4000 Năm Ròng Rã Buồn Vui
Nguồn gốc của chúng ta là ông bà tổ tiên, nguồn gốc của ông bà tổ tiên là nòi giống. Nòi giống thì một phần khác nhau ở tiếng nói. Tiếng nói là một trong những điều rõ ràng nhất làm cho ta biết được giòng giõi của ta. Nhưng có thật là ta biết được nguồn gốc tiếng Việt qua những sự kiện khách quan hay là do thành kiến thông thường mà vì quen nghe rồi đâm ra tin là có thật?
Ta thường nghe nói là nòi giống ta bắt nguồn bên Tàu, là một nhánh của nòi giống Tàu, tiếng nói của ta là biến thể của tiếng Tàu v..v… Có nhiều điểm làm cho ta phải tin như vậy vì địa thế, quá khứ lịch sử và văn hóa có nhiều chuyện dính dáng với Tàu.
Tuy nhiên, những sai lạc về suy diễn đã là mây mờ che phủ cái quá khứ thật sự của ông bà ta mấy ngàn năm nay. Thí dụ như hồi xưa khi người Tàu qua nước ta, ông bà ta đã có chữ viết chưa? Những khai quật cách đây khoảng 70 năm của bà Madelene Colani tại Đông Sơn, Thanh Hóa đưa ra tài liệu về 17 sắc dân Mường và tiếng nói cùng nếp sống của họ mà cụ Nguyễn Trãi gọi là “song viết.”
Bốn giòng chữ trên một trống đồng Bắc Sơn
Khoảng 2000 năm, đương nhiên không phải là chữ Nôm hay chữ Tàu, đã có trước cả chữ Nôm rất lâu có thể là để đánh dấu một biến có quan trọng, tên một triều đại hay một vị vua chúa, hoặc ghi nhận một trận đánh lịch sử. Hơn nữa, cách đây hơn 100 năm, ông Lacouperie, giáo sư ngôn ngữ tại đại học London, trong sách “Beginning of Writing” xuất bản tại đó, cũng đã trưng bằng cớ của bốn mẫu chữ của người xưa ở Đông Nam Á mà không phải là chữ Tàu.
Có điều là cả 100 năm sau mới có mẫu chữ này trên trống đồng tìm thấy ở Bắc Sơn mà dĩ nhiên ông ấy không được biết đến. Tài liệu này chứng tỏ hồi xưa cách đây khoảng 2,300 năm và hơn nữa đã có những mẫu chữ viết của các dân tộc Đông Nam Á, không thuộc Tàu hay Ấn Độ vì không giống tí nào với các mẫu chữ xưa của Tàu hay của Ấn Độ đồng thời.
Nếu có chữ viết riêng biệt từ xa xưa thì tiếng nói hẳn cũng riêng biệt, không phải là tiếng Tàu hay tiếng Ấn Độ. Một thành kiến và ngộ nhận sai lầm nữa là cho rằng cái gì bên Tàu là của Tàu, hay do Tàu mà ra, thí dụ như nước Tàu thì người Tàu ở và nói tiếng Tàu chứ tiếng gì vào đó nữa!
Sự thật là hồi xưa, khoảng 2500 năm về trước, người Tàu chính cống chỉ ở một vùng đất nhỏ phía trên trung lưu của sông Hồng Hà. Họ thuộc bộ lạc tên là “Hoa” hay “Pa,” ở miền trung của Tàu nên gọi là Trung Hoa. Từ đó mà xuống tận biển Nam là một vùng đất mênh mông có nhiều giống dân khác hoàn toàn, khác dân Hoa về tiếng nói cũng như lối sống, đã ở đó từ ngàn xưa.
Sử Trần Trọng Kim nói rằng (nhà Ân) nước Tàu ở phía trên sông Hoàng Hà. Bên này sông Trường giang [sông Dương tử] là man di hết cả [ngưòi Man].
Một dẫn chứng lý thú là theo sử Tàu, Khổng Tử (551-479 BC) cũng không biết gì về các sắc dân đó cả. Ngài bảo với ông Tư Mã Ngưu, một người học trò khi ông ấy sắp đi cư về Nam, đến thỉnh ý ổng, ổng nói:
“Ta không biết gì về miền Nam! Chỗ đó nguy hiểm lắm. Có về đó mà sống phải cẩn thận. Dân ở đó nghe đâu là dân Tam Miêu. Họ nói tiếng khác với ta. Phong tục cũng khác. Ngay cả cây cối miền đó cũng khác. Thức ăn cũng khác, họ trồng lúa mà ăn. Họ uống một thứ nước giải khát từ một lá trong rừng gọi là lá chè. Chúng ta thì chỉ ăn kê và lúa mạch. Ta không biết chè là gì.” [theo tài liệu Shafer “Ancient China”].
Hai trăm năm sau, ông Mạnh Tử (372-289 BC) nói về người nước Sở [T’su] vùng Hồ Nam bây giờ: “… Họ là những nam Man, man di mọi rợ, nói tiếng líu lo. Họ không phải là người chúng ta!”
Rồi thì, dưới áp lực bành trướng của người Hoa, tràn xuống hay xâm nhập lần lần, những nhóm dân khác phải đi lần xuống miền Nam của miền Nam. Một vài bộ lạc bị đồng hoá, bị lấn lướt. Một vài sắc dân khác, nhẫn nhục để cho bị cai trị, mất dần dân tộc tính, sáp nhập vào dân Tàu. Lại một vài sắc dân khác bị mắc bẫy vào guồng máy cai trị của Tàu, ăn bổng lộc của Tàu, nhận tước vị của Tàu, mặc dù máu mủ bản xứ, nhưng giới cầm đầu là quan lại cho Tàu, có muốn cưỡng lại hay làm gì cho đồng bào của họ cũng không được [thời ta bị 1000 năm Bắc thuộc].
Khi các triều đại Tàu không đủ sức mạnh thì họ chỉ yêu cầu các sắc dân ấy triều cống nhẹ nhàng, nhưng khi chúng nó hùng hổ tràn về phía nam qua các cuộc viễn chinh thì các sắc dân kia, ai không chịu nỗi, tất nhiên phải di cư về nam, đi đến đâu hay đó, đến những vùng mà ảnh hưởng của Tàu chưa hề có. Không biết bao nhiêu giống dân đã đi về miền nam, lớp này qua lớp khác.
Công cuộc ấy kéo dài cả mấy ngàn năm, mà cho đến nay vẫn còn chưa xong vì theo bản đồ nhân chủng lớn nhất của Trung cộng thì vẫn còn gần 50 triệu người khác giống và khác tiếng nói, sống phần lớn ở miền Hoa Nam, trong đó có 20 triệu người Zhuang [gốc Tai], 10 triệu Yi và Zang [gốc Tây Tạng] và 25 sắc dân khác, ít nhiều từ vài chục ngàn người cho đến 5, 6 triệu người [người Hmong, người Dao …].
Qua hơn 2000 năm các giống người ấy đã liên tiếp di dân về “miền nam của miền nam…,” theo kiểu “dùi cui đánh đục thì đục đánh săng” dần dà lai giống với đa số thổ dân ở tại chỗ từ ngàn xưa, xin nhấn mạnh là những người thực sự là bản xứ tại vùng mà bây giờ gọi là Bắc Việt, Bắc Lào và Bắc Thái Lan. Những người ấy là ai? Họ đã ở đó từ ngàn xưa, không đâu tới mà cũng chẳng đi đâu cả, sống ở đó và chết ở đó từ lâu lắm trước khi các nhốm người xa lạ kia, ở miệt trên lấn xuống mà ở chung ở đụng. Họ mới thật là ông bà tổ tiên của chúng ta chứ không phải là cái bọn người Hoa Nam bị Tàu đuổi xuống, lại càng không phải là cái bọn Tàu từ Hoa Bắc lấn chiếm Hoa Nam!
Chúng ta bây giờ là máu huyết pha trộn lai giống của dòng Mon Khmer với các nhóm người kể trên qua bao nhiêu ngàn năm, qua mấy trăm đời người, mà phần nhiều họ là dân Tai-Kdai [Thái xưa] cùng với dân Dao và Hmong xưa chứ không phải là Tàu Quảng Đông, Tàu Quảng Tây, hay Tàu Vân Nam bây giờ [vì vậy mà trong tiếng Việt hiện nay pha trộn 42% gốc Tai cổ xưa và cũng còn có trên ba trăm tiếng gốc Hmong trong đó, mà chưa kể 28 % ngôn ngữ ta có gốc Mon Khmer, gốc bản xứ đó].
Theo ông Terrien de Lacouperie trong tài liệu “Les Langues du Mondes” 1887, thì tổ tiên người An Nam, người Mường, là kết quả pha giống và pha tiếng nói của dòng Tai ở Hoa Nam với dòng Mon Khmer của miền Đông Nam Á, nhưng vì An Nam bị Tàu cai trị suốt 1000 năm và ảnh hưởng thêm 1000 năm nữa nên phong tục và ngôn ngữ đã vay mượn của Tàu rất nhiều; tuy vậy mà vẫn còn mang nặng nhiều nếp sống nguyên thủy của dân tộc “Indonesian,” cùng với ngôn ngữ của rất nhiều các nhốm thổ dân ở Đông Nam Á.
Giả thuyết này vẫn còn giá trị vì nay thì “êkip” ngôn ngữ của Encyclopedia Britannica đã đánh gục cái thành kiến sai lầm về nguồn gốc Tàu của tiếng Việt và tiếng Mường Việt nay đã nằm gọn trong cái nôi ngôn ngữ Đông Nam Á, không còn là một thứ tiếng “mồ côi bí mật”nữa. Giả thuyết xưa cho là người Việt xuôi sông Hồng, xưa ta gọi là sông Cái, và người Lào Thái xuôi sông Mêkông mà xuống chỉ là một lập luận sai lầm ngay cả về phương diện địa lý nữa.
Mặc dù dòng sông là dòng sống nhưng số người sống bên cạnh một dòng sông lớn đâu có nhiều bằng số người sống dọc theo tất cả mọi nhánh sông nhỏ đã tạo thành ra nó.
Giòng sông là một đuờng chỉ tay mà cái lưu vực của nó là cái bàn tay, rộng lớn hơn cái đuờng chỉ tay rất nhiều.
Hơn nữa, đừng quên rằng từ ngàn xưa đã có người sống trên vùng đất đó rồi chứ đâu phải đất trống trời sinh ra để đợi dân Thái, dân Việt, dân Mèo, dân Dao hay dân Tàu xuống mà ở [sic]! Tại Hoà Bình cách đây 30 ngàn năm đã có di tích con người. Tại Đông Sơn cách đây 2500 năm cũng vậy, và họ đã để lại nhiều di vật trong đó có hàng trăm trống đồng! [Hoabinhian, Dongsonian trở thành những cái tên “quốc tế” mà ít ra là những người có học cũng từng nghe đến] đương nhiên là họ để lại cho dân Giao chỉ rất nhiều tiếng xưa để mà nói.
Các cuộc di dân, dù vĩ đại đến đâu, cũng không ra khỏi cái thực tế ngàn đời là “phải lai giống với các người sống tại chỗ,” cho dù có giết người ta đi nữa cũng không làm sao mà tiêu diệt người ta cho hết được. Và chính cái đám dân tại chỗ đó, mà dù tiếng nói của họ cũng pha trộn theo với tiếng nói của kẻ phương xa đến, nhưng vẫn không bị tiêu diệt hay đồng hóa hoàn toàn ; đó mới thật là nói tiếng nói của ông bà chúng ta. Thành thử mỗi một tiếng nói sau mấy ngàn năm chung đụng là một sống sót tuyệt vời pha trộn cả vinh quang lẫn ô nhục của sự chung đụng, đụng chạm và sau cùng là hòa hợp kết hợp dù là đồng lòng tự ý hay là miễn cưỡng bất đắc dĩ.
Mà tiếng nói nào cũng vậy, không riêng chi tiếng Việt. Tiếng Pháp có đến 46% tiếng gốc của Đức, chỉ có 58% là của La Tinh, Hy Lạp! Có ai ngờ thế không? [theo Encyclopedia of Languages / David Crystal]. Tiếng Mỹ thì còn “quậy” hơn nữa, vay mượn tùm lum của mọi thứ tiếng khác trên thế giới chứ đâu phải là một đứa con chính thống của giòng Anglo Saxon đâu [theo từ điển American Heritage dictionary]. Ảnh hưởng của tiếng Ả Rập còn rất nhiều trên tiếng Spanish đến nỗi người ta còn ví tiếng này như là một đứa con ngoại hôn của dòng Indo European!
Giờ ta trở về với tiếng Việt!
Từ khoảng 1 triệu người cách đây 2 ngàn năm, nay chúng ta là 90 triệu, đông hết biết luôn, sinh đẻ quá nhiều, chết bao nhiêu cũng không sao! Ít ai biết là nay tiếng Việt đứng thứ 12 về số đông người nói, dựa trên tiêu chuẩn một tiếng nói chính thức của một quốc gia dân tộc. Ai cũng biết rằng nay nó là một tiếng nói quốc tế hiểu theo nghĩa là “đi đâu cũng thấy nó.” Khoảng chừng 3 triệu người sống khắp nơi trên thế giới văn minh và tự do dân chủ, sau cái biến cố kinh hoàng và tàn bạo của tháng tư đen năm 1975. Hồi tôi qua Đức, thấy một cô bé người Việt ngồi đọc sách chữ Việt trước nhà thờ lớn nhất thế giới ở Cologne. Lần tôi đi thăm cái trống đồng ở Vienna, người gác bảo tàng viện ở đó cũng bập bẹ “Chào ông.” Trên Vạn Lý Trường Thành năm 2000, tôi nghe người Việt nói chuyện choẹt choẹt. Con số gần 3 triệu người Việt chạy trốn cộng sản nay đem lại “mùi vị quốc tế” cho tiếng Mường của ông bà chúng ta, mà cũng là cho tiếng Việt của thời đại!
Tóm lại, theo nhận xét về Việt Nam trích nguyên văn trong Encyclopedia Britannica, bài History of Vietnam,
“In spite of a growing number of ethnographic and archeological studies covering the territory historically occupied by Vietnam, all knowledge about the origin of the Vietnamese people remain hypothetical, but a long held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Viet of Southern China [Yueh in Chinese] has been abandoned.
