Friday, May 2, 2014

Bôi nhọ chính thể VNCH, hạ sách của CSVN


Lịch sử đã chứng minh, có nhiều, rất nhiều những thứ tốt đẹp nhưng vẫn không tồn tại được. Nó bị biến mất vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. 
Lý ra, chính quyền phải làm sao cho cuộc sống của dân tốt hơn để họ quên đi hoặc thôi không còn so sánh với thời trước thay vì cứ dùng bộ máy tuyên truyền của mình để chửi bới một chính thể đã không còn tồn tại. Nếu chế độ này tốt đẹp, cuộc sống của người dân tốt hơn thì làm sao có chuyện người dân đem ra so sánh để rồi tiếc nuối? Mà lúc đó, người dân phải đồng ý với chính quyền về việc thay đổi là điều tốt đẹp cho họ.
   Lịch sử đã chứng minh, có nhiều, rất nhiều những thứ tốt đẹp nhưng vẫn không tồn tại được. Nó bị biến mất vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Sự sụp đổ của chính thể VNCH chỉ vì không chống lại được thế lực tồi bại, xấu xa từ Cộng sản Bắc Việt. Việc tôn trọng lịch sử là điều mà chế độ mới phải làm để không khoét sâu vào vết thương chưa lành lặn. Cũng như tôn trọng quá khứ của những người từng theo chế độ cũ là việc làm chế độ mới cần phải coi trọng.
 
Khu vực trung tâm Sài Gòn trước 1975. Ảnh trên tờ Giáo Dục Việt Nam
 
Không phải chờ đến những ngày "Tháng Tư Đen" mà trên loa, trên đài, trên báo mới nhan nhãn những bài viết chửi bới, miệt thị chế độ cũ, hoặc những người đã từng làm việc ở thời đó, mà bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào nếu thuận tiện, có cơ hội chính quyền CSVN đều ra rã để bôi xấu thể chế VNCH. Phần nào qua cách làm này họ cố nhồi nhét vào người dân, những người trẻ mới lớn mặc định cho chế độ Sài Gòn là tồi bại, là tệ hại. Vậy nhưng, không phải lúc nào cũng như chính quyền mong đợi. Càng ngày trên mạng truyền thông, những giá trị của thời VNCH lại được nói lại. Và nếu đem so sánh những giá trị cũ trong thời VNCH, thì rõ ràng trong chế độ ngày nay cho dù đã "giải phóng" 39 năm, dù muốn cố gắng cũng không thể so sánh được.
 
Sách giáo khoa cho học sinh trước 1975. Ảnh trên tờ Vietnamnet
 
Biết bao nhiêu năm nay, từ khi "đời ta có đảng", người dân miền Nam hiểu được phần nào cái gọi là “Thiên đường XHCN”. Ngay cả những người là trí thức, được xếp vào "thành phần thứ 3", một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Cộng sản Bắc Việt, làm hết mình cho Việt Cộng - Mặt Trận Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng phải bất mãn mà thoái đảng, lên tiếng chống đối lại đảng. Cho dù, hầu như những người này trước đây đã từng thấm nhuần lý tưởng Cộng Sản. Điều đó phần nào được chứng minh qua việc họ trở thành đồng đảng của CSVN. Họ luôn thể hiện sự chống đối bằng cách kêu gọi đổi mới. Dễ hiểu thôi, vì họ là những người trí thức, là những người có lương tri, đứng lên vì lương tâm, trách nhiệm. Cho dù đồng đảng có chê trách, nhưng trước sự thúc bách của thời đại, họ phải lên tiếng. Và chính họ, những người trí thức ấy hiểu được rằng, không phải cái mới sẽ phủ định cái cũ, cũng như không phải cứ sụp đổ đều xấu xa. Vì rằng, trong rất nhiều thứ họ kêu gọi đổi mới chỉ cốt làm sao quay trở lại những giá trị cũ mà trước đây, trong chế độ cũ đã từng tồn tại.
 
Thanh nữ Sài Gòn trước ngày miền Nam rơi vào tay Cộng quân. Ảnh trên tờ Giáo Dục Việt Nam
 
Trên tờ Vietnamnet ngày 3/12/2013 đã cho đăng lại hình ảnh mô hình giáo dục VNCH với niềm nuối tiếc vô bờ bến khi “Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học”. Mô hình nàøy trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục có tính đại chúng và thực tiễn. Với nền giáo dục nặng về hình thức, cốt lõi đào tạo ra những con người phục tùng chế độ, thì những giá trị để phát triển con người, tinh thần quốc gia là điều không có ở chế độ Cộng sản. Đó chỉ là một phần cho thấy những người nặng lòng với giáo dục đang mơ tưởng về một hệ thống giáo dục được như thời VNCH.
 
Thanh nữ Sài Gòn trước ngày miền Nam rơi vào tay Cộng quân. Ảnh trên tờ Giáo Dục Việt Nam
 
Trả lời trên Đài Á Châu Tự Do, ông Hồ Ngọc Nhuận (*) cho biết: "Chế độ này không dân chủ... có dân chủ mà không có đối lập thì kể như là cụt chứ không phải cuội nữa mà nó là độc tài... Thật sự cái luật của chế độ mới bây giờ đâu phải là pháp trị mà là đảng trị. Họ thâu tóm tất cả trong tay họ hết. Chế độ này họ muốn cai trị nhưng họ không có luật.... Còn những cái mà ổng cho là quyền của dân thì ổng ghi trong hiến pháp thì ổng để đó.... Còn cái này cũng không phải pháp trị mà cũng không pháp quyền nữa mà nó là đảng trị. Đảng trị từ đầu đến cuối. ‘Đảng ta là đảng cầm quyền’ Cầm quyền một mình nên đi tới độc quyền. Vậy thôi."
 
