————————————–
Đường 9-gạch (đường lưỡi bò)
Những tuyên bố tham vọng về chủ quyền của Trung Quốc và thái độ từ chối làm sáng tỏ chủ quyền đó, cùng lúc với việc đẩy mạnh hoạt động của hải quân và các đơn vị hải giám, đã gây nên quan ngại trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn về vấn đề Biển Đông.
Chuyên viên vẽ bản đồ Trung Quốc hiện đại đã đưa khu vực “đường 9-gạch” vào bản đồ lãnh thổ từ năm 1914. Khu vực này được đưa vào bản đồ chính thức năm 1947 bởi chính quyền Quốc Dân Đảng, và “đường 9-gạch” từ đó tiếp tục có mặt trong các bản đồ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đệ trình bản đồ đường 9-gạch này lên Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm, 2009. Việc Trung Quốc dùng thuật ngữ như “vùng biển hữu quan” (relevant water) cho khu vực đường 9-gạch này gây lên lo ngại đối với các quốc gia tranh chấp rằng Trung Quốc có thể tuyên bố nó thuộc về “vùng biển lịch sử” (historical water) hay “quyền lịch sử” (historical rights), bất chấp việc chính Trung Quốc đã phê chuẩn công ước UNCLOS.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bí mật thông báo cho các sứ quán của họ rằng yêu sách của Trung Quốc chủ yếu chỉ nhằm vào các đảo và khu vực đặc quyền kinh tế của chúng mà thôi, rằng yêu sách này không nhằm đến toàn bộ vùng biển trong đường 9-gạch. Tuy nhiên những động thái gần đây của lực lượng hải giám Trung Quốc gợi ý rằng họ muốn áp đặt chủ quyền lên toàn bộ vùng biển thuộc khu vực này. Những động thái này không chỉ góp phần thêm cho sự thiếu minh bạch về cơ sở pháp lý mà còn gây nên những phản đối kịch liệt của các quốc gia láng giềng đối với cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc nhằm phá hoại luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh đã tỏ ra ngạc nhiên về phản ứng của các quốc gia trong khu vực đối với đường 9-gạch. Từ quan điểm của nó, nó được hưởng những phần lãnh thổ và lãnh hải này với tư cách là một quốc gia chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Hơn nữa, không có quốc gia nào trong các quốc gia xung đột thách thức đường chữ U này khi nó được ấn hành từ năm 1947. Nhiều người ở Trung Quốc cho rằng Biển Đông là khu vực tự nhiên của vùng ảnh hưởng. Họ làm một so sánh với Học thuyết Monroe, nơi mà họ nghĩ rằng Hoa Kỳ đã xem các quốc gia vùng vịnh Caribbean và Mỹ La-tinh như vườn sau nhà mình. Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc nhận ra rằng rất khó để có thể biện minh cho đường 9-gạch này dưới các định nghĩa của vùng lãnh hải trong công ước UNCLOSE.
Chín con rồng
“Cửu Long Náo Hải” (九龙闹海)là một huyền thoại Trung Quốc, kể câu chuyện Long Vương có 9 đứa con chuyên chuyên khấy động trên biển. Hình ảnh chín con rồng “náo hải” này được gán cho các cơ quan nhà nước địa phương hoặc trung ương gây rối ở Biển Đông vì quyền lợi riêng chúng. Trên thực tế, có tất cả 11 “con rồng” như thế.
“Cửu Long Náo Hải” (九龙闹海)là một huyền thoại Trung Quốc, kể câu chuyện Long Vương có 9 đứa con chuyên chuyên khấy động trên biển. Hình ảnh chín con rồng “náo hải” này được gán cho các cơ quan nhà nước địa phương hoặc trung ương gây rối ở Biển Đông vì quyền lợi riêng chúng. Trên thực tế, có tất cả 11 “con rồng” như thế.
Cục Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp
Tổng đội Hải giám Trung Quốc
Chính quyền địa phương (tỉnh Hải Nam, tỉnh Quảng Đông, và tỉnh Quảng Tây)
Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN, 中國人民解放軍海軍)
Bộ Ngoại giao
Các công ty năng lượng
Và những “con rồng” khác: Cục du lịch quốc gia, Bộ Bảo vệ Môi trường, Lực lượng biên phòng trực thuộc Bộ Công an, Cục Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục An toàn Biển thuộc Bộ Giao thông.
