Saturday, September 8, 2012

Mỹ, Trung Thêm Căng Thẳng


Trong chuyến công du Á châu Thái bình Dưong 10 ngày,  Ngoại Trưởng Hillary Clinton có ý muốn xoa dịu với TC;  nhưng lực bất tòng tâm, tình hình đã xô đẩy Mỹ và Trung Cộng thêm căng thẳng, đến đổi cuộc hội kiến giữa ông Tập Cận Bình với bà Hillary Clinton vào giờ chót phải hủy bỏ.

Tin Reuters, dù ngủ nghỉ sau một chuyến bay đêm dài từ Trung Cộng đến Đông Timor; dù phu quân là Cựu TT Bill Clinton dùng tất cả hào quang và hùng biện ca ngợi và giới thiệu TT Obama làm ứng cử viên tổng thống của đảng trước Đại Hội Toàn Quốc; dù Bà có lý do vắng mặt  qua lời tuyên bố với báo chí,  “đây là đại hội đầu tôi vắng mặt trong nhiều, nhiều năm. Nhiều thập niên, bộ trưởng ngoại giao không phải tham dự các đại hội chánh trị ví bản chất không đảng phái của chánh sách ngoại giao của chúng ta. Tôi nghĩ đó là một qui tắc. Đó là một điểu tôi chắc chắn chấp nhận”; dù nhấm nháp ly cà phê sáng  nóng thơm tho;  Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton  cũng  còn cảm thấy dư vị đắng cay và lạnh nhạt cuộc tiếp xúc với các giới chức ở Bắc Kinh.

Trong phòng gặp gỡ, Bộ Trưởng Ngoại Giao TC lạnh lùng như giá băng Bắc cực, và bên ngoài công luận báo chí của Đảng Nhà Nước TC tấn công  Bà bằng “đại pháo”. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì  gay gắt bác bỏ tính hợp pháp của những tuyên bố đòi chủ quyền ở Biển Đông, và  thẳng thừng chỉ trích Hoa Kỳ về việc can dự vào nội bộ của Syria, qua việc ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Báo chí của TC, bán chánh thức hay chánh thức của Đảng Nhà Nước TC đều nhứt tề, dùng lời lẽ dao to búa lớn mạnh bạo phản đối cái gọi là sự can thiệp của Mỹ và khích động tinh thần quốc gia cực đoan của TQ, bài Mỹ một cách công khai. Tờ China Daily chỉ mặt đặt tên chánh phủ Obama «đang tìm cách gây hấn».  Tờ Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo  trong bản tiếng Anh «Bà Hillary đang làm gia tăng sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc», và lớn giọng kẻ cả: «Mỹ ngày càng thiếu phương tiện để có thể thống trị và cản trở Trung Quốc».

Nên khi đến Đông Timor, Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố với các phóng viên, Washington sẽ không lùi bước trước các bất đồng với Trung Quốc về Syria và Biển Đông, việc Hoa Kỳ và Trung Quốc không luôn luôn đồng ý với nhau, không phải là điều bí mật.

http://www.zingerbugimages.com/backgrounds/us_navy_ships_at_sea.jpg
Hải quân Hoa Kỳ.

Ngoại Trưởng Mỹ công du Á châu giữa lúc tình hình tranh chấp biển đảo của các nước rất căng thẳng. Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương giữa lúc TC tăng cường bành trướng, tạo nhiều tranh chấp biển đảo đối với các nước, chẳng những ở Đông Nam Á châu Thái Bình Dương như vói VN, Phi Luật Tân và ở Đông Bắc Á Thái bình Dương  như Nhựt nữa. Mà Phi là nước Mỹ có hiệp ước an ninh hỗ tương và Nhựt là nước có hiệp ước Mỹ phải bảo vệ về quốc phòng.

Tháp tùng Ngoại Trưởng Hillary trong chuyến công du này người ta thấy có Hải Quân Đô Đốc  Samuel Locklear, tư lệnh quân đội Mỹ trong vùng chiến thuật này của Mỹ. Điều đó nói lên sự hiện diện quân sự và sự can dự  sâu sắc của Mỹ vào vùng Á châu Thái bình Dương mà Mỹ đã lơ là từ sau Chiến Tranh VN, khiến TC tự tung tự tác, một mình một chợ.

Một viên chức trong phái đòan của Ngoại Trưởng Hillary có tiết lộ, khẳng định với báo New York Times  của Mỹ, rằng  mục đích chính của chuyến công du này là nhằm xoa dịu căng thẳng đối với vấn đề tranh chấp biển đảo. Thế nhưng thực tế tình hình diễn ra hoàn toàn khác  đối với TC, một siêu cường vừa trổi dậy gây sóng gió ở Á châu Thái Bình Dương khiến Mỹ phải thay đổi chiến lược toàn cầu, chuyển trục quân sự về Á châu và cô lập TC trong hiệp ước TPP, thương mại xuyên Thái Bình Dương mà không có TC.

