Monday, April 1, 2013

Thế trận vòng cung bao vây TQ của Nhật Bản_ NgV





Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những động thái cương quyết với Trung Quốc bởi vì ông có sự hậu thuẫn vững chắc của khối đồng minh “Mỹ - Nhật - Hàn”, với những ràng buộc chặt chẽ về chính trị, quân sự và ngoại giao, môi trường để bày tỏ sự cứng rắn với Trung Quốc càng thêm thêm thuận lợi. Ông Abe tin rằng, một khi khối đồng minh này cùng ra tay thì sẽ lập thành một thế trận vững chắc để kiềm chế Trung Quốc.
Sau những phát biển mạnh mẽ liên quan đến vấn đề Senkaku, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đích thân viết một bức thư gửi Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, bày tỏ sự lo lắng trước các hành động “bành trướng trên biển” của Trung Quốc trong thời gian gần đây và đề nghị “bắt tay” với NATO chống lại sự trỗi dậy trên biển đáng lo ngại của Trung Quốc.
left align imageTờ Yomiuri Shimbun của Nhật 


Bản ngày 12/01/2013 cho biết, từ 15/01 - 19/01, ông Katsuyuki Kawai, thành viên của Đảng dân chủ tự do cầm quyền, Chủ tịch Hạ viện Nhật, phụ trách công tác đối ngoại sẽ có cuộc viếng thăm Anh, Pháp và Bỉ. Nhân chuyến công du, ông Katsuyuki Kawai sẽ đến thăm trụ sở của NATO ở Brussels và có cuộc hội đàm với Tổng thư ký NATO Rasmussen đồng thời đệ trình thư tay của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trong thư, Thủ tướng Abe bày tỏ sự lo lắng trước các hành động “bành trướng trên biển” của Trung Quốc trong thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi Nato chung tay với Nhật để đối phó với “sựảnh hưởng ngày càng của Trung Quốc trên đại dương”. Trong thư cóđoạn viết: “Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực trên biển làm cho môi trường bảo đảm an ninh Đông Á ngày càng xấu đi”.
Thủ tướng Abe còn khẳng định, Nhật Bản hy vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm anh ninh, duy trì ổn định chính trị và sự phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Á, đồng thời tìm kiếm nhận thức chung với NATO về vấn đề thay đổi của môi trường chiến lược trong khu vực, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên, đặc biệt là về vấn để này.
Theo tin NHK của Nhật, bức thư trên còn khẳng định, Nhật Bản và NATO là đồng minh thân thiết có nhận thức chung về nhiều giá trị quan điểm, Nhật hy vọng từ nay về sau sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh trong khu vực với NATO. Ngoài ra kênh truyền hình này còn cho biết, sau khi trở lại nhậm chức lần thứ 2, ông Shinzo Abe sẽ tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh hợp tác với NATO trên các vấn đề cốt lõi là ngoại giao và bảo đảm an ninh nhằm kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên.
Quả thực, sau khi ông Shinzo Abe tái nhậm chức Thủ tướng, Trung Quốc liên tiếp tung tàu chiến và máy bay tuần tra gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe một mặt phái những quan chức thân cận sang Seoul, cử Phó thủ tướng phụ trách tài chính Taro Aso đến Yangoon, mặt khác đích thân chuẩn bị sang thăm Mỹ và sau đó là Myanmar. Động thái này ngược hẳn với hành động đầu tiên khi ông lần đầu nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản là sang thăm Trung Quốc.
Trước đó Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ xây dựng quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và Australia, xây dựng liên minh hợp tác chiến lược về an ninh Nhật - Mỹ - Ấn; mặt khác tăng cường cung cấp tàu tuần duyên và hợp tác quân sự với Philippines; sau đó thoái vốn đầu tưđồng thời rút các cơ sở kinh tế Nhật ở Trung Quốc chuyển hướng sang Myanmar cùng nhiều nước Á Châu. Với hàng loạt động thái trên, cùng với quyết định sẽ đóng thêm 10 tàu tuần duyên mới và xây dựng “lực lượng đặc biệt Senkaku”, rõ ràng Nhật đã chuẩn bị cho một cuộc “tổng tấn công toàn diện” về chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc. Và bức thư gửi Tổng thư ký NATO Rasmussen có thể sẽ là “cái bắt tay cuối cùng” khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc.