Though the Viet, who, circa 334 BC, was driven by the expanding Chinese from their habitat south of the Yangtze river, moved farther south and might have entered the Red River Delta, gave the Vietnamese people its name, the theory that regards them as direct ancestors conflicts with ethnographic and biological evidence, all of which point to strong social and cultural affinities between the Vietnamese and people of the Tai and Indonesian families.
The dominant view is that the Vietnamese originated in the red River Delta and represent a racial and cultural fusion, the various elements of which are still not fully determined.”
[@ Encyclopedia Britannica 1999]
Nếp sống của dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ngày xưa vẫn còn cho đến ngày nay, mặc dù có pha trộn nhiều đường nét văn hoá vay mượn từ mọi sắc dân khác chung quanh và cả dân Tàu, lẽ dĩ nhiên.
Mặc dầu vẫn còn nhiều điểm chưa biết rõ, cái rõ ràng nhất là tiếng Tàu không chung một gia đình với tiếng Việt, nó chỉ là một ông hàng xóm lấn lướt và hoạnh hoẹ muôn đời.
Bật Mí Những Bí Mật Của Tiếng Việt
Cách đây đã lâu, nhà văn Bình Nguyên Lộc có toan tính “lột trần Việt Ngữ.” Gần đây giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Đinh Hòa cũng dọa sẽ không cho tiếng Việt “điểm phấn tô son” nữa, một hình thức “lột trần” khác. Hôm nay tôi sẽ lần lượt “bật mí những bí mật từ ngàn xưa của cô nàng Nguyễn Thị Việt Ngữ.”
Gần 3 triệu người đã bỏ nước ra đi kể từ 1975, nay gần một nửa là lớp người trẻ. Nếu ta không tha thiết đến họ, tương lai tiếng mẹ đẻ kể như tàn đời. Hiện nay tiếng Việt là chất keo sơn đang làm cho chúng ta khắng khít với nhau. Nếu chúng ta hờ hững, cộng đồng Việt sẽ không còn hiểu được nhau nữa, thì nói gì đến lớp trẻ sau này! Ngược lại, nếu ai trong chúng ta đều tự nhủ với lòng mình đừng để cho tiếng Việt trong hồn ta lu mờ đi, mỗi ngày phải nói cho đúng, viết cho đúng, hiểu cho đúng tiếng Việt (cái này khó lắm!) và dành ra một lúc, dù có bận, để chỉ vẽ cho con cháu trong nhà nói tiếng Việt nhiều hơn một chút, đúng hơn một chút, là ta đã đóng góp vào sự giữ gìn tiếng Việt, cái linh hồn của chúng ta ở nước ngoài cũng như ở trong nước.
Dù ở đâu, ta cũng không muốn mất gốc, mất cái lẽ sống là nói tiếng Việt trong lúc sống theo lối Việt, cái mà Nguyễn Trãi đã nói là cái “song viết”/ “nếp sống” của chúng ta đó. Hãy làm chuyện đó ngay, và làm hàng ngày, càng dễ làm nếu ta bỏ đi những cái ý nghĩ sai lầm về tiếng Việt.
Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra?
Rất nhiều người lầm nghĩ là tiếng Tàu sinh ra tiếng Việt, vì Tàu đã cho mượn nhiều từ ngữ như văn hoá, văn minh, dã man, cộng sản… nhưng mà hàng chục ngàn tiếng như ăn ngủ, ỉa đái, chạy nhảy, leo trèo … đâu có phải là tiếng Tàu?
Nhà ngôn ngữ học Logan đi “tìm gia phả cho tiếng Việt” từ năm 1859, cách đây 150 năm, ông viết rằng:
“The vernacular Annamese language, though full of Chinese idioms, belonged to the same family as the MON in Burma.” (@ the Mon-Annam formation pp 152-183 Journal of the Indian Archipelago N.S / Vol iii 1859)
Vậy thì Mon là gì? Họ còn có tên là Môn, Mòn, Rmon, Rman. Mon là tiếng nói của dân Mòn bên Miến Điện, chừng hơn 1 triệu người Mòn ở vùng miền biển và núi cách 150 km Rangoon về phía Đông Nam. Từ xưa, dân này ở khắp nước Miến Điện, khi người Miến xưa đang còn ở miền Tây Nam Tàu bây giờ, chưa tràn xuống.
Tiếng Mon và chữ Mon đã gốp phần xây dựng lên tiếng Miến và chữ Miến nên ảnh hưởng nhiều và lâu bền vào văn hoá và ngôn ngữ của Miến Điện, lan qua cả Kampuchia và Thái Lan nữa. Nhưng người Mon hiện nay đã bị mất nước! Sau hơn hai ngàn năm kèn cựa với Miến và Thái, họ đã mất hết đất nhưng họ vẫn hơn về phương diện văn hoá và ngôn ngữ và cả hai dân tộc Thái và Miến đều phải công nhận phần đóng góp lớn của dân Mòn cho tiếng nói của họ, và họ không ngớt nhắc nhở đến trong các sáng tác văn học của họ.
Nếu ta có sang thăm Thái Lan hay Miến Điện, ta sẽ thấy hàng trăm đền đài xưa của người Mòn lập ra mà được người Thái và Miến tu bổ để tiếp tục thờ, di tích tám trăm bia đá có khắc chữ Mòn xưa, bằng chứng hùng hồn về nét chung cùng văn hoá và nếp sống văn tự và ngôn ngữ giữa ba dân tộc Mon-Miến-Thái. Về phần Khmer và Mon thì hai dân ấy quá giống nhau về tiếng nói nên xem như hai anh em. Các nhà ngôn ngữ học gọi chung là Mon Khmer, không tách rời ra được, cũng như giữa Mường và Việt vậy.
Việt Nam ta bị Tàu lấn lướt hơn 2000 năm nên dấu vết ảnh hưởng của Mon gần như khó thấy, nhưng thật ra tiếng Việt, qua tiếng Mường, quá giống với tiếng Mon Khmer, nên các nhà ngôn ngữ học nhất quyết ghép nó vào gia đinh Mon Khmer không chối cãi gì nữa, dù cho phần đông người Việt không biết Mon Khmer là cái quái gì?
Mặc dù hiện nay tiếng Mòn được xem là tiếng gốc gác của vùng ngôn ngữ Đông Nam Á, không một dân tộc, sắc dân, bộ lạc nào mà tiếng nói lại không có pha trộn ít nhiều tiếng Mon vào! Việt Nam nằm trong vùng trái độn là bản đảo Indo-China giữa hai khối người khổng lồ là Tàu và Ấn Độ (trên 2,5 tỷ người!) nên từ rất xưa đã chịu ảnh huởng của cả hai nền văn hoá và ngôn ngữ ấy. Nhưng chúng ta ít biết đến ảnh hưởng của Mòn và Ấn Độ trên ngôn ngữ và văn hoá của ta.
Dấu Vết Tiếng Mòn
Chỗ ở của người Mòn và sự dính líu giữa tiếng Mòn với tiếng Việt và các tiếng nói khác xung quanh.
