Sunday, September 9, 2012

Trung cộng trám chỗ cho thiếu sót của phương Tây ở châu Phi?




HoangsaParacels.blogspot.com: Thực dân Tây Phương xâm nhập châu Phi còn đem tôn giáo và nền văn minh tiến bộ vào đại lục đen và lạc hậu này;. Nay đế lượt bọn thực dân "buá liềm " thao túng thì dân châu Phi chỉ còn nai lưmg trần ra phục vụ cho bọn độc tài bản xứ được Tàu mua chuộc và tài nguyên quốc gia bị khai thác cạn kiệt, phó mặc cho miền đất mênh mông hoang dã này thành đống rác ô nhiễm vĩ đại.

Lời người dịch: Bài phân tích dưới đây của ông Richter là một lập luận xưa cũ đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi gây chấn động trong giới học giả và chính khách Hoa Kỳ và Tây phương từ hơn hai thập kỷ trước khi Việt-Nam (và trước đó, Trung quốc) bắt đầu mở cửa cho nền kinh tế thị trường. Trong chính giới Hoa kỳ, nhiều người chủ trương phát triển kinh tế trước rồi cải tổ chính trị sẽ theo sau. Nhưng lập luận này trong thực tế đã gặp nhiều nghịch lý cản trở.

Ở Việt Nam (và Trung quốc) trên một bình diện tích cực nào đó, nền kinh tế thị trường đã mang lại một cuộc sống vất chất tương đối thoải mái hơn cho nhiều người dân, nhưng ngược đã tạo nên một khoảng cách sai biệt giữa những người nghèo và các doanh nhân trong giới tài phiệt có/biết-móc-nối với cầm quyền, gọi chung là tư bản đỏ. Những dự án hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống có thành tựu nhưng không thiếu những vụ ‘rút ruột’ đã gây nên chết chóc và đổ vỡ, lại nữa những vụ xây dựng khách sạn và các cao tầng, kể c những khu cư xá sang trọng như VinPearl, Phú Mỹ Hưng, SaigonPearl, v.v.. đã không giúp giải tỏa những khu ổ chuột của dân lao động, hay giúp cho họ có những khu dân sinh. Trái lại nan đề lưu thông, an ninh và môi sinh ở những thành phố như Sàigòn, Hà Nội do đó đã trở nên những vấn nạn cực kỳ xấu, cản trở Việt Nam trong ước vọng sánh vai với các nước trong vùng bước vào một kỷ nguyên mới.

