Wednesday, April 3, 2019

Những Ngày Cuối Của Hải-Vận-Hạm Hậu-Giang

Lời Tác-giả: Bài hồi-ký này đã được phổ-biến trước đây với nhan-đề và nội-dung có hơi khác biệt, mang tính-chất văn-chương và tâm-tình kể-lễ nhiều hơn là một chuyện thật. Nay (có sự yêu cầu cũa một số bạn-hữu) với mục-đích làm thành một tài-liệu sống thật có dính-dấp đến chiếc HQ 406, bao gồm các biến-cố có thật đã xảy ra trước và ngay trong những ngày cuối cùng cũa Miền Nam/VNCH với đầy đủ tính-chất sử-liệu, tác-giả sẽ thêm các diễn-biến, chi-tiết cụ-thể cũng như tên tuổi nhân-vật và địa-danh thật sự có liên-quan đến các biến-cố trong bài hồi-ký này; và coi đây như một đóng góp một lượn sóng nhỏ trong giòng trường-giang Hải-sử cũa HQ/VNCH trước kia.)

(Côn-Sơn: Nơi Yên Nghỉ Cũa HQ 406??)

Hoàng-Sa NQT
Mùa Đông năm 2000

Tôi nhận quyền chỉ-huy HQ 406, một chiến-hạm thuộc Phân-đội Chuyển-vận BTL/Hạm-đội Hải-quân VNCH vào những ngày cuối cùng cũa cuộc chiến Việt-nam, sau một thời-gian dài phục-vụ tại bờ. Tuy muộn-màn so với một số bạn-bè đã dành trọn cuộc đời hải-nghiệp cũa họ cho Hạm-đội, đây là một cơ-hội cho tôi đễ được trở lại với biển. Sự cố-gắng và đức-tính nhẫn-nại từ thuở thiếu-thời, đã giúp tôi vượt qua những trở-ngại bước đầu. Chỉ sau một chuyến công-tác thực-tập Sàigòn-Trà-nóc-Sàigòn trên một chiến-hạm cùng loại, – chiếc HVH Hương-giang HQ 404 do HQ Th/tá NTÐ khóa 11/HQ làm Hạm-trưởng – tôi đã sống lại những ngày tháng trôi-nỗi cũa 7, 8 năm về trước, bắt đầu cuộc đời đi về với người bạn đời một thuở HQ 406.
Định-mệnh con người có những an-bài, có những trùng-hợp mà chính bản-thân mình không thể dự-đoán (dù qua khoa tướng số, tử-vi như trường-hợp cũa tôi), không tự lựa chọn và cũng không manh tâm cãi đổi được. Tôi tự lấy bản-thân mình đễ chiêm-nghiệm. Được bổ-nhiệm xuống HQ 406 ngay sau khi chiến-hạm này về tới Việt-nam, 1963. Đây là chiếc Hải-vận-hạm(loại tầu đổ-bộ LSM thời Đệ II Thế-Chiến cũa Hoa-kỳ) được coi là mới nhất và cuối cùng thuộc loại chuyển-vận hạng trung cũa Hải-quân VN. Tầu này được bàn-giao tại Putget Sound Shipyard, thành-phố Bremerton, Washington (nơi đã một lần được bầu là thành phố số 1 cũa Hiệp-chũng-quốc Hoa-kỳ), chỉ cách 40 phút chuyến phà từ Seattle, nơi gia-đình tôi đã lấy làm quê-hương thứ hai mấy chục năm nay. Lần đầu tiên đem gia-đình qua thăm viếng chiếc Thiết-giáp-hạm lừng danh Missouri, nơi Nhật hoàng đã ký bản văn-kiện đầu hàng vô điều-kiện sau Đệ Nhị Thế chiến, trong khi đứng trên bong tầu đưa tầm mắt lơ-đãng trên các chiến-hạm mầu xám quen thuộc rải-rác chung quanh, tôi liên-tưởng ngay đến chiếc HQ 406. Ba mươi chín năm trước, đâu đây trong cảng Bremerton này, một chiếc tầu nhỏ bé mang danh-hiệu cũa HQ VN, đang chờ một cuộc hành-trình dài về một xứ lạ bên kia bờ Đông cũa Thái-bình-dương. Hôm nay vô-tình được trở về nơi đây, ngay nguồn-cội nơi chiếc Hải-vận-hạm cũa tôi đã được tái sinh. Tôi là Sĩ-quan đầu tiên xuống với nó ngay sau ngày về nước và oái-ăm thay cũng là vị hạm-trưởng sau cùng đã đưa chiếc chiến-hạm này về với lòng biển, nơi an nghỉ cuối cùng! Cả một quá-khứ lung-linh hiện về, cảm-xúc lẩn bồi-hồi dầu không để lộ ra, đã ít nhiều làm giảm đi cuộc vui cuối tuần ngày hôm đó. Sau này, mỗi lần trở lại Bremerton với ít nhiều xúc-cảm trong lòng khi nghĩ về quá-khứ với hình-ảnh cũa chiếc chiến-hạm không may. Tôi luôn thầm hỏi là có cái gì run-rũi mình tới xứ Seattle/Bremerton quanh năm mây mù và mưa gió này?
