Năm 2008, Trung Quốc đã chi hơn 40 tỷ USD cho Thế vận hội Bắc Kinh. Đất nước này cũng có hơn một nghìn tỷ USD tiền cho vay. Vì vậy, nhiều người băn khoăn là tại sao nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới này lại nhận tới 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài mỗi năm, từ các nước như Mỹ, Nhật . . .
Hầu hết các khoản tiền viện trợ này đều được dùng để xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hoặc hỗ trợ các chiến dịch nhân quyền.
Từ năm 2001 đến 2013, Mỹ đã viện trợ cho Trung Quốc tổng cộng 310 triệu USD. Trong khi đó, năm 2011, tài sản ròng của 70 đại biểu giàu nhất Quốc hội Trung Quốc lên đến gần 90 tỉ USD, cao hơn 11 lần so với toàn bộ Quốc hội Hoa Kỳ. Chính thức mà nói, viện trợ Mỹ được sử dụng để "thúc đẩy nhân quyền, dân chủ, pháp quyền, bảo vệ môi trường ở Trung Quốc và Tây Tạng".
Tuy có một nhóm người cực kỳ giàu có, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc tương đối thấp. Đó là lý do tại sao theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, nước này vẫn là nước đang phát triển. Như vậy, Trung Quốc không chỉ là một nước được nhận viện trợ mà còn có được những nhượng bộ trong các điều ước quốc tế.
Một ví dụ là Nghị định thư Kyoto, một hiệp ước quy định về khí thải nhà kính. Nhưng trong hiệp ước này, Trung Quốc vẫn được miễn vì vẫn là một quốc gia đang phát triển, vì vậy có thể tự do đốt than đá với số lượng gần bằng cả thế giới cộng lại. 47% lượng than được đốt mỗi năm là ở Trung Quốc.
Romilly Greenhill, thuộc Viện Phát triển hải ngoại (ODI) cho biết: "Tôi nghĩ rằng các quốc gia như Anh có thể vẫn còn quan tâm tới việc cung cấp viện trợ cho Trung Quốc để họ giải quyết những thách thức và vấn đề toàn cầu".
Tuy nhiên, tình hình này có thể sẽ thay đổi. Ví dụ như gần đây, chính phủ Canada cho biết sẽ ngừng tất cả các viện trợ cho Trung Quốc vào năm 2015 và người dân Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi chính phủ hành động tương tự.
Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước nhận vốn ODA của Nhật còn cường quốc kinh tế TQ đứng thứ 5 !
Tờ Yomiuri cho biết Việt Nam đứng thứ tư trong các nước nhận vốn ODA của Nhật. Nước nhận nhiều nhất là Ấn Độ, tiếp theo là Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc là nước nhận nhiều ODA nhất từ năm 1999-2002 nằm ở vị trí thứ 5 !
Mặc dù Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong phát triển công nghệ thông tin nhưng vẫn còn rất nhiều người Ấn nghèo đói, đặc biệt tại những vùng nông thôn và miền núi. Ấn Độ hy vọng sẽ tiếp tục là nước đứng đầu nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều nhất của Nhật trong những năm tới, vì sự phát triển kinh tế của nước này chi phối đến tổng thể sự ổn định kinh tế châu Á.
ODA là nguồn vốn dài hạn Nhật cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất thấp, và là những ngước đang gặp khó khăn về vốn để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường sức mạnh của bộ máy phát triển kinh tế.
Trung Quốc nhận 80 tỷ yên trong năm 2004. Trong năm 2003, nước này chiếm vị trí thứ 3. Đây là năm thứ 4 nguồn vốn ODA cho Trung Quốc liên tục giảm. Sự tăng trưởng kinh tế đều đặn của đất nước đông dân nhất thế giới này, cộng với sự gia tăng sức mạnh quân sự liên tục của Bắc Kinh, và quan hệ Nhật Trung luôn nổi sóng được coi là những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của nguồn ODA cho nước này.
Các nguồn vay ODA của Nhật dành cho Trung Quốc bị giới hạn chỉ cho những lĩnh vực liên quan đến các dự án môi trường, đào tạo kỹ sư và chương trình phát triển nhân lực. Mãi đến năm 2008 Nhật mới dự định cắt hẳn nguồn ODA cho cường quốc kinh tế thứ 2 của TG sau khi Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội Olympic nhưng sự việc vẫn tiếp tục. InfoNet & vysajp.org (Yomiuri shimbun)
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment