Sunday, July 15, 2012

Hải Giám, "Bạch Đại Hạm Đội" Tầu



NgV




Bạch Đại Hạm đội TQ (China's Great White Fleet) gồm các tàu hải giám sẽ sớm đông hơn cả tàu hải quân Mỹ?
Đã ba năm trôi qua kể từ khi Trung Quốc thực hiện nỗ lực quyết liệt, nhưng thất bại trong việc yêu cầu tàu thăm dò hải dương của Hải quân Mỹ USNS Impeccable, rời khỏi Biển Đông. Động thái này làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng kết quả lại chắc khác gì một cú volley qua lại giữa hai nước. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn không từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bằng cách đưa ra cái gọi là đường 9 đoạn - đường ranh giới chồng lấn với biên giới của hầu như tất cả các nước khác trong khu vực.
Hơn thế nữa, họ đã chuyển dịch sự chú ý từ các tàu quân sự sang tàu thương mại với Bạch đại Hạm đội - tàu hải giám - hộ tống.
Ba tuần trước đây, bộ Ngoại giao Philippines đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trong công hàm gửi tới đại sứ quán Trung Quốc sau khi một đội tàu Trung Quốc ở quanh bãi cạn Scarborough - một khu vực giàu nguồn cá, chỉ cách phía tây Vịnh Subic của Philippines 123 hải lý và nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế nước này - bắt đầu quấy nhiễu các tàu địa phương. Cuộc đụng độ thêm căng thẳng, bế tắc cho tới khi hai nước với lý do thời tiết xấu ra lệnh rút tàu ở bãi cạn.


left align image
China Haijian 50 trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, trọng tải lớn nhất trong dự án chế tạo tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc hạ thủy vào tháng 3/2011. 

Trong khi rất nhiều ngư dân địa phương miễn cưỡng với việc rút tàu, thì yêu cầu đã được đưa ra từ phủ tổng thhống Philippines. Ông Benigno S. Aquino đã ra lệnh toàn bộ tàu thuyền Philippines trở về cảng vì bão gió. Quốc gia Đông Nam Á hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ có động thái tương tự và một giải pháp ngoại giao giải quyết tuyên bố chủ quyền của mỗi nước sẽ được hình thành.
"Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nới lỏng tình hình và hy vọng hợp tác song phương sẽ phục hồi và được đảm bảo", người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố khi đó. Nhưng một số chuyên gia hàng hải bây giờ tin rằng, căng thẳng có thể gia tăng trở lại khi bão tan.
Lo lắng ngày càng lan rộng không chỉ bởi yêu sách chủ quyền ngày một lớn của Trung Quốc với những viện dẫn lịch sử hàng hải từ nhiều thế kỷ mà còn bởi Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực. Tâm điểm của vấn đề là chiến lược gây hấn của Trung Quốc khi thành lập lực lượng Hải giám (CMS) - một cơ quan thực thi pháp luật hàng hải bán quân sự ra đời ngày 19/10/1998 thuộc Cục Quản lý hải dương quốc gia Trung Quốc và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật ở phạm vi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và bờ biển Trung Quốc.

Lịch sử lặp lại?

Sơn màu trắng với dòng chữ tiếng Anh "Hải giám Trung Quốc", cùng dòng kẻ dọc theo thân tàu màu xanh dương, các tàu thiết kế cho CMS gợi nhớ lại hình ảnh hạm đội tàu chiến đấu hùng hậu của Mỹ trong thế kỷ trước. Hạm đội này đã thực hiện hành trình vòng quanh trái đất, sơn màu trắng để biểu trưng cho quan điểm hòa bình của sức mạnh hải quân Mỹ, nhưng mục tiêu chính là để thực thi học thuyết Monroe của Tổng thống Mỹ khi đó là Roosevelt - cho phép Mỹ "thực hiện chính sách quyền lực quốc tế". Hạm đội này sau đó được gọi là Great White Fleet, cũng tham gia việc thúc đẩy và giành thắng lợi trong cuộc chiến giành của Mỹ với các vùng lãnh thổ nước ngoài. Những vùng lãnh thổ ấy bao gồm cả Philippines.
Các tàu của CMS có kích cỡ xấp xỉ bằng đội tàu chiến của Roosevelt - tàu lớn nhất chỉ ngắn hơn tàu chiến USS Carolina khoảng 20m chiều dài, nhưng không có nghĩa là "cỗ máy" phô trương sức mạnh quân sự. Thay vào đó, các tàu được vũ trang nhẹ để thực thi luật pháp và không đáng sợ như tàu tuần tra duyên hải của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.
Tuy vậy, trong khi các tàu hải giám tương đối nhỏ, dài khoảng 78-98m và có thể chỉ vũ trang nhẹ, nhưng chúng thực sự đủ để đe dọa tàu cá và chứng minh tính hiệu quả trong các hành động tương lai nhằm chống lại những mục tiêu lớn hơn.
Đội tàu CMS đã chứng minh khả năng và tốc độ trong việc quấy nhiễu nhiều tàu từ tàu cá nhỏ tới tàu kích cỡ 85,78m như USNS Impeccable của Mỹ, nhưng mục tiêu chính có thể là tàu không trang bị vũ khí. Các tàu này đang hướng trọng tâm vào những cấu trúc dầu khí ngoài khơi ở khu vực. Tháng 3 năm nay, CMS đã phát đi tuyên bố trích dẫn thành công trong việc giám sát cái mà họ cho là "hoạt động thăm dò dầu khí bất hợp pháp" ở Biển Đông. Dĩ nhiên, người ta không khỏi hoài nghi rằng, mục tiêu của CMS còn là quần đảo Senkaku (theo tiếng Nhật) hay Điếu Ngư (cách gọi Trung Quốc). Quần đảo này theo một khảo sát năm 1969 của LHQ được cho là giàu trữ lượng dầu khí tại các vùng nước lân cận.