Đất Việt xa vùng Mòn cả 1000 cây số, chứng tỏ tính cách vượt thời gian và xuyên không gian của hai ngôn ngữ xưa Mòn và Việt. Để làm thí dụ cho liên hệ anh em của hai tiếng nói này, tôi xin đưa ra đây một vài trong số hàng chục ngàn:
đau đớn tiếng Mòn là a-đon (sufferings)
dằn vặt — h-yằn h-wăt (scoldings)
rao mỏ — k-moh (to announce) (mỏ là rao truyền tin tức)
tùm lum – a-lum, tất cả, mọi, khắp
xuề xòa — swa, dễ, giản dị
uống nuớc — uông đak
mà có chồng — ma co giôn (who has a husband)
lúa / lố* — s-lo / s-ro (rice)
mà có con — ma co kôn (who has children]
viết lách — lekh (to write)
*Chú ý: Tiếng Mòn giống tiếng miền bắc của Trung Việt hơn vì qua mấy ngàn năm, người Việt miền Trung gìn giữ được nhiều tiếng xưa của giống nòi Việt, trong khi người miền Bắc liên tiếp gánh chịu tới tấp sóng gió văn hóa và ngôn ngữ từ Tàu tràn xuống nên đã quên đi nhiều tiếng xưa của ông bà trong khi lại vay mượn mà xài nhiều tiếng Tàu như hoa, quả, thuyền…
Tiếng Khmer rất giống tiếng Mòn, như hai anh em ruột nên các nhà ngôn ngữ học không tách rời chúng ra được, gọi là Mon-Khmer và tiếng Việt lại rất “giống cả hai!”
Sau đây là bảng so sánh Khmer-Việt:
Khmer: muôi bi bây buôn prăm
Mường: mộtch hal ba bốn năm
Việt: một hai ba bốn năm
[Old] Mon: moi bar pi’ pa msun
Cả ba tiếng nói Mòn-Khmer-Việt như là ba nhánh của một cây ngôn ngữ, nay ta và họ không nhìn ra nhau nhưng từ ngàn xưa là anh em cật ruột, cùng gốc gác, chung tiếng nói từ khi ta chưa hề biết ta là Giao Chỉ mà họ cũng chưa hề biết họ là Mòn, là Khmer… vào cái thời thôi nôi của mọi tiếng nói con người.
Dòng Mòn Khmer lại đã lai tiếng với giòng Taic từ mấy ngàn năm về trước (Taic là gốc sinh ra các thứ tiếng Thái, Lào, tiếng Shan, giữa Miến Điện và Thái Lan, và tiếng Zhuang/Choang bên Hoa Nam, miền đất mà hồi đó chưa phải là của người Tàu.)
Vấn đề lai tiếng nói đang còn bàn cãi về chi tiết nhưng càng ngày càng rõ là muốn phân biệt nguồn gốc khác nhau thì khó, mà nhận xét về lai tiếng thì quá rõ:
Trong tiếng Việt có 46% tiếng lai gốc Tai và 36% tiếng lai gốc Mòn Khmer.
Cái Tinh Thần Tiếng Việt
Theo các nhà ngôn ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay. Theo tôi thì tiếng Việt không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [90 triệu?] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố kinh hoàng tháng 4 năm 1975. Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà dùng, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v..v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế.
Hiện nay, tiếng Việt lại còn dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v..v… Mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn. Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng. Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ a-b-c hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ “khoa đẩu” là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ nữa. Hú vía!
Như trong câu nói sau đây:
“Cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu.”
Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn này mà ta không ngờ [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ].
Một chuyện lạ hơn nữa là cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông Nam Á Châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha đó là tiếng Thái.
vắng vẻ đó cũng là tiếng Thái luôn.
đủng đỉnh vâng, cũng là tiếng Thái!
vơ vẩn vẩn vơ cũng là tiếng Lào đó bạn ơi!
chân tay, chân mây nó là tiếng Khmer đố.
một ngày, một hai ba bốn năm cũng là tiếng Miên luôn!
Cụ Nguyễn Gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết:
“Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán.”
[đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghia là ganh ghét, ganh tị].
Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
“Tuy rằng bốn bể cũng anh tam,”
[đó là tiếng Mã Lai hiện nay đó bạn ơi, “tam” có nghĩa là em trai nhỏ].
Hay là:
“Hai chữ công danh tiếng vả vê.”
[Đó là tiếng Lào xưa, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa]
Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul… y hệt như vậy!
Hai chữ nôm na mà ai cũng cho là nôm là nam, vậy thì na là gì? Thật ra, nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời… đã có từ lâu.
[Các từ điển Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng ữnôm naữ theo lối chữ abc của riêng cho họ và đều giải thích như vậy].
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, trước khi ông bà ta gặp người Tàu. Chữ Nôm chỉ là cách ghi lại tiếng Nôm mãi sau này.
Còn nhiều nữa, nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt. Như vậy, ta cùng nói cùng dùng chung tiếng nói của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khác ở miền Đông Nam Á này.
Các tiếng nói Đông Nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade, v..v…] bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng giống chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết được tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt. Thật ra, ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả:
– Ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì,
[đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình].
– Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì,
[rịp là bận việc, gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi!]
– Ta nói săn sốc, chăm sốc mà ta chẳng hiểu săn và sốc là gì.
săn là theo dõi, [sốc là sức khoẻ / health, gốc Sanskrit / Pali đó].
Có cả thảy chừng 10200 tiếng Việt gốc gác như thế!
Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!
Biết thêm vài ba ngàn chữ tiếng Pháp, Anh, Tàu, chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả “bất đắc dĩ,” nhưng đừng tưởng rằng như vậy là ta hiểu thông suốt tiếng Việt đâu.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi chữ trong tiếng Việt mà con số lên đến hơn 10 ngàn tiếng như vậy.
Cái Nôi Của Tiếng Việt
Cái gì linh thiêng hoặc làm cho người ta phải sững sờ kinh ngạc vì cái tốt đẹp cûa nó mới là phép lạ. Cái gì xảy ra hàng ngày thì dù có tốt đẹp cách mấy, người ta cũng xem thường. Vậy mà các bạn thử nghĩ coi, một em bé Cao Miên 3 tuổi nói tiếng Cao Miên vèo vèo trong khi 90 triệu người Việt lại không nói được, còn em bé Việt 3 tuổi nói tiếng Việt được khá rành rọt trong khi cả 6 tỷ người trên thế giới lại không biết tiếng Việt là cái quái gì. Nghï có lạ không? Vậy là phép lạ chứ gì!
Phép lạ cûa tiếng nói loài người, mà phép lạ ấy chỉ cần tình thương và vòng tay ấp û cûa người mẹ chịu khó bập bẹ cho con tiếng nói cûa mình. Từ cái bập bẹ thôi nôi vào đời đó mà sinh ra sau này cả mấy ngàn thứ tiếng nói khác nhau.
Xin mời các bạn nhìn qua bản đồ vùng Đông Nam Á.
Theo những hiểu biết mới mè nhất của khoa ngôn ngữ học hiện nay thì con người xưa sống trên vùng đất này nói một thứ tiếng xưa gọi là tiếng nói cûa giòng họ Mon-Khmer và đã là một trong những cái nôi đầu đời cûa tiếng Việt.