Chưa nói đến những vhụ khai thác tài nguyên độc hại như Bauxite, than đá, hay nguyên tử ở VN hay Phi châu mà tác hại khôn lường có thể kéo dài đến hằng thế kỷ. Những vụ tham nhũng không tiền khoáng hậu do sự đầu tư vào các mạch kinh tế thị trường (theo định hướng xã hội chủ nghĩa) dành cho các tư bản đỏ như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) những bổng lộc không giới hạn, đình trệ hoàn toàn những cải tổ cần thiết, khả quan về kinh tế, chưa nói đến chuyện dân chủ cho Việt Nam.
Đương nhiên Phi châu, có những nan đề riêng của họ, nhưng tham vọng tạo ra một đế chế Trung quốc mới – một con rồng trỗi dậy – rồi đây sẽ mang lại nhiều thử thách cho các nước đang chịu ảnh hưởng của họ. Những thành quả về hạ tầng cơ sở ở Phi châu còn quá mới để người ta có thể bình tâm mà đánh giá vấn đề một cách thấu suốt. Trong khi Hoa kỳ dù muốn dù không – không thể đầu tư vào Phi châu bằng cách thi công những dự án hạ tầng cơ sở nhằm tranh đua với Trung quốc được vì giá thành và nhân công của họ không thể nào sánh với giá bèo của Trung quốc được.
————————————————� �——
Qua nhiều thập niên, phương pháp phát triển châu Phi của phương Tây vẫn là chuyện áp dụng dân chủ trước tiên: Hãy cho người dân làm chủ quốc gia của họ và phát triển kinh tế sẽ theo sau. Ngược lại, người Trung Quốc theo đuổi ở châu Phi bằng cách tiếp cận thị trường xây dựng. Stephan Richter tự hỏi chiến lược của Trung Quốc có phải là phương cách bổ sung toàn mỹ cho những đòi hỏi dân chủ của phương Tây?
Gần đây chuyến công du 10-ngày xuyên suốt lục địa châu Phi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cho thấy một sự nhượng bộ chiến lược. Ở nhiều nơi bà đến thăm, người Trung Quốc đã có mặt trước rồi.
Trung Quốc cung ứng cho chính phủ và người dân châu Phi một thỏa thuận gọn nhẹ: Nếu bạn hợp tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ xây cất cho bạn – chấm hết.
Trên thực tế, ngày nay Trung Quốc đã có mặt khắp mọi nơi ở châu Phi, vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của lục địa vừa theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng dài hạn được phương Tây hứa hẹn nhưng ít khi được thi hành.
Xây dựng tuyến đường sắt từ nội địa đến bờ biển, với triển vọng sau cùng là mở rộng một mạng lưới nối liền châu Phi với miệt dưới Sahara? Xây đường cao tốc với giá rẻ trên khắp lục địa? Xây dựng các hệ thống văn phòng tối tân, với một ngân sách mà các quốc gia châu Phi có đủ khả năng trang trải?
Đây là tất cả các mục tiêu mà các nhà lãnh đạo châu Phi đã đeo đuổi trong một thời gian dài. Trong quá khứ, một sự kết hợp độc hại của tham nhũng và mối quan hệ mờ ám giữa các nước cựu thuộc địa (và giới kinh doanh ưu tú của họ) giữa các nhà lãnh đạo mới lên và cơ cấu thành lập kế hoạch phức tạp, làm hư hại hết dự án này đến dự án khác.
Với khả năng hoàn tất các dự án và ngân sách đúng hạn định, người Trung Quốc đang cung cấp cho chính phủ và người dân châu Phi một thỏa thuận giản tiện: Nếu bạn làm việc với chúng tôi, chúng tôi sẽ thiết kế. Không ‘nếu’, ‘nhưng’ hoặc ‘phải’ thế này thế kia.
Cho rằng tăng trưởng kinh tế của châu Phi từ lâu đã bị còm cõi do thiếu của một cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nội địa đáng tin cậy – trong nội bộ quốc gia và xuyên quốc gia – điều này có nhiều hấp dẫn hơn một lời hứa suông. Nó đưa đến cho Phi châu một cơ hội lịch sử to tát chưa từng thấy.
Đúng, lục địa có sân bay và vô số cơ man các điện thoại di động, nhưng do hệ thống đường sắt và cơ sở hạ tầng đường cao tốc hoàn toàn thiếu sót, thương mại vẫn còn bị cản trở như thể gợi nhớ lại cách thức của châu Âu trước năm 1820.
Trong ý nghĩa đó, các sáng kiến được Trung Quốc thực hiện ở châu Phi tương đương với quá trình các cuộc chiến tranh Napoleon đã mang lại cho nước Đức. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh đã quá hạn để thoát khỏi truyền thống đã lỗi thời để tiến tới môi trường thương mại hiện đại và quốc tế.
Khoan nói đến sự tiêu cực trong cách làm ăn của Trung Quốc, kể cả chuyện mang lực lượng lao động của họ thậm chí cho các dự án nằm sâu trong nội địa của châu Phi, tầm nhìn Trung quốc rất khác biệt với phương Tây trong hơn 50 năm qua.
