NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tàu Bayern khởi hành hôm 2/8 từ căn cứ hải quân Wilhelmshaven ở tây bắc Đức
Chiến hạm Bayern của Đức hôm thứ Tư 15/12 tiến vào Biển Đông, lần đầu tiên trong gần 20 năm qua.Bước đi này cho thấy Berlin đang cùng các quốc gia phương Tây khác mở rộng hiện diện quân sự của mình tại khu vực giữa lúc đang có những báo động ngày càng tăng về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Cùng các nước phương Tây, Đức cử tàu Bayern tới Biển Đông
Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?
Trường Sa: Tàu khu trục VN bắn đạn thật để 'tỏ thái độ' với TQ?
Cùng ngày, Trung Quốc lại tiến hành tập trận ở vùng biển có tranh chấp, trong lúc Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động do thám, South China Morning Post tường thuật, trong lúc căng thẳng dâng cao trong khu vực.
Trung Quốc liên tiếp diễn tập bắn đạn thật
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ hôm thứ Tư tiến hành ít nhất ba cuộc diễn tập bắn đạn thật tại vùng biển ở phía đông và nam Đảo Hải Nam và trong Vịnh Bắc Bộ, theo thông báo của các cơ quan an toàn hàng hải địa phương.
Mới chỉ tuần trước, quân đội Trung Quốc đã diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông 'trong vài ngày', nhật báo PLA của quân đội Trung Quốc đưa tin.
Theo tường thuật của PLA hôm Chủ Nhật, Hạm đội Nam Hải đã có các hoạt động bắn súng, dò mìn, bay trực thăng bên trên và diễn tập công tác cứu hộ.
Tin cho hay hôm thứ Ba, phi cơ do thám đã rời căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đóng tại Okinawa, bay tới gần đường bờ biển Quảng Đông và đảo Hải Nam, thực hiện cuộc tuần tra "rất sát" với các điểm dự kiến diễn tập trong tuần này của quân đội Trung Quốc.
Sự lựa chọn của Đức
Nếu như Hoa Kỳ và Trung Quốc không ngần ngại tỏ rõ thái độ qua mỗi hoạt động ở Biển Đông, thì Đức dường như đang chọn cách tiếp cận mềm dẻo hơn.
Tàu Bayern của hải quân Đức đi vào vùng biển này, dự kiến sẽ tới Singapore trong vài hôm tới, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết hôm thứ Tư.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Tàu Bayern với sứ mệnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rời Đức khi bà Merkel còn dẫn dắt đất nước và tới nơi khi ông Olaf Scholz đã lên thay vị trí thủ tướng
Khu trục hạm Bayern là chiến hạm đầu tiên của Đức vào Biển Đông kể từ 2002 tới nay.
Tàu khởi hành hôm 2/8 từ căn cứ hải quân Wilhelmshaven ở tây bắc Đức, dưới thời chính quyền bà Angela Merkel.
Giới chức từ Berlin, nay dưới sự lãnh đạo của ông Olaf Scholz, nói hải quân Đức sẽ đi theo tuyến hải hành thương mại chung.
Khu trục hạm của Đức được trông đợi là sẽ không đi qua Eo biển Đài Loan, hoạt động mà hải quân Hoa Kỳ thường tiến hành và luôn bị Bắc Kinh lên án.
Đức hiện đang đi dây giữa vấn đề an ninh và quyền lợi kinh tế, bởi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Bắc Kinh.
Phương Tây lo ngại
Hải quân Hoa Kỳ trong những năm qua đã thường xuyên thực hiện chiến dịch được gọi là "tự do hàng hải", cho tàu đi tới gần một số hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc phản đối, cho rằng hành động của Hoa Kỳ là gây bất ổn cho hòa bình khu vực.
Chụp lại video,
Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Washington coi việc duy trì đối trọng với Trung Quốc là điều then chốt, nằm ở trung tâm chính sách an ninh quốc gia, và muốn các đồng minh tập hợp lại để đối phó với điều mà Hoa Kỳ gọi là chính sách kinh tế, ngoại giao ngày càng mang tính cưỡng bức.
Tuy không áp dụng cách tiếp cận như Hoa Kỳ, nhưng khi gửi tàu chiến tới khu vực, chính phủ trước của Đức đã tỏ rõ rằng sứ mệnh của tàu Bayern là nhằm nhấn mạnh việc Đức không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đây là vùng biển 40% tổng giá trị ngoại thương của EU cần đi qua, theo Reuters.
Các nước trong đó có Anh, Pháp, Nhật, Úc và New Zealand cũng đã mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Là vùng biển giàu tài nguyên và cũng nắm giữ vị trí giao thương then chốt toàn cầu, Biển Đông cũng là nơi gây tranh chấp gay gắt giữa Bắc Kinh với các quốc gia trong khu vực.
Một phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tại The Hague (PCA) hồi 7/2016 đã bác các yêu sách của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích vùng biển này, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết, và không ngừng tiếp tục gia tăng các hành động nhằm xác quyết chủ quyền lãnh thổ.
Washington coi việc duy trì đối trọng với Trung Quốc là điều then chốt, nằm ở trung tâm chính sách an ninh quốc gia, và muốn các đồng minh tập hợp lại để đối phó với điều mà Hoa Kỳ gọi là chính sách kinh tế, ngoại giao ngày càng mang tính cưỡng bức.
Tuy không áp dụng cách tiếp cận như Hoa Kỳ, nhưng khi gửi tàu chiến tới khu vực, chính phủ trước của Đức đã tỏ rõ rằng sứ mệnh của tàu Bayern là nhằm nhấn mạnh việc Đức không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đây là vùng biển 40% tổng giá trị ngoại thương của EU cần đi qua, theo Reuters.
Các nước trong đó có Anh, Pháp, Nhật, Úc và New Zealand cũng đã mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Là vùng biển giàu tài nguyên và cũng nắm giữ vị trí giao thương then chốt toàn cầu, Biển Đông cũng là nơi gây tranh chấp gay gắt giữa Bắc Kinh với các quốc gia trong khu vực.
Một phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tại The Hague (PCA) hồi 7/2016 đã bác các yêu sách của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích vùng biển này, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết, và không ngừng tiếp tục gia tăng các hành động nhằm xác quyết chủ quyền lãnh thổ.
No comments:
Post a Comment