Hôm đầu tiên xuống trình diện HQ 406, người bạn thủ-khoa cùng khóa mà tôi sẽ thay-thế, (LBT) – một trong số thủy-thủ-đoàn mang tầu từ Mỷ về – dẩn tôi đi một vòng quanh tầu gọi là tham-quan cho biết. Mọi thứ đều mới, kho chứa đồ hộp nhỏ (canteen), đồ ăn tiếp-tế từ Mỷ vẫn còn đầy. Tôi tự an-ủi thầm coi như mình cũng ở trong số những người đi lảnh tầu, được thụ-hưởng những tiện-nghi còn mới mẽ cùng đồ tiếp-tế còn phủ-phê trên tầu. Thời-gian phục-vụ biển cũa tôi từ đó được gắn liền với Phân-đội Chuyển-vận, luân-phiên trên các loại chiến-hạm chuyển-vận lớn nhỏ cũa HQVN, cũng bềnh-bồng như số-phận cũa những con tầu này ngày đêm đi về trên những vùng sông biển cũa nước VN hoang-tàn thời chiến. Tôi không biết rõ lý-do nào đưa-đẩy tôi xuống 406 lúc đó. Tôi đã có kinh-nghiệm và thời-gian phục-vụ hơn một năm trên chiếc HVH Tiền-giang HQ 405 kể từ ngày ra trường, dưới sự chỉ-huy cũa một vị Hạm-trưởng thâm-niên thuộc một trong ba khóa đầu tiên trước đây (đó là cố Phó Đề-Đốc NHC sau này), và là một trong những vị thầy đã hướng-dẫn tôi những bước chập-chững đầu tiên cũa cuộc đời hải-nghiệp Những chuyến công-tác xa Sài-gòn lâu nhất chỉ kéo dài một hai tuần-lễ. Đễ tạm quên đi vất-vã cũa những ngày biển động, những đêm hải-hành cô-đơn trên những vùng biển tối, những đêm dài thức trắng lái tầu xuôi ngược dòng Cửu-long-giang, chúng tôi mệnh-danh những chuyến đi chở đạn chở quân này là “những cuộc lãng-du tình-tự”. Có những đêm len-lõi đi tìm nhà người bạn gái ở gần Hòn Chồng Nha-trang, đến lúc ra đến đường cái, đôi giầy nặng đầy cả cát, thì ra mình đã lặng-lội hằng giờ trong khu Xóm Bóng! Hoặc những buổi tối ngồi vất-vưỡng trong những quán nước dọc bờ sông Mỷ-tho, ở bến Ninh-kiều Cần-thơ, nghe Hoàng-Oanh ca Vọng-Gác-Đêm-Sương hay Sương-Lạnh-Chiều-Đông vào khoảng thập-niên 60. Có một lần công-tác các hải-đảo trong vịnh Thái-lan, tối đó một số chúng tôi lấy ca-nô lên một đảo nhỏ nằm ngoài khơi Rạch-giá Hà-tiên, đến một nhà có vẻ giàu nhất đảo, có vựa nước mắm cũng hình như lớn nhất đảo. Chúng tôi say-sưa hàn-huyên chuyện trò với con gái cũa gia chủ đến khuya mới về tầu, không ngờ một nơi hẻo-lánh xa-xôi thế này lại có người con gái mặn-mà như thế; không rỏ là tại bóng đèn dầu đêm đó quá leo-lét hay tại mình xa Sài-gòn hoa-lệ đã quá lâu?!
