David Shear (Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam) - Chúng
tôi không quên những người bị cầm tù vì thực hiện các quyền một cách ôn
hòa và chúng tôi đã kêu gọi hãy trả tự do cho tất cả các tù nhân lương
tâm. Chúng tôi ủng hộ tự do báo chí và tự do internet bằng cách thúc
giục chính phủ Việt Nam cho phép các nhà báo và người viết blog hoạt
động tự do và không sợ bị bắt bớ, giam cầm. Chúng tôi thúc đẩy tự do
ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội bằng cách lên tiếng khi những
người bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà bị giam giữ và bỏ tù.
Chúng tôi ủng hộ mọi người đều có quyền tự do tôn giáo – được có đức
tin, thể hiện đức tin và thờ phụng. Qua các hình thức công khai cũng như
không công khai, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam thả
tất cả các tù nhân chính trị và kiên định với niềm tin cơ bản của chúng
tôi là không ai đáng bị phạt tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận
hoặc bất kỳ quyền con người nào khác được quốc tế công nhận...
*
Chào mừng các bạn đến với trang blog mới của tôi! Tôi mong có dịp như
thế này để nói chuyện trực tiếp với các bạn về các vấn đề quan trọng,
chia sẻ quan điểm của tôi về mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và có lẽ quan
trọng nhất là nghe các ý kiến, suy nghĩ, cũng như các câu hỏi của các
bạn cùng lúc chúng ta tiếp tục với những tiến bộ mà Hoa Kỳ và Việt Nam
đã cùng nhau đạt được trong hơn 17 năm qua.
Tôi xin bắt đầu cuộc thảo luận này với việc nói đến một trong những vấn
đề khó khăn nhất nhưng lại quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta -
nhân quyền. Hôm nay là Ngày Nhân quyền Quốc tế. Khắp thế giới, mọi người
đang tôn vinh các quyền và quyền tự do mà mỗi cá nhân sở hữu. Các quyền
này được áp dụng phổ quát và bình đẳng với tất cả mọi người, không phận
biệt bạn sinh ra ở đâu hay bạn đang sống ở quốc gia nào.
Là một người Mỹ, tôi thấy "các quyền" là một đặc điểm có tính chất định
nghĩa về đất nước tôi. Hiến pháp Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền đã được
thiết kế để tạo ra một chính phủ phải tôn trọng và bảo vệ quyền của
công dân. Các công dân Hoa Kỳ được hưởng tự do lập hội và tự do ngôn
luận. Họ được tự do bày tỏ quan điểm và chính kiến của họ cũng như
theo những tôn giáo mà họ lựa chọn. Các quyền này, được pháp luật bảo
vệ, tạo nên nền móng cho dân chủ và thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Tuy thuật ngữ "nhân quyền" tương đối mới, song mọi người trên toàn thế
giới từ lâu đã nói về các khái niệm phổ quát như tự do và quyền tự do.
Năm nay đánh dấu dịp kỷ niệm lần thứ 64 ngày các nhà lãnh đạo thế giới
họp mặt tại Đại hội đồng LHQ để tổng hợp và đưa các khái niệm và ý tưởng
phổ quát vào một danh sách các quyền toàn diện. Tuyên ngôn Thế giới về
Nhân quyền cam kết giữ vững và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ
bản của tất cả mọi người. Nó cũng tuyên bố rằng cách một quốc gia đối xử
với người dân là một vấn đề được quốc tế quan tâm thích đáng và phải
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc bảo vệ nhân quyền phổ quát là một thành phần trung tâm trong bản
sắc của người Mỹ chúng tôi và là một khía cạnh quan trọng trong mối quan
hệ giữa chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi không quên những người bị cầm
tù vì thực hiện các quyền một cách ôn hòa và chúng tôi đã kêu gọi hãy
trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. Chúng tôi ủng hộ tự do báo
chí và tự do internet bằng cách thúc giục chính phủ Việt Nam cho phép
các nhà báo và người viết blog hoạt động tự do và không sợ bị bắt bớ,
giam cầm. Chúng tôi thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập
hội bằng cách lên tiếng khi những người bày tỏ ý kiến của mình một
cách ôn hoà bị giam giữ và bỏ tù. Chúng tôi ủng hộ mọi người đều có
quyền tự do tôn giáo – được có đức tin, thể hiện đức tin và thờ phụng.
Qua các hình thức công khai cũng như không công khai, chúng tôi sẽ tiếp
tục kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tất cả các tù nhân chính trị và kiên
định với niềm tin cơ bản của chúng tôi là không ai đáng bị phạt tù vì
thực hiện quyền tự do ngôn luận hoặc bất kỳ quyền con người nào khác
được quốc tế công nhận.