Không phải bỗng nhiên những giá trị của thời VNCH lại được "khai quật" nhiều như bây giờ. Đó ắt phải bắt nguồn từ việc đem giá trị sống của thời VNCH để so sánh với thời Việt Nam Cộng Sản (VNCS). Sở dĩ, có sự so sánh đó vì nhiều người nhận ra rằng, sau khi bị "giải phóng" thì cuộc sống của họ chẳng những không tốt hơn, họ không được sống trên Thiên đường XHCN mà phải quần quật kiếm miếng ăn như loài thú. Những tấm ảnh đường phố Saigon vào thập niên 60s, 70s đăng nhan nhản trên mạng xã hội Facebook để so sánh với đường phố Saigon thời hiện tại với khói bụi, kẹt xe khắp các đô thị lớn, dày đặc và ô nhiễm. Nó cũng phần nào gợi nhớ về cái thời có xe nhưng không có xăng để chạy. Hay người người, nhà nhà phải bán đi từng thứ vật dụng trong nhà để cố duy trì miếng ăn hằng ngày từ khi đời người dân Saigon có đảng. Nó cũng phần nào gợi nhớ về những bo bo, cơm độn khoai lang, khoai mì và những ghẻ lỡ, mụn nhọt. Không những vậy, những đứa trẻ với những chiếc bụng ỏng vì thiếu ăn.
 
Và với những người làm giáo dục, khi nhìn lại nền giáo dục dưới thời VNCH họ phải tấm tắc để tiếc nuối một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhân bản chứ không phải nặng về nhồi sọ nhằm mục đích phục tùng như hiện nay. Nhưng không phải chỉ riêng về Giáo dục, về đời sống vật chất. Mà ngay cả đạo đức xã hội cũng tốt hơn. Tôi có bà cô giáo là người Nam tập kết ra Bắc cho biết: "Sau năm 1975 ra chợ Bến Thành gặp người bán hàng lúc nào cũng "mua đi cô Hai, mua đi cậu Hai" chứ chẳng phải chặt chém, chửi bới như sau này". Hay ngay cả việc con người sống với nhau thời VNCH dù đang là thời chiến vẫn hơn bây giờ. Đem một xã hội nhiễu nhương, chém giết, chửi bới, mạt sát nhau khiến nhiều người không quên buột ra câu hỏi "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?"
  
Lý ra, chính quyền phải làm sao cho cuộc sống của dân tốt hơn để họ quên đi hoặc thôi không còn so sánh với thời trước thay vì cứ dùng bộ máy tuyên truyền của mình để chửi bới một chính thể đã không còn tồn tại. Nếu chế độ này tốt đẹp, cuộc sống của người dân tốt hơn thì làm sao có chuyện người dân đem ra so sánh để rồi tiếc nuối? Mà lúc đó, người dân phải đồng ý với chính quyền về việc thay đổi là điều tốt đẹp cho họ.
 
Những người đọc "cổ học tinh hoa" ắt có biết mẫu chuyện "Hà chính mãnh ư hỗ" để so sánh giữa chính sách hà khắc với con hỗ dữ. Với hỗ, người dân còn có thể đặt bẩy để trừ khử, chứ với chính sách hà khắc người dân chỉ còn biết bỏ nước mà đi hoặc trở thành Phản Động theo nghĩa của chính quyền bây giờ. Cuộc vượt biên lịch sử của dân tộc Việt Nam nguyên nhân cũng là do chính sách hà khắc mà ra. Thế nhưng, điều đáng phẫn nộ là đến tận bây giờ chính sách hà khắc vẫn chưa thôi đè lên đầu người dân, và họ vẫn vượt biên theo nhiều cách. Người giàu thì cho con đi du học, mà theo cách gọi nôm na là “Tỵ nạn giáo dục”. Nghèo hơn thì gả con cho Đài Loan, Hàn Quốc, Việt kiều. Còn quá nghèo thì vượt biên như cách mà mấy chục năm trước sau khi "đỏ hóa miền Nam".
 
Chính quyền CSVN thiếu tự tin, điều này được thể hiện rất rõ bằng việc mà họ xưa nay vẫn làm trên hệ thống truyền thông trong nước khi nói về chính thể VNCH. Phần nào việc làm này cho thấy sự bất lực khi thực trạng xã hội không được như những gì mà chế độ Sài Gòn đã làm cho người dân. Nó tồn tại trong suy tư, ước vọng của người dân để cho thấy sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân bản luôn vượt qua thời gian, phủ nhận mọi thứ mà chế độ mới đang có. Khi đem 2 chế độ ra so sánh cái cũ xưa ấy vẫn còn nguyên giá trị. Chửi bới, nói xấu không phải là cách để cho người dân quên đi thời hoàng kim khi họ được sống trong một chế độ tôn trọng quyền con người, được hưởng những giá trị ưu việt của một nền pháp trị, mà phần nào cho thấy sự xấu xa của chế độ mới khi phải dùng đến những hạ sách. Hãy làm tốt, hãy trở nên đẹp hơn, trở nên vĩ đại hơn thì cho dù con người ai cũng có tính hoài niệm nhưng chẳng thể nào bỏ đi những giá trị thực tại để đeo đuổi bóng ma của quá khứ.
 
Người Quan Sát
 
(*): Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TpHCM. Trước đó, ông là dân biểu đối lập thời VNCH. 
Cali Today News -
HNPD

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...