điều tra bởi vì những con số này chẳng có ý nghĩa gì. Sâu sắc hơn nữa, người Tây Phương cũng có thể đoán đây là một trò phản tình báo. Nhưng gặp một thằng đa nghi như Staline thì không. Tờ giấy vô tội này lọt vào tay của KGB và Staline thì nó lại trở thành một vấn đề quan trọng vô cùng. Staline kết luận ngay rằng những người này đã nhận tiền tư bản để đảo chánh hay phá hoại Sô Viết. Thế là chỉ hai tuần lễ sau khi tập hồ sơ này bị mất, tất cả những người có tên trong danh sách đều bị Staline hoặc đem ra pháp trường xử bắn hoặc giết bằng cách khác như bị tai nạn xe hơi chết. Có người bị đầu độc. Một người bị xô từ trên đỉnh một tòa nhà 35 tầng xuống đất. Một người bị nhốt vào nhà thương điên và ở đây cho tới chết.... Điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là những người bị này không bị kết tội gián điệp mà bị toàn những tội vớ vẩn như thâm lạm công quỹ, giết người và thậm chí đến hiếp dâm. Vợ con của họ bị đầy hết ra mấy trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á...

- Thật là một chuyện làm tồi bại...

- Chiến tranh là tồi bại bởi vì quy luật của nó rất đơn giản. Nếu kẻ thù không chết thì mình sẽ chết. Nếu kẻ thù mạnh thì mình yếu và ngược lại...

- Tôi hiểu quy luật này, chỉ phê bình như thế thôi.

- Trong khi đó, để lấy lòng tin của Staline đối với hai ông Cardinal, chúng ta chỉ cần ngồi trong tòa đại sứ và suốt một tuần lễ, cứ bàn đến việc ám sát hay hạ bệ hai kẻ thù nguy hiểm nhất của đế quốc tư bản, tức là hai tên cán bộ trung thành nhất của Staline và cũng chính là hai tên Cardinal của mình.

- Chúng nó đặt máy nghe lén trong tòa đại sứ và biết chuyện này?

- Dĩ nhiên là chúng nó phải đặt máy nghe lén trong tòa đại sứ. Xin lỗi, ngay cả trong cầu tiêu phòng tắm cũng có máy nghe lén. Chúng ta biết hết nhưng giả vờ chỉ khám phá ra vài cái máy nghe lén nhỏ ở những chỗ mà chúng ta muốn để cho chúng nó nghĩ rằng chúng ta đã khám phá ra được hết. Sau đó thì cứ tha hồ mà bàn bạc... Khi Staline nghe được tin này thì liền thăng quan tiến chức cho hai gián điệp của ta. Việc ly gián của chúng ta thành công đến mức Staline cử một Cardinal của ta lên nắm luôn cơ quan mật vụ KGB, một cơ quan tình báo khát máu và ghê gớm nhất của chúng nó...

Blanton Steward ngừng một chút để rít một hơi thuốc:

- Nhưng chúng ta cũng làm được nhiều chuyện tốt. Sau khi Cardinal số hai của ta nắm KGB, số lượng người bị gởi đi trại tập trung giảm đi gần một nửa. Các vụ thanh trừng cũng bớt tàn khốc đi nhiều. Người Nga quả thật là một dân tộc đáng thương. Sau đó một thời gian thì dân Nga bắt đầu thở được cái không khí cởi mở hơn một chút. Cảnh mật vụ nửa đêm đến gõ cửa nhà người ta rồi bắt đi mất biệt lần lần ít hẳn đi. Chính vì cái việc này mà Staline bắt đầu đâm ra nghi ngờ Cardinal số hai. Cardinal số hai cho biết, Staline đa nghi đến nỗi cứ hai năm một lần thì phải nhìn thấy vài trăm ngàn phần tử phản động vào tù thì hắn mới ngủ yên được. Sau khi ra vài đòn phản gián để cứu Cardinal số hai nhưng không thấy có hiệu quả, chúng ta chẳng còn cách nào khác hơn là giết chết Staline để cứu Cardinal số hai...

Một lần nữa, nhà cựu giáo sư Harvard lại buộc miệng ra một tiếng:

- Oh my God... Tôi tưởng Staline chết vì bệnh?

Blanton Steward lắc đầu:

- Không. Staline bị KGB của Cardinal số hai đầu độc chết. Đúng hơn, chính chúng ta mượn tay KGB để xử tử Staline. Trên đời này thật không còn gì thú vị hơn là dùng dao của quỷ để giết quỷ. Chuyện này chỉ có tôi và hai nhân vật chóp bu trong sở Trung Ương Tình Báo biết. Ông là người thứ tư biết chuyện này. Sau khi đầu độc chết Staline, chúng ta còn có kế hoạch đưa Cardinal số một lên làm thủ tướng Nga, nhưng số trời chưa thuận, Cardinal số một bị thua Krút-Xếp một phiếu... Âu cũng là mạng trời. Sau khi Krút-Xếp lên, hắn sợ Cardinal số một phản hắn nên đã tìm cách cô lập Cardinal số một. Cardinal số hai chức vụ vẫn còn là giám đốc KGB, nhưng hầu hết quyền hành đều nằm trong tay tham mưu trưởng của hắn, một tay chân thân tín của Krút-Xếp...

- Chúng ta có làm gì được không?

Trùm CIA Blanton Steward lắc đầu:

- Krút-Xếp không khôn ngoan hơn Staline bao nhiêu nhưng được cái lợi điểm là không đa nghi như Staline, nên muốn lừa lão cũng khó. Nhưng chúng ta cũng đã chỉ thị cho hai Cardinal soạn thảo chương trình dài hạn nhằm hạ bệ Krút-Xếp. Việc này phải mất vài năm...

Hai ông tân và ông sắp sửa thành... cựu giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ngồi im, không ai nhìn ai và cũng không nói thêm một lời nào. Ngoại trừ tiếng quạt máy sưởi, căn phòng trở nên im lặng như tờ.

Ông Blanton Steward thì ôn lại những kỷ niệm của 40 năm sống trong nghề tình báo và nghĩ đến những ngày về hưu thừa thãi sắp tới của mình. Ông cựu giáo sư Harvard thì ngẩn người ra, suy nghĩ về những gì ông vừa nghe được. Nếu những gì ông vừa nghe không đến từ chính cửa miệng của ông trùm CIA thì chắc chắn ông sẽ chẳng bao giờ tin được. Ngày xưa làm việc trong nghành tình báo, ông có biết Hoa Kỳ gài nhiều điệp viên trong quân đội cũng như trong đảng Cộng Sản Nga, nhưng không bao giờ ngờ được Hoa Kỳ đã thành công đến độ lừa cả Staline, cấy người ngay trong ủy ban thường vụ của trung ương cục Nga...

Một lúc, ông tân giám đốc phá vở bầu không khí im lặng bằng một câu hỏi:

- Bây giờ, trở lại chuyện muốn mượn tay KGB để tiêu diệt lò nguyên tử của Do Thái, ông nghĩ Krút-Xếp sẽ để cho KGB làm chuyện này?

- Có nhiều lý do để tôi nghĩ như thế. Việc này có nhiều cái lợi cho họ. Trước hết, họ sẽ lấy lòng được khối Ả Rập. Thứ hai, họ sẽ an tâm hơn nếu chính tay họ tiêu diệt lò nguyên tử Do Thái. Phần ta, ta cũng được lợi...

Ông cựu giáo sư Harvard sửa lại thế ngồi, chăm chú nghe:

- Trước hết, không có một tổng thống nào muốn làm mất lòng cộng đồng Do Thái Hoa Kỳ, đặc biệt hơn nữa, một ông tổng thống Công Giáo La Mã như tổng thống Kennedy thì càng không muốn chọc giận bọn Do Thái...

Blanton Steward cười nhẹ khi nói đến đó. Jimmy Evergreen cũng ... cười theo. Lão già tiếp:

- Chắc ông cũng biết rồi, không có ông tổng thống Hoa Kỳ nào được đắc cử nếu không có phép lành của cộng đồng Do Thái Hoa Kỳ. Họ có tiền, có tất cả những cơ sở truyền tin truyền hình trong tay, lại rất khôn ngoan và đoàn kết. Vì thế, tôi biết rằng tổng thống Kennedy không muốn gởi quân đội hay thậm chí, mượn tay CIA để tiêu diệt lò nguyên tử Do Thái. Tôi bảo đãm với ông như thế. Nhưng nếu người Nga làm chuyện này thì chính quyền của tổng thống Kennedy sẽ vững như bàn thạch...

Nghe tới đó thì khuôn mặt ông cựu giáo sư liền trở nên tươi tỉnh. Con cáo già tình báo Blanton Steward đã tìm cho tổng thống của mình một lối thoát danh dự. Sứ mạng khó khăn mà tổng thống giao cho ông coi như đã hoàn thành được... một nửa. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ nói chuyện mà đã giải quyết được một nửa vấn đề là quá tốt rồi. Vấn đề còn lại là phải làm sao thi hành cho đúng...

Buổi gặp gỡ giữa hai ông Tân và Cựu giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ kéo dài gần 7 tiếng đồng hồ ngày hôm đó...

oOo

Người quan trọng thứ ba còn lại ngồi trong chiếc xe Cadilac Limousine buổi sáng hôm đó trên đường từ phi trường New-York trở về thành phố sau ông phụ tá của tổng thống Ron Howard và ông giám đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ Jimmy Evergreen là Arik Joshue, phụ tá đặc biệt của thủ tướng Do Thái Ben-Gurion kiêm tư lệnh cơ quan tình báo Mossad của Do Thái...

Tuy Arik Joshue là một người Do Thái, chẳng có gì ăn nhậu đến chính quyền của tổng thống Kennedy, không thể nào được mời đến họp bàn giao chính quyền ngày hôm đó như hai người kia, nhưng Arik Joshue đã nghe hết và biết hết về cuộc nói chuyện trong buổi nói chuyện mà đáng lẽ ra là bí mật nhất thế giới buổi sáng ngày hôm đó ở tòa Bạch Cung giữa hai ông tân và cựu tổng thống Hoa Kỳ...