Chúng tôi tin vào tầm quan trọng của nhân quyền như là các nguyên tắc
phổ quát. Như Ngoại trưởng Clinton đã chỉ ra, chúng ta cũng thấy một mối
liên hệ rõ ràng giữa nhân quyền và phát triển kinh tế. Các công ty tìm
kiếm những thị trường mà tại đó sự minh bạch, tự do thông tin, các tiêu
chuẩn lao động được quốc tế công nhận, và nền pháp quyền mang lại một
môi trường an toàn và có thể lường trước được cho các doanh nghiệp để họ
phát triển mạnh và kèm theo là khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Kiểm
soát Internet không khuyến khích đổi mới và chia sẻ thông tin, hạn chế
quyền tự do ngôn luận và báo chí cản trở Việt Nam tạo ra môi trường đầu
tư ổn định và thân thiện cần có để phát triển đầy đủ tiềm năng kinh tế
của Việt Nam.
Cùng nhau chúng ta đã thực hiện những bước đi đáng kể trong việc mở rộng
và phát triển mối quan hệ giữa chúng tôi với Việt Nam. Kỷ niệm 64 năm
Ngày Nhân quyền Quốc tế là dịp để chúng ta một lần nữa suy ngẫm về nghĩa
vụ của chúng ta theo Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền để thúc đẩy
những giá trị phổ quát, để nhận thấy tầm quan trọng của các giá trị này
đối với sự phát triển kinh tế và xã hội chung của chúng ta, và để khuyến
khích một môi trường ở mọi quốc gia mà tại đó các giá trị này có thể
phát triển và giải phóng tiềm năng thực sự của người dân. Chính tiến bộ
trong lĩnh vực này sẽ thực sự đưa mối quan hệ song phương của chúng ta
tiếp tục tiến về phía trước.
International Human Rights Day
Welcome to my new blog! I look forward to this opportunity to talk with
you directly about important issues, share my perspective on the
U.S.-Vietnam relationship, and perhaps most importantly hear your
opinions, thoughts, and questions as we continue the progress that the
United States and Vietnam have made together over the last seventeen
years.
Let me start this discussion by addressing one of the most difficult but
important issues in our relationship – human rights. Today is
International Human Rights Day. Throughout the world, people are
celebrating the rights and freedoms that every person possesses. These
rights apply universally and equally to all, no matter where you were
born or which country you live in.
As an American, I see “rights” as a defining feature of my country. The
U.S. Constitution and Bill of Rights were designed to create a
government required to respect and protect the rights of its citizens.
U.S. citizens enjoy freedom of association and freedom of speech. They
are free to express their political views and opinions and to practice
the religion of their choice. These rights, protected by law, form the
foundation of America’s democracy and prosperity.
While the term “human rights” is relatively new, people all over the
world have long spoken of universal concepts such as freedom and
liberty. This year marks the sixty-fourth anniversary of world leaders
gathering at the UN General Assembly to capture these universal concepts
and ideas in a comprehensive list of rights. The Universal Declaration
of Human Rights pledges to uphold and protect the human rights and
fundamental freedoms of all people. It also states that the way a
country treats its people is a matter of legitimate international
concern and subject to international standards.
The protection of these universal human rights is a central part of our
identity as Americans and an important facet of our relationship with
Vietnam. We have not forgotten those imprisoned for peacefully
exercising these rights and have called for the release of all prisoners
of conscience. We advocate for a free press and greater internet
freedom by urging the Vietnamese government to allow journalists and
bloggers to operate freely and without fear of arrest and detention. We
promote freedom of speech, freedom of assembly and freedom of
association by speaking up when people peacefully expressing their
opinions are detained and imprisoned. We advocate for all people to have
the freedom of religion- to believe, to express their beliefs and to
worship. We will continue to publicly and privately call for the
Vietnamese government to release all political prisoners and stand by
our fundamental belief that no person should be imprisoned for
exercising their freedom of expression or any internationally recognized
human right.
We believe in the importance of human rights as universal principles. As
Secretary Clinton has noted, we also see a clear connection between
human rights and economic development. Companies seek markets where
transparency, freedom of information, internationally recognized labor
standards, and rule of law provide a safe and predictable environment
for business to flourish and encourage inclusive economic growth.
Controls on the Internet discourage innovation and information sharing;
limitations on freedoms of expression and press prevent Vietnam from
creating the stable and welcoming investment climate necessary to fully
develop Vietnam’s economic potential.
We have made remarkable steps together in the expansion and growth of
our relationship with Vietnam. This 64th annual International Human
Rights Day gives us an opportunity to reflect once again on our
obligation under the Universal Declaration of Human Rights to promote
these universal values, to recognize their importance to our collective
economic and social development, and to encourage an environment in
every country where these values can thrive and unlock the true
potential of our people. It is progress in this area which will truly
move our bilateral relationship further forward.
Dân Làm Báo
No comments:
Post a Comment