Saturday, September 8, 2012

Dokdo /Takeshima : hòn sỏi trong quan hệ Mỹ-Nhật-Hàn_Tú Anh

Đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.  Ảnh: Reuters

Đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh: Reuters

(RFI) Với diện tích không đến 19km2 nằm cách Hàn Quốc và Nhật Bản hơn 210 cây số, quần đảo Dokdo/Takeshima đã biến thành điểm nóng trong quan hệ Seoul và Tokyo. Do nhu cầu chính trị nội bộ, hai cường quốc kinh tế khu vực, và cũng là đồng minh chiến lược của Mỹ, đã tiến đến những biện pháp trả đũa ngoại giao, tài chính và bất hợp tác quân sự. Do những tồn đọng lịch sử, xung khắc có thể kéo dài bất tận gây bất lợi cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể rút bài học này để khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Nội tình Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nóng bỏng trong những tháng tới đây. Tháng 12, Hàn Quốc bầu tổng thống mới trong khi tại Nhật, tranh chấp nội bộ sẽ làm cho xứ Phù Tang không tránh khỏi một cuộc bầu cử Quốc hội trước kỳ hạn. Trong hai cuộc phán xét của cử trị này, hai đảng đang cầm quyền tại Nhật và Hàn Quốc đều không có gì bảo đảm là sẽ thắng.
Trong bối cảnh đó, thì nổ ra quả bom “ Dokdo/Takeshima” còn có tên quốc tế là “đảo đá Liancourt”, tên của một bá tước Pháp tìm ra đảo này năm 1849.
Chuyến viếng thăm bất ngờ của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 10/08/2012 và lời tuyên bố « bảo vệ chủ quyền » đã vang động Tokyo và đến tận Luân Đôn với hành động cổ vũ của một cầu thủ Hàn Quốc, sau khi đá bại đội banh Nhật Bản, đã đưa biểu ngữ « Dokdo là của chúng tôi ».
Vài hôm sau, Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dọa Hoàng đế Nhật là không thể sang thăm Hàn Quốc nếu không xin lỗi về tội ác của quân đội Thiên Hoàng thời đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Seoul đã ký với Tokyo văn kiện bình thường hóa bang giao vào năm 1965, nhưng hiệp ước này cho đến ngày nay vẫn không được dân chúng Hàn Quốc đón nhận một cách nồng nhiệt. Đến năm 2012, dù bị Bắc Triều Tiên đe dọa quân sự, Hàn Quốc hai lần không đặt bút ký một thỏa ước chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản tuy rất cần đến vệ tinh gián điệp của Tokyo.

Đại diện Hàn Quốc đến đảo Dokdo. Ảnh chụp ngày 19/08/2012.
Đại diện Hàn Quốc đến đảo Dokdo. Ảnh chụp ngày 19/08/2012.
Những tồn đọng lịch sử ngăn cản chính quyền hai bên, đều do dân bầu lên, đi ngược lại ý dân. Tuy Hàn Quốc kiểm soát quần đảo Dokdo và trưng tài liệu lịch sử chủ quyền từ 500 năm trước Thiên Chúa, nhưng người Nhật khẳng định đảo lớn nhất là của Nhật.
Vấn đề là xung khắc quanh « hòn sỏi » cao 169 mét trên mặt biển có thể làm tổn hại cho chiến lược an ninh Thái Bình dương do Hoa Kỳ tiến hành với sự mong chờ của hầu hết các quốc gia trong vùng trừ Trung Quốc.
Seoul tiếp tục bác bỏ đề nghị của Tokyo (lần thứ ba kể từ năm 1954) đưa vấn đề ra Tòa án công lý Lahaye, Hà Lan, phân xử.
Washington, qua phát ngôn viên bộ ngoại giao Victoria Nuland, yêu cầu hai « đồng minh trọng yếu hãy thảo luận tìm giải pháp giải quyết tranh chấp ».
Xung khắc Nhật- Hàn xảy ra vào thời điểm ngoại trưởng Mỹ công du Á Châu để củng cố « liên minh » trước tham vọng biển đảo của Bắc Kinh. Vào cuối tuần này, nhân hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại Vladivostok, miền viễn đông của Nga, ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn sẽ có nỗ lực hàn gắn hai đồng minh.
Nhưng hầu hết giới quan sát đều cho rằng tình trạng xung khắc sẽ kéo dài. Lý tưởng nhất, là Hàn Quốc tiếp tục làm quản lý đảo nhưng vẫn để cho ngư dân Nhật đánh cá ở chung quanh.
Để tìm hiểu thêm vì sao chủ quyền Dokdo/Takeshima không rõ ràng mặc dù hồ sơ này đã được Hàn Quốc nêu lên tại hội nghị San Francisco năm 1951, cùng lúc với Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa ? Tại sao Hàn Quốc từ chối đề nghị của Nhật nhờ Tòa án công lý quốc tế Lahaye phân xử ?
RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
Nhà báo Lưu Tường Quang : « …vấn đề tranh luận về lập trường và tranh luận pháp lý chúng ta (Việt Nam) có thể học hỏi được nếu có sự dàn xếp nào đó từ những tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư hay ở Dokdo/Takeshima. Do vậy chúng ta có thể bắt nguồn từ nhiều mốc điểm thời gian, nhưng tôi chọn 1951 tại vì sau Thế chiến thứ Hai thì phe Đồng minh và Nhật Bản họp nhau tại San Francisco để thảo luận hòa ước chấm dứt chiến tranh.
Hàn Quốc với tư cách là một quốc gia thống nhất, chưa bị chia cắt, yêu cầu hội nghị ghi rõ vào trong hiệp ước  Dokdo là thuộc chủ quyền của Hàn Quốc nhưng đề nghị này bị từ chối do có sự phản đối của Nhật Bản. Do vậy bản văn của Hòa ước San Francisco 1951 không ghi Dokdo là thuộc chủ quyền của Hàn Quốc. Cho nên Nhật Bản đã sử dụng cái lý lẽ vững chắc này để bênh vực chủ quyền của Nhật Bản tại đảo Takeshima.
Tôi nói nó quan trọng tại vì cũng tại hội nghị San Francisco năm 1951, Thủ tướng Việt Nam, ông Trần Văn Hữu, với tư cách là thủ tướng một quốc gia thống nhất ba miền Nam Trung Bắc, không bị phân chia, một quốc gia độc lập, đã tuyên bố rõ rệt là Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, mà không một quốc gia nào phản đối. Cho nên cái mốc điểm 1950 nó quan trọng cho Việt Nam trong việc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông Việt Nam với Trung Quốc và quan trọng cho Nhật Bản trong việc tranh chấp chủ quyền tại Dokdo/Takeshima … » RFI

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...