Tổng đội Hải giám Trung Quốc
Chính quyền địa phương (tỉnh Hải Nam, tỉnh Quảng Đông, và tỉnh Quảng Tây)
Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN, 中國人民解放軍海軍)
Bộ Ngoại giao
Các công ty năng lượng
Và những “con rồng” khác: Cục du lịch quốc gia, Bộ Bảo vệ Môi trường, Lực lượng biên phòng trực thuộc Bộ Công an, Cục Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục An toàn Biển thuộc Bộ Giao thông.
Gây rối, hay các tác nhân nội bộ nắm giữ vai trò ngoại giao
Khó khăn lớn nhất trong việc phối hợp các cơ quan nhà nước này, ngoài số lượng của chúng, là chúng được thành lập để thực hiện chính sách nội bộ nhưng bây giờ lại đóng vai trò trong quan hệ quốc tế. Chúng gần như không có kiến thức gì về bức tranh ngoại giao toàn cảnh và quan tâm rất ít đến việc đẩy mạnh các chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sự chú trọng hạn hẹp về quyền lợi của chúng thường dẫn đến nhưng hành động gây tổn hại nghiêm trọng cho chính sách ngoại giao của chính quyền Trung ương.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc rất yếu trong khả năng điều hợp hoạt động của các cơ quan này. Bên cạnh đó, trong hệ thống chính quyền Trung Quốc, Hải quân cao hơn Bộ Ngoại giao. Điều này làm cho công việc phối hợp của Bộ Ngoại giao khó khăn hơn. Hải quân Trung Quốc không tường trình toàn bộ hoạt động của nó cho Bộ Chính trị, nói gì đến Bộ Ngoại giao. Trong nhiều trường hợp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải dựa vào các báo cáo của giới ngoại giao Phương Tây để biết hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Nói chung thì các cơ quan này miễn cưỡng trong việc thông tin cho Bộ Ngoại giao, lấy lý do rằng quan chức ngoại giao ở Bắc Kinh không hiểu các tình huống thực tiễn. Ví dụ, bất chấp phản đối của Việt Nam, công ty du lịch địa phương vẫn tiếp tục đưa khách ra Hoàng Sa. Sự cạnh tranh nội bộ trong Bộ Ngoại giao giữa các ban bệ chồng chéo lên nhau trong trách nhiệm phối hợp ở Biển Đông làm cho tình huống trở nên càng khó khăn hơn.
Sự rối rắm, chồng chéo của quyền lợi và trách nhiệm trên Biển Đông giữa các cơ phận của chính quyền này lại được nuôi dưỡng bởi một môi trường chính trị đầu độc bởi tinh thần cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, bảo chứng bởi các công ty nhà nước, các chính quyền địa phương, và của quân đội Trung Quốc. Do thiếu một cơ chế phối hợp hữu hiệu ở trung ương, các nhân tố cứng rắn càng lúc càng trỗi lên mạnh mẽ với quan điểm rằng Bắc Kinh không cần phải thỏa hiệp nhiều, rằng áp lực quốc tế đối với Trung Quốc là một cố gắng ngăn chặn trự trỗi dậy của nó. Những tiếng nói này ồn ào hơn những tiếng nói lý lẽ và ôn hòa từ Bộ Ngoại giao. Ví dụ, những cố gắng bởi Bộ Ngoại giao nhằm trấn an các quốc gia khác rằng yêu sách của Trung Quốc không nhằm vào toàn bộ Biển Đông thường gặp phải sự phẩn nộ của người dân Trung Quốc vì họ được giáo dục từ nhỏ rằng Trung Quốc sở hữu quyền không thể xâm phạm được trong vùng biển đường 9-gạch.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lâu nay vẫn bị tố cáo bởi các thành tố dân tộc chủ nghĩa cho rằng nó đã bán đứng quyền lợi quốc gia. Người ta kể rằng có ai đó đã gởi những viên thuốc calcium đến cho Bộ Ngoại giao để giúp làm cứng xương sống. Người khác gọi Bộ Ngoại giao là “Bộ phản bội”. Nhiều học giả và dân biểu quốc hội Trung Quốc, than phiền về tình trạng thiếu phối hợp giữa các bộ phân nhà nước trong chính sách Biển Đông, đề nghị thành lập một cơ quan biển khác để thay thế. Đề nghị này, cùng với áp lực xã hội đối với các tác nhân trong chính quyền nhà nước phải hành động quyết đoán hơn, làm yếu đi tinh thần chấp thuận điều phối ở các cơ quan này đối với Bộ Ngoại giao. Những giới hạn này tạo một khoảng trống quyền lực để các tác nhân khác như chính quyền địa phương, các đơn vị hải giám, công ty năng lượng cạnh tranh vì quyền lợi riêng của từng cơ quan, làm leo thanh những căng thẳng ngoại giao trong khu vực, và tạo nên sự mập mờ, rối loạn không biết ai là người điều hành chính sách ở Trung Quốc.