Đây chỉ là một sản phẩm nhỏ, một thành công nhỏ của cơ quan tình báo Do Thái mang tên là Mossad...

Tuy cơ quan tình báo Mossad mới được chính thức thành lập năm 1948 khi quốc gia này lập quốc, nhưng trước đó vài chục năm, khi người Do Thái đang còn tranh đấu để lập quốc, Mossad đã xuất hiện và đóng một vài trò đắc lực trong phần gây dựng quốc gia Do Thái. Mới đầu nó chỉ là một tổ chức toàn những người tình nguyện, không ăn lương và lo đủ thứ chuyện, từ chuyện nhỏ như chuyện thu lượm tin tức cho đến chuyện lớn như chuyện ám sát, giết người v.v... Vì nhu cầu, chỉ trong vòng vài năm cơ quan Mossad thăng trưởng theo cấp số nhân với hàng ngàn nhân viên tình nguyện có mặt khắp nơi trên thế giới. Sở dĩ Mossad lớn mau và mạnh như thế là nhờ bởi một lý do đơn giản: dân tộc Do Thái ở rải rác khắp nơi trên thế giới, mang đủ thứ chủng tộc cho nên khối người tình nguyện này cũng ở rải rác khắp nơi trên thế giới, từ Hoa Kỳ cho đến Nga, từ các nước Ả Rập cho đến các nước nhược tiểu ở Châu Á và Châu Phi. Nhờ khối người tình nguyện ở rải rác khắp nơi như thế, có thể nói, Mossad là cơ quan tình báo có nhiều móng vuốt nhất và hữu hiệu nhất thế giới...

Trong những ngày phôi thai khi chưa lập quốc được, Mossad đã tổ chức những cuộc ám sát, đột kích, bắt cóc để trả thù cho kiều bào hoặc thậm chí đánh cướp nhà băng để lấy tiền gây quỹ lập quốc. Vì nóng lòng lập quốc sau khi bị Đức Quốc Xã tàn sát quá dã man, những thành viên trong tổ chức Mossad, đa số là những nạn nhân thoát chết được qua cái trại tập trung hoặc con cháu của những người này, đã biến Mossad thành một cơ quan khủng bố đẫm máu và hữu hiệu nhất thế giới. Có thể nói, không có một việc gì mà Mossad không dám làm, miễn là đạt được mục đích của mình...

Sau khi lập quốc, cơ quan Mossad được cũng cố, tái tổ chức. Vì đã có quốc gia cho mình rồi nên cơ quan Mossad, vốn đã có kinh nghiệm hoạt động từ mấy chục năm và khối nhân lực vô bờ bến ở khắp nơi trên thế giới, chẳng bao lâu liền trở thành một cơ quan tình báo cừ khôi nhất thế giới. Cơ quan Mossad làm việc hữu hiệu và mạnh hơn cả CIA của Hoa Kỳ và KGB của Nga.

Vì Mossad có một quá trình hoạt động như thế, và Hoa Kỳ là một nước cực kỳ dân chủ cho nên việc một nhân viên của Mossad lọt vào được trong bộ tham mưu của một ông tổng thống Hoa Kỳ chẳng phải là một chuyện lạ hay khó khăn.

Ngay buổi tối sau hôm nói chuyện bàn giao giữa hai ông tổng thống Hoa Kỳ xảy ra, một chiếc phi cơ phản lực nhỏ của hãng hàng không TWA âm thầm cất cánh từ phi trường Hoa Thịnh Đốn, trực chỉ Tel-Aviv, thủ đô Do Thái. Trên phi cơ chỉ có một hành khách với một cái cặp táp. Phi cơ bay suốt đêm và đáp phi trường Tel-Aviv vào lúc sáng sớm. Một chiếc xe díp nhà binh chờ sẵn chở người hành khách về thẳng tư dinh của thủ tướng Ben-Gurion...

Trong phòng khách của thủ tướng Ben-Gurion chỉ có mấy người và một trong những người đó là Arik Joshue. Ai nấy tóc tai phờ phạc vì họ đã thức suốt đêm để bàn bạc trong khi chờ đợi người hành khách này.

Người hành khách đến từ Hoa Kỳ không bước vào nhà, chỉ giao cái cặp táp cho một người hầu cận của thủ tướng Ben-Gurion rồi phóng lên xe díp đi liền. Ngay cả một tiếng chào cũng không được trao đổi...

Chiếc xe díp vừa ra tới ngoài cổng thì ở bên trong, cái cặp táp được mở ra và chỉ trong vòng vài phút đồng hồ sau đó, mọi người trong phòng khách của thủ tướng Ben-Gurion bắt đầu nghe được lời chào mừng giữa hai vị tổng thống Hoa Kỳ khi họ mới gặp nhau. Tiếng nói nghe rất rõ ràng, phát ra từ mấy cái loa để ở dưới bàn qua một hệ thống dây nhợ chằng chịt xuất phát từ cái cặp táp.

Khi mọi người nghe hết cuộn băng cuối cùng thì trời đã quá 11 giờ trưa. Thủ tướng Ben-Gurion hỏi mọi người:

- Chúng ta làm việc luôn được không?

Miệng thì hỏi nhưng không chờ ý kiến của ai cả, ông thủ tướng già đã quay lui ra lệnh cho một người hầu duy nhất mặc đồ ka-ki có mang súng tiểu liên đứng gần đó:

- Cho đem thêm cà phê và bánh mì ra đây. Mau lên.

David Ben-Gurion, thủ tướng đầu tiên và cũng là người thành lập ra quốc gia Do Thái, là một ông già có một bộ mặt ... xấu như quỷ. Ngoài bộ mặt sần sùi đầy những mụn và sẹo, điểm xấu nhất của con người ông là bộ tóc trắng bạc của ông. Ở trên đầu ông, không hiểu vì một lý do gì đó mà hai chùm tóc lại mọc nổi lên cao như hai cái sừng. Hình như khi thượng đế dựng nên người Do Thái, ngài đã quên hay đã quá mệt nên không còn nghĩ đến chuyện ban sắc đẹp cho giống người này nữa.

Sinh năm 1886, năm đó ông già Ben-Gurion đã 76 tuổi đời. Điều lạ lùng là như để bù trừ cho việc thiếu sắc đẹp, ở tuổi đó mà ông vẫn còn tráng kiện, lanh lẹ và sáng suốt như một người thanh niên 20 tuổi.

Con của một ông thầy giáo, Ben-Gurion sinh ra và lớn lên tại Ba Lan, trong một gia đình Do Thái cuồng tín. Ở nhà, ông bị cha mẹ cấm chỉ nói tiếng Ba Lan mà chỉ được nói tiếng Hebrew, tức là tiếng nói của tổ tiên người Do Thái. Giữa lúc con nít cùng tuổi đọc sách giải trí bằng hình vẽ, ông say mê nghiền ngẫm những cuốn sách dầy cộm nói về lịch sử của người Do Thái. Gia nhập phong trào Tái Lập Quốc Gia Do Thái (Ionism) hồi còn rất trẻ, ông lớn lên với một ý định sắt đá trong đầu: Phải thành lập cho được quốc gia Do Thái cho dân tộc Do Thái. Năm 1906, 20 tuổi, ông di cư sang Palestine. Tại đây, sau khi làm lụng cực nhọc 14 tiếng một ngày ở trang trại, ông về nhà bỏ ra thêm 6 tiếng đồng hồ nữa để tham gia và sinh hoạt trong những tổ chức chính trị, thi thành công tác khủng bố cho các hội kín người Do Thái. Buổi tối, ông chỉ dành cho riêng mình 4 tiếng đồng hồ để ngủ. Vào ngày lễ, ông còn đi dạy học tiếng Do Thái ở các nhà thờ và dành hết trọn ngày cho công cuộc lập quốc.

Vì người Do Thái ở đất Palestine Ả Rập chỉ là một thiểu số nhỏ cho nên họ luôn luôn bị người Ả Rập, đặc biệt người Ả Rập Palestine hà hiếp. Những bọn thổ phỉ người Palestine thường tổ chức tấn công các nông trại nhỏ, nhẹ thì đốt nhà cướp của, nặng thì hiếp dâm và giết người. Có khi vài gia đình Do Thái trong nông trại bị bọn thổ phỉ Ả Rập tàn sát dã man sau khi cướp. Để chống lại cảnh này, Ben-Gurion chủ trương hai biện pháp. Thứ nhất là hô hào người Do Thái bán đất ở những nơi xa vắng và tập trung về ở gần nhau thành một làng để tiện việc phòng thủ. Biện pháp thứ hai là phải tấn công bọn thổ phỉ trước khi nó kịp tấn công mình và sẽ trả thù tàn bạo vào những người đã tấn công các nông trại Do Thái. Ben-Gurion thành lập một nhóm tự vệ quân gồm những chiến sĩ trẻ tuổi và gan dạ, tổ chức những cuộc đột kích táo bạo và đẫm máu vào bất cứ nơi đâu trên phần đất Ả Rập. Có khi, toán tự vệ quân của ông làm những cuộc hành trình dài hằng mấy ngày, giả dạng người Ả Rập, đi sâu vào nội địa của các nước Ả Rập như Syria hay Jordan để tiêu diệt các đầu não của các tổ chức chịu trách nhiệm việc tấn công các nông trại Do Thái. Là một con diều hâu với chủ trương ăn một thì phải trả mười, ông dần dần tiêu diệt được hầu hết những toán thổ phỉ Ả Rập. Hồi đó toàn thể khối Ả Rập còn là thuộc địa của Ăng Lê, và người Anh luôn luôn binh vực người Ả Rập nên ông đụng chạm rất thường với quân đội Ăng Lê. Ông đã nhiều lần bị cảnh sát Ăng Lê bắt nhốt vì những hành động quá khích. Có lần ông bị đưa ra tòa về tội giết người. Tòa chưa kịp xử thì ông đã vượt ngục. Sau đó ông di cư sang Hoa Kỳ, ở đây một thời gian và thành hôn với một người phụ nữ Mỹ gốc Do Thái cũng cùng một lòng và một chí nguyện lập quốc như ông. Khi chính quyền Đức Quốc Xã do Hitler lãnh đạo lên cầm quyền tại Đức, Ben-Gurion đã nhìn thấy trước việc kỳ thị Do Thái của tên đồ tể này. Với thông hành của một công dân Mỹ, ông đã đi khắp nơi trong nước Đức hô hào người Do Thái nên bỏ của chạy lấy người. Người Do Thái ở Đức lúc ấy rất giàu có và sống rất sung túc so với người bản xứ nên chẳng có ai thèm nghe lời ông, bỏ một vùng đất văn minh sung sướng để đến nơi sa mạc hoang dã khô cằn. Họ nghĩ họ dù là Do Thái nhưng đã sinh ra và lớn lên, lập nghiệp ở quê hương này mấy đời rồi thì họ coi họ cũng như những người Đức địa phương. Nhiều người còn cho chuyện lập quốc Do Thái chỉ là một cái bánh vẻ để moi tiền người Do Thái Âu Châu. Đến khi Hitler ra tay thì họ có muốn đi cũng không còn kịp nữa...