Môn (phải đọc là MÒN) là tên cûa một sắc dân sống bên Miến-Điện phía Đông Nam Rangoon chừng một trậm cây số, gần bờ biển. Tiếng Mòn (còn phát âm là Môn hoặc rMan) là tiếng nói cûa họ. Độ chừng 1 triệu người Mòn sống ở đó và chừng gần một trăm ngàn sống ở một vùng nhỏ phía tây Bangkok khi họ chạy loạn qua đó trong vòng mấy trậm năm gần đây.
Tiếng Mòn đã có chữ viết từ năm 900 A.D. và hiện còn 800 bia đá bên Miến điện khắc chữ Mòn và các thứ chữ xưa khác cûa Miến. Chữ Mòn viết cũng như nói (viết theo a b c) có điều là viết theo cái cách riêng cûa họ mà thôi.
So sánh phát âm cûa các chữ Việt với Mòn, ta thấy chúng giống nhau đến chừng nào! Vậy mà họ với ta không ai biết nhau cả và vận hóa của họ không giống gì với vận hóa cûa ta!
Nhưng riêng người Miến và Thái thì không ngớt ca từng cái gia tài văn hóa và ngôn ngữ mà người Mòn đã đem lại cho họ, luôn cả cái đất đai mênh mông cûa người Mòn mà người Thái và Miến đã chiếm lấy rồi xem thường những đòi hỏi cûa người Mòn về đất đai và quyền tự trị như là những quyền lợi không chính đáng!
Người Mòn cũng đã xây cất nên không biết bao nhiêu là đền đài từ trên 1500 năm nay trên đất Miến và đất Thái mà xưa là đất cûa họ. Hiện nay người Miến và người Thái tu bổ giữ gìn các đền đài rồi xây cất cho lớn thêm và nhận là cûa họ!
Bước đường nam tiến cûa hai dân tộc Miến và Thái đã lấn át dân tộc Mòn suốt cả 1500 năm nay rồi. Rốt cuộc đã gần như tiêu diệt dân Mòn nhưng lại giữ luôn cái gia tài ngôn ngữ và văn hóa cûa người Mòn! Lẽ tất nhiên là đã có hàng trăm thế hệ Mòn /Miến /Thái lấy lẫn nhau, lai nhau và pha trộn máu và tiếng nói cûa nhau (mixing bloods and languages) đã sinh ra tiếng Miến và tiếng Thái hiện nay.
Còn Việt Nam ta thì sao? Giữa Việt và Mòn xa lạ quá thì tại sao lại có chung tiếng nói?
Đó là vì từ lâu người ta cứ tưởng là cái nôi văn hóa cûa một dân tộc cũng là cái nôi ngôn ngữ cûa nó luôn! Tưởng vậy mà không phải vậy! Ngôn ngữ cûa một sắc dân nào cũng rất đa dạng ngay từ lúc đầu. Nó do sự đóng góp cûa nhiều ngôn ngữ cûa các bộ lạc đã tạo nên sắc dân đó qua thời gian dài dàng dặc.
Một thí dụ rõ ràng là tiếng Pháp và người Pháp. Hồi xưa người Gaulois nói tiếng Gaulois, nhưng bây giờ con cháu họ là người Pháp đâu còn nói tiếng Gaulois nữa, dù là một tiếng cũng không còn, mặc dầu họ vẫn tự hào (sic) là con cháu người Gaulois! Thật ra, người Pháp đâu phải chỉ là con cháu cûa người Gaulois xưa mà thôi, họ còn là con cháu cûa biết bao sắc dân khác nữa, nào là người Burgundy, người Lombards v..v… Những tiếng nói xưa cûa các bộ lạc đó đã đi để trở thành tiếng Pháp (xưa) rồi tiếng Pháp xưa đã bị bứng mất gốc bởi tiếng La-tinh vì người Pháp xưa đã bỏ rơi tiếng nói cûa ông bà họ mà hè nhau đi nói tiếng nói cûa người La Mã là giống người đã chinh phục họ 2000 năm về trước!
Cũng may, chúng ta không như thế, chúng ta vẫn còn nói tiếng nói xưa cûa ông bà ta từ hồi nào đến giờ, lẽ tất nhiên là với nhiều thay đổi qua sự chung đụng với nhiều sắc dân khác như Thái, Lào, Khmer, Mòn, và ngay cả với Chàm và luôn cả với các sắc dân khác trên Trường Sơn hùng vĩ (mà ta gọi bằng nhiều cách khác nhau: người Thượng, người Mọi, dân tộc ít người, bộ lạc thiểu số v..v…).
*Chú ý: Mọi chỉ là tiếng đọc trại theo Mwoi, [tiếng Mon-Khmer], có nghïa là một nhóm người, tương đương với chữ bộ lạc cũ. Người Thượng thường nói là họ chia ra thành từng ‘muoi’ khác nhau.
Bây giờ xin nói về chữ Khmer mà trong giới ngôn ngữ học hiện nay ai cũng công nhận là “tiếng nói thôi nôi” thứ hai cho tiếng Việt ngoài Mòn ra. Một vài người cho là tiếng Khmer không thể thôi nôi cho tiếng Việt được vì nó không có dấu giọng (accent marks). Thật ra, tiếng Việt xưa cũng không có dấu luôn và đã lần lần có dấu qua 2000 năm. Lúc đầu chỉ có hai dấu (Đúng ra là hai âm-vực “cao và thấp” rồi mỗi âm-vực phát triển ra ba dấu giọng (huyền-ngã-nặng và hỏi-sắc-không dấu, theo ông Haudricourt, một nhà ngôn ngữ học người Pháp).
Thực tế phức tạp hơn thế nhiều, vì trong khi tiếng Việt miền Bắc chịu ảnh hưởng cûa tiếng Quảng đông và tiếng Miao nằm phía trên Bắc Việt mà có thêm dấu ngã thì tiếng Việt miền Trung, nhất là miền Bắc Trung Việt, đang còn chậm chân vì bị ảnh hưởng nặng nề hơn cûa tiếng Lào Thái nên không phát âm ra dấu giọng ngã được (người Lào Thái cũng chỉ có năm dấu giọng, không có dấu ngã) vì vậy mà tiếng Việt miền Trung bị hiểu lầm là “không chịu” phân biệt (sic) hỏi-ngã, làm như thể người miền Trung cố tình biết mà không chịu nói ra!
Cũng y như thế, tiếng miền Trung không phân biệt C với T ở cuối một chữ, không phải vì họ muốn vậy, mà vì tiếng Lào và tiếng Thái đã ảnh hưởng nặng nề về phát âm và nhấn giọng, nên cũng đã không phân biệt được (thí dụ tiếng Thái và Lào đều viết và phát âm là ñậk (to put, to place some objects down) y hệt như phát âm miển Trung và Nam, từ Thừa Thiên Huế tuốt đến Cà mau, Rạch giá. Tiếng Miên cũng vậy, phát âm và viết đều là Đậk (to put down). Cả ngàn tiếng như thế, nói viết và đọc theo cách miền Trung và Nam.