Sự phối hợp giữa các tác nhân càng trở nên phức tạp do sự thiếu minh bạch của khung pháp lý. Bất chấp áp lực quốc tế buộc Trung Quốc phải giải thích cụ thể các yêu sách của nó, chính quyền Trung Quốc đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ là nó muốn gì với đường 9-gạch, và mục tiêu của chính sách đối với Biển Đông nói chung. Nếu nó chỉ tuyên bố sở hữu các đảo thì nó chỉ sẽ được tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải xung quanh chúng. Nếu các đảo này có người sinh sống thì nó cũng chỉ sẽ được tuyên bố sở hữu 200 hải lý của khu đặc quyền kinh tế. Trong các trường hợp thì Trung Quốc cũng không thể tuyên bố sở hữu toàn bộ vùng biển thuộc đường 9-gạch.
Chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc có ích cho Bắc Kinh trong chính sách của nó đối với Biển Đông những cũng chướng ngại làm giới hạn sự lựa chọn các chính sách này. Chính quyền trung ương thường lợi dụng và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc khi thích hợp. Chính quyền địa phương và các lực lượng an ninh cũng dùng chủ nghĩa dân tộc để thúc đẩy các mục tiêu của chúng. Khi được nới lỏng, chủ nghĩa dân tộc đôi khi trở nên cực đoan, gây tôn thất cho quyền lợi của Bắc Kinh và ngay cả thách thức tính chính đáng quyền lực của nó.
Một thành tố quan trọng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là não trạng nạn nhân. Mặc dù Trung Quốc càng lúc càng có ảnh hưởng, nhiều người vẫn tiếp tục bám víu vào cái gọi là “một thế kỷ nhục nhã” như một cái khung tư duy và quan điểm của họ trong việc ứng xử với các quốc gia khác. Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chính quyền tiếp tục lựa chọn những chi tiết lịch sử để đưa vào sách giáo khoa và báo chí để nhấn mạnh nhu cầu tái thiếp lập danh dự quốc gia.
Trong trường hợp Biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã cố tình nhuộm cuộc tranh chấp với tinh thần dân tộc. Chính quyền không ngừng nhấn mạnh sở hữu lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi đó các cơ quan truyền thông vẻ lên bức tranh Trung Quốc như một nạn nhân, chẳng hạn qua việc kêu ca rằng trong 1000 giàn khoan ở Biển Đông và 4 phi trường ở Trường Sa, không có cái nào thuộc về Trung Quốc. Một quan chức lập luận rằng các quốc gia tranh chấp khác dùng chủ nghĩa dân tộc để hỗ trợ cho vị trí của họ biện minh cho việc Trung Quốc dùng truyền thông để kích động những tình cảm tương tự. Công dân mạng và những người theo chủ nghĩa dân tộc từ lâu đã kêu gọi Bắc Kinh đẩy mạnh việc triển khai quân sự trong khu vực để “dạy cho Việt Nam, Philippines, và Malaysisa một bài học”. Nhiều người bày tỏ mong muốn Hạm đội Nam Hải lập lại chiến thắng 1974 và 1988. Sự leo thang của xung đột ở Biển Đông làm gia tăng sự quan tâm của công chúng đối với vấn đề này. Theo biên tập viên của một tờ báo Trung Quốc, “đôi khi không thuận tiện cho những quan chức cứng rắn nói lên điều họ muốn nói, chúng tôi nói giùm cho họ”.
Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành khác cũng lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để mưu cầu lợi ích riêng. Các cơ quan ban ngành này thường lên tiếng phê phán các quốc gia khác gây hấn ở Biển Đông như một phương pháp tạo áp lực với chính quyền trung ương để nhận nguồn tài nguyên lớn hơn cho hoạt động kinh tế cũng như các trang bị tàu tuần tiểu. Cáo buộc Việt Nam và Philippines thường xuyên cướp bóc và hạ nhục dân đánh cá Trung Quốc, chiếm đoạt vùng biển đánh cá, hoặc xâm phạm chủ quyền là một cách để làm việc này. Quân đội Trung Quốc cũng dùng xung đột ở Biển Đông để biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng.
Trong khi chủ nghĩa dân tộc ảnh hưởng rất mạnh đến chính sách ngoại giao của Trung Quốc, chính quyền cũng có khả năng ngăn chặn nhưng tình cảm này, mặc dù khả năng này càng lúc càng giảm với sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới. Khi Bắc Kinh cảm thấy cần phải làm giảm sự căng thẳng ở Biển Đông trong năm 2011, nó đã can thiệp để làm bớt đi áp lực của công luận, cùng lúc biểu hiện một lập trường thỏa hiệp hơn đối với các quốc gia trong khu vực và ASEAN.
Tình trạng khó xử về chính sách của Bắc Kinh
Bắc kinh cảm thấy rằng nó đang gặp khó khăn trong việc thiếu lựa chọn cho những chính sách thích hợp đối với Biển Đông. Những cố gắng ngoại giao đã thất bại trong việc đem đến thay đổi và các giải pháp quân sự thì không thể thành công được. Một điều trở nên rõ ràng đối với giới lãnh đạo hiện nay là việc dùng quân sự để chiếm các vùng hiện đang ở dưới sự kiểm soát của các quốc gia tranh chấp khác không thể là một lựa chọn, ngay cả khi Trung Quốc có khả năng làm điều này. Trung Quốc hiểu rằng cái giá ngoại giao phải trả rất sao, đặc biệt là việc cho Hoa Kỳ một lý cớ để đẩy mạnh sự hiện diện của nó trong vùng. Ở thời điểm này, Trung Quốc không muốn cố tình gây ra xung đột quân sự Hoa Kỳ cũng như những xung đột làm phá vỡ sự ổn định và thương mại khu vực. Ưu tiên hàng đầu của nó vẫn là phát triển kinh tế nội địa cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khác.
Trung Quốc kêu gọi cùng phát triển trên vùng biển tranh chấp những không có kế hoạch thay thế khi các quốc gia tranh chấp từ chối giải pháp đó. Nó tiếp tục khẳng định rằng các đảo, bãi đá, san hô, và vùng biển đó thuộc lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc nhưng không có lý lẽ thuyết phục cũng như không có phương tiện để làm thay đổi thực tế là phần lớn những đảo, bãi đá, san hô, và vùng biển này đang ở dưới sự kiểm soát của chính quyền của các quốc gia khác. Chính truyền Trung Quốc cũng hiểu rằng nếu tình trạng này càng để lâu thì Trung Quốc càng có ít cơ hội có sự nhìn nhận pháp lý cho những yêu sách của nó. Bắc Kinh cảm thấy như nó đang phải đương đầu với một vấn đề hóc búa. Nó còn có những ưu tiên và quan tâm khác do đó duy trì tình trạng hiện nay dường như là lựa chọn duy nhất. Cái ý tưởng dành những vấn đề khó giải quyết cho thế hệ sau, được đề nghị lần đầu tiên bởi Đặng Tiểu Bình trong quan hệ với các vấn đề tranh chấp (với Nhật Bản) ở Đông Hải, bây giờ được áp dụng cho Biển Đông.