Gia nhp “Hip đnh quan h đi tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật dùng “ngọn giáo” kinh tế đâm ngang sườn TQ
left align image
Nhật đã quyết định sẽ gia nhập “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP-Trans-Pacific Partnership) nhằm thúc đẩy kinh tế Nhật có những bước phát triển vượt bậc, loại bỏ Trung Quốc để cùng với Mỹ làm trụ cột trong nền kinh tế châu Á.
Theo Kyodonews ngày 16/03, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức tuyên bố: Chính phủ Nhật bản sẽ gia nhập vòng đàm phán “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản là bành trướng khối đồng minh Mỹ - Nhật từ lĩnh vực bảo đảm an ninh sang lĩnh vực kinh tế, từ đó hình thành một “vòng cung” mậu dịch mới do hai nước làm chủ đạo.
Giữa năm nay Nhật sẽ tiến hành bầu cử Thượng viện, xem xét kỹ vấn đề này, để hạn chế đến mức tối đa những tổn thất dây chuyển tới các lĩnh vực nông nghiệp, y tế… xuất phát từ việc gia nhập TPP, Thủ tướng Abe quyết định nhanh chóng tuyên bố gia nhập vòng đàm phán để rút ngắn tối đa “thời kỳ đệm”.
Nội dung đàm phán TPP không chỉ liên quan đến các vấn đề thuế quan giữa các nước mà còn bao gồm các quy định có liên quan đến hàng rào phi thuế quan liên quốc gia. Mà các vấn đề an ninh lương thực, y tế là những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp và tác động to lớn lên các mặt của đời sống xã hội Nhật Bản.
Nếu sai lầm về định hướng, đó không chỉ là sự đả kích trầm trọng đối với Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe mà còn mang lại gánh nặng to lớn “trên trời rơi xuống” đối với toàn thể nhân dân Nhật Bản. Tuy vậy, tỷ lệủng hộ trong nội các rất cao là một trong những nguyên nhân khiến ông Abe có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát.
Kyodonews tiết lộ, trong buổi hội đàm hồi cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barak Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đạt thành nhận thức chung về vấn đề này, thông qua tuyên ngôn chung Nhật - Mỹ cho phép trong quan hệ đối tác kinh tế chiến lược giữa 2 nước có một ngoại lệ về bảo lưu thuế quan.
Nhiệm vụ tiếp theo của Thủ tướng Shinzo Abe là tìm kiếm một “điểm đột phá” để từ đó thuyết phục phe bảo thủ trong nội bộ Đảng Dân chủ - Tự do. Hiện nay, phá vỡ tư duy kinh tế bảo thủ hiện đang là mục đích chung của Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nhật Abe.
Ông Abe hy vọng, thông qua quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ, Nhật sẽ lợi dụng sức sống mạnh mẽ của nền kinh tế châu Á để thúc đẩy kinh tế Nhật có những bước phát triển vượt bậc, loại bỏ Trung Quốc để cùng với Mỹ làm trụ cột trong nền kinh tế châu Á.
Song song với cô lập Trung Quốc về kinh tế, sự kết hợp với những biện pháp quân sự, ngoại giao sẽ gây sức ép toàn diện đối với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải “xuống thang”, từ bỏ những đòi hỏi yêu sách chủ quyền vô lý.
Chiến lược này đã được Nhật đi trước một bước với hàng loạt hành động cương quyết và cứng rắn như: rút vốn đầu tưở Trung Quốc đầu tư vào Myanmar hình thành mũi vu hồi bên sườn phía Tây Trung Quốc, tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế với 2 cường quốc châu Á – Thái Bình Dương làẤn Độ và Nhật Bản, đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với ASEAN.
Mới đây nhất, ngày 13/03 vừa qua trong Hội nghị thứ trưởng quốc phòng với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto khẳng định: Ngoài hợp tác kinh tế, Nhật Bản và ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Trước cuộc họp, các quan chức quốc phòng ASEAN cũng đã hội kiến với Thủ tướng Shinzo Abe và bày tỏ ASEAN đặt hy vọng cao vào Nhật Bản “trong việc giải quyết các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, đây là một sự lựa chọn thiết thực vì cả 2 bên đều có chung một đối thủ.

Nhật đã tạo “Thế ỷ giốc” (nương tựa nhau) cho biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? 

left align image
Trong bài viết của mình mang tựa đề: “Japan and Philippines align strategic interests” (Tạm dịch: Nht và Philippines kết đng minh vì li ích), tờ “Thời báo Á châu” của Hồng Kông đã đi sâu phân tích nguyên nhân cơ bản thúc đẩy Nhật và Phi đẩy mạnh hợp tác quân sự, giao dịch thương mại, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược.
70 năm kểtừkhi Nhật Bản và Philippines bắt đầu triển khai hợp tác quân sự, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Nhật đã hứa sẽ cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines 10 tàu tuần tiễu, mỗi chiếc trị giá 11 triệu USD. Có thể nói, quan hệ giữa 2 nước chưa bao giờ nồng ấm như lúc này.
Cuối tháng 2 vừa qua, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự cao cấp 2 nước đã tổ chức hội nghị tại Manila, tiến hành thảo luận hợp tác trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học hải dương, chống cướp biển, phát triển nghề cá và bảo đảm anh ninh trên biển Đông.
Yếu tố chiến lược khiến hai nước nhanh chóng đạt thành hiệp định là do cả 2 nước đều đang có tranh chấp về lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, hơn nữa cũng xuất phát từ việc Chính phủ Philippines muốn nhanh chóng thu được những lợi ích về kinh tế và ổn định chính trị trong nước.
Sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái đắc cử, Nhật đang hy vọng vào chiến lược quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, đúng lúc Manila cũng đang mưu cầu xây dựng một liên minh khu vực để tăng cường thực lực quốc phòng. Vì vậy không khó để lí giải nguyên nhân Manila có một chỗ đứng vững chắc trong chuyển dịch cơ cấu chiến lược của Tokyo.
Liên minh Nhật – Phi là một phản ứng đầy tự tin đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông. Hiện tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành một điểm nóng trong khu vực, Nhật Bản đã từng có lần lên án tàu chiến Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào tàu của họ. Còn trên biển Đông, chỉ sau 1 vài tuần tranh chấp Trung Quốc đã kiểm soát được đảo Hoàng Nham mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của họ với tên gọi Bãi cạn Scabrough.
Tháng 1/2013, trong một cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và người đồng cấp bên phía Philippines đã tuyên bố Trung Quốc là “mối quan tâm chung” của cả 2 nước. Chính phủ Philippines còn biểu thị, để cân bằng cán cân lực lượng với Trung Quốc tại khu vực này, họ sẽ kiên quyết ủng hộ Nhật Bản sửa đổi hiến pháp hòa bình. Tổng thống Philippines Aquino cho biết, chỉ có Nhật Bản mới đủ khả năng thách thức sự đe dọa của Trung Quốc trong khu vực.
Các chuyên gia quân sự quốc tế cho biết, số tàu tuần tiễu mà Nhật Bản viện trợ cho Philippines được bàn giao trong vòng 18 tháng nữa sẽ nâng cấp lớn lực lượng hải quân vốn khá mỏng yếu của nước này.
Tuy số tàu này không đủ để cải thiện cán cân lực lượng trên biển Đông, nhưng nó sẽ góp phần thức tỉnh nhận thức của Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển, giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu chiến lược riêng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Không nghi ngờ gì nữa, trang bị mạnh cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines sẽ giúp Nhật giám sát hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, phương thức xử lý của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp “Bãi cạn Scabrough” cũng sẽ biểu đạt thái độ và phương thức tiến hành của họ về vấn đề quần đảo Senkaku, qua đó giúp Nhật chuẩn bị trước những đối sách hợp lý và kịp thời.
Đồng thời Nhật còn lạc quan trước viễn cảnh, Philippines sẽ triển khai tối đa tàu chiến có thể huy động dẫn đến phân tán lực lượng tàu hải giám Trung Quốc. Tăng cường thực lực cho hải quân yếu kém của Philippines cũng chính là bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông, góp phần trợ giúp tàu bè Nhật Bản giao thông trên biển được thuận lợi.
Gần đây, Manila đã khởi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển nhưng Trung Quốc kiên quyết từ chối “ra hầu tòa” và chỉ chấp nhận đàm phán song phương, trong giải quyết các vấn đề trên và lên án mạnh mẽ hành vi mà họ cho là “khinh suất” của Philippines.
Nhật thừa biết, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và giúp Philippines quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển Đông cũng là giúp chính họ trong vấn đề đối phó với Trung Quốc. Dù Philippines thắng hay thua kiện cũng tạo được tiền lệ là bắt buộc Trung Quốc phải ra tòa, lúc đó họ sẽ có cơ hội thắng nhiều hơn, có thể nói “Thếỷ giốc” (nương tựa vào nhau) giữa Nhật Bản – Philippines là sự lựa chọn sáng suốt đối với cả 2 bên.
Trung Quốc cũng nhận thấy sự uy hiếp rất lớn từ mối quan hệ Nhật - Philippines, Nhật là cường quốc thứ 3 thế giới về kinh tế, trong tương lai sẽ có ảnh hưởng cực lớn đến phát triển kinh tế của chính phủ Aquino. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, nhưng Nhật Bản mới là bạn hàng lớn nhất của Philippines.
Năm 2012, kim ngạch mậu dịch song phương giữa 2 nước đã lên tới 13 tỷ USD; đồng thời Nhật cũng là nước đầu tư chủ yếu vào Philippines và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Manila. Năm 2012, vốn đầu tư của Nhật vào thị trường Philippines đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư nước ngoài.