Chúng ta đang ở một địa hạt tế nhị mà chữ viết, theo ông Leonard Bloomfield, thay vì giúp cho ta tìm hiểu rõ hơn về cái tiếng, lại làm trở ngại cho sư tìm hiểu, vì cái gò bó của chữ viết gây ra ngộ nhận như trong trường hợp nêu trên.
Cũng như có nhiều hiểu lầm về nghïa giữa Hán-Việt và Việt do sự phát âm giống nhau, thí dụ như “lang bạt” trong tiếng Việt thì có một ông học giả Hán Việt cho ràng đó là do mấy chữ “lang bạt kỳ hồ” trong tiếng Tàu mà ra [sic]. Nếu có ai hỏi tại sao lại có mấy chữ “kỳ hồ” [sic] xen vào đó làm gì thì họ lờ đi, cũng như “nôm na” thì có người bảo “nôm” là do chữ nam cûa Tàu, có nghïa là thuộc miền nam, phương nam vậy thì “na” là gì? Họ bí, nên họ cũng lờ đi luôn!
Sự khác biệt rât nhiều giữa giọng nói, phát âm, ngũ vựng cùng là những khác nhau trong cách viết chữ Việt cûa ba miền là một hiện tượng phản änh sự biến chuyển không đồng bộ (asynchronic) cûa ba miền tiếng Việt vẫn là một bí mật ngôn ngữ rất lớn, không dễ gì giải thích một cách quá sơ sài như ta thuờng được nghe. Phải có một sự nghiên cứu sâu rộng vào mọi khía cạnh cûa ngôn ngữ ba miền và so sánh với tất cả những ngôn ngữ anh em khác ở khắp Đông Nam Á, họa may ra mới có sự giải thích rõ ràng.
Thật ra, tiếng Khmer và tiếng Việt giống nhau đến mức phải kinh ngạc, chỉ cần so sánh bảng từ ngữ đồng nguyên Khmer-Việt. Theo thống kê, có cả 36% từ ngữ Việt giống với từ ngữ Khmer chứ không riêng gì vài chữ trong bảng đó. Bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt sẽ đem lại sự hiểu biết rõ ràng thích thú và toàn diện cho bạn đọc về nguồn gốc của chừng 27,000 từ đơn và kép trong tiếng Việt cûa chúng ta.
Vùng đất sống hiện nay cûa người Khmer đã bị thu hẹp lại rất nhiều vì chúng ta biết ràng khi xưa, khoảng 2000 năm về trước, vùng đất cûa Khmer bao gồm một phần lớn Thái và Lào hiện nay thì ta dễ hiểu hơn tại sao ngôn ngữ học quốc tế lại ghép tiếng Việt vào cái nôi Khmer! Thật ra, không phải chỉ có tiếng Mòn và tiếng Khmer mới thôi nôi cho tiếng Việt mà các thứ ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á cũng theo giòng thời gian mà ảnh hưởng và dính líu đến nhau đã hình thành và làm ra tiếng Việt hiện nay.
Những Con Đường Đi Không Tới
Vâng. Đi hoài sẽ không bao giờ tới… nếu ta đi trật đường!
Tôi muốn nói đến những giả thuyết về sự di chuyển của con người kể từ khi có con người. Hàng ngàn nhà bác học đã cho là từ Africa mà con người đi khắp thế giới (?) Từ đâu cũng được… nhưng nó kỳ cục ở cái chỗ là với cái thời gian dài dễ sợ luôn kể từ khi có con người [2 triệu năm] thì một nửa quả đất là 20 ngàn kilomét nào có nghĩa lý gì, chia cho 2 triệu năm, mỗi ngày chỉ đi có 33 millimét [chưa dài bằng cái chữ này! Chậm hơn là con sâu bò gấp trăm lần, ai không tin làm cái toán chia thì thấy liền hà!]
Cho nên hãy dẹp ba cái giả thuyết vớ vẩn ấy đi mà phải biết là con người có mặt trên khắp thế giới từ cái đời xửa đời xưa, khi mà ông Bành Tổ chưa có tổ mà ở, khi mà Mathusalem cũng chưa có biết lem nhem là gì thì đã có con người và dĩ nhiên có tiếng nói của nó,
Cho nên dựa vào những cái “giả” thuyết giả tạo đố, có khối ông bác học- chú học [sic] cứ muốn cho rằng mấy anh “Mường” vì không chịu chung sống với “Tàu” cho nên mới hoá ra… Mường!
Trời đất! Cứ cái mửng lý luận bát nháo này thì tại sao mấy mạng Giao Chỉ “chịu” chung sống với Tàu hai ngàn năm nay mà bây giờ thấy có ai nói “xì xì xồ xồ ngô ngộ nị nị” như Tàu đâu à? Cho nên đừng có tin nhảm mà nghĩ rằng sắc dân này nọ vì không chịu nhau mà sinh ra tiếng nói khác nhau, màu da khác nhau, nhóm máu khác nhau, DNA khác nhau.
Sự thật quá thật là con người chịu nhau quá sá thì mới có loài người chứ! Chém giết nhau cũng có đó, nhưng sống chung có tình với nhau cả mấy ngàn năm mới có được gần 7 tỷ mạng người hôm nay; mới có được hơn 6 ngàn thứ tiếng nói khác nhau đó chứ!
Cái sức sống, cái nếp sống quá mạnh của con người đã làm ra thế giới ngôn ngữ chứ đâu có phải ăn rồi chỉ lo di chuyển khắp nơi. Ai ở đâu ở đó chứ không có quởn mà đi theo cái kiểu con sâu bò như thế. Đất đâu cũng là đất, nước đâu cũng là nước, mắc mớ gì mà phải đi tìm chỗ khác mà sống. Chỗ nào thì cũng thế, nên nhớ là cách đây cả mấy trăm ngàn năm làm gì có trồng có trọt, thì cớ gì mà phải đi chiếm đất của nhau. Ba cái quyển sách nhân chủng học “anthropology” nói bậy nói bạ nói quấy nói quá mà chúng nó nghe ầm ầm!
Là tại vì sao?
Tại vì con người không chịu suy nghĩ riêng cho mình, chỉ muốn nghe ai nói chi thì gục gật cái đầu đồng ý liền.
Nói dị đoan như Giao Chỉ là “ngón chân giao nhau.” Trời đất!
Nói tầm bậy như đạo Hoa Lang là vì xưa có người Bồ Đào Nha đem qua bán một thứ “vải có hình hoa lan.” Thiệt hết sẩy!
Nói tưởng tượng như: Văn Lang là cau sọc, văn là vẽ mình, lang là quan lang. Hết biết luôn!
Nói xạo như: Hồng Bàng là to lớn vĩ đại! Quá “phê!”
Nói huyền thoại kiểu “cò con ăn đêm” như: Lạc điền là ruộng có con chim Lạc / vậy nếu con chim Lạc nó bay lạc mất thì gọi là ruộng gì bây giờ?
