Tuesday, May 15, 2012

NHỮNG CĂN CỨ QUÂN SỰ QUAN TRỌNG TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Nhiều nước ven Thái Bình Dương đã và đang xây dựng những căn cứ quân sự hiện đại tại khu vực chiến lược này.
Thái Bình Dương với nguồn tài nguyên dầu khí phong phú và các tuyến đường biển huyết mạch cũng là nơi đặt một số căn cứ quân sự quan trọng của nhiều nước. Những căn cứ này phục vụ đắc lực cho chiến lược của các quốc gia cho khu vực này. Sau đây là một số căn cứ được đánh giá là nổi bật nhất.



 Mỹ "Siêu căn cứ" Guam
Theo báo Telegraph, Mỹ đang xây dựng một  căn cứ hải quân trên đảo Guam với chi phí hơn 10 tỉ USD nhằm ứng phó các hoạt động ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Đây là khoản đầu tư lớn nhất vào một căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến 2, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Theo kế hoạch,  căn cứ này sẽ có một bến tàu cho hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một hệ thống hoả tiển  phòng thủ, bãi tập bắn đạn thật và mở rộng căn cứ không quân có sẵn trên đảo.
Trước khi siêu căn cứ này hình thành, Mỹ đang "dùng tạm"
căn cứ Hải quân Guam tại cảng Apra. Đây là nơi đặt 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là
USS City of Corpus Christi,
USS Houston và
USS Buffalo, đồng thời là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ.
Căn cứ Hawaii
 Căn cứ thủy quân lục chiến Hawaii (MCBH) đồng thời là một sân bay của Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ. Theo website an ninh và quân sự Globalsecurity, MCBH tọa lạc trên đảo Oahu, cách Honolulu khoảng 20 cây số về phía đông bắc và là "nhà" của
Tiểu đoàn tiếp liệu Tác chiến 3,
Trung đoàn Thủy quân Lục chiến số 3,
 Đội Phi cơ Thủy quân Lục chiến 24 và
 Tiểu đoàn Vô tuyến số 3.
Theo chuyên san Defense Industry Daily, vị trí của căn cứ này ở Thái Bình Dương biến nó thành một địa điểm lý tưởng cho việc khai triển  chiến lược đến khu vực Viễn Đông.
Tại Hawaii còn có căn cứ hải quân Trân Châu Cảng, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Căn cứ Yokosuka
 
Là một căn cứ của Hải quân Mỹ, đặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản. Nhiệm vụ của căn cứ này là duy trì và điều hành các cơ sở tiếp liệu cho Lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật, Hạm đội 7 và các lực lượng tác chiến được phân công tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Căn cứ Yokosuka nằm ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo 65 km về phía nam.
Theo Globalsecurity, Yokosuka có 18 bến tàu và đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả hàng không mẫu hạm và tàu ngầm. Hiện tại ở căn cứ có 1 tàu chỉ huy là
USS Blue Ridge,
1 hàng không mẫu hạm USS George Washington,
2 tuần dương hạm USS Cowpens và
USS Shiloh
và 7 khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS John S.McCain, USS Fitzgerald, USS Stethem, USS Lassen, USS McCampbell và USS Mustin. Giữa tháng này, Mỹ đã đưa hkmh USS George Washington vào biển Đông để bắt đầu tuần tiễu trong nhiều tháng.
Căn cứ Singapore
Trong khuôn khổ thỏa thuận ký năm 1992 giữa Singapore và Mỹ, các lực lượng quân sự Mỹ (không quân và hải quân) được quyền sử dụng các cơ sở ở căn cứ này. Đội đặc nhiệm 73 đóng tại đây và cung cấp phương tiện  cho Hạm đội 7 trong các chiến dịch ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
USS INDEPENDANCE Ở SINGAPORE
Theo giới quan sát, với việc xây dựng siêu căn cứ ở Guam cùng với các kế hoạch tái bố trí lại lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang muốn tiếp tục phát huy ảnh hưởng tại đây và ứng phó sự trỗi dậy của Trung cộng, vốn đang ngày càng gây quan ngại trong khu vực.

