Cat Barton
Hãng tin Pháp AFP hôm
23/12 có bài phân tích cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn cải cách hơn là
bám vào hào quang chiến thắng cũ, nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày
chiến đấu chống lại 12 ngày đêm Mỹ thả bom Hà Nội.
Các bích chương cổ động với hình máy bay B-52 của Mỹ rơi trong lửa đỏ ngập tràn đường phố Hà Nội để một lần nữa kỷ niệm một cuộc chiến đã lui vào quá khứ từ lâu.
‘Không còn tác dụng’
Hà Nội rầm rộ kỷ niệm 40 năm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không'
|
Tuy nhiên với nền kinh tế do khu vực nhà nước chi phối đang sup sụp, các chuyên gia cho rằng tung hê những chiến thắng quân sự cách nay hàng chục năm không còn đủ sức để giúp bảo vệ chế độ trước sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng.
“Đảng Cộng sản đang đi trên băng mỏng,” ông David Koh, một chuyên gia phân tích tình hình Việt Nam ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.
“Họ nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không,” ông nói.
"Họ (Đảng Cộng sản) nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không."
David Koh, Viện nghiên cứu châu Á ở Singapore
Bất chấp việc báo chí bị kiểm soát chặt chẽ vẫn có các dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng – từ những tiếng nói chỉ trích đồng thanh trên mạng cho đến các cuộc phản đối tình trạng tham nhũng và thu hồi đất đai diễn ra hàng ngày ở Hà Nội.
“Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân,” ông Trần Văn Đương, 65 tuổi, một cựu chiến binh đồng thời là một công chức về hưu, nói.
“Dường như ai cũng kiếm được ít tiền hơn trong năm nay. Mọi người đang ta thán. Người dân không hài lòng với những gì chính phủ đang làm,” ông nói trong bối cảnh Hà Nội đang kỷ niệm 40 năm trận chiến trên bầu trời Hà Nội năm 1972 vốn còn được gọi là đợt ‘ném bom Giáng sinh’.
Trong đợt không kích này, các máy bay B-52 của Mỹ và các máy bay ném bom khác đã dội 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và các khu vực lân cận sau khi cuộc hòa đàm với chính phủ Bắc Việt sụp đổ.
Từng được tâng bốc là ‘con hổ châu Á’ trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại mặt đất – hệ thống ngân hàng chìm trong nợ xấu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng và hàng chục doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng gần như phá sản.
Từ chi phí y tế cao ngất cho đến giáo dục dưới chuẩn và giao thông tắc nghẽn, các nhà phân tích cho rằng những khiếm khuyết nghiêm trọng của mô hình tư bản chủ nghĩa do Nhà nước chỉ huy của Hà Nội đang bộc lộ trên tất cả mọi mặt của đời sống.
Thành tích yếu kém
“Người dân đã mất niềm tin rằng có ai đó có khả năng xoay chuyển tình hình và tạo ra thay đổi,” ông nói.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đi theo mô hình của Trung Quốc là kết hợp giữa thị trường tự do với nền chính trị chuyên chế để đạt tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng quốc gia này cần phải cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng.
Sự trì trệ hiện tại của nền kinh tế đang gia tăng sức ép lên hàng ngũ lãnh đạo. Khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm trong khi các chuyên gia đang cảnh báo rằng tình hình tạo ra việc làm và đào tạo nghề không theo kịp thực tế.
“Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,” Jonathan London, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định.
"Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân."
Trần Văn Đương, 65 tuổi, cựu chiến binh
Từ Ngân hàng Thế giới cho đến các kinh tế gia của Đảng ai cũng thừa nhận rộng rãi những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố tăng trưởng GDP vốn chạm mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 1999.
Phải cải cách khu vực Nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng nếu không muốn phép màu kinh tế Việt Nam, vốn từ 10 năm trước được xem như một điều hiển hiện chắc chắn, sẽ tiếp tục tan biến,” phân tích gia London nói thêm.
Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận thức được vấn đề. Tại Hội nghị trung ương 6 hồi tháng 10 Đảng đã thừa nhận sai lầm trong chỉ đạo nền kinh tế nhưng không có ai bị trừng phạt.
Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, London nói.
“Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm.
Thay vào đó, đất nước này đang mắc kẹt trong một phong cách lãnh đạo ‘cũ kỹ, suy đồi đưa đến kết quả là một bên là những chiếc ô-tô Bentley và Rolls-Royce còn một bên là hàng chục triệu người đang phải vật lộn’, ông nói.
No comments:
Post a Comment