Khi Hitler bắt đầu ra lệnh bắt người Do Thái dồn vào các trại tập trung, Ben-Gurion cùng với Mossad tổ chức những cuộc đưa người Do Thái ra khỏi Đức. Dùng tiền bạc của người Do Thái bản xứ để đút lót và với thông hành của một công dân Hoa Kỳ, ông cứu thoát được nhiều ngàn người Do Thái ra khỏi Đức. Chẳng bao lâu sau đó, ông bị Gestapo, cơ quan mật vụ Đức cho vào sổ đen. Gestapo biết việc làm của ông nhưng chưa dám ra tay vì sợ đụng chạm với Hoa Kỳ vì lúc ấy ông mang thông hành của Hoa Kỳ. Đến khi thế chiến bắt đầu bùng nổ mạnh và sau khi Đức Quốc Xã tuyên chiến với Hoa Kỳ, Ben-Gurion liền bị Gestapo thộp cổ ở một thành phố nhỏ trong khu vực chiếm đóng của Đức Quốc Xã. Gestapo chuyển ông về Bá Linh để điều tra thêm nhưng trên đường đi, ông giết lính canh và vượt ngục. Chỉ vài ngày sau ông trốn qua Âu Châu và sau đó về lại đất Palestine, nơi ông có căn cứ hoạt động. Lợi dụng sự yếu thế của đế quốc Ăng Lê lúc ấy đương thọ địch ở khắp mọi nơi, ông thương lượng với chính phủ Anh, đề nghị giúp Anh đánh nhau với Đức Quốc Xã với điều kiện là sau khi chiến tranh chấm dứt, Anh phải cho Do Thái một mảnh đất nhỏ để lập quốc. Thủ tướng Ăng Lê lúc ấy là Churchill đồng ý. Thế là nhóm tự vệ quân của ông (tiền thân của Mossad) liền phát động chiến tranh du kích, phá hoại kho bom kho đạn, phục kích những đoàn xe tiếp tế của Đức Quốc Xã trên đất Ả Rập. Chính nhờ sự tham gia tích cực của tự vệ quân Do Thái mà tướng Montgomery Ăng Lê đã đánh bại được danh tướng Rommel cùng quân đoàn xe tăng Panđer khét tiếng thế giới của ông tướng này ở sa mạc Ai Cập.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, đại diện cho Do Thái, Ben-Gurion đòi Anh một mảnh đất như đã được hứa nhưng chính phủ Churchill đã xuống, không còn ai chịu nhớ những lời hứa hẹn này. Ben-Gurion nổi khùng, tổ chức ám sát quan toàn quyền Ăng Lê tại Trung Đông để dằn mặt. Chính phủ Ăng Lê đàn áp thẳng tay, cho truy lùng và bắt nhốt tất cả những người dính líu tới vụ này. Là một con cáo già đã từng chiến đấu mấy chục năm ở nhiều chiến trường, ông rút vào bóng tối. Trong bóng tối, ông phát động chiến tranh du kích, hô hào luôn cả dân Ả Rập nổi dậy để chống lại Ăng Lê. Cuộc chiến du kích kéo dài và phần thắng luôn luôn về phía quân du kích...

Không tới một năm sau, người Anh, phần vì kiệt sức và mệt mỏi sau cuộc thế chiến thứ hai, phần vì biết mình không thể nào thắng nổi cuộc chiến tranh du kích dằng dai, phần vì bị Hoa Kỳ làm áp lực, quyết định... thí cho Do Thái một mảnh đất nhỏ ở Palestine để lập quốc...

Thế là quốc gia Do Thái được thành lập và David Ben-Gurion là vị thủ tướng đầu tiên, được coi như là cha già của dân tộc và tái đắc cử liên tiếp nhiều nhiệm kỳ cho đến ngày hôm đó...

Bánh mì và nước trà được đem ra...

Khỏi cần phải mời ai, thủ tướng Ben-Gurion cầm một mẫu bánh đưa lên miệng nhai từng miếng nhỏ một. Khuôn mặt ... xấu xí nhăn lại với sự suy nghĩ khó khăn trong đầu.

Mấy người khách ngồi chung quanh Ben-Gurion cũng bắt chước, mỗi người đưa tay lấy một mẩu bánh. Họ ăn trong im lặng, không ai nói với ai một lời. Mỗi người đều có một ý nghĩ riêng...

Thủ tướng Ben-Gurion nhai được ba miếng thì bỏ mẩu bánh xuống bàn, nhìn Arik Joshue và hỏi:

- Điều quan trọng nhất là chưa ai có bằng chứng là chúng ta đang làm bom nguyên tử.

Arik Joshue gật đầu:

- Đúng, thưa thủ tướng. Chẳng có thằng nào có bằng chứng là chúng ta có bom nguyên tử hết.

Ben Gurion gật đầu, hỏi tiếp:

- Chú nhận xét thấy Kennedy là một người như thế nào?

- Hắn trẻ tuổi, rất lý tưởng, rất hăng say. Và cũng có thể rất liều mạng.

Ben-Gurion suy nghĩ một lúc rồi buông một câu phê bình tàn nhẫn:

- Bọn ... con nít Mỹ là như vậy hết. Nhất là con nhà giàu. Chúng nó sinh ra và lớn lên trong sự giàu sang nên sự suy nghĩ của chúng nó rất đơn giản. Đơn giản và ngây thơ nữa. Mẹ, đứa nào cũng muốn thay đổi cục diện thế giới, biến cái thế giới man rợ tàn khốc này thành một nơi no ấm hạnh phúc... Toàn là một bọn hoang tưởng...

Không ai nói gì vì mọi người đều biết Ben-Gurion xưa nay nổi tiếng là một người miệng mồm có gang có thép. Có lẽ vì tuổi thơ ngày xưa cơ cực quá cho nên tâm hồn ông toàn là những cay đắng. Ông nhìn đi đâu cũng thấy âm mưu, cũng thấy hận thù, cũng thấy nguy hiểm. Ngay cả với những người thân cận ruột thịt ông cũng cay đắng như thế. Ông lại hỏi:

- Mỗi một thằng chính trị gia Hoa Kỳ đều có một nhược điểm, vậy nhược điểm của thằng Kennedy này là gì?

Arik Joshue nuốt miếng bánh, trả lời:

- Hắn là một playboy.

Khuôn mặt Ben-Gurion tươi lên liền:

- À há. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Con nhà giàu đẹp trai lại thừa tiền lắm bạc thì bắt buộc phải.... playboy. Vấn đề là, nó ... playboy tới cỡ nào.

- Trình thủ tướng, theo Mossad ở Hoa Kỳ thì ông ta... phện hết tất cả những người đàn bà nào có thể phện được...

Arik Joshue ngừng một chút như để dò ý Ben-Gurion rồi tiếp:

- Có một lần, sau khi bị thương ở đệ nhị thế chiến, Kennedy được đưa về điều trị trong bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ ở Guam. Tất cả những con y tá chịu trách nhiệm chăm sóc cho hắn đều làm tình với hắn hết. Nghe nói tổng cộng là 6 em tất cả.

Có một tiếng cười nhỏ của ai đó phát ra nhưng Ben-Gurion không cười:

- Một vợ hai con?

- Thưa đúng.

- Vợ nó có biết chuyện thằng chồng mình bê bối không?

Arik Joshue gật đầu một cách buồn bã. Ben-Gurion cũng gật đầu một cách... từa tựa như thế. Cả hai người đều buồn bởi vì nếu bà vợ Kennedy chưa biết thì họ có thể làm sì căng đan với bà ta. Đàn ông ai đi ăn vụng cũng sợ nhất là vợ mình biết được. Nhưng vợ đã biết mà vẫn cho chồng đi ăn vụng thì khó mà làm Sì căng đăng với hắn.

Arik Joshue tiếp:

- Nhưng có một chuyện này cũng khá quan trọng thưa thủ tướng.

- Nói.

- Mossad của ta có một tài liệu tối mật về sự liên lạc giữa Thượng Nghị Sĩ Kennedy và cô đào Marilyn Monroe...

Ben-Gurion cất giọng ngạc nhiên:

- Marilyn Monroe là con quỷ nào?

- Thưa, nó là tài tử nổi tiếng nhất của Hollywood. Đúng hơn, nổi tiếng nhất thế giới bây giờ...

- Vậy à. Hồ sơ Mossad nói gì.

- Thưa hai người thường gặp nhau và tin cuối cùng thì Marilyn Monroe có thai với Kennedy.

Khuôn mặt xấu xí của Ben-Gurion bỗng nở lên một nụ cười tươi như hoa:

- Như thế thì tốt quá. Mình sẽ dùng con này... tên nó là Mary gì ...nhỉ?

- Thưa không phải Mary mà là Marilyn Monroe.

- Mẹ, con Marilyn hay con gì gì cũng được. Nói cho cùng thì nó chỉ là một bọn đĩ hạng sang... Bọn Mỹ thật là quái gỡ. Chúng nó không bao giờ chịu tôn sùng những anh hùng thật, những chiến sĩ, những con người xã thân đem máu đào bảo vệ chúng nó mà lại tranh nhau đi tôn sùng một con đĩ... Cho Mossad theo dõi con đĩ này thật sát. Chụp hình và lấy tất cả những tin tức gì có thể có được về nó và Kennedy. Con đĩ này có thể trở thành một vũ khí của mình.

