Thursday, July 26, 2012

Tàu ngầm TQ có đủ khả năng khuấy đục đáy biển Thái Bình ?_ NgV



Tàu ngầm thuộc lớp Tống của TQ - Ảnh: wired news

Tất cả những gì liên quan đến công nghiệp hàng hải và hải quân đều được TQ đầu tư tối đa, đúng theo “tinh thần” những gì Mao Trạch Đông từng căn dặn tại cuộc họp Quân ủy trung ương ngày 21-1-1958 khi hình dung về “những tuyến hỏa xa trên đại dương” (BusinessWeek 25-1-2012)... Đặc biệt là tàu ngầm.



Giấc mơ của "chúa đảng Trung Cộng" Mao về những "tuyến hỏa xa trên đại dương" của tàu ngầm TQ.

Dấy động can qua...

TQ hiện có 26 khu trục hạm, 53 hộ tống hạm, hơn 50 tàu ngầm (trong đó có 12 chiếc Kilo mua của Nga). Một cách chi tiết, hạm đội tàu ngầm gồm 48 chiếc tấn công chạy diesel và năm tàu ngầm tấn công chạy hạt nhân. Đó là con số từ báo cáo 2012 về quân sự TQ của Ngũ Giác Đài, công bố trung tuần tháng 5-2012.
Và để tìm cách giành ưu thế hải chiến, tàu chiến TQ đã được nâng cấp đáng kể. Luyang-II chẳng hạn, khu trục hạm này được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 - loại “hàng nóng” được tin là có thể so sánh với thế hệ tên lửa Patriot “đời đầu”. Tương tự, hộ tống hạm Jiangkai-II cũng được trang bị HQ-16 SAM.
Hỗ trợ hải quân là lực lượng tác chiến phòng không, với những phiên bản hiện đại của máy bay oanh tạc hai động cơ H-6 (thiết kế mô phỏng theo Tu-16 Badger của Liên Xô), chiến đấu cơ JH-7/FBC-1 Flying Leopard mang 2-4 tên lửa hành trình phản hạm YJ-82, chiến đấu cơ Su-30MK2, tiêm kích cơ kiêm oanh tạc cơ JH-7A, máy bay do thám cảnh báo sớm Y-8J... Hải quân TQ cũng bắt đầu cải tạo một số oanh tạc cơ H-6D thành máy bay tiếp liệu. Đáng chú ý hơn cả là chiến đấu cơ J-15 (được tiết lộ vào tháng 4-2011) - được kỳ vọng là sát thủ không chiến của hải quân TQ.


left align image
Cái gọi là “đệ nhất đảo liên” và “đệ nhị đảo liên” của các lý thuyết gia quân sự Trung Quốc - Ảnh: abs-cbnnews


Về chiến lược, hải quân TQ xây dựng kế hoạch phát triển ba bước. Đó là: 1/ Phát triển lực lượng hải quân có khả năng hoạt động trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (“đệ nhất đảo liên”), tức dãy đảo kéo dài từ bán đảo Triều Tiên, quần đảo Kuril (Nga), Nhật đến Đài Loan rồi Philippines; 2/ Phát triển lực lượng hải quân ở tầm khu vực có thể hoạt động vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất để vào hải phận “đệ nhị đảo liên” gồm Guam, Indonesia và Úc; và bước ba là phát triển lực lượng hải quân rộng khắp toàn cầu vào giữa thế kỷ 21...
Đúng là một sự thể hiện kỳ quặc của tinh thần “hòa bình quật khởi” (trỗi dậy trong hòa bình)!

Đầu tư tiềm thủy đĩnh

Đầu thế kỷ 21, TQ bắt đầu bí mật xây một căn cứ hải quân chiến lược tại vịnh Yalong (Á Long Loan) ở cực nam đảo Hải Nam. Không như căn cứ hải quân cũ ở Du Lâm (thành phố Tam Á, Hải Nam), căn cứ Á Long được chia thành hai phần. Phía tây là hai ụ cảng 1.000m dùng cho tàu chiến; phía đông (nằm trên một bán đảo) là khu vực được cô lập với một độc đạo nối nó với phần phía tây. Cụm đông cũng to hơn, với cầu tàu 800m, bốn ụ cảng 230m và một đường hầm...

