Wednesday, July 18, 2012

Mitt Romney muốn "bắt Tầu ngồi yên vào chỗ"

NgV




Biếm họa trên The Economist với hình ảnh Mitt Romney muốn "xử" con rồng Trung Quốc

Ông Mitt Romney - ứng viên của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ - đang có những chính sách và chỉ trích mạnh với Trung Quốc. TTO lược dịch bài viết mới nhất trên tạp chí The Economist về việc này.


Thế giới đều biết là ứng viên chính của cuộc đua vào chức Tổng thống Mỹ đều muốn có chính sách quyết đoán hơn với Trung Quốc. Giờ đến lượt ứng viên Mitt Romney. Tháng 2-2012, ông đã mô tả Obama là “gần như van xin Bắc Kinh”.

"Đối đầu trực diện"

Mitt Romney – cựu Thống đốc Massachusetts, cũng là tác giả của cuốn sách “No Apology: The Case for American Greatness” (Tạm dịch: Không hối tiếc: Trường hợp vĩ đại của Mỹ - thể hiện tầm nhìn của ông cho nước Mỹ tương lai xuất bản vào tháng 3-2012), đã tuyên bố nếu được bầu làm Tổng thống, ông sẽ không ngần ngại “bắt Trung Quốc ngồi yên vào chỗ của mình”.
Ông hứa ngay trong ngày đầu tiên bước vào Nhà Trắng, ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là “thao túng tiền tệ” – và như vậy có thể sẽ khiến Mỹ tăng thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mạnh hơn, ông Romney còn tuyên bố sẽ buộc Trung Quốc phải chơi theo quy định thương mại và đầu tư quốc tế, không cướp thêm tài sản trí tuệ của Mỹ, không được trợ cấp cho các công ty tập đoàn vốn nhà nước một cách không công bằng, không được ra giá cao theo kiểu ăn cướp.

Không chỉ có kinh tế, ông Romney còn hứa sẽ trừng trị Trung Quốc mạnh hơn về các vụ lạm dụng nhân quyền và tăng cường sức mạnh quân đội Mỹ để đối phó với quân đội Trung Quốc đang mạnh hơn.

Hầu hết các ý chống Trung Quốc của ứng viên Romney dường như được thực hiện một cách bài bản có phương pháp. Ông muốn các nước giàu phải áp đặt lệnh trừng phạt về sở hữu trí tuệ lên Trung Quốc, ngăn Trung Quốc có các công nghệ tiên tiến để sản xuất máy bay chở khách cho tới khi nước này dừng “ăn cắp vặt” những bí quyết nước ngoài.
Với tiêu đề “Đối đầu Trung Quốc trực diện”, website của ông Romney hứa sẽ không cho cơ quan nhà nước Mỹ nhập hàng từ Trung Quốc cho tới khi Trung Quốc cho phép các công ty Mỹ tiếp cận công ty Trung Quốc theo kiểu có đi có lại. Còn vấn đề Đài Loan, theo Romney thì Đài Loan nên được phép mua bất kỳ loại vũ khí nào lãnh thổ này muốn. Để giải quyết những thách thức hiện nay, ông Romney ước tính hải quân Mỹ phải đóng thêm 6 con tàu nữa.
Ông Romney đã chế nhạo những lời lẽ cho rằng ông đang nạp đạn cho một cuộc chiến thương mại (chứ chưa nói đến cuộc chiến truyền thống). Ông cho là một cuộc xung đột đã bắt đầu dù không bên nào tuyên bố, và Trung Quốc đang thắng.

Ông lập luận nếu Mỹ áp đặt thuế quan trừng phạt lên hàng Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ không dám trả thù vì Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn nếu có thái độ thù địch. Mỗi năm, Trung Quốc xuất hàng sang Mỹ với giá trị nhiều hơn từ Mỹ sang Trung Quốc là 273 tỉ USD. “Nếu không sẵn sàng đứng lên chống lại Trung Quốc, thì bạn sẽ bị Trung Quốc đè bẹp”, ông khẳng định.

Tức giận rồi ôn hòa?

Những đề nghị này có thể nhận được phản ứng rõ ràng là “những cái nhún vai”... Các ứng viên có thể tức giận với Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, nhưng khi vào được ghế rồi họ trở nên ôn hòa hơn hơn. Bốn năm trước, ứng viên Obama đã hứa sẽ làm y như Romney bây giờ (gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ).

Thực tế, ngay cả các ứng viên muốn tránh một cuộc đối đầu với Trung Quốc thì dư luận vẫn coi như có một cuộc đối đầu. Ông Romney đã đào sẵn nhiều hố để trốn áp lực. Sau này, ông ấy có thể nói Trung Quốc đã nỗ lực (thay đổi) nhiều nên những hình phạt ông đưa ra không còn hợp lý nữa. Hoặc có thể ông sẽ giữ lời hứa chỉ trích Trung Quốc là kẻ thao túng, rồi các thủ tục hành chính sẽ đảm bảo không dẫn tới sự trừng phạt thực sự nào với Trung Quốc.

Thực ra, ngày càng nhiều người của phe Cộng hòa để niềm tin của họ vào can thiệp tự do thương mại đồng thời tấn công Tổng thống. Ứng viên Romney thực ra nằm giữa những người ôn hòa. Donald Trump từng khiến người ta tưởng ông định tranh cử Tổng thống năm ngoái đã nói: “Trung Quốc đang hiếp nước Mỹ”. Còn Newt Gingrich, người chính thức tranh cử, lập luận là với các ứng viên tầm quan trọng phải “thúc đẩy mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc lừa đảo đang gây đau đớn thế nào”.

Cho đến nay, chưa có gì khiến Bắc Kinh thực sự phải quan ngại. Ngay cả sau khi khi ứng viên Romney phát pháo tuyên bố chỉ trích Trung Quốc đầu năm nay, người được xem là Chủ tịch tương lai của Trung Quốc trong tương lai là Tập Cận Bình đã tới thăm Washington, mô tả mối quan hệ Mỹ - Trung là “một dòng không không thể dừng lại và tiếp tục chảy về phía trước”.
H.N. lược dịch từ The China-bashing syndrome / The Economist

Nam Yết chuyển
Code:
http://www.economist.com/node/21558581

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...