- Trình thủ tướng là tôi đã chỉ thị cho Mossad thi hành việc này và chúng ta khám phá ra một chuyện nữa là CIA cũng đang theo dõi nó từng giây từng phút một.

Ben-Gurion đưa một ngón tay lên ngoáy ngoáy vào lỗ tai như mình đang đứng ở một chỗ không người:

- Tụi Mỹ cũng biết tổng thống của chúng nó có thể bị làm Sì căng đăng à.

- Tôi nghĩ thế, thưa thủ tướng.

- Cứ việc cho Mossad theo dõi con này. Nếu cần thì mình sẽ ra tay trước.

- Xin tuân lệnh thủ tướng.

- Bây giờ, chú cho tôi biết, mình học được gì từ nơi buổi bàn giao này giữa hai cha tổng thống Mỹ?

- Thưa thủ tướng, theo tôi và chắc thủ tướng cũng biết, tổng thống Kennedy sẽ làm mọi cách để ngăn cản mình có bom nguyên tử. Kennedy chẳng ghét gì mình nhưng kẹt một cái là Kennedy không muốn làm mất lòng Nga. Và Nga thì quá hoảng sợ, nhất định bắt Mỹ phải tiêu diệt lò nguyên tử của mình. Mossad ở Nga cho biết cứ mỗi tuần một lần, Krút-Xếp cho họp các khoa học gia nguyên tử và các tướng lãnh lại để bàn về việc phải phản ứng như thế nào nếu Mỹ cho bom nguyên tử tiêu diệt Nga.

- Thằng già Krút-Xếp tưởng Mỹ sẽ tấn công chúng nó thật à?

Arik Joshue cười nhẹ:

- Thưa thủ tướng, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới này cho nổ 2 trái bom nguyên tử để tiêu diệt Nhật. Krút-Xếp rất sợ Mỹ sẽ làm như thế với mình.

Ben-Gurion phê bình:

- Nó sợ cũng phải. Thằng Krút-Xếp sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Bất kỳ thằng nào lớn lên trong chiến tranh cũng sợ bị tấn công hết.

Con cáo già Do Thái nhăn mặt lại như có vẻ khó chịu, ngón tay gõ gõ lên mặt bàn. Ông quay sang nhìn một người đeo cặp mắt kiếng rất dày trong đám khách của mình và hỏi:

- Còn bao lâu nữa thì mình làm xong được quả bom đầu tiên?

- Thưa, khoảng 6 tháng nữa thì mình có thể thử được một trái cỡ 25 megaton. (tương đương với 25 triệu tấn TNT) Quả đầu tiên là quả khó nhất, thưa thủ tướng. Sau đó thì mỗi năm mình có thể sản xuất được 3 quả.

Mấy tiếng ... 25 megaton làm cho khuôn mặt Ben-Gurion như dịu lại một chút. Mấy quả bom nguyên tử mà Mỹ thả ở Nhật mỗi quả chỉ có 5 megaton. 5 megaton mà tiêu diệt cả một thành phố, giết chết hơn 200 ngàn người. Gớm thật. Từ sự suy nghĩ này, cái đầu của Ben-Gurion bắt đầu chuyển sang... tưởng tượng... Bây giờ, nếu mình có 3 quả bom và mỗi quả bom của mình mạnh gấp 5 lần thời đó thì chắc cũng đủ để tiêu diệt... một phần ba khối Ả Rập. Nhưng như vậy là chưa đủ, thủ tướng Ben-Gurion lắc đầu mấy cái. Nếu ra tay, mình sẽ đem hết bọn Ả Rập xuống biển với mình...

Nhưng sự tưởng tượng không kéo dài lâu vì người đeo kiếng đã tiếp tục:

- Một trong những vấn đề nan giải nhất, thưa thủ tướng, là chúng ta sẽ thử bom ở chỗ nào đây? Chắc thủ tướng cũng biết rằng khi thử bom nguyên tử, sức nổ của quả bom sẽ tạo một cơn địa chấn nhỏ tương đương với một vụ động đất. Và cơn địa chấn này chắc chắn sẽ không thể nào thoát được hàng ngàn máy dò địa chấn của Nga và Mỹ đặt rải rác khắp nơi trên thế giới. Chúng nó sẽ biết mình thử bom nguyên tử...

Ben-Gurion đưa tay ra như làm dấu cho người đeo kiếng ngừng nói...

Mẹ, lại thêm một vấn đề rắc rối. Sự tưởng tượng ... đem cả khối Ả Rập xuống biển với mình của thủ tướng Ben-Gurion chấm dứt liền ở đó. Vấn đề tìm chỗ thử bom là vấn đề sẽ từ từ giải quyết sau, còn chuyện khó khăn trước mặt ông bây giờ, căn cứ theo những gì ông và toàn ban tham mưu vừa nghe được giữa hai tổng thống Mỹ, là thằng tổng thống trẻ tuổi Kennedy chắc chắn sẽ không cho Do Thái tiếp tục làm bom. Nghĩ tới đó là ông tự nhiên cảm thấy uất ức lên, dĩ vãng lại trở về. Mẹ bố tiên sư cả giòng họ con nhà Kennedy... Toàn là một bọn fucking playboy. Ben-Gurion biết bố của tổng thống John F. Kennedy từ ngày hắn còn làm đại sứ tại Ăng Lê trước đệ nhị thế chiến. Hồi đó Hitler mới lên cầm quyền chừng vài năm và bắt đầu phát động phong trào bài Do Thái ở Âu Châu. Từ Mỹ, với tư cách là một công dân Hoa Kỳ, Ben-Gurion bay sang Âu Châu để điều tra và sau đó tìm cách gặp đại sứ Kennedy để xin tòa đại sứ Mỹ can thiệp giúp đỡ người Do Thái. Nhưng chuyện một công dân Hoa Kỳ muốn gặp gỡ một đại sứ Hoa Kỳ không phải là một chuyện dễ. Phải nhờ cộng đồng Do Thái ở Hoa Kỳ và Âu Châu vận động nhiều lần, tốn nhiều tiền của lắm Kennedy mới chịu tiếp Ben-Gurion. Đại sứ Kennedy viện cớ vì lý do chính trị, không muốn tiếp Ben-Gurion trong tòa đại sứ mà ở một nhà hàng. Đại sứ Kennedy cho tên một nhà hàng sang trọng nhất và đắc tiền nhất Luân Đôn. Ben-Gurion đồng ý. Ông còn nhớ buổi gặp gỡ ngày hôm đó như nó mới xảy ra hôm qua.

Buổi hẹn là 7 giờ tối. Ben-Gurion cùng đoàn tùy tùng gồm mấy nhân vật đầu nảo của cộng đồng Do Thái Luân Đôn và Hoa Kỳ đến sớm hơn giờ hẹn 15 phút và bắt đầu ngồi chờ. Vừa chờ vừa suy nghĩ đến những việc mình sắp sửa nhờ vả ngài đại sứ Hoa Kỳ.

Chờ mãi cho đến 8 giờ 30 tối, tức là trễ hơn giờ hẹn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, ông đại sứ Kennedy mới chịu xuất hiện. Điều làm cho mọi người phật lòng là ông không đến một mình mà dắt theo toàn bộ gia đình của ông gồm một bà vợ, 4 đứa con trai và ba người con gái. Ăn uống không phải trả tiền thì dắt gia đình theo cho chúng nó ăn ké là phải rồi, mấy cái đầu ... Do Thái đều đồng loạt nghĩ như thế nhưng không ai dám nói ra. Do Thái mà.

Phần Ben-Gurion, nhìn thấy ngài đại sứ như thế thì ông giận sôi lên. Giận sôi không phải vì tiếc tiền mà vì ông có rất nhiều điều quan trọng và bí mật cần phải bàn thảo với ngài đại sứ, nhưng ngài đại sứ lại dắt theo một đám tùy tùng như thế thì coi như buổi gặp gỡ này sẽ chẳng đi đến đâu.

Chưa đã hết, dù đến trễ nhưng ngài đại sứ không thèm nói một lời xin lỗi, cứ bắt tay và mời mọi người vào nhập tiệc như không có chuyện gì xảy ra. Bực mình lắm nhưng Ben-Gurion đành phải bấm bụng ngồi vào bàn vì đây là kết quả của bao nhiêu tiền của, bao nhiêu vận động của hai cộng đồng Do Thái Hoa Kỳ và Luân Đôn. Thế là Ben-Gurion phải dành dựt với đám con cái của đại sứ Kennedy để được ngồi gần ngài đại sứ trong bàn tiệc. Ngồi gần ngài đại sứ, lão Do Thái già còn nhận ra thêm một điều nữa là hình như đại sứ Kennedy đã say mẹ nó rồi, ăn nói câu còn câu mất, không còn nhớ ai là ai. Ben-Gurion kiên nhẫn ngồi ăn và chờ một dịp tốt để nói chuyện với ngài đại sứ, nhưng suốt buổi ăn, ông đại sứ chẳng còn biết mục đích của bữa tiệc là để nói chuyện với phái đoàn Do Thái, ông chỉ đùa cợt với con cái và nói toàn những chuyện gia đình, chuyện riêng của ông. Ben-Gurion bấm bụng chờ đợi. Đến gần cuối tiệc, Ben-Gurion bèn xin phép để được gặp lại ngài đại sứ một lần nữa thì bị ông đại sứ nạt:

- Ông có biết là tôi quý trọng ông lắm mới đến đây gặp ông không?

- Thưa ngài đại sứ, tôi rất cám ơn chuyện đó. Nhưng thưa ngài, tôi có vài chuyện cần muốn bàn riêng với ngài, nhưng ngài thì bận rộn quá, tôi không trình bày được.

Mãi cho đến lúc đó hình như đại sứ Kennedy mới nhớ ra mình đến đây là để gặp gỡ bọn Do Thái chứ không phải để dắt gia đình đến ăn nhậu khỏi trả tiền. Ông ta liền nói:

- Nếu thế thì có gì cần hỏi, ông cứ nói cho tôi nghe liền tại đây đi.