Trước chuyến công du Á châu Thái Bình Dương,  phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ xem quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư này thuộc phạm vi của hiệp ước liên minh quân sự Nhật-Mỹ.

Còn báo Wall Street Journal của Mỹ tiết lộ thông tin Mỹ sẽ đặt lá chắn tên lửa tại Á châu, đặt một trạm radar báo động tiền tiến ở miền nam Nhật Bản để phòng thủ trước những đe dọa đến từ Bắc Hàn CS và TC.
http://beforeitsnews.com/ckfinder/userfiles/0000000000005477/images/chinaships.jpg
Hải quân Trung Cộng.

Trước khi đến TC, Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã đến Indonesia và khẳng định việc Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp lãnh hải qua đàm phán đa phương. Bà tuyên bố kêu gọi và ủng hộ việc các nước thành viên Asean nên đoàn kết lại thành một khối để đàm phán với Bắc Kinh về một bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Lập trường này trái ngược với TC, lần đầu khi Ngoại Trường tuyên bố lập trường này, Ngoại Trưởng TC bỏ phòng họp phản đối ra ngoài trong một cuộc họp diễn đàn an ninh Á châu. Và bây giờ Ông thẳng thừng chống lại quan điểm ấy khi Bà Hillary viếng TC.

Cho nên chuyến công du của Ngoại Trưởng Mỹ làm TC tức tối và tình hình ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng thêm. Như trường họp đảo Đông Timor, đây là lần đầu tiên Ngoại Trưởng Mỹ viếng thăm  trong  vòng 10 năm  từ khi đảo này độc lập tách ra khỏi Nam Dương. Cũng như đảo Cook, Ngoại trưởng Clinton ghé thăm, TC giận bầm gan tím ruột vì TC từ lâu đã phóng tài hoá thu nhân tâm như đối với Miên ở gần VN; TC  đã cho đảo Cook cho vay gần như không lời và không điều kiện số tiến lớn là  600 triệu đô la. Nên TC lên án những chuyến viếng thăm này của Mỹ là hiếu chiến, là khuấy rối một vùng lâu nay rất yên tĩnh.

Trở lại VN, trong lịch trình công du Á châu Thái Bình Dương của Ngoại Trưởng người ta không thấy Việt Nam. Đỡ cho CSVN không bị “văng miểng”. Nhưng liệu VN có thoát được cảnh trâu bò húc nhau ruồi muổi chết hay không. Người dân Việt nhứt là người dân Việt thời Việt Nam Cộng Hoà không khỏi nhớ và lo sau khi nghe lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Mỹ rằng “Nam Thái Bình Dương quá đủ chỗ cho Hoa kỳ và Trung Quốc”. Lo kiểu hai nước lớn giải quyết vấn đề Biển Đông trên đầu trên cổ nước VN, như Ngoại Trưởng Kissinger và TT Nixon “hy sinh” VN Cộng Hoà khi  bắt tay được với TC. Còn Đảng CS cầm quyền thì lo không thể đi đu dây nữa, tránh cái cảnh đi vời Mỹ thì mất đảng, đi với TC thì mất đất.  Còn nội lực dân tộc trong việc bảo vệ giang sơn gấm vóc thì bị CS Hà nội kềm chế vì sợ quan thầy TC và không tin dân.

Chưa chi mà đã có lời ra tiếng vào rồi của những học giả hay học thiệt khó mà biết dường đang vẽ đường cho hươu chạy rồi. Hugh White, giảng dạy tại Đại học Quốc gia Úc,  chuyên gia Úc đã viết thành sách «The China Choice: Why America Should Share Power- Lựa chọn Trung Quốc: Tại sao Mỹ phải chia sẻ quyền lực ». Theo học giả hay học thiệt này thì để duy trì hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ và Trung Quốc cần chia sẻ quyền lực với nhau,  Hoa Kỳ cần nhường lại cho Bắc Kinh phần thuộc Đông Dương cũ./.
 
Nam Yết chuyển

No comments:

Tạp ghi CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT SỬ “Phía Bên Kia” -Điệp Mỹ Linh

https://www.youtube.com/watch?v=KHUUiGLSWkQ Tình Quê Hương của Đan Thọ. Đang đọc tin tức, thấy dấu hiệu có email vừa vào “box”, tôi chuyển s...