3 t USD, cái giá quá r đ Nht Bn khép kín vòng vây Trung Qu

Theo Kyodo News tiết lộ, ngày 16/03 vừa qua Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tham dự hội nghị phát triển châu Phi (TICAD). Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng được tổ chức tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Kyodo News cho biết: Tại hội nghị này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố sẽ viện trợ cho châu Phi 550 triệu USD. Nguồn viện trợ này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh và chống khủng bố. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng lên tiếng xác nhận về sự việc này.
Trong hội nghị phát triển châu Phi, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida nhấn mạnh: “xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định cho hoạt động xã hội và đầu tư kinh tế là một cơ sở phát triển quan trọng”. Ông cho rằng, cải thiện môi trường an ninh là vấn đề không thể thiếu đối với đầu tư và giao dịch thương mại.
Hơn nữa, hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp nước mình tiến quân vào thị trường châu Phi. Ngoài bảo đảm cung cấp nguồn vốn đầu tư và cải thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, việc Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ các nước châu Phi bảo đảm an ninh và chống khủng bố cũng là một hướng ưu tiên xây dựng môi trường đầu tư hòa bình, ổn định cho các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm làm ăn
Nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự, Mỹ đã giành được quyền xây dựng căn cứ quân sự tại Djibouti, Uganda, Mali, Senegal, Gabon và xây dựng các quân cảng ở Marốc và Tuynidi. Ngoài ra, Mỹ còn mượn danh nghĩa chống khủng bốở khu vực luôn đầy rẫy bạo lực để duy trì các hoạt động tình báo bí mật tại khu vực này.
Bắc Kinh đã trở thành đối thủ đáng gờm của Washington trong cạnh tranh tầm ảnh hưởng, xu thế chính trị và nguồn cung ổn định dầu mỏở châu Phi. Giới chức lãnh đạo của Washington ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, hiện tại và trong tương lai, sự hiện diện của Trung Quốc tại “Lục địa đen” chính là sự thách thức lợi ích an ninh của Mỹ.
Hiện nay, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc hàng năm đều trên 7,4%, để duy trì mức tăng trưởng cao như vậy, cần có lượng nhiên liệu khổng lồ dẫn đến kinh tế Trung Quốc phải phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, sự thèm khát nguồn dầu mỏ của châu Phi là điều tất yếu, kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ châu Phi của Trung Quốc nhanh chóng vượt qua Mỹ, trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Gần đây, Trung Quốc liên tục viện trợ tài chính không hoàn lại và không ngừng cung cấp các loại hàng hóa giá rẻ cho châu Phi (để đổi lấy các hợp đồng dầu mỏ) làm cho vị thế của người “bạn hàng thân thiết” Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn so với Mỹ, tầm ảnh hưởng của “chú Sam” ngày càng co hẹp lại. Mỹ và Trung Quốc lại hình thành một cục diện đối đầu mới tại khu vực này.
Về phía mình, Nhật Bản đang sử dụng tất cả các biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế để bao vây cô lập Trung Quốc. Nhật đã kết đồng minh với Australia và Ấn Độ, cung cấp công nghệ quân sự mũi nhọn cho 2 đối thủ nặng ký của Bắc Kinh (chia sẻ công nghệ tàu ngầm AIP với Australia, cung cấp máy bay săn ngầm US-2 cho Ấn Độ…).

left align image

Nhật quyết định đẩy mạnh tốc độ tiến quân vào châu Phi với 2 mục đích: Vừa hạ thấp mức độ ảnh hưởng chính trị, giảm nguồn cung dầu mỏ để bóp nghẹt nền kinh tế đang phát triển quá nóng, luôn khát nhiên liệu của của Bắc Kinh, vừa trợ giúp đồng minh Mỹ đánh bật Trung Quốc khỏi “Lục địa đen”.

Không dừng lại ở đó, Nhật còn giúp đỡ ASEAN phát triển kinh tế, ủng hộ các nước đang có tranh chấp trên biển với Trung Quốc, với các động thái hết sức cứng rắn và có định hướng rõ ràng như: Triệt thoái các cơ sở kinh tếở Trung Quốc để đầu tư sang Myanmar nhằm đánh chiếm “sân sau”, làm bất ổn sườn phía tây Trung Quốc; cung cấp tàu chiến, viện trợ ODA và ủng hộ Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế…
Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Nhật quyết định đẩy mạnh tốc độ tiến quân vào châu Phi với 2 mục đích: Vừa hạ thấp mức độ ảnh hưởng chính trị, giảm nguồn cung dầu mỏ để bóp nghẹt nền kinh tế đang phát triển quá nóng, luôn khát nhiên liệu của của Bắc Kinh, vừa trợ giúp đồng minh Mỹ đánh bật Trung Quốc khỏi “Lục địa đen”.
Gói viện trợ 550 triệu USD vừa qua chỉ là bước khởi đầu của chiến lược tranh giành ảnh hưởng của Nhật với Trung Quốc tại châu lục này. Cả Nhật và Mỹ đều không muốn nhìn thấy Trung Quốc ngày một lớn mạnh, đe dọa vị thế bá chủ của Mỹ và uy hiếp Nhật trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Có thể nói, đây là một mũi tên trúng nhiều đích, là con bài quan trọng trong tổng thế chiến lược bao vây, cô lập Bắc Kinh của Tokyo.

Ngay sau gói viện trợ 550 triệu USD cho châu Phi, Nhật tiếp tục viện trợ cho Ấn Độ hơn 2,3 tỷ USD. Tất cả những khoản đầu tư mang tính chất “tình cảm” này Nhật đều hướng tới việc lập vòng vây Trung Quốc.
Tờ “Đông Phương” ngày 27-3-2013 đưa tin, cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng, giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid đã diễn ra tại Tokyo ngày 26/03, 2 vị Bộ trưởng đều nhất trí biểu thị sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh trên biển.
Ngay tối hôm đó, Ngoại trưởng Kishida đã tổ chức cuộc họp báo để thông tin về kết quả cuộc hội đàm. Trao đổi với các phóng viên, ông nói: “Thông qua các cuộc diễn tập quân sự liên hợp và đối thoại về các vấn đề khác trên biển, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ đẩy mạnh hợp tác bảo đảm an ninh trên biển, đồng thời sẽ đẩy mạnh hơn nữa đối thoại chiến lược Mỹ - Nhật - Ấn”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật còn cho biết, Nhật Bản sẽ viện trợ cho Ấn Độ gần 220 tỷ Yên (tương đương 2,34 tỷ USD) đểẤn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quốc phòng. Ngoài ra, ông Kishida còn cho biết, Nhật sẽ mời 1200 thanh niên Ấn Độ đến thăm Nhật Bản nhưng không nói rõ thời gian và tính chất thăm viếng.
Ngoại trưởng Ấn Độ biểu thị: Đối thoại chiến lược thường niên cấp Bộ trưởng giữa Nhật Bản và Ấn Độ bắt đầu được tổ chức từ năm 2007. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh trên biển giữa Nhật Bản và Ấn Độ phát triển ngày càng tốt đẹp, hai nước đã nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tờ Đông Phương phân tích, trong thời gian qua, song song với kế hoạch tự lực tăng cường quân lực, Nhật Bản còn dùng cả tiền và vũ khí để xây dựng các mối quan hệ “đồng minh thân thiện” hòng tấn công Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự, mà điểm đầu tiên là gói viện trợ 550 tỷ USD dành cho châu Phi.
Bề ngoài gói viện trợ này được dành cho công tác “bảo đảm an ninh và chống khủng bố tại các nước châu Phi”, nhưng ẩn đằng sau nó là chiến lược dùng viện trợ kinh tế để xây dựng quan hệ chính trị hòng hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này. Mục đích chính của nó là đẩy bật Trung Quốc ra khỏi châu Phi, nguồn cung dầu mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc
Ngoài ra, Nhật còn tích cực xuất khẩu, viện trợ và giúp đỡ các quốc gia xung quanh, đặc biệt Đông Nam Á để bao vây, cô lập Trung Quốc. Ở khu vực này, Nhật đã xây dựng quan hệ chính trị rất tốt đẹp với Myanmar thông qua chiến lược dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Myanmar và xóa nợ cho Chính phủ nước này hòng “đánh tập hậu” tại nơi vốn từng là sân sau của Trung Quốc.
Tờ Sankei Shimbun cho biết, ngày 24/03 vừa qua, Chính phủ Nhật đã quyết định thông qua kế hoạch bán loại thủy phi cơ săn ngầm hiện đại nhất khu vực US-2 cho Ấn Độ. Ngoài ra, Nhật còn có ý định bán loại máy bay này cho một số nước Đông nam Á như Thái Lan và Indonessia.
Trước quyết định này, tờ Sankei Shimbun còn bình luận rất “cao hứng”: Ngoài Ấn Độ ra, nếu như toàn bộ Đông Nam Á cũng được trang bị loại máy bay này sẽ chặt đứt con đường ra biển, khiến cho tàu ngầm Trung Quốc chỉ có nước nằm im tại cảng nếu không muốn bị “làm thịt”.


Nam Yết chuyển

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hải /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...