Thật ra, Lạc / LO-k có nghĩa là lúa, chỉ có vậy thôi! Cả vùng Đông Nam Á rộng mênh mông đều gọi “lúa là luá” cả. Chỉ có Tàu mới gọi theo là LO-k / lố của con người Đông Nam Á, dạy cho Tàu trồng mà ăn. Người Tàu chỉ gọi lúa là “hòa cốc” để phân biệt với các thứ “cốc” loại khác mà họ ăn. Như đã nói ở trên, Khổng Tử không ăn lúa gạo và không uống nước chè (trà) [theo sách “Ancient China” của Shafer], Khổng Tử nói: “Ta không biết Lúa là gì, ta chỉ ăn kê và lúa mạch.”
Hồi đó Lúa là một món ăn mới, chưa hợp cái miệng của Khổng Tử, Lão Tử [chẳng qua là 2000 năm nhập tâm cái chữ Tàu rồi nhìn đâu cũng thấy cả Tàu là Tàu, một thứ “tẩu hoả nhập ma” về cách suy nghĩ mượn đầu heo nấu cháo lú, đánh lộn sòng, gán cái ý nghiã của âm Tàu cho cái âm Việt. Cái cách suy nghĩ “wishful thinking” ấy đã tiêm nhiễm vào nền Hán Việt học lâu đời nên gần như đã trở thành một cái truyền thống giả tạo mà cái bản chất sai lầm thì vẫn là sai lầm; vả lại họ nghĩ rằng không đào bới trong sách vở của Tàu thì đào bới đâu bây giờ? Họ không biết rằng biển học mênh mông có ngay tại chỗ ở Đông Nam Á chứ không phải chỉ là 7500 cái chữ Tàu độc diễn trên một mặt trận văn học suốt hai ngàn năm đâu nhé!
Mấy chục cái nền mống văn học, ngôn ngữ của các nước ở Đông Nam Á đang chào mừng đón mời chúng ta đó. Nguồn gốc tiếng Việt và các thứ tiếng kia đều nằm trọn trong cái nôi ngôn ngữ đã từ ngàn xưa mà chúng ta thờ ơ, chê và làm biếng không chịu để mắt tới, lại còn bị các cụ “học giả” (học không thiệt) nhà ta chê đè!
Các ông này đả làm nản lòng mấy chục thế hệ về sau vì thế không buồn tìm hiểu tiếng Việt làm chi nữa. Thôi thì cứ tin theo các ổng mà “đệm lên đệm xuống” cho rồi. Mấy ngàn chữ đệm này, nói theo kiểu Trần trọng Kim thật là oan uổng, chúng nó đều có nghĩa có lý cả đấy, chỉ tội là mình nào có biết đuợc cái gì đâu!
Hóa ra một tiếng nói đang dậy thì như là tiếng Việt mà đem gả cho ông thầy Tàu già đã 65 tuổi rồi nên ổng nói chi thì dạ dạ nấy. Sự thực trắng trợn, trâng tráo là ổng cũng đâu biết gì về cái nguồn gốc của tiếng Tàu của ổng, huống chi là của tiếng Việt đành dựa vào ba quyển sách xưa của Tàu mà xem nó như là khuôn vàng thước ngọc. Té ra đó là khuôn vàng thước ngọc “dỏm.”
Ngay giờ đây các đại học văn khoa bên nhà cũng vẫn cứ lơ là sự tìm học hiểu các tiếng nói và văn hóa Đông Nam Á. Họ được các nhà ngôn ngữ học chỉ cho biết là tương lai tiếng Việt sẽ trổ sắc thêm hương nếu muốn học hỏi chung với các trường đại học văn khoa Thái, Lào, Khmer, Mmon, Miến Điện, Mã Lai, Indonesia nhưng họ vẫn ù lì lần đân không chịu tìm hiểu. Hãy đưa hàng ngàn sinh viên văn khoa đi khắp các trường đại học ở Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, Rangoon, Vientiane, học tiếng của họ và dạy tiếng Việt cho họ. Lợi ích sẽ cho cả đôi bên và ta cũng như các tiếng nói khác sẽ rất vui mừng mà thấy rằng chúng nó giống nhau biết bao nhiêu. Tiếng Việt sẽ có giá trị rõ ràng hơn nhiều mà các tiếng kia cũng thấy họ là “anh em ngôn ngữ” với chúng ta.
Giòng Sông Tiếng Việt
Nó bắt nguồn từ nhiều nơi: Khasi, Munda, Mon Khmer, Chàm, Malay Indonesia. Sau khi chảy qua 5000 năm và 5000 km thì có thêm hai nguồn nữa là: Muờng [Hòa Bình và Đông sơn] và rồi nhận thêm dòng chảy của các nhánh sông bên Hoa nam, các nhánh Man [Miao, Yao] và các nhánh Bách Việt.
Dòng sông Việt lúc ban đầu chảy qua vùng Nam Á châu rồi chảy qua vùng Đông nam Á, rồi cuối cùng ở vùng Hoà bình – Thanh hốa rồi chảy ra hai cửa biển ấy, ta tạm gọi là cửa Hòa Bình và cửa Đông sơn. Khúc sông cuối rất lớn và có hình một cái vòng cung bao gồm châu thổ sông Mã, vùng sông Đà và có trổ một nhánh qua châu thổ sông Hồng. Đến đây thì xảy ra nạn hồng thủy Tàu cách đây 2500 năm.
Lịch sử Tàu đã xen vào và vẽ lại dòng chảy của con sông Việt với nhiều sai lầm vì dựa trên bản đồ Tàu mà ghi chép tư tưởng của mấy người Tàu viết sử cho Tàu cách đây hơn 2000 năm và vì thế mới có cái hiểu lầm về tiếng Việt là có nguồn gốc Tàu [HánViệt?] [sic] có cái hiểu lầm về “nói tiếng Hán Việt, là nói tiếng Tàu” vì khi ta nói cho 90 triệu nguời Việt hiểu thì ta vẫn nói tiếng Việt 100%, vì người Tàu họ đâu có hiểu gì? Dù mượn nhiều từ ngữ Tàu mà nói theo cách nói của mình [cái nhà nhỏ, cái muỗng lớn, dòng thanh thủy, sông Hương giang]. Có cái hiều lầm là viết chữ Tàu là viết chữ Hán Việt [sic]. Người Tàu có thay đổi cách viết chữ Tàu, thì đó là chuyện của Tàu, qua 2000 năm, đâu có người Việt nào dám sửa đổi chữ Tàu đâu, vậy sao lại bảo là chữ Hán Việt?
Làm gì có chữ Hán Việt, chỉ có chữ viết của Tàu mà ta đọc trẹo đi nhưng cái chữ và cái ý nghĩa của nó vẫn là 100% Tàu; rồi khi ông bà ta bày ra chữ nôm, chừng 700 năm truớc, thì đó là chữ Việt, chứ đâu phải là chữ Hán Việt, vì chỉ có ông bà ta hiểu và đọc thôi, đâu có người Tàu nào hiểu đuợc. Nếu đọc ra cho người Tàu nghe, dù là chỉ một người, họ cũng chẳng hiểu quái gì! Như vậy sao lại dám nói đó là chữ Hán Việt của Tàu?
Đó là cái hiểu lầm kỳ quặc, cái quái thai tư tưởng Hán Việt, một cái ngộ nhận đánh lộn sòng vô ích, không hay chi cho Việt mà cũng chẳng lợi chi cho Tàu. Ta nói “chân trời” mà Tàu thì nói là “thiên nhai” hay “thiên biên” và Anh Mỹ Pháp và khắp Âu châu đều nói là “horizon.”