Lần này tôi trở lại HQ 406 sau lễ bàn giao với người bạn thân đồng khoá 10/HQ PĐS, bầu không-khí không nhẹ-nhàng thoải-mái như xưa. Ngày đầu khi nhìn qua thủy-thủ-đoàn một lượt, tôi chỉ thấy những nét đăm-chiêu trên từng khuôn mặt. Có lẽ cuộc chiến dai-dẳng đã ảnh-hưởng quá nhiều đến tâm-tư và thân-phận con người. Đời sống cá-nhân ngày càng khắc-khỗ hơn. Nỗi lo-âu dằng-vặc khôn nguôi; lo cho an-toàn cũa chính bản-thân, lo cho sự ấm no của mái gia-đình. Còn gì mạnh hơn sự tàn-phá của nội-tâm, nên sau một thời-gian dài chống chõi với sóng gió của biển khơi,với những rũi may cũa chiến-tranh sự hồn-nhiên đã mòn-mõi đi nhiều. Bây giờ ngay cả bản-thân tôi, chỉ còn nhẫn-nại, chịu đựng và tinh-thần trách-nhiệm mà thôi. Ở vào thời điểm này hình như thời-cuộc có phần bất lợi cho chúng ta kể từ sau ngày Mỷ rút quân, trên bình-diện quốc-tế cũng như nội-bộ chính-trị Hoa-kỳ. Tại VN các mặt trận đụng-độ mãnh-liệt hơn. Tin thắng trận tuy vẫn dồn-dập gởi về nhưng cuộc chiến Nam-Bắc đang có chiều hấp-hối.
Sáu bảy năm trước đây tại BTL/V3DH Cát-lỡ, Vũng-tàu lúc còn giữ chức-vụ SQ Đặc-trách Huấn-luyện và Tiếp-nhận các tiểu-đĩnh Coastguard và PCF cũa HQ Hoa-kỳ bàn giao đễ trang-bị cho các Hải-đội Duyên-phòng (HĐDP) sắp được thành lập -trong một chương-trình gọi là Small Craft Assets Training and Turnover of Resources Program (SCAT/TRP)-, cũng như trách-nhiệm thành lập HÐ3DP từ thuở phôi-thai, tôi đã dự-đoán có một ngày mình phải tự lo-liệu lấy tương-lai cũa mình, tự bảo-vệ phần đất còn lại cũa miền Nam. Nhớ lại ở thời-điểm đó có dư-luận Mỷ sẽ rút quân đễ đổi lấy một thỏa-thuận với phía Bắc Việt cam-kết giảm thiểu sự thâm nhập Miền Nam, hoặc chấp nhận một chính-phủ liên-hiệp tại Sài-gòn đang được thương-thảo tại bàn hội-nghị. Riêng quân-nhân HQ chúng tôi hiểu việc Mỷ rút quân là một thực-thể vì lúc đó chúng tôi đang tiếp-nhận các tiểu-đỉnh do HQ Hoa-kỳ chuyển giao và sẽ tự mình đảm-nhiệm phần-vụ bảo-vệ duyên-phòng sau đó. Cũng vào thời-kỳ hoàn-tất việc trang-bị HÐ3DP, cuộc chiến VN có thêm một khúc rẻ: đễ trả đũa Bắc-Việt tăng-cường yểm-trợ Kmer Đỏ cũng như an-toàn sử-dụng các căn-cứ trong nội-địa Cam-bốt, bắt đầu 18 tháng Ba 1970 máy bay Mỷ bí mật dội bom các căn-cứ tiếp-vận này, và đến tháng Tư cùng năm Tổng-thống Nixon ra lệnh tấn-công Cam-bốt với một lực-lượng hổn-hợp Mỷ Việt 30,000 quân. HQVN đóng một vai trò khá quan-trọng trong chiến-dịch này vì sự xử-dụng giòng sông chiếc-lược Cữu-long cùng sự tiếp-vận dễ-dàng về đường thủy. Các tiểu-đỉnh PCF cũa HÐ3DP lần đầu tiên được đem dùng trong cuộc hành-quân sông ngòi quy-mô này. Vì lòng Cữu-long rộng thênh-thang nên các khinh-tốc-đỉnh (PCF) có thể mở hết vận tốc như đang cỡi sóng ở ngoài biển khơi. Những ngày đầu tham-dự, tôi được trao trách-nhiệm dùng đoàn PCF tuần-tiểu mặt sông từ biên-giới Tân-châu Hồng-ngự cho đến Net-lương sâu trong nội-địa Cam-bốt, kiểm soát ngăn chận các ghe thuyền qua lại biên-giới. Sau đó được lệnh mang hết đoàn PCF lên Nam-vang, tuần-tiểu giử an-ninh vùng cảng Nam-vang cho đến nhánh sông Tông-lê-sáp. Cũng nên biết cùng lúc đó có vụ cáp-duồn (tàn-sát) người Việt sống tại Miên nên Chính-phủ VNCH cho tàu HQ (các HVH và DVH) lên Nam-vang chuyên-chở Việt-kiều về nước. Cuối tháng Tư 1970 vì áp-lưc phản-chiến trong nước quá mạnh Quốc-hội Hoa-kỳ đã thông qua dự-luật rút hết quân Mỷ ra khỏi lảnh-thổ Cam-bốt. Tuy nhiên HK vẫn tiếp-tục yểm-trợ cuộc tấn-công, và đoàn PCF vì vậy vẫn ngày đêm tuần-tiểu mặt sông thủ-đô Nam-vang cho đến hết tháng 7/70. Thời-gian ở tại HÐ3DP, với sự phụ-tá cũa HQ Đ/U An chúng tôi lúc đầu gặp rất nhiều khó-khăn trong việc đào-tạo nhân-viên cho từng tiểu-đỉnh. Lý-do vì chiến-đỉnh quá bé nhỏ so với tình-trạng biển khắc-nghiệt cộng thêm phải làm việc chung với thủy-thủ đoàn quá quen sóng gió cũa HK, một số lớn nhân-viên cấp dưới bõ cuộc. Chương-trình SCAT/TRP rồi cũng hoàn-tất thì một vị Trung-tá khóa 7 HQ được cữ ra giữ chức CHT hải-đội và tôi được bỗ-nhiệm về Sài-gòn làm Trưởng-phòng Trợ-huấn BTL/HQ. Nay thì quân-đội Mỹ đã trở thành hình-ảnh cũa quá-khứ, chiến-tranh đang lúc chín mùi. Những chuyến hải-hành chở quân-cụ, đạn-dược và binh-sĩ càng dồn-dập gấp rút. Về bến được ít ngày thì lại bị cấm trại giới-nghiêm thành thử không được mấy chốc gần-gủi gia-đình. Mọi việc ở nhà chỉ trông cậy vào nơi người nội-trợ quán-xuyến.
Hôm mặt trận miền Trung đỗ vỡ, dân Huế chạy vào Đà-nẵng để đáp tàu buôn Hoa-kỳ vào miền Nam lánh nạn. Những người dân thường lúc đó, có một số thân-thuộc cũa tôi, không còn lựa chọn nào khác, chỉ biết cuốn gói chạy theo làn sóng tỵ-nạn. Họ tin-tưởng rằng miền Nam là thành-lũy cuối cùng không thể nào bị thất-thủ được. Tôi còn rất nhiều bà con họ-hàng, bạn-bè, người thương thuỡ học trò ở Huế, và cả một dĩ-vãng vô-vàn buồn vui sướng cực ở đó – thuở thiếu-thời sống ở vùng quê, rồi lên tỉnh học cho đến ngày gia nhập Hải-quân. Huế, nơi đã ấp-ủ tôi bằng những giấc mơ êm-đềm diệu-vợi, nơi có những mối tình ngây-thơ tinh-khiết là nguồn-cội cho những bài thơ trữ tình cũa tôi sau này. Địa-danh Huế, dĩ-vãng thiếu-thời đó đã mất. Biến-cố mất Huế khiến tôi xót-xa vô cùng. HQ 406, cho đến giờ phút này chỉ hoạt-động ở phần dưới cũa lãnh-thổ miền Nam, và sau những chuyến công-tác liên-tục Sàigòn-Năm-căn, Sàigòn-Cần-thơ, Sàigòn-An-thới; được lệnh ra Nha-trang lần cuối để triệt-thoái Trung-tâm Huấn-luyện Hải-quân, chở khóa SVSQ/HQ cuối cùng về Sài-gòn. Một cuộc triệt-thoái vô cùng hấp-tấp, rắm-rối và căng thẳng đã lưu lại trong tôi nhiều ray-rứt không yên. Đêm đó tàu cặp cầu ngay trước mặt TTHL/HQ; ngoài quân-nhân HQ lên tàu còn có một phái-đoàn tôn-giáo do vị Dân-cử Nha-trang (cũng là vị thầy cũ cũa tôi lúc còn ở quân-trường) nhờ cho quá-giang. Vị Sĩ-quan HQ thâm-niên hiện-diện lúc bấy giờ tại Nha-trang nhất định ra lệnh cho tôi là không được chở phái-đoàn dân-sự. Sự dằng co kéo dài tới