Cứ mỗi năm, trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại vào ngày 19 tháng Giêng thì câu nói “Anh hùng tử, khí hùng bất tử” lại được nhắc đến rất nhiều để tưởng nhớ anh hùng tử sĩ Hoàng Sa.
Ngày 19 tháng giêng còn là ngày mà không người Việt Nam nào có thể quên được những hình ảnh hiên ngang dũng cảm của Hải Quân VNCH chống lại quân xâm lược trung cộng vẫn sáng ngời trong tâm trí người dân Việt. Hoàng Sa hai tiếng gọi thiêng liêng, ấm áp và bình dị từ trong tâm hồn, trong tiềm thức của người dân Việt Nam, nhưng để được cất cao hai tiếng gọi ấy là cả một thiên trường lịch sử hào hùng của Hải Quân VNCH đã đem xương máu để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tại đây hôm nay có những chiến sĩ Hải Quân năm xưa giờ đây tóc đã bạc màu, nước mắt rưng rưng khi nhớ tới các đồng đội đã ngã xuống vì bảo vệ biển, đảo của Tổ Quốc. Trong cận kề giữa sự sống và cái chết, các anh đã nhường phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho chiến sĩ yếu nhất, nhường sự sống cho đồng đội, để rồi mãi mãi nằm lại ở Biển Đông. Thân xác các anh mất đi, nhưng tâm hồn các anh vẫn còn sống mãi cùng dân tộc, cùng những quả tim nóng bỏng đang sôi sục với lòng yêu nước kiên cường, bất khuất. Đó là tiền đề của cuộc sống đúng nghĩa cho các thế hệ nối tiếp. Trong mỗi buổi lễ “ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa ” đã không thiếu những giọt nước mắt của đồng bào nhớ thương, cảm phục vẫn rơi trên thảm cỏ xanh trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Giờ đây tiếng kèn truy điệu đang thổn thức, chia xẻ đau thương, mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ như kêu gọi anh linh các chiến sĩ hãy trở về cùng với người thân và đồng đội. Sự hy sinh cao cả của các anh đã vun đúc lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của các thế hệ trẻ luôn được lịch sử nhắc tên với nỗi day dứt không nguôi như một vết thương của Tổ Quốc chưa bao giờ lành. Chúng tôi cùng đồng bào tỵ nạn cộng sản xin thắp nén hương tri ân các anh chiến sĩ Hải Quân - những người đã quên mình, hy sinh vì Tổ quốc. Đây như một lời nhắc nhở cho các thế hệ trẻ hôm nay hãy sống, theo gương các anh hùng tử sĩ, hãy nỗ lực góp sức trẻ của mình cống hiến cho công cuộc đấu tranh dành lại quê hương, đất nước, cho xã hội tươi đẹp, xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước. Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa đã được đồng bào trong và ngoài nước đồng đón nhận bởi đây chính là tâm tư, tình cảm của toàn dân Việt Nam. Trong năm vừa qua với những cuộc biểu tình ngày19 tháng 1, 2017, đặc biệt là tại Hà Nội, Nghệ An và Saigon người dân đã vinh danh 75 tử sĩ VNCH. Những người dân Miền Bắc, những con người một thời đã gọi các chiến sĩ VNCH là “ lính ngụy,” nay thành kính đứng cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh những anh hùng Hải Quân VNCH “vị quốc vong thân”. Sự thật về cuộc hải chiến Hoàng Sa không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết ( Trần Văn Tâm học sinh Hà Nội). Ngày xưa vua Lê Thánh Tông đã nói rằng: “ Nếu dám đem một thước đất, một tấc biển của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di…”. Vào năm 1958 bọn lãnh đạo csvn đã dâng Hoàng Sa và gần hết Trường Sa cho tàu cộng. Vậy thì bọn này đáng tội gì? Dù biết rằng vinh quang nào mà chẳng có mất mát, hy sinh, hạnh phúc nào mà không phải đổi bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt. Sự dâng hiến của các anh đã góp phần làm nên giá trị thiêng liêng của non sông đất nước, tinh hoa gấm vóc của dân tộc. Với tình cảm tiếc thương vô hạn những người chiến sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền của Tổ quốc. Song để lại phía sau là nỗi đau tột cùng của gia đình, để lại nổi nhớ không nguôi của những người mẹ, người cha, người vợ; hằn trong ký ức ngây thơ của những đứa con đang ngày đêm đau đáu bên cánh cửa đợi trông, mong các anh về”. Chiến sĩ Hải Quân chiến đấu bằng tấm lòng yêu nước của truyền thống lịch sử ngàn năm; bằng sức mạnh của cả dân tộc!. Trong đó có những chiến sĩ đang tuổi thanh xuân đã hóa thành