Nga hướng về đông
Trong mấy tháng đầu năm nay, Nga có nhiều  hành động  đối với nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril
(Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc). Bộ Quốc phòng Nga dự tính đưa hoả tiển  đất đối không S-400 và tàu chiến đa năng Mistral class
Mistral vừa mua của Pháp đến bảo vệ nhóm đảo trên, theo RIA-Novosti. Ngoài ra, còn có hoả tiển  siêu thanh Yakhont với tầm bắn 200-300 km và hệ thống Tor-M2 có thể cùng lúc bắn 4 hoả tiển  vào 4 mục tiêu khác nhau. Giới quan sát đánh giá các việc làm  rầm rộ và quyết liệt trên của Nga không chỉ để đối phó Nhật và khẳng định chủ quyền mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa trước sức mạnh đang lên của Trung cộng. "Nga đang mất đi ảnh hưởng trong các vấn đề Đông Á, chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Vì vậy, Nga đang hối hả khôi phục ảnh hưởng của mình trước khi Trung cộng trở thành siêu cường", chuyên gia phân tích chính trị Nhật Kosuke Takahashi phát biểu trên tờ Ukrainian Week.
 Nga
Căn cứ Vladivostok
Đây là nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Theo website Topwar.ru, Hạm đội Thái Bình Dương được quân đội Nga trang bị nhiều vũ khítối tân , trong đó có Tuần dương hạm mang hoả tiển  điều khiển
 
Varyag lớp Slava,
 tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang hoả tiển  điều khiển lớp
Sovremenny,
tàu ngầm hạt nhân chiến lược  lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo. Hạm đội còn được trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, máy bay đánh chặn Mig-31, máy bay chống tàu ngầm IL-39, KA-27, KA-31.
Ngoài căn cứ chính ở Vladivostok,
 
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga còn có một căn cứ tàu ngầm lớn ở Vilyuchinsk trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông.
Căn cứ Kuril
Giữa tháng 11.2010, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin không chính thức cho hay Nga có kế hoạch xây dựng một căn cứ lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương tại 4 hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Tokyo gọi những hòn đảo này là "Vùng lãnh thổ phía Bắc", còn Moscow gọi là "nhóm đảo Nam Kuril".
Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh Echo of Moscow hồi tháng 2, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Nikolai Pankov khẳng định quân đội đang đặc biệt ưu tiên cho các lực lượng ở phía đông đất nước. Theo đó, mục tiêu hiện tại là Moscow muốn phát triển Nam Kuril thành bệ phóng để gia tăng tiếng nói và duy trì vị trí cường quốc ở Đông Bắc Á. Nếu Nga nâng cao khả năng không quân và hải quân tại nhóm đảo tranh chấp đồng thời mở rộng Hạm đội Thái Bình Dương, các lực lượng ở đây sẽ thêm khả năng phối hợp với căn cứ quân sự ở Vladivostok và Kamchatka.
Trung cộng
Căn cứ tàu ngầm Hải Nam
Căn cứ tàu ngầm Hải Nam được cho là nhằm phục vụ các tàu ngầm tấn công thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung cộng. Dù  Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng chính thức về sự tồn tại của căn cứ này nhưng nguồn  tin về nó đã được tạp chí quân sự nổi tiếng Jane's Intelligence Review của Anh tiết lộ hồi năm 2008.

Theo đó, căn cứ này nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, có các cửa rộng hơn 23m cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Báo Telegraph mô tả căn cứ này là một khu phức hợp khổng lồ có khả năng che giấu 20 tàu ngầm hạt nhân trước vệ tinh do thám. Hơn nữa, vị trí của căn cứ cho phép tàu ngầm xâm nhập những vùng nước sâu hơn 5.000m mà không cần nổi lên, khiến chúng càng khó bị phát giác hơn.
Jane's Intelligence Review nhận định căn cứ này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á và do đó gây nên quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express thì dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung cộng cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển tại biển Đông và eo biển Malacca  trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
  AFP dẫn lời chuyên gia Christian Le Miere cho rằng sự phụ thuộc của Trung cộng đối với dầu khí và tài nguyên thiên nhiên đang khiến Bắc Kinh ngày càng muốn kiểm soát các đường biển quan trọng, đặc biệt là khu vực phía nam.
Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn có nhiều căn cứ khác trên đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến.
                                                                                                                                             
Trùng Quang
Duy Quan chuyển

No comments: