Monday, April 1, 2013

Nhật sẽ biến Senkaku thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”.




Trước những hành động ngày càng leo thang của Trung Quốc ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật đã có những động thái quyết liệt mới theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” đối với Trung Quốc.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, ngày 24/03 vừa qua, lại xuất hiện những tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực Senkaku, đây là ngày thứ 3 liên tiếp tàu hải giám Trung Quốc hiện diện ở khu vực này. 
Trước những hành động ngày càng leo thang của các tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực quần đảo đang tranh chấp và những động thái tăng cường thực lực của các lực lượng chấp pháp biển, đồng thời trao thêm quyền hạn cho các cơ cấu quản lý những lực lượng này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuyển 4 tàu hộ vệ tên lửa cũ của lực lượng hải quân thành tàu tuần tiễu.
Tuy nhiên, do những hạn chế của “Luật an ninh tàu thuyền”, các tàu hải quân chuyên dụng sẽ phải trải qua quá trình cải tạo lại. Ngoài ra, Nhật cũng phải huấn luyện để các nhân viên chấp pháp nắm vững được kỹ thuật liên quan đến trực thăng hạm trên tàu hộ vệ. 

Hiện nay Nhật đang “Tổng động viên” toàn bộ các tàu tuần duyên trong cả nước để đối phó với Trung Quốc nhưng vẫn chưa đủ. Tuy Cục an ninh trên biển đã có quyết định thành lập “Lực lượng đặc biệt Senkaku” và “Bộ đội biên phòng Senkaku”, nhưng phải nhanh nhất đến năm 2015 mới thực sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
Về vấn đề này, lực lượng bảo vệ trên biển của Nhật có vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của Chính phủ nhưng cũng lo lắng bởi rất nhiều sức ép trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Tuy quyết định chuyển các tàu hải quân thành tàu tuần duyên có phần hơi muộn, nhưng đã chứng tỏ quyết tâm đối chọi đến cùng với Bắc Kinh của Tokyo. 
Về vần đề chuyển tàu hải quân thành lực lượng chấp pháp biển, Trung Quốc đã đi trước Nhật Bản một bước. Thời gian trước đây nó chỉ là một xu hướng đơn lẻ nhưng trong năm 2012, các tàu hải quân “nghỉ hưu” của Trung Quốc đã ồ ạt chuyển thành tàu Hải giám và ngư chính. 
Chính báo chí Trung Quốc đã tiết lộ hiện có khoảng hơn 10 tàu chiến có lượng giãn nước từ 1000 tấn (cá biệt có những tàu gần 5000 tấn) đã chuyển đổi từ lực lượng hải quân sang lực lượng hải giám và ngư chính, trong thời chiến khi cần các tàu này hoàn toàn có thể âm thầm tái trang bị vũ khí để bất ngờ tham chiến. 

Sự chuyển đổi này cùng với việc gia tăng đóng các tàu chấp pháp cỡ lớn, đã khiến lực lượng tàu chấp pháp biển Trung Quốc còn mạnh hơn hải quân chính quy của một số nước, nó còn được một số học giả Trung Quốc mệnh danh là lực lượng “Hải quân 2” hoặc “Đội tiên phong trên biển”.
Trở lại với Nhật Bản, quyết định sẽ chuyển đổi các tàu hải quân sang làm tàu tuần duyên thực sự là sáng suốt, các tàu hải quân có lượng giãn nước lớn, khả năng chống chịu sóng gió và va đập tốt hơn các tàu dân sự mới có thể giúp Nhật cân bằng lực lượng với Trung Quốc.
Tháng 2 năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định đóng mới 12 tàu tuần duyên trên 1000 tấn trang bị cho “Lực lượng chuyên trách Senkaku” (2 tàu trang bị trực thăng). Trong dự toán ngân sách năm 2013 còn cho biết, tương lai “Lực lượng chuyên trách Senkaku” còn có thể được tăng cường tới 20 tàu tuần duyên và 13 máy bay trực thăng.
Với những hành động quyết liệt trên cùng với kế hoạch triển khai 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu để bảo vệ Senkaku (hiện đã có 5 tàu), có thể nói trong tương lai Nhật sẽ biến Senkaku thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”. 

Tàu ngầm Nhật vượt trội, ngay cả khi Trung Quốc mua được Amur từ Nga

Ngày 24/03, tờ Yomiuri Shimbun cho biết, để tăng cường phòng thủ các cụm đảo phía tây nam Nhật Bản đặc biệt là quần đảo Senkaku, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ xem xét khả năng tăng thêm số lượng tàu ngầm và cấp tốc huấn luyện nhân viên mới.
Yomiuri Shimbun tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đến trước năm 2021, sẽ tăng số lượng tàu ngầm từ 16 chiếc hiện nay lên con số 22 chiếc, số lượng thủy thủ và nhân viên phục vụ theo đó cũng tăng thêm khoảng 400 người nữa.
Trong tác chiến tàu ngầm, một thủy thủ hoặc nhân viên thao tác cần phải có ít nhất khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên mới được coi là đủ tiêu chuẩn, vì thế Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cấp tốc tuyển chọn và huấn luyện thêm nhân viên mới.
Thông tin cho biết, tại căn cứ huấn luyện tàu ngầm của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đóng ở Thành phố Kure - Hiroshima, các thành viên mới tuyển mộ vào lực lượng tàu ngầm đang tiến hành thực nghiệm trên các thiết bị bằng gỗ, mô phỏng hệ thống đo đạc và các bảng điều khiển trên loại tàu ngầm thế hệ mới nhất, hiện đại nhất của Nhật Bản là tàu ngầm AIP lớp Soryu.
Phương pháp huấn luyện tiên tiến hiện nay là sử dụng các thiết bị giống hệt các thiết bị thật được sản xuất rời hoặc tích hợp theo các Modul huấn luyện nhưng hiện Nhật Bản mới sản xuất được chiếc tàu ngầm Soryu thứ 5 và đang tập trung toàn bộ nhân lực vật lực để chế tạo tàu ngầm chiến đấu thực thụ nhằm nâng cấp thần tốc lực lượng tàu ngầm tác chiến nên không đủ thiết bị huấn luyện. 
Hơn nữa số lượng nhân viên tham gia huấn luyện cũng tăng nhanh từ 100 người trong năm 2012 đến 170 người vào đầu tháng 3 năm nay dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị huấn luyện ngày càng thêm trầm trọng. Vì vậy, Nhật phải cấp tốc chế tác các bảng điều khiển thủ công để sử dụng cho công tác này.
Ngày 25/03, Nga vừa lên tiếng phủ nhận việc đã ký hợp đồng bán tàu ngầm AIP Amur 1650 cho Trung Quốc. Đây là loại tàu ngầm mà Trung Quốc đang “khát” để đối chọi với tàu ngầm Soryu của Nhật. Nếu Trung Quốc không mua được loại tàu này thì coi như khu vực biển nước nông ở biển Hoa Đông đã thành “vương quốc” của tàu ngầm Nhật.
Hiện lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã sở hữu 5 tàu ngầm loại này (được đánh số từ 501 - 505) trong tổng số 10 tàu dự định đóng. 5 tàu còn lại Nhật Bản dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất để chính thức đi vào phục vụ trong lực lượng hải quân.
Kể cả sau này Nga có đồng ý bán thì sớm nhất là 5 năm sau Trung Quốc mới có đủ 4 tàu, lúc đó với tỷ lệ 4/10 (chưa tính trong giai đoạn sau năm 2015 có thể Nhật sẽ đóng thêm), liệu tàu ngầm Trung Quốc có khả năng tung hoành được ở biển Hoa Đông hay không?


Nam Yết chuyển

No comments:

Ngưu Ma Vuơng được ân xá

  Jacob Chansley, Tù nhân Chính Trị, bị bắt mang theo 41 tháng lương thực, chuyên trị ăn chay. Anh được biết đến với biệt danh ...