Thay đổi chiến thuật: một hướng tiếp cận khác?
Từ giữa 2011, Trung Quốc chấp nhận và thực hiện một hướng tiếp cận ôn hòa hơn đối với Biển Đông bằng cố gắng tháo gỡ những căng thẳng và hàn gắn quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh quan tâm đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng, một học giả Trung Quốc giải thích rằng giới lãnh đạo trung ương cảm thấy đã có “quá nhiều rồng, quá ồn ào”. Các nhà phân tích Trung Quốc chỉ ra hai bước và ba cử chỉ hòa giải khu vực như là những dấu hiệu xác thực của sự thay đổi này:
Đòi hỏi Giải phóng Quân phải ôn hòa hơn,
Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp hướng dẫn cho các tác nhân khác,
Ký thỏa thuận Trung Quốc-Đông Nam Á Tháng 7, 2011 về Hướng dẫn thực hiện DOC,
Tái khẳng định nguyên tắc “Biển Nam Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình trong Sách Trắng Tháng 9/2011 về Phát triển Hòa bình, và
Đồng ý giới hạn tường trình và bình luận tiêu cực trong truyền thông khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang thăm Trung Quốc vào tháng 10, 2011.
Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp hướng dẫn cho các tác nhân khác,
Ký thỏa thuận Trung Quốc-Đông Nam Á Tháng 7, 2011 về Hướng dẫn thực hiện DOC,
Tái khẳng định nguyên tắc “Biển Nam Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình trong Sách Trắng Tháng 9/2011 về Phát triển Hòa bình, và
Đồng ý giới hạn tường trình và bình luận tiêu cực trong truyền thông khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang thăm Trung Quốc vào tháng 10, 2011.
Từ giữa năm 2011, giới lãnh đạo trung ương quyết định phục hồi chức năng điều phối của Bộ Ngoại giao, buộc các cơ quan khác phải thông báo cho Bộ Ngoại giao ý định thực hiện việc can thiệp đối với tàu của các quốc gia khác. Các kế hoạch của Cục An toàn Biển, Cục Do thám đưa tàu tuần tiễu đến các vùng biển tranh chấp phải được gởi đến cho Bộ Ngoại giao. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã gởi các hướng dẫn thực hiện chính sách cho các cơ quan ban ngành về việc quản lý truyền thông trong chuyến viếng thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quyết định của lãnh đạo trung ương gia tăng quyền điều hợp cho Bộ Ngoại giao là tiếp theo một quyết định khác hồi cuối năm 2010 tạo ra một Tiểu tổ Lãnh đạo đặc biệt cho Đới Bỉnh Quốc dẫn đầu, chuyên về các vấn đề của “Biển Nam Trung Quốc”. Tuy nhiên Tiểu tổ này được thành lập như một cơ chế phản ứng và đã gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện sứ mạng của nó. Các sự kiện xảy ra hồi tháng 5 và tháng 6, 2011 gợi ý rằng nó cũng gặp phải vấn nạn không có quyền hạn thỏa đáng để điều phối các tác nhân chịu trách nhiệm về các sự kiện này.
Quan tâm của chính quyền trung ương đối với sự ồn ào quá đáng ở Biển Đông dẫn đến cố gắng là giảm sự quyết đoán trong các bình luận của các chuyên gia và sỹ quan về hưu của Giải phóng Quân, đặc biệt những người đã từng được giới truyền thông chú ý. Ngay lúc có sự gia tăng căng thẳng khu vực từ năm 2009 và đặc biệt đầu mùa hè 2011, một vài sỹ quan quân đội đã có những bình luận mạnh mẽ làm củng cố thêm sự lo ngại của các quốc gia trong vùng. Đối diện với sự lo ngại này, chính quyền trung ương đã có cố gắng nhằm kiểm soát phía quân đội. Trong một động thái nhằm chứng tỏ quyền lực của nó, giữa 2011, giới lãnh đạo trung ương gởi một thông điệp nhằm chặn đứng sự căng thẳng gia tăng và hóa giải những bình luận kích động từ phía quân đội về các vấn đề tranh chấp.