Có chỉ là hộ tống?

Trong khi các nỗ lực của cơ quan hải giám Trung Quốc chủ yếu là giới hạn trong sứ mệnh giám sát các tàu quân sự và thương mại tham gia vào những hoạt động trong khu vực, thì các tin tức đưa ra gần đây về một diễn biến mới có thể khiến thủy thủ đoàn trên các tàu buôn lo âu.
Theo báo Hindu của Ấn Độ, một đội tàu hải quân hộ tống nhỏ của Ấn Độ đã rời Philippines đầu tháng trước, trong khi hướng tới Hàn Quốc thì nhận được thông điệp bất ngờ từ tàu chiến Trung Quốc. "Chào mừng đã đến Biển Đông, Foxtrot-47" phát đi từ một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc (PLAN) với tàu INS Shivalik (F47).
Điều lo lắng với các quan chức Ấn Độ là thực tế rằng, đó không phải là một tàu CMS trong hoạt động "quấy nhiễu" thông thường mà là một tàu hải quân vũ trang đầy đủ đang dõi theo các hoạt động của một quốc gia có chủ quyền thông qua vùng biển quốc tế. Theo các thông tin truyền thông, tàu chiến Trung Quốc đã "hộ tống" 4 tàu của Ấn Độ suốt 12h khi đội tàu quá cảnh ở một trong những lộ trình hàng hải quan trọng nhất thế giới.
"Ngữ điệu của thông điệp là chào đón, nhưng cũng có nghĩa là cảnh báo chúng tôi đang tiến vào vùng biển Trung Quốc", một quan chức Ấn Độ nói với tờ Hindu. Tàu Trung Quốc rời tàu Shivalik sau 12h, và dường như "làm lộ" rằng, đã nhận được yêu cầu rời đi từ tổng hành dinh PLAN.
Động thái gây hấn này đã khiến các quan chức hải quân Ấn Độ bất ngờ. Họ đang nỗ lực chuẩn bị gặp gỡ những người đồng nhiệm Trung Quốc. Theo Hindu, hai nước trong năm nay sẽ tổ chức cuộc đối thoại hàng hải đầu tiên và cũng đã tăng cường phối hợp trong các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden tại Ấn Độ Dương.
Câu hỏi đặt ra trong tâm trí các nhà phân tích hàng hải ở khu vực là "Tiếp theo điều gì sẽ tới?". Chỉ có thời gian mới trả lời được, nhưng tỉ lệ trình làng các tàu mới của hải quân Trung Quốc cũng như của CMS đã nhanh hơn hải quân Mỹ, thì rõ ràng là Trung Quốc đã hoạch định những kế hoạch cho tương lai.
Theo báo Telegraph của Anh, với việc CMS gần đây dự kiến sẽ có 16 máy bay và 350 tàu vào cuối năm 2015, cùng hơn 15.000 nhân sự vào năm 2020 thì lực lượng này sẽ có khả năng thực hiện những sứ mệnh giám sát hàng hải ở khắp Biển Đông. Tờ báo cũng cho hay, CMS đã ghi nhận hoạt động quá cảnh của 1.303 tàu nước ngoài và 214 máy bay trong năm 2010, tăng so với tổng số 110 tàu trong năm 2007. "Bước đi hợp lý tiếp theo là tích cực giám sát 1.300 tàu này", một chuyên gia hải quân Mỹ nói. "Với 350 tàu, con số xấp xỉ toàn bộ đội tàu của hải quân Mỹ, họ sẽ có khả năng vừa theo sát, vừa hộ tống phần lớn các tàu qua lại trong khu vực".

left align image



"Hạm đội Great White" của HQ Mỹ (US Great White Fleet) là biệt danh phổ biến để chỉ một hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ từng thực hiện một chuyến hành trình vòng quanh trái đất từ ngày 16/12/1907 - 22/2/1909 theo lệnh của Tổng thống Theodore Roosevelt. Hạm đội gồm có 16 thiết giáp hạm được chia thành bốn hải đoàn cùng với nhiều loại chiến hạm hỗ trợ khác nhau. Ý của Tổng thống Roosevelt là muốn chứng minh sức mạnh quân sự của Mỹ đang phát triển và khả năng của hải quân có thể hoạt động ở những vùng nước sâu.

Nguyễn Huy (Vietnam Weeks) theo Forbes

China's Great White Fleet - Will China's Secret Fleet Soon Outnumber The US Navy?

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...