Rõ ràng đây là một sự chọn lựa của người châu Phi, muốn đến với nền dân chủ trước hay thị trường trước.
Công thức phương Tây áp dụng sau nền độc lập Châu Phi, hậu-1960 là một tập trung vào việc xây dựng một nền dân chủ hơn là xây dựng một nền kinh tế thị trường. Người Trung Quốc tiếp cận vấn đề một cách hoàn toàn khác. Và bất kể sở thích của Tây phương, rõ ràng là người châu Phi phải chọn lựa đến với nền dân chủ trước hay kinh tế thị trường trước tiên.
Trên một phương diện trừu tượng, bao giờ nhắm vào cấu trúc dân chủ cũng thích hợp hơn. Tuy nhiên, ở các nước nơi sự đói nghèo vẫn tràn lan, một phản biện không dễ nghe lắm có thể được thực hiện, dựa trên quá trình hoạt động của 50 năm qua.
Phần lớn ở châu Phi, tăng trưởng chính trị vẫn còi cọc như phát triển kinh tế. Sự trưởng thành về chính trị – trong ý nghĩa của một nền dân chủ đủ mạnh cho một cuộc bầu cử để dẫn đến một thay đổi quyền lực thực sự – phần lớn chỉ có hiệu quả ở các quốc gia như Ghana, nơi phát triển kinh tế đã được nâng cao và phát triển sâu rộng.
Tập trung vào xây dựng thị trường trước có thể uỷ quyền cho một giai cấp trung lưu vừa ra đời — để họ trở nên cơ cấu điều tiết cho những tàn dư của chế độ chính trị bộ lạc phong kiến và kinh tế thường tộc.
Trong phương pháp này, phát triển kinh tế dẫn đến phát triển chính trị. Đó là phần lớn phương cách mà châu Âu đã kinh qua trong nhiều thế kỷ. Ở đó, quyền lực kinh tế đưa đến đòi hỏi các quyền chính trị của các lớp doanh nhân, và rốt cục đã mang lục địa Âu châu đến con đường dân chủ toàn diện.
Đối với người phương Tây đây là chuyện khó ở để thấy rằng phương cách tiếp cận của họ đã trở thành “chủ nghĩa giáo điều”. Tập trung vào hệ tư tưởng, nên nhớ, đã được gán cho thành tích của Cộng Sản, bởi chủ thuyết này không có gì đáng kể để cung cấp về mặt vật chất.
Lại nữa, chính là Hoa Kỳ đã rao bán dân chủ và nhân quyền – một điều được hiểu, trên một bình diện lớn hơn, như một chủ thuyết. Đối mặt với hậu quả tiêu cực đó, Ngoại trưởng Clinton gần đây đã tìm ra một cách tiếp cận cân bằng hơn, tập trung vào kinh doanh (và cơ hội) nhiều hơn về nhân quyền (và hô hào cổ vũ).
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dang rộng đôi cánh của họ trên toàn thế giới thông qua đường thương mại, chứ không phải qua ngõ quân sự.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng cầu cống, đường sắt, và các trung tâm hội nghị. Trớ trêu thay, chính người Trung Quốc – chứ không phải người Mỹ – đã minh chứng một cách hùng hồn rằng tập trung của họ ở châu Phi không phải để truyền bá chủ thuyết, nhưng trên địa bàn thực tế của kinh doanh nhằm đảm bảo thu hoạch nguồn tài nguyên thiên nhiên và đào luyện khách hàng và các đối tác kinh doanh trong tương lai.
Tập trung vào khách hàng như thế, tất nhiên, hoàn toàn đi ngược với chủ nghĩa Mác-xít. Tốt hơn, Trung Quốc có thể kêu gọi đến ông Adam Smith tôn kính làm nhân chứng vương miện cho chiến lược của họ ở châu Phi. Trong việc đánh giá các chiến lược kinh tế của đế chế vĩ đại, Adam Smith đã viết:
“Để thành lập một đế chế vĩ đại cho mục tiêu đơn thuần nhằm nâng cao dân tình thành khách hàng trước tiên có vẻ giống như một dự án phù hợp chỉ dành cho một quốc gia của những người buôn bán. Tuy nhiên nó là một dự án hoàn toàn không thích hợp cho một quốc gia của những người buôn bán nhưng cực kỳ phù hợp với một quốc gia mà chính phủ đang bị chi phối bởi các người buôn bán.”
Và quả thực, như lục địa châu Phi đang chứng minh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bành trướng, mở rộng đôi cánh của họ trên toàn thế giới thông qua thương mại, chứ không phải qua phương tiện quân sự. Như vậy, tất nhiên đó là một chính phủ chịu ảnh hưởng bởi những người bán hàng, đang sử dụng phạm vi sinh hoạt rộng lớn của mình cho mục đích xây dựng một liên minh riêng rẽ của mình.


Bản tiếng Việt: NKTA
Nguồn © Đàn Chim Việt

Nam Yết chuyển

No comments:

Tạp ghi CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT SỬ “Phía Bên Kia” -Điệp Mỹ Linh

https://www.youtube.com/watch?v=KHUUiGLSWkQ Tình Quê Hương của Đan Thọ. Đang đọc tin tức, thấy dấu hiệu có email vừa vào “box”, tôi chuyển s...