Trong nội bộ của Giải phóng Quân cũng có những ý kiến khác biệt về việc Trung Quốc nên tiếp cận vấn đề tranh chấp như thế nào. Nói chung thì giới quân sự tin rằng Trung Quốc có những quyền lợi chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ các đường truyền thông và mậu dịch trên biển, bảo đảm sự lưu thông của hải quân trong vùng biển này, rằng Biển Đông được coi là khu vực then chốt mà hải quân Trung Quốc cần phải áp đặt quyền kiểm soát. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự không đồng ý với nhau về mức độ quyết đoán trong việc bảo vệ các quyền lợi này như thế nào. Phe cứng rắn cổ xúy một hướng tiếp cận quyết đoán hơn qua những bình luận gây kích động trên báo chí, dù rằng ít ai trong họ tin là quân đội có ý định ngắn hạn về việc gây chiến ở Biển Đông. Những bình luận kích động này không có tính đại diện, chúng đến từ những sỹ quan về hưu hay những học giả trong các học viện thuộc quân đội.
Trong cuộc tranh luận này, có những sỹ quan khác trong Giải phóng Quân chủ trương hướng tiếp cận thận trọng hơn. Phe cứng rắn nhận được sự chú ý nhiều hơn và những tình cảm dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt đã đạt những người làm chính sách ôn hòa trong một vị trí khó khăn. Có người đổ lỗi những lời bình luận mạnh mẽ này cho tham vọng của Giải phóng Quân trong việc giành thêm tài nguyên quốc gia cho chính nó và cũng có khả năng cho một vai trò chính trị lớn hơn.
Tóm lại, Bắc Kinh đã có những thay đổi chiến thuật theo một hướng tiếp cận ôn hòa hơn. Các quốc gia khác cũng đã nhận ra giọng điệu ôn hòa hơn của Bắc Kinh. Việc giam giữ dân đánh cá Việt Nam giảm. Trung Quốc cũng không ngăn chặn việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, thực tiễn có tính cấu trúc trong các chính sách về Biển Đông của Trung Quốc, với 11 cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các chính sách này dựa trên quyền lợi riêng của chúng về lâu về dài không có khả năng duy trì hướng tiếp cận mang tính hòa giải này, đặc biệt là trong sự thiếu vắng một cơ quan điều hợp mạnh và ôn hòa.
Trong khi phần lớn những quyết đoán và các sự kiện xảy ra trên Biển Đông là do khả năng yếu kém của Bắc Kinh trong cố gắng vượt qua những thử thách về cấu trúc trong cơ cấu chính quyền, nó cũng được hưởng lợi từ những mập mờ mà khi cần thiết cho phép nó hành xử quyết đoán. Khả năng của Trung Quốc trong việc điều chỉnh hướng tiếp cận của nó đối với vấn đề Biển Đông từ giữa 2011 đến 2012 gợi ý rằng nó vẫn có thể áp đặt sự kiểm soát đối với chính quyền địa phương và các lực lượng biển của nó nếu nó muốn.
Bất cứ giải pháp tương lai nào của Trung Quốc đối với Biển Đông cần phải giải quyết vấn đề xung đột giữa các tác nhân nội địa, xây dựng một chính sách biển và chiến lược thi hành luật tập trung hóa và chặt chẽ. Những căng thẳng gia tăng từ 2009 đã gây tổn thất lớn cho quan hệ của Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á và làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế và trong khu vực. Trong khi có những cố gắng hàn gắn quan hệ ngoại giao từ giữa 2011, về lâu về dài ở Biển Đông vẫn có nguy cơ bùng nổ vì vấn nạn điều hợp các cơ quan thuộc nội bộ Trung Quốc và tình trạng mập mờ, rối rắm về pháp lý liên quan đến đường 9-gạch.
Nguồn: http://www.crisisgroup.org/~/media/Files/asia/north-east-asia/223-stirring-up-the-south-china-sea-i
Tân Sơn Hoà chuyển
No comments:
Post a Comment