Ben-Gurion đưa mắt liếc nhìn đám con cái của Kennedy lúc ấy, không hiểu vì một lý do gì, bỗng trở nên chú ý đến lão già Do Thái ngồi gần bố chúng nó. Ông nói nhỏ:

- Thưa ngài, có vài chuyện hơi khó nói ở chỗ này.

Kennedy liếc nhìn các con mình một vòng và hiểu ý ngay. Ông rồi chỉ sang một cái bàn gần đó, làm dấu sang bên ấy nói chuyện. Hai người đứng lên. Ben-Gurion đứng lên thì vững chắc như trụ trồng, còn ngài đại sứ Hoa Kỳ thì khi đứng lên, xém chút nữa đã ngã nhào vì uống đã hơi nhiều. Ben-Gurion vừa đưa tay ra đỡ Kennedy vừa nhủ thầm trong lòng rằng không biết mình có nên nói chuyện quốc gia đại sự của mình cho tên Playboy say rượu này nghe không.

Hai người ngồi xuống bàn, Kennedy cố vận hết sức, chống tay ngồi nghe Ben-Gurion trình bày truyện muốn nói. Lúc ấy Ben-Gurion có nhiều chuyện cần bàn, như chuyện tổ chức di cư cho dân Do Thái sang Anh rồi sau đó sang Hoa Kỳ, tổ chức một đường giây gián điệp ngay trong lãnh thổ Đức do người Do Thái tham gia, và vài chuyện bí mật khác nữa...

Nhưng Ben-Gurion trình bày chưa xong vấn đề đầu tiên là vấn đề di cư cho cho vài chục gia đình Do Thái ở Đức thì ông bắt đầu nghe được những tiếng ngáy... nho nhỏ phát ra từ miệng ngài đại sứ Hoa Kỳ. Ben-Gurion ngừng nói nhìn lại thì thấy ông đại sứ đã ngủ gục ngay trên ghế, trên tay mình không biết từ lúc nào. Sau này nhân viên Mossad cho ông biết là gia đình Kennedy đã bắt đầu ăn nhậu từ lúc 1 giờ chiều ngày hôm đó.

Cảm thấy bị sĩ nhục, Ben-Gurion đứng lên làm dấu cho phái đoàn trả tiền bữa ăn rồi ra về. Bao nhiêu tiền của vận động coi như đổ hết xuống biển.

Cả gia đình Kennedy chẳng ai thèm nói một lời tiễn đưa phái đoàn Do Thái lấy một câu. Từ ngày đó, Ben-Gurion rất có ác cảm với gia đình Kennedy. Khi nghe tin con trai thứ nhì của gia đình Kennedy là John F. Kennedy, lúc ấy đang làm dân biểu, raứng cử Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Massachusett, Ben-Gurion đã vận động với cộng đồng Do Thái ở Massachusett là bằng mọi cách phải hạ hắn cho bằng được, nhưng ông bố của John F. Kennedy đã thấy trước chuyện này và đã lấy được lời hứa ủng hộ của cộng đồng Do Thái. Thêm vào đó, John F. Kennedy, anh hùng của đệ nhị thế chiến là một thanh niên đẹp trai, ăn nói lưu loát và duyên dáng nên được thắng cử một cách dễ dàng. Sau khi trở thành Thượng Nghị Sĩ, Kennedy vận động và đỡ đầu nhiều đạo luật di cư rất thuận lợi cho người Do Thái nên càng được lòng cộng đồng Do Thái ở Hoa Kỳ.

Ngay từ những ngày đó, Ben-Gurion đã nhìn thấy cái gai trong con mắt mình rồi... Con cáo già Do Thái đã mơ hồ nhận ra rằng, với một tài năng như thế, với một tham vọng như thế thì cái chức Thượng Nghị Sĩ chưa phải là chức vụ cuối cùng của tên này. Nó sẽ ra tranh cử tổng thống và chắc chắn sẽ được đắc cử. Quả thật như thế, chỉ 6 năm sau, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy ra tranh cử tổng thống và đã đắc cử.

Ngày nghe tin Kennedy đắc cử tổng thống, con cáo già Do Thái đã tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng ta rồi đây phải chịu đựng, không phải chỉ một tổng thống Kennedy mà đến ba tổng thống cùng mang tên cuối là Kennedy. Ý ông muốn nói là 3 anh em gia đình Kennedy sẽ thay phiên nhau làm tổng thống.

Ben-Gurion là một con người thép. Ông chỉ cho đầu óc mình trở lại dĩ vãng một chút thôi, không tới vài giây đồng hồ rồi trấn tỉnh được ngay, đầu óc bắt đầu làm việc trở lại, tiếp tục tập trung vào trái bom nguyên tử của mình. Ông hỏi:

- Ông giáo sư có thể để việc thử bom nguyên tử cho tôi lo sau được không? Bây giờ, tôi muốn ông tiến hành gấp việc chế tạo bom. Khi nào ông sẵn sàng để thử bom, tôi sẽ tìm ra cho ông một giải pháp.

Người đeo mắt kính gật đầu, không nói gì. Ben-Gurion tiếp:

- Bây giờ tôi muốn như thế này: Sau buổi họp này và sau khi bước ra khỏi đây, tôi muốn ông tiếp tục việc chế tạo bom bằng một tốc độ nhanh gấp 3 tốc độ cũ. Tôi muốn ông và toàn thể khoa học gia dưới quyền ông cắm trại luôn trong lò nguyên tử và chỉ có ăn, ngủ rồi làm việc. Làm 12 tiếng một ngày chưa đủ. Tôi muốn mỗi người phải bỏ ra ít nhất 16 tiếng một ngày. Ông nghĩ rằng ông và ban khoa học gia của ông có thể dâng hiến cho quốc gia Do Thái được điều đó không?

Người đeo kính gật đầu chắc chắn:

- Trình thủ tướng là được. Thật ra thì xưa nay chúng tôi đã làm việc 12 tiếng một ngày rồi và nhiều người cũng đã đem mền gối vào ngủ trong lò nguyên tử. Bây giờ thì làm thêm 6 tiếng hoặc 10 tiếng nữa và tất cả phải vào cắm trại trong lò nguyên tử cũng không có sao. Chúng tôi sẵn sàng làm chuyện đó cho quốc gia Do Thái của chúng ta.

Ben-Gurion gật nhẹ cái đầu rồi phang liền chưởng kế tiếp:

- Tốt. Nếu ông làm việc như thế thì trong vòng 3 tháng nữa, chúng ta có thể thử được bom nguyên tử chưa?

- Tôi không dám hứa nhưng rất có thể, thưa thủ tướng.

Ben-Gurion lắc đầu, bộ mặt nhăn nhúm lại một cách thảm hại:

- Tôi không muốn chữ rất có thể. Tôi muốn chắc chắn. Quý ông cần bất cứ một cái gì, tôi sẽ lo đủ cho cái đó. Ông có biết vì sao tôi đòi 3 tháng nữa không?

Người đeo kính dầy bối rối:

- Thưa không.

- Bây giờ là mình đang ở đầu tháng 12. Tháng giêng tên Kennedy sẽ nhậm chức. Và nó phải mất cỡ một hoặc hai tháng mới điều hành guồng máy làm việc của chính phủ được. Chính vì thế mà tôi muốn 3 tháng. Sau khi bộ máy của chính phủ Kennedy bắt đầu chạy thì mình đã có bom nguyên tử rồi. Mình đã có bom nguyên tử trong tay rồi thì mình sẽ nói chuyện với cái thế giới ngu dốt này một cách khác.

Người đeo kính sửa lại... gọng kính, gật đầu:

- Thưa thủ tướng, tôi hứa tôi sẽ làm được hai trái trong vòng 3 tháng...

Ben-Gurion cười. Nụ cười quái gỡ mà người nhìn không biết là ông ta cười hay là đang nhe răng ra nhát ai.

- Nghe rất được.

- Thưa tôi sẽ làm được hai quả, một quả để thử với sức mạnh nhỏ hơn quả bom thường cỡ 10 lần và quả kia sẽ có sức mạnh cỡ 25 megaton như tôi đã nói.

- Rất tốt. Chuyện thử bom ở đâu tôi sẽ lo sau. Bây giờ, ông có thể đi về được.

Người mang kính trắng đứng lên và được người mặc quân phục duy nhất trong phòng dìu ra khỏi phòng khách của ông thủ tướng liền. Màng bắt tay bắt chân để chào nhau hay từ giã coi như hoàn toàn không có trong chính phủ của thủ tướng Ben-Gurion.

Ben-Gurion ngồi suy nghĩ một lúc rồi quay sang Arik Joshue hỏi:

- Cứ theo như những gì mình nghe được trong buổi nói chuyện hôm nay giữa hai ông tổng thống, có điều gì làm cho ông suy nghĩ không?

Arik Joshue nói liền:

- Việt Nam?

Ben-Gurion nhìn người phụ tá tỏ vẻ hài lòng vì sự bén nhậy của hắn:

- Phải, Việt Nam. Lão già Eisenhower cứ khuyên Kennedy tăng viện trợ cho Việt Nam. Cho chúng nó thêm tiền, thêm xe tăng đại pháo. Bọn da vàng như thế mà được Hoa Kỳ cưng hơn là mình. Mẹ tổ chúng nó. Tình hình ở Việt Nam bây giờ như thế nào?

Arik Joshue lắc đầu:

- Tôi sợ không được tốt đẹp như những gì tổng thống Eisenhower đã nói với Kennedy.

Ben-Gurion đưa tay lên vuốt vuốt cái cằm mình:

- Tôi không biết nhiều, nhưng theo báo cáo thì không được đẹp lắm. Tôi không hiểu tại sao ông Eisenhower lại nói với Kennedy những điều lạc quan như thế.

- Ngài nói thật đúng ý tôi. Thủ tướng có nghĩ đây có thể là một cú đá giò lái giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ không?