Thật ra, mọi dòng sông ngôn ngữ của con người đều có “chia sẻ dòng nuớc; cùng trôi, cùng nồi và cùng chìm với nhau,” trên một vùng sinh sống rộng lớn mà ta khó tưởng tượng ra được, trường hợp của dòng sông tiếng Pháp, hay của dòng sông tiếng Mỹ. cũng thế thôi. Hiểu theo cách này thì tiếng Pháp có gốc Âu châu cổ chứ đâu có chỉ là gốc La-tinh, hay Hy-lạp cổ mà thôi đâu? Hiểu như vậy thì tiếng Mỹ cũng có gốc Âu châu cổ xưa như là tiếng Pháp vậy thôi, qua cái tiếng trung gian là tiếng Anh.
Nhưng khi ai nói là dòng sông Việt bắt nguồn từ vùng Nam Á châu và chảy ra biển ở hai cửa Hòa bình và Đông sơn thì không ai chịu tin, vì cái tư tưởng đúc khuôn theo Tàu đã làm cho người Việt “mụ” nguời đi, không còn dám suy nghĩ ra ngoài cái khuôn sáo, cái ước lệ cái sai lầm của sách vở xưa củaTàu.
50 năm sau này, ngôn ngữ học quốc tế trở thành một khoa học thật rõ ràng và “thấy” rằng tiếng Việt không bắt nguồn từ tiếng Tàu bởi vì khoa học này đã “không còn đặt nặng các chữ viết của nhân loại nữa, mà nó lại đặt nặng cái quan trọng vào 5000 cái tiếng nói của loài nguời.” Và nhờ thế, khoa học so sánh các tiếng nói [comparative linguistic] tiến vượt bực và cho ta biết sau 150 năm tìm kiếm là:
Tiếng nói của ông bà ta bắt nguồn ngay tại chỗ, đó là miền nam của Á châu chứ không phải là miền bắc của Á châu [Tàu] @ tài liệu của Encyclopedia Britannica và của nhiều loại Bách khoa từ điển lớn trên thế giới đều nhận xét như thế.
Tiếng nói con người là một số âm thanh nói ra [dù ít hay nhiều] mà có ý nghĩa thì được một số nguời sống trên một vùng [dù nhỏ hay lớn] hiểu một cách mà thôi [“chân” khác với “tay!”]
Còn cái chữ viết, sinh sau đẻ muộn, lại làm tàng, muốn thay thế cho tiếng nói, tỏ ra không quan trọng cho bằng vì nó chỉ là áo quần mặc bên ngoài cho tiếng nói thôi, chứ làm sao mà mang theo cái tư tưởng con nguời đuợc?!
Tại sao? Các bạn sẽ cho là lạ lùng, nhưng nếu ta viết:
l-ù-n-g, ta có hiểu là gì không?
đau đớn, nếu ta viết đ-ớ-n, ta có hiểu là gì không?
Hỏi tức là trả lời, không trả lời đuợc, vậy là ta không hiểu. Có chừng 50 % tiếng Việt mà ta không hiểu được, mặc dù ta nói ào ào, là vì ta chưa biết được cái nguồn gốc, cái ý nghĩa lúc ban đầu của nó. Vì vậy mà bộ từ điển này ra đời sau 25 năm thai nghén [nghén là gốc tiếng Lào, Thái viết và đọc là khénh có nghĩa là “có bụng, có mang, có chửa”].
Bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của tất cả 10,200 tiếng một Việt như là:
[ăn / uống / ỉa / đái / chạy / nhảy / leo / trèo / chân / tay / mặt / mũi / trời / đất / núi / sông / lên / xuống / qua / lại / tới / lui …]
Nó cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của chừng 27,400 tiếng ghép Việt qua mấy chục ngàn năm chung sống và chung đụng giữa người Việt và các người khác [Mon, Khmer, Chàm, Mon Khmer, Thái, Lào, Nùng, Hmong v..v…] dựa vào con số to tát của chừng 275 ngàn tiếng một của 58 thứ ngôn ngữ khác nhau ở Đông nam Á, đồng nguyên với 27400 tiếng Việt của ta. Nó cũng cho thấy rất chi tiết và phân tách cái cách ăn nói của người Việt [văn phạm, ngữ pháp] rất giống với văn phạm của các giống nguời đó. Nó cho thấy muôn ngàn cái khác nhau trong căn bản giữa cách nói phô / văn phạm Việt và Tàu [nhà nhỏ / tiểu ốc];Vì cái cách nói của một ngôn ngữ rất là quan trọng. Dù cho ta có mượn hàng ngàn tiếng Tàu mà nói / Tàu mà viết, dù ta có mượn hàng trăm ngữ vững Pháp, Anh, Mỹ mà nói [nhà ga, kilô, vải kaki, computer…] thì ta vẫn nói tiếng Việt, vì ta đem nó vào cái câu nói của ta, mà không có ai bắt chước đuợc cách nói và câu nói của ta cả.
Bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt này sẽ làm cho 90 triệu người Việt hiểu rõ và không bỏ sót một tiếng nào trong số 27400 tiếng Việt:
đẹp đẽ, sạch sẽ, vui vẻ, mạnh mẽ,
xuề xoà, lòa xòa, leo lét, xào xạc,
may mắn, tưoi tắn, khỏe khoắn,
xinh xắn, nhỏ nhắn,
loanh quanh, luẫn quẫn, luống cuống,
lẻ loi, nhỏ nhoi, ít ỏi, dồi dào,
tha thiết, đành hanh, cành nanh,
lung tung, nằng nặc, thắc mắc …
Có cả mười mấy ngàn tiếng như thế; tiếng Việt đó bạn ơi, Tàu đâu mà Tàu!
Hy vọng bộ từ điển này sẽ dứt điểm những cái ý nghĩ sai lầm của các nhà học giả… đò rằng tiếng Tàu đã sinh ra tiếng Việt [sic]; và nó sẽ làm cho ta vui mừng khi biết rằng ông Leonard Bloomfield, nhà ngôn ngữ học người Hoa kỳ nổi tiếng khắp thế giới trong cuốn “Language” 1930, đã khen:
”Tiếng Việt là một tiếng nói văn hoá lớn ở Đông nam Á.”
(“great cultural language of South East Asia.”)
Theo BS Nguyễn Lý Tưởng
Sơ lược về tác giả:
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng sinh năm 1932 tại Huế. Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1958. Hành nghề Y khoa tại Nam Viêt Nam (1959-1975); và tại Hoa Kỳ, Chuyên khoa Tâm thần (1978-1997).
Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã cộng tác với cố học giả Đào Đăng Vỹ soạn:
– Pháp Việt Đại Từ Điển (1952).
– Pháp Việt Tiểu Từ Điển (1954).
– Việt Nam Bách Khoa Từ Điển (1960).
(Phần danh từ khoa học, tập A, B, C)
Và đã nghiên cứu / soạn thảo:
– Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt qua 61 ngôn ngữ và 275 ngàn đồng nguyên (1981-2012).
Trần Văn Giang (ghi lại)
No comments:
Post a Comment