Phải nói là năng lực đóng tàu ngầm TQ đã được cải thiện đáng kể. Theo hai tác giả Andrew S. Erickson và Michael Chase trong bài viết trên Proceedings (6-2009), hải quân TQ đã “tiến bộ ngoạn mục” với khả năng đóng được tàu ngầm thế hệ thứ hai chạy hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Đó là tàu ngầm lớp Jin (Tấn), mạnh hơn so với lớp Xia (Hạ) cũng như các thế hệ trước đó như lớp Thương, lớp Hán và lớp Minh.
Tàu ngầm lớp Tấn (vận tốc 37km/g) có thể trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn ít nhất 7.200km. Giới nghiên cứu quân sự Mỹ tin rằng với “cửa hang” rộng hơn 23m và cao 19m, khu vực phía đông của căn cứ Á Long Loan đã được thiết kế để làm hậu cứ cho những chiếc tàu ngầm lớp Tấn - vốn có kích thước to (dài khoảng 148m và rộng 12m), trong khi căn cứ hải quân Khương Các Trang tại Thanh Đảo, với cửa hang rộng 13m, chỉ có thể chứa tàu ngầm lớp Hạ. Bằng sự tham gia cuộc chơi của tàu ngầm lớp Tấn, một chuyên gia quân sự TQ nói: “Nếu xảy ra chiến tranh tại eo biển Đài Loan và đối mặt với chiến tranh hạt nhân, thật khó cho Mỹ có thể can thiệp quân sự tại khu vực này”. Sự hiện diện tàu ngầm lớp Tấn cũng là hình ảnh rõ rệt cho thấy “vị thế đang lên” của TQ, bắt đầu ngang hàng với bốn thành viên còn lại trong Hội đồng bảo an, vốn đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân từ nhiều thập niên trước.
Ngoài tàu ngầm lớp Tấn, TQ còn tự sản xuất tàu ngầm lớp Song (Tống). Với thiết kế hình giọt nước, tàu ngầm lớp Tống (chạy diesel, vận tốc 22km/g, 75m x 8,4m) là thế hệ tàu ngầm TQ đầu tiên sử dụng chân vịt cánh quạt (bảy cánh); trang bị tên lửa phản hạm YJ-82 có vận tốc khoảng 956km/g (tuy nhiên, loạt thử nghiệm bắn YJ-82 cuối thập niên 1990 đều thất bại). Cần biết dù được giới thiệu là thế hệ tàu ngầm đầu tiên tự đóng nhưng mấy ai ngờ rằng tàu lớp Tống thật ra sử dụng nhiều hệ thống ngoại nhập, chẳng hạn dàn sonar TSM 2225 của Pháp hoặc động cơ diesel của Đức, với những kỹ thuật phổ biến thời thập niên 1980.
Ngoài lớp Tống, thế hệ tàu ngầm thứ hai TQ tự chế nữa là Yuan (Nguyên). Chạy điện - diesel, tàu ngầm lớp Nguyên được tin là phiên bản rút tỉa những gì tinh hoa nhất của tàu ngầm lớp Tống và tàu Kilo. Tàu ngầm lớp Nguyên được nâng cấp với hệ thống vũ khí hiện đại, có thể phóng ngư lôi, tên lửa phản hạm YJ-8 hoặc thậm chí tên lửa phản hạm siêu thanh 3M-54E Club mua của hãng Nga Novator (vận tốc tối đa có thể lên đến 3.000km/g)...


left align image

Ngoài chuyện động cơ gây ồn khiến dễ dàng bị phát hiện vốn được nói nhiều về tàu ngầm TQ, hầu hết chúng đang sử dụng động cơ diesel nên khó có thể vượt ra khỏi cái mà Bắc Kinh gọi là “đệ nhất đảo liên”


Ngày 26-10-2006, một tàu ngầm lớp Tống đã nhẹ nhàng trồi lên mặt nước, cách hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk chỉ hơn 14km (đang đậu ở vùng biển giữa Nhật và Đài Loan). Vụ việc khiến giới chính trị lẫn quân sự Mỹ bàng hoàng. Ngũ Giác Đài nóng mặt!
Từ sự kiện này, một số ý kiến lập tức cảnh báo rằng đến năm 2010, cơ số tàu ngầm TQ có thể nhỉnh hơn Mỹ. Tuy nhiên, hiện thời (sáu năm sau những cảnh báo trên), biên đội tàu ngầm TQ vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn ít hơn so với 71 tàu ngầm của Mỹ, trong đó có 53 tàu tấn công, bốn tàu tên lửa hành trình và 14 tàu tên lửa đạn đạo (kế hoạch dự phóng của Lầu Năm Góc giai đoạn từ nay đến năm 2040 cho biết hạm đội tàu ngầm Mỹ sẽ không bao giờ bị rút xuống dưới 51 tàu, với đỉnh điểm 73 chiếc vào năm 2013 và 2014 - và tất cả đều là tàu hạt nhân).
Điều ít được biết là tàu ngầm TQ còn nhiều khiếm khuyết. Ngoài chuyện động cơ gây ồn khiến dễ dàng bị phát hiện vốn được nói nhiều về tàu ngầm TQ, Owen Cote Jr., nhà phân tích thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, nhận xét thêm rằng khả năng vùng vẫy của tàu ngầm TQ khó có thể vượt ra khỏi cái mà họ gọi là “đệ nhất đảo liên” (The Diplomat 20-10-2011). Tại sao? Bởi chạy diesel nên tình trạng... “hết xăng giữa biển” chắc chắn sẽ là một trở ngại lớn. Trừ phi được thiết kế với động cơ chạy hạt nhân, tàu ngầm diesel TQ hoàn toàn không thích hợp cho các cuộc dàn trận mở rộng ra Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương.
M.K.(TTO) tổng hợp

Nam Yết chuyển

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...