Ben-Gurion không trả lời câu hỏi của người phụ tá, bàn tay tiếp tục sờ lấy cằm mình, đầu óc suy nghĩ một chuyện khác, chắc chắn phải quan trọng hơn chuyện đá giò lái giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Ông nói:

- Cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ bắt đầu đã 15 năm nay và ai cũng thấy trận thử lửa quyết liệt nhất trong những ngày, những năm sắp tới sẽ diễn ra ở Việt Nam. Máu của bọn da vàng là loại máu... rẻ nhất thế giới. Bàn cờ đã được sắp xếp rõ ràng giữa hai bên. Một bên là Nga và Trung Cộng và bên kia là Hoa Kỳ. Nga Sô và Trung Cộng sẽ ủng hộ Cộng Sản Việt Nam và ngược lại, Mỹ sẽ giữ miền Nam bằng mọi giá. Việt Nam là biểu tượng của tự do, của thành trì chống Cộng, và quan trọng hơn cả, của sự quyết tâm của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thể nào để mất Việt Nam vì nếu Việt Nam mất, cả thế giới sẽ không còn tin tưởng Hoa Kỳ để bảo vệ mình nữa, họ sẽ chạy theo Nga Sô. Bọn Nga biết rõ chuyện này. Đồng thời, chúng nó cũng biết rằng, với Mỹ giúp sức, Cộng Sản Việt Nam không thể nào thắng được, nhưng Nga Sô và Trung Cộng sẽ đổ tiền của vào đây, kéo dài cuộc chiến này để làm băng hoại và phá sản đại cường quốc Hoa Kỳ. Vấn đề đơn giản như thế thôi. Việt Nam ảnh hưởng nặng đến chúng ta là vì, nếu Hoa Kỳ bị phá sản thì quốc gia Do Thái sẽ là quốc gia đầu tiên bị nhận chìm xuống biển Địa Trung Hải. Chúng ta không thể để chuyện này xảy ra được.

Ben-Gurion ngừng nói một chút rồi tiếp:

- Trong danh sách của những quốc gia nhận tiền viện trợ của Hoa Kỳ trên thế giới thì Do Thái và Việt Nam đứng đầu sổ. Năm trước năm ngoái, Việt Nam nhận được 350 triệu đô la vừa kinh viện vừa quân viện. Năm ngoái, số tiền này lên đến 500 triệu. Cứ cái đà này thì tôi chắc chắn số tiền viện trợ hàng năm cho bọn da vàng này sẽ lên đến từ 3 tới 5 tỉ đô la.

Nói tới đó, Ben-Gurion trợn mắt, lồng lên một cách uất ức:

- Bọn da vàng ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương sẽ đẩy tụi mình xuống biển hết. Một đồng đô la Hoa Kỳ viện trợ cho chúng nó là Hoa Kỳ thiếu đi một đồng đô la để viện trợ cho Do Thái. Một viên đạn Hoa Kỳ viện trợ cho chúng nó là Do Thái mất đi một viên đạn. Một chiếc xe tăng Hoa Kỳ cho chúng nó là Do Thái mất đi một chiếc xe tăng. Cứ thế và cứ thế, cuộc chiến Việt Nam sẽ dằng dai và chúng ta sẽ bị kẹt cứng.

Ben-Gurion ngừng nói và quay nhìn Arik Joshue, gắt nhẹ:

- Arik!

- Thưa thủ tướng, tôi nghe.

- Bằng mọi cách, chúng ta phải tìm cách chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Đây là một quốc sách quan trọng ngang hàng với quốc sách chống bọn Ả Rập. Nhưng làm thế nào nào để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đây?

- Thưa thủ tướng, vì cả Hoa Kỳ lẫn khối Cộng Sản không bên nào chịu nhượng bộ cho nên muốn cho cuộc chiến này chấm dứt, chúng ta chỉ có một phương pháp duy nhất là phải làm cho một bên bại trận.

- Nói nghe được. Thế thì giữa hai bên, mình phải làm cho bên bại trận.

- Bên nào dễ hơn thì mình làm.

- Bên nào?

- Làm cho chính phủ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam thua trận dễ hơn.

- Lý do?

- Việt Nam có hai chính phủ, một bên là Cộng Sản độc tài khát máu, một bên là dân chủ Cộng Hòa. Chuyện xâm nhập và phá hoại một chính phủ Cộng Sản khó hơn chuyện mò kim đáy biển. Mossad của chúng ta bây giờ cũng không biết rõ là Hồ Chí Minh có còn thật sự lãnh đạo miền Bắc hay không.... Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam, nếu buổi tối hôm trước có một thằng Việt cộng bị bắt vào bót thì sáng sớm ngày hôm sau chúng ta đã biết rồi. Vì thế, muốn phá hoại hoặc xâm nhập, hoặc lèo lái một chính phủ như chính phủ miền Nam Việt Nam, chuyện đó rất dễ dàng.

- Chúng ta có cách nào giúp Mỹ để Mỹ chiến thắng miền Bắc hay không?

Arik Joshue cười:

- Thật ra thì nếu muốn, Hoa Kỳ có thể chiến thắng miền Bắc trong vòng 48 tiếng đồng hồ nhưng họ không có quyết tâm.

Ben-Gurion hơi ngạc nhiên vì câu trả lời.

- Hoa Kỳ làm thế nào để thắng Cộng Sản Việt Nam trong vòng 48 tiếng?

- Thành phố Hà Nội, thủ đô của Cộng Sản và khu lân cận nằm trong một vùng đất thấp hơn mặt biển và được bao bọc bởi một hệ thống đê điều do Pháp xây cất. Hoa Kỳ chỉ cần cho vài chục phi xuất B- 52 đi không tập phá nát hết những con đê này thì Hà Nội phải đầu hàng. Đây mới chỉ là một cách. Còn nhiều cách khác nữa như cho biệt kích đổ bộ xuống Hà Nội, tóm cổ hết mấy thằng chóp bu Cộng Sản đem về miền Nam thì cuộc chiến sẽ được giải quyết trong vòng 48 tiếng. Còn nhiều và nhiều cách nữa để chiến thắng bọn Cộng Sản miền Bắc nhưng tiếc thay, Hoa Kỳ không dám thi hành.

- Lý do?

- Vì lý do nhân đạo cũng có mà vì sợ bọn Trung Cộng cũng có. Hoa Kỳ còn bị ám ảnh bởi trận chiến tranh Triều Tiên năm nào. Họ khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh 3 triệu Hồng Quân Trung Cộng tràn xuống Việt Nam như cái kiểu họ đã tràn xuống Đại hàn năm nào.

Ben-Gurion suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Nếu không đánh bại được miền Bắc, chúng ta đành phải đánh bại miền Nam thôi.

- Giết chết miền Nam dễ hơn nhiều thưa thủ tướng.

- Tôi đồng ý. Ông về soạn thảo cho tôi một kế hoạch để đánh bại miền Nam.

- Thưa thủ tướng, văn phòng Mossad Á Châu đã làm xong kế hoạch đó năm ngoái.

Cặp mắt Ben-Gurion lóe lên một chút ánh sáng hân hoan. Cặp mắt hân hoan, nhưng khuôn mặt sần sùi xấu xí vẫn không thay đổi, nặng chình chịc như bị nhét chì dưới lớp da:

- Như thế nào?

- Thưa, ông Ngô Đình Diệm xuất thân là một quan lại hành chánh, không có kinh nghiệm gì về quân sự. Trong khi đó, những tướng lãnh dưới quyền ông đều xuất thân là những sĩ quan hay hạ sĩ quan ngày xưa của Pháp, trình độ học vấn không qua nổi tài... nói tiếng Pháp ...gần đúng văn phạm, và căn bản quân sự không qua nổi cấp Trung đội. Điều tệ hơn cả là những con người này, đa số gia nhập quân đội không phải vì yêu nước nhưng vì yêu tiền, yêu Sâm Banh và thức ăn Pháp, rượu Pháp. Công bình mà nói, sĩ quan miền Nam cũng có một số rất giỏi, gia nhập quân đội vì yêu nước và nhờ tham gia nhiều trận mạc, họ đã lần lần trở thành những tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rất giỏi. Nhưng đa số những người này thường thì đã bỏ thân nơi chiến trường hoặc ít khi được sử dụng bởi họ không biết nịnh bợ, không bao giờ được ở gần mặt trời...

- Tóm tắt đi Arik, chúng ta không có nhiều thời giờ.

- Theo tình báo của chúng ta, nếu chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản trong vòng 1 tháng.

- Nhờ đâu mà ông dám chắc chắn như thế?

- Thưa chúng ta có một mạng lưới tình báo ở Sài-Gòn. Đúng hơn, trưởng phòng CIA Sài-Gòn, Loucien Conein là người của chúng ta.

- Loucien Conein là người như thế nào?

- Loucien Conein sinh ra ở Pháp và có nguồn gốc Do Thái. Hắn di cư sang Hoa Kỳ hồi còn rất nhỏ. Khi Pháp bị Đức chiếm đóng, Loucien Conein gia nhập OSS và được gởi về Pháp hoạt động trong phong trào kháng chiến Pháp. Trong thời gian này, Loucien Conein làm quen với nhiều nhân vật quan trọng của phòng nhì Pháp. Thế chiến chấm dứt, Loucien Conein theo những người bạn Pháp của mình qua Đông Nam Á và được CIA giao cho làm trưởng lưới tình báo tại đây. Hắn ở Việt Nam từ ngày đó cho đến bây giờ. Hắn nói tiếng Việt trôi chảy gần như người Việt...

Ben-Gurion có vẻ hài lòng khi nghe như thế. Đúng hơn, suốt cuộc đời của Ben-Gurion, hễ cứ nghe tới người Do Thái là lão tự nhiên thấy lòng vui vui.

- Ông Ngô Đình Diệm là một người mà báo Times từng gọi là Churchill của Á Đông. Thế việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm có dễ dàng không?

- Theo Loucien Conein thì chúng ta có rất nhiều vũ khí để sử dụng. Trước hết, đó là vũ khí tín ngưỡng. Việt Nam là một nước mà 85% dân chúng theo đạo Phật hoặc đạo Khổng, và 15 % theo đạo Thiên Chúa Giáo La Mã. Ông Ngô Đình Diệm là một người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và rất sùng đạo. Theo Loucien Conein thì tất cả những tỉnh trưởng, tất cả những chức vụ quan trọng trong chính quyền đều do người Thiên Chúa Giáo La Mã nắm giữ. Những người Phật Giáo không phải không thấy những chuyện này. Chúng ta chỉ cần quăng vào đây một mồi lửa thì tận chiến tôn giáo sẽ xảy ra liền.