ngọn sóng bạc với những ước mơ của tuổi trẻ còn dang dở, đành gửi lại biển xanh của đại dương. Thời đại sinh ra những anh hùng, cuộc đời làm nên những tên tuổi, người lính Hải Quân VNCH năm xưa đã góp phần làm nên huyền thoại của Việt Nam ở thế kỷ 20. Mưa của trời đất hay nước mắt của lòng người tiếc thương những anh hùng Hải Quân đã ra đi. Không chỉ là những mất mát đến xót xa mà còn là nỗi đau đớn khi nhìn thấy các anh thương binh HQVNCH vừa trở về từ chiến trường Hoàng Sa đã không còn nguyên vẹn hình hài, người cụt tay kẻ mất chân có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân và đồng đội của mình. Hải Quân tử chiến để bảo vệ Tổ Quốc, có tinh thần nào cao cả hơn ; có ý chí nào sắt thép bằng. Dù biết rằng đã khoác áo chinh nhân thì đến bao giờ mới trở lại!? Các chiến sĩ cang trường này như đại bàng vỗ cánh, như vì sao sáng trên bầu trời. Ngày tàu địch bốc nổ trên Hoàng Sa dậy lửa, sự hy sinh của các anh đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Và mỗi lần nhắc đến xương máu đồng đội đã đổ xuống quần đảo mang tên những hùng binh lịch sử Hoàng Sa các chiến sĩ HQVNCH đều ngẩng cao đầu: “ Ngày ấy, chúng tôi đều là những người con nước Việt đã quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng và hy sinh cho Tổ quốc! ”. Tình yêu đất nước là tình cảm trong trái tim của mỗi chiến sĩ Hoàng Sa, đó là truyền thống và sức mạnh của QLVNCH. Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 là khúc quanh bi hùng nhứt của lịch sử bảo vệ chủ quyền đất nước. Cường Quốc và Kẻ Thù đã lấy quần đảo Hoàng Sa để trao đổi quyền lợi với nhau trên lưng dân tộc Việt Nam. Đây là một bài học mà chúng ta cần phải nhớ suốt đời. Chúng tôi xin nghiêng mình với tất cả những ai đã không thể trở về sau trận chiến Hoàng Sa và những ai đã trở về với một phần xương máu đã để lại nơi chiến trường. Chúng ta hãy cùng nhau quyết tâm hướng về Quê Hương khốn khổ để góp sức đấu tranh cho một ngày mai tươi sáng khắp đất nước Việt Nam. Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam!
Ngày 19 tháng giêng còn là ngày mà không người Việt Nam nào có thể quên được những hình ảnh hiên ngang dũng cảm của Hải Quân VNCH chống lại quân xâm lược trung cộng vẫn sáng ngời trong tâm trí người dân Việt. Hoàng Sa hai tiếng gọi thiêng liêng, ấm áp và bình dị từ trong tâm hồn, trong tiềm thức của người dân Việt Nam, nhưng để được cất cao hai tiếng gọi ấy là cả một thiên trường lịch sử hào hùng của Hải Quân VNCH đã đem xương máu để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tại đây hôm nay có những chiến sĩ Hải Quân năm xưa giờ đây tóc đã bạc màu, nước mắt rưng rưng khi nhớ tới các đồng đội đã ngã xuống vì bảo vệ biển, đảo của Tổ Quốc. Trong cận kề giữa sự sống và cái chết, các anh đã nhường phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho chiến sĩ yếu nhất, nhường sự sống cho đồng đội, để rồi mãi mãi nằm lại ở Biển Đông. Thân xác các anh mất đi, nhưng tâm hồn các anh vẫn còn sống mãi cùng dân tộc, cùng những quả tim nóng bỏng đang sôi sục với lòng yêu nước kiên cường, bất khuất. Đó là tiền đề của cuộc sống đúng nghĩa cho các thế hệ nối tiếp. Trong mỗi buổi lễ “ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa ” đã không thiếu những giọt nước mắt của đồng bào nhớ thương, cảm phục vẫn rơi trên thảm cỏ xanh trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Giờ đây tiếng kèn truy điệu đang thổn thức, chia xẻ đau thương, mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ như kêu gọi anh linh các chiến sĩ hãy trở về cùng với người thân và đồng đội. Sự hy sinh cao cả của các anh đã vun đúc lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của các thế hệ trẻ luôn được lịch sử nhắc tên với nỗi day dứt không nguôi như một vết thương của Tổ Quốc chưa bao giờ lành. Chúng tôi cùng đồng bào tỵ nạn cộng sản xin thắp nén hương tri ân các anh chiến sĩ Hải Quân - những người đã quên mình, hy sinh vì Tổ quốc. Đây như một lời nhắc nhở cho các thế hệ trẻ hôm nay hãy sống, theo gương các anh hùng tử sĩ, hãy nỗ lực góp sức trẻ của mình cống hiến cho công cuộc đấu tranh dành lại quê hương, đất nước, cho xã hội tươi đẹp, xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước. Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa đã được đồng bào trong và ngoài nước đồng đón nhận bởi đây chính là tâm tư, tình cảm của toàn dân Việt Nam. Trong năm vừa qua với những cuộc biểu tình ngày19 tháng 1, 2017, đặc biệt là tại Hà Nội, Nghệ An và Saigon người dân đã vinh danh 75 tử sĩ VNCH. Những người dân Miền Bắc, những con người một thời đã gọi các chiến sĩ VNCH là “ lính ngụy,” nay thành kính đứng cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh những anh hùng Hải Quân VNCH “vị quốc vong thân”. Sự thật về cuộc hải chiến Hoàng Sa không được đưa vào những giáo trình lịch sử trong nhà trường. Vì vậy phần lớn thế hệ trẻ chúng tôi vẫn sống một cách vô tâm, gạt đi xương máu của ông cha mà không hề hay biết ( Trần Văn Tâm học sinh Hà Nội). Ngày xưa vua Lê Thánh Tông đã nói rằng: “ Nếu dám đem một thước đất, một tấc biển của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di…”. Vào năm 1958 bọn lãnh đạo csvn đã dâng Hoàng Sa và gần hết Trường Sa cho tàu cộng. Vậy thì bọn này đáng tội gì? Dù biết rằng vinh quang nào mà chẳng có mất mát, hy sinh, hạnh phúc nào mà không phải đổi bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt. Sự dâng hiến của các anh đã góp phần làm nên giá trị thiêng liêng của non sông đất nước, tinh hoa gấm vóc của dân tộc. Với tình cảm tiếc thương vô hạn những người chiến sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền của Tổ quốc. Song để lại phía sau là nỗi đau tột cùng của gia đình, để lại nổi nhớ không nguôi của những người mẹ, người cha, người vợ; hằn trong ký ức ngây thơ của những đứa con đang ngày đêm đau đáu bên cánh cửa đợi trông, mong các anh về”. Chiến sĩ Hải Quân chiến đấu bằng tấm lòng yêu nước của truyền thống lịch sử ngàn năm; bằng sức mạnh của cả dân tộc!. Trong đó có những chiến sĩ đang tuổi thanh xuân đã hóa thành ngọn sóng bạc với những ước mơ của tuổi trẻ còn dang dở, đành gửi lại biển xanh của đại dương. Thời đại sinh ra những anh hùng, cuộc đời làm nên những tên tuổi, người lính Hải Quân VNCH năm xưa đã góp phần làm nên huyền thoại của Việt Nam ở thế kỷ 20. Mưa của trời đất hay nước mắt của lòng người tiếc thương những anh hùng Hải Quân đã ra đi. Không chỉ là những mất mát đến xót xa mà còn là nỗi đau đớn khi nhìn thấy các anh thương binh HQVNCH vừa trở về từ chiến trường Hoàng Sa đã không còn nguyên vẹn hình hài, người cụt tay kẻ mất chân có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân và đồng đội của mình. Hải Quân tử chiến để bảo vệ Tổ Quốc, có tinh thần nào cao cả hơn ; có ý chí nào sắt thép bằng. Dù biết rằng đã khoác áo chinh nhân thì đến bao giờ mới trở lại!? Các chiến sĩ cang trường này như đại bàng vỗ cánh, như vì sao sáng trên bầu trời. Ngày tàu địch bốc nổ trên Hoàng Sa dậy lửa, sự hy sinh của các anh đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Và mỗi lần nhắc đến xương máu đồng đội đã đổ xuống quần đảo mang tên những hùng binh lịch sử Hoàng Sa các chiến sĩ HQVNCH đều ngẩng cao đầu: “ Ngày ấy, chúng tôi đều là những người con nước Việt đã quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng và hy sinh cho Tổ quốc! ”. Tình yêu đất nước là tình cảm trong trái tim của mỗi chiến sĩ Hoàng Sa, đó là truyền thống và sức mạnh của QLVNCH. Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 là khúc quanh bi hùng nhứt của lịch sử bảo vệ chủ quyền đất nước. Cường Quốc và Kẻ Thù đã lấy quần đảo Hoàng Sa để trao đổi quyền lợi với nhau trên lưng dân tộc Việt Nam. Đây là một bài học mà chúng ta cần phải nhớ suốt đời. Chúng tôi xin nghiêng mình với tất cả những ai đã không thể trở về sau trận chiến Hoàng Sa và những ai đã trở về với một phần xương máu đã để lại nơi chiến trường. Chúng ta hãy cùng nhau quyết tâm hướng về Quê Hương khốn khổ để góp sức đấu tranh cho một ngày mai tươi sáng khắp đất nước Việt Nam. Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam!
Ngày 19-01-2018 Cổ Tấn Tinh Châu
Quang Nguyen chuyen
Quang Nguyen chuyen
No comments:
Post a Comment