Ben-Gurion gật gù cái đầu, rất khoái những gì mình vừa nghe:

- Còn vũ khí gì nữa?

- Bọn tướng lãnh dưới quyền ông Ngô Đình Diệm là những... con chó đói. Chúng nó đói nhiều thứ. Từ đói tiền đói bạc, đói xe hơi, đói nhà lầu, đói rượu Pháp, đói đàn bà, cho đến đói danh vọng và chức quyền. Đối với bọn chó đói như thế, mình chỉ cần quẳng một khúc xương thì chúng nó sẽ giành nhau mà đớp.

- Tin tức này do Loucien Conein cung cấp?

- Thưa đúng thế. Loucien Conein đi ăn nhậu, đánh bài, đánh quần vợt với chúng nó hằng ngày. Loucien Conein biết rõ chúng nó như biết bàn tay của mình. Loucien Conein có một người bạn thân là trung tướng Minh, báo chí Mỹ gọi là Minh lớn, nhưng Loucien Conein gọi nó là Minh... con heo.

- Con heo?

- Tên này ăn uống như heo, làm tình như heo cho nên Loucien Conein gọi nó như thế. Loucien Conein chỉ cần lên tiếng thì nó sẵn sàng đứng lên dẫn đầu đám tướng lãnh đàn em lật đổ ông Ngô Đình Diệm liền.

- Và sau đó thì chúng ta sẽ làm miền Nam thua trận như thế nào?

- Rất dễ, thưa thủ tướng. Chúng ta có 6 giai đoạn. Giai đoạn một là lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Giai đoạn hai là gởi một thằng trong đám tướng lãnh của chúng nó sang Hà Nội nói chuyện điều đình. Giai đoạn ba, trong khi nói chuyện điều đình, chúng ta sẽ cho tiền đám tướng lãnh để chúng nó làm tê liệt hết quân đội của miền Nam. Giai đoạn bốn, chúng ta sẽ xúi đám tướng lãnh, bảo rằng để tỏ thiện chí hòa bình, chúng nó nên mời chừng vài sư đoàn lính Cộng Sản vào gần Sài-Gòn. Giai đoạn năm, chúng ta cho Cộng Sản trở mặt, đem mấy sư đoàn này bao vây và pháo kích Sài-Gòn để gây sợ hãi và làm áp lực. Một khi Sài-Gòn đã bị bao vây và pháo kích rồi, chúng ta bước sang giai đoạn cuối cùng, quẳng thêm cho chúng nó một mớ tiền, bảo nếu chúng nó chịu đầu hàng, chúng ta sẽ cho chúng nó và gia đình được tị nạn chính trị an toàn ở một nước thứ ba. Ngoài thì bị Cộng Sản bao vây, trong thì nhìn thấy một ...va li bạc để trước mặt, bọn tướng lãnh sẽ không ngần ngại dâng tổ quốc chúng nó cho Cộng Sản liền.

Ben-Gurion nhíu mày lại, suy nghĩ dữ dội. Arik Joshue biết ông thủ tướng của mình nghĩ chuyện gì. Hắn nói luôn:

- Dĩ nhiên là người Mỹ sẽ tìm cách ngăn cản, nhưng theo Loucien Conein, nó có cách để qua mặt tòa đại sứ Mỹ. Và chúng ta không cần lâu, từ lúc đảo chánh cho tới lúc lính Cộng Sản tràn ngập Sài-Gòn, Loucien Conein tính lâu lắm là 4 tuần. Sau khi Hoa Kỳ biết chuyện thì cờ Cộng Sản đã tung bay khắp nơi trên thành phố Sài-Gòn rồi.

Ben-Gurion gật đầu, cười nhẹ:

- Tốt. Ông làm việc với Loucien Conein và trình cho tôi coi kế hoạch cuối cùng của chiến dịch này. Ta gọi chiến dịch này là chiến dịch ... con heo.

Arik Joshue ngạc nhiên:

- Chiến dịch... con heo?

- Phải, để nhắc nhở chúng ta tới tên tướng con heo Việt Nam.

Cả phòng cùng bật cười lên. Dĩ nhiên, người duy nhất trong phòng không cười là Ben-Gurion...

Một tuần lễ sau đó, cũng ở trong phòng khách của thủ tướng, Arik Joshue, thủ tướng Ben-Gurion và 4 nhân vật chóp bu trong chính phủ của ông lại ngồi nghe những gì xảy ra trong buổi ăn sáng tại tư thất của tổng thống Kennedy với sự góp mặt của ông trùm CIA mới, giáo sư Jimmy Evergreen và những tướng lãnh đầu não trong bộ tham mưu tối cao của tổng thống John F. Kennedy.

Ben-Gurion hỏi Arik Joshue:

- Kennedy có vẻ không thích thằng trùm CIA cũ Blanton Steward à?

- Tôi sợ như thế. Mất đi Blanton Steward, chúng ta mất một đồng mình quý giá.

Ben-Gurion gật đầu, đầu óc quay trở về với những ngày còn đánh nhau chí tử với bọn Ả Rập khi mới lập quốc:

- Blanton Steward là một con cáo già. Nó có giúp mình thật, nhưng nó có lý do riêng của nó... Thằng trùm CIA mới, giáo sư Jimmy Evergreen là một người như thế nào?

- Cũng là một thiên tài tình báo. Hồi còn đeo lon hạ sĩ trong quân đội, hắn là người đã tiên đoán trước việc Nhật sẽ tấn công Trân Châu Cảng. Hắn cũng là người lập ra kế hoạch để bắt hết các khoa học gia của Đức về Mỹ. Tóm tắt, dù là một giáo sư đại học và chưa bây giờ giữ một chức vụ gì trong chính phủ, nhưng nếu được giao cho đúng chức vụ, hắn có thể trở thành một con người nguy hiểm.

Arik Joshue ngừng một chút rồi tiếp:

- Kennedy quả đã chọn đúng người để coi CIA.

Ben-Gurion nhăn mặt lại, thở dài ra một phát:

- Cái đất Hoa Kỳ quả thật có nhiều nhân tài. Nhân tài của chúng nó đâu mà lắm thế không biết. Thế thằng Jimmy Evergreen này có nhược điểm gì không?

- Trình thủ tướng, tôi đã cho Mossad điều tra nhưng hình như chưa tìm thấy gì. Jimmy Evergreen sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có. Hắn có vợ 3 con, sống cuộc đời bình dị của một giáo sư đại học. Hắn không hút thuốc, không uống rượu, không chơi gái và quan trọng nhất, hình như hắn chẳng có tham vọng gì. Hắn chỉ có hai thú vui là đọc sách và dạy học. Học trò của hắn kể, mỗi lần vào lớp hắn dậy, mọi người nghe hắn nói đến độ quên cả giờ giấc, quên cả mọi chuyện chung quanh. Số lượng sinh viên xin ghi danh vào lớp học của hắn đông đến nỗi thiên hạ phải ghi danh hàng 6 tháng trước...

- Phải coi chừng tên Jimmy này. Một con người không có tham vọng là một con người rất khó cho chúng ta lợi dụng hay sử dụng. Vì nó không có tham vọng cho nên nó chẳng cần phải nịnh bợ ai, chẳng cần phải cầu lụy ai. Một con người như thế tại sao lại muốn làm trùm CIA?

- Có lẽ vì yêu nước một phần và phần khác, hắn là bạn thân của John F. Kennedy.

- Lập trường của hắn đối với Do Thái như thế nào?

- Cũng giống như Kennedy. Hắn sẵn sàng giúp chúng ta nhưng cũng sẵn sàng bỏ chúng ta nếu chúng ta trở thành một chướng ngại.

- Cho Mossad tìm hiểu thêm về hắn.

- Xin tuân lệnh thủ tướng.

Nói xong, Arik Joshue mở cặp táp lấy ra một tập hồ sơ dày khoảng 50 trang:

- Trình thủ tướng, đây là kế hoạch Con Heo.

Ben-Gurion đưa tay đỡ lấy xấp hồ sơ rồi đeo cặp kính vào, đọc qua một lúc. Mọi người im lặng theo dõi. Chừng 5 phút sau, Ben-Gurion đóng tập hồ sơ lại, trao trả cho người phụ tá. Arik Joshue đưa thêm một tập hồ sơ thứ hai:

- Thưa, đây là hồ sơ của Kennedy và con đào hát bóng Marilyn Monroe.

Ben-Gurion lật những trang giấy trong tập hồ sơ. Tập hồ sơ này có nhiều hình ảnh, đỡ khô khan hơn tập hồ sơ về Việt Nam lúc nãy...

Đây là lần đầu tiên thủ tướng Ben-Gurion nhìn thấy con đào Marilyn Monroe. Tấm hình chụp là tấm hình nổi tiếng khắp thế giới của Marilyn Monroe trong bộ đồ tắm một mảnh, với cặp đùi thật hấp dẫn và đẹp. Một con người khô khan cằn cỗi, suốt đời chỉ biết có bạo lực và tranh đấu mà khi nhìn thấy, ông cũng phải dừng lại đó một vài giây đồng hồ để chiêm ngưỡng. Lão cười nhẹ:

- Chả trách gì cả thế giới mê nó, chả trách gì Kennedy khốn khổ vì nó.

Bàn tay gân guốc của Ben-Gurion tiếp tục lật sang những trang kế. Có nhiều tấm hình chụp Thượng Nghị Sĩ Kennedy và Marilyn Monroe hôn nhau trên du thuyền riêng của gia đình. Một tấm khác chụp xuyên qua tấm màn mỏng cảnh hai người trần truồng nằm trong một căn phòng. Một cảnh khác, cũng qua tấm màn mỏng, hai người đang làm tình...

Ben-Gurion coi đến đó thì đưa tay lật mau đến phần báo cáo, tiếp tục đọc. Một lúc sau, Ben-Gurion đưa tập hồ sơ lại cho Arik. Lão già gỡ gọng kính xuống khỏi mũi mình, đưa tay lên vuốt vuốt sóng mũi rồi nói:

- Arik, tôi muốn ông chuẩn bị làm một chuyến đi xa.

- Tôi sẵn sàng.

- Chuyến đi này nhằm giải quyết hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là Việt Nam, vấn đề thứ hai là quả bom nguyên tử của chúng ta.

- Tôi hiểu.

- Trước hết, ông sang Việt Nam, nói chuyện với Loucien Conein và duyệt lại kế hoạch tiêu diệt chính phủ Ngô Đình Diệm một lần chót. Rồi ông giao cho hắn 2 triệu đô la...

Ben-Gurion ngừng ở đó một chút rồi tiếp:

- Do Thái là một quốc gia nghèo, chúng ta không có nhiều tiền. Ông và Loucien Conein làm thế nào đó thì làm, 2 triệu đô la này phải đủ để cho bọn tướng lãnh Việt Nam giết chủ của chúng nó và rước Cộng Sản vào Sài-Gòn. Đừng quên là mình còn có thể dùng những mánh khóe khác để lừa chúng nó. Ông nhận hiểu?

Nghe tới đó, trong đầu Arik Joshue nghĩ ra liền một cái va ly bạc toàn đầy giấy 100 đô la... giả và gật đầu nói liền:

- Thưa tôi hiểu. Nếu khéo léo, tôi còn có thể đem một ít tiền dư về cho thủ tướng.

Ben-Gurion gật đầu ra dáng hài lòng, tiếp:

- Sau đó, tôi muốn ông làm một vòng du lịch Âu Châu, tiếp xúc với các trưởng lưới tình báo Mossad tại đây, xem thử bọn Âu Châu biết gì về quả bom nguyên tử của chúng ta. Tình báo Pháp có rất nhiều gián điệp của Mossad nằm trong đó, và tổng thống Charles De Gaulle lại là một tay chống Mỹ hạng nặng nên tôi không lo nhiều về nước Pháp. Tôi chỉ ngán thằng Ăng Lê. Ông dò xét xem thử thằng Ăng Lê có biết gì không.

- Tôi hiểu.

- Sau đó, ông sang Hoa Kỳ. Tại đây, ông có 2 công tác lớn. Thứ nhất, tôi muốn ông thuyết phục cộng đồng Do Thái Hoa Kỳ ủng hộ chúng ta trong việc chế tạo bom nguyên tử. Tôi biết cộng đồng Do Thái ở New-York mang nợ nặng với gia đình Kennedy và rất có thể là bị bố già Kennedy nắm đầu rồi, không biết họ có dám làm theo ý chúng ta không. Nhưng phải cố gắng. Trong lúc hội họp với cộng đồng Do Thái ở New-York, ông coi thử thằng Do Thái nào cứng đầu và gởi danh sách về đây cho tôi. Tôi sẽ tìm cách đối xử riêng với những thằng này... Ông phải áp lực chính quyền Kennedy, không để cho tụi này xuống tay tiêu diệt lò nguyên tử của chúng ta. Phải sử dụng tất cả mọi vũ khí mà chúng ta có với thằng tổng thống trẻ tuổi này. Tôi muốn ông làm việc chặt chẻ với trưởng lưới tình báo Mossad của ta ở Hoa Thịnh Đốn, xem thử chúng ta có làm được Sì căng đăng với Kennedy về chuyện con đào Marilyn Monroe hay không.

Arik Joshue trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

- John F. Kennedy, theo tài liệu của Mossad, là một thằng rất cứng đầu. Nếu Kennedy không nhượng bộ thì sao, thưa thủ tướng?

Ben-Gurion không trả lời, măt nhăn lại và cúi đầu xuống một lúc rồi lại ngẩng mặt lên lên nhìn trời. Cả phòng bỗng trở nên im lặng như tờ.

Một lúc sau, Ben-Gurion nói:

- Trong một trận đánh, nếu chúng ta phải chọn giữa hai điều, một là mày chết, hai là tao chết, thì chúng ta phải chọn điều gì?

Mọi người trong phòng rúng động, không biết ông thủ tướng của mình muốn nói gì. Người gần gủi thủ tướng Ben-Gurion nhất là phụ tá Arik Joshue, hiểu ý ông thủ tướng nhiều nên mở miệng hỏi thêm:

- Thủ tướng không muốn nói là chúng ta phải thay đổi chính quyền Kennedy.

Ben-Gurion quay sang nhìn Arik Joshue:

- Hoa Kỳ là một nước dân chủ, chúng ta không thể thay đổi chính quyền Hoa Kỳ như thay đổi chính quyền của Việt Nam được.

- Thủ tướng muốn nói mình phải thay đổi Kennedy nghĩa là sao?

Ben-Gurion không trả lời. Mặt lão già nhăn lại cúi đầu xuống rồi lại ngửng đầu lên, nói trống không:

- Tôi đã nói rồi. Trong một một trận đánh, nếu chúng ta phải chọn lựa giữa hai điều, một là mày chết, hai là tao chết, thì sự chọn lựa quá dễ dàng, quý vị có đồng ý với tôi không...

Ben-Gurion ngừng nói ở đó. Arik Joshue nói liền:

- Thưa, thủ tướng không muốn nói chúng ta phải giết Kennedy...

Ben-Gurion quắc mắt nhìn Arik Joshue:

- Arik, tôi không muốn nói gì cả, nghe cho kỹ. Khi nào việc đó đến, tự động nó sẽ đến.

Nói tới đó, ông xoay sang một người khác và nói liền:

- Ishelim.

Một người to con trong bộ đồ vét cắt rất khéo liền lên tiếng:

- Thưa thủ tướng, tôi nghe.

- Trong khi Arik Joshue đi du lịch thế giới, tôi muốn ông bay sang Nga cho tôi.

- Xin vâng.

- Tôi muốn ông tìm hiểu xem bọn Nga biết gì về trái bom nguyên tử của mình, biết bao nhiêu và cuối cùng, quan trọng nhất, chúng nó tính làm gì nếu Mỹ không ra tay. Trưởng lưới tình báo của ta ở Moscow sẽ giới thiệu ông đến gặp Thống chế Kavaskimow, tư lệnh Không Quân và Phòng Không Tự Vệ Sô Viết...

Ben-Gurion ngừng ở đó và quay sang Arik Joshue:

- Arik, nói cho ông ngoại trưởng chúng ta nghe xem Kavaskimow là hạng người gì?

Arik Joshue đứng lên liền:

- Thưa ngài ngoại trưởng, Kavaskimow xuất thân là một phi công riêng của Staline. Nó đeo lon tướng mà chưa hề tham gia bất kỳ một trận đánh nào trong đệ nhị thế chiến. Dù không có công trạng gì trên chiến trường, nhưng nó được thăng quan tiến chức một cách mau lẹ nhờ có một bộ óc chính trị rất bén nhạy. Khi Staline còn hét ra lửa, nó là cánh tay măt của Staline. Trước khi Staline bị hạ bệ, nó nhìn thấy được sự suy tàn của Staline nên liền đổi hướng, phản ngay Staline và kết thân với Krút-Xếp. Vì nó là một trong những kẻ rất ít được Staline tin tưởng nên muốn hạ Staline, Krút-Xếp phải dùng nó. Và chính nó là người đã đầu độc Staline chứ không phải KGB như người ta lầm tưởng...

Ben-Gurion phê bình:

- Âu cũng là cái giá mà thằng Staline phải trả. Một tay nó giết chết 3 triệu nông dân Nga và khoảng 2 triệu người khác... Tiếp đi, Arik.

- Sau khi giết chết Staline, Krút-Xếp phong Kavaskimow làm tư lệnh tối cao lực lượng phòng không Sô Viết, trực tiếp chỉ huy 552 căn cứ Không Quân có trang bị hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa nằm rải rác khắp nơi khắp nơi trên nước Nga. Chức vụ này có thể nói là một chức vụ quan trọng vào bậc nhất trên thế giới. Nếu Krút-Xếp muốn bắn hỏa tiễn sang Mỹ mà Kavaskimow không đồng ý thì sẽ không có trái hỏa tiễn nào sẽ bay ra khỏi hầm phóng được. Nhưng còn may cho thế giới, nếu Kavaskimow uống rươu say và bắn hỏa tiễn tiêu diệt thế giới, nó cũng không làm được vì chìa khóa an toàn nằm trong tay Krút-Xếp...

Ben-Gurion nói vào:

- Đi vào vấn đề chính đi, Arik.

- Điều ít ai biết là Kavaskimow lại là một thằng playboy của Không Quân Nga. Như đã nói, ngoài cái tài biết nịnh bợ, nó còn có thêm ba cái tài khác là tài... dê gái và uống rượu, cộng thêm tài bán máy bay Nga Sô cho các nước Cộng Sản hay không Cộng Sản nhược tiểu lấy tiền bỏ túi. Mossad ở Nga có đầy đủ bằng chứng hồ sơ tham nhũng của nó, biết rõ số tiền nó gởi trong các trương mục là bao nhiêu nữa. Tóm lại, nó là một thằng tướng ăn chơi và tham nhũng. Nó có hàng tá vợ bé và một trong những người vợ bé mà nó quý mến nhất là một nhân viên của Mossad. Ông sẽ gặp người này.

Ben-Gurion đột nhiên ngắt lời Arik:

- Cám ơn Arik, để Ishelim tìm hiểu thêm khi hắn tới Nga.

Ông quay sang Ishelim:

- Ishelim, ông làm việc với tên tướng Không Quân Kavaskimow này. Chính phủ Do Thái đã mở sẵn một trương mục bí mật ở nhà băng Thụy Sĩ với số tiền 5 triệu đô la. Nếu ông biết khéo léo ăn nói và nếu tên thống chế Không Quân này biết điều, cái tên trong trương mục này sẽ biến thành tên Kavaskimow...

- Xin nghe lệnh thủ tướng...

- Nếu nó không biết điều, cho nó một liều thuốc để uống rượu say rồi không bao giờ thức giấc. Một thằng giữ một chức vụ to lớn và quan trọng như thằng Kavaskimow, nếu chúng ta không dùng được nó thì phải giết nó chết. Để bọn Ả Rập mua được nó sẽ nguy hiểm cho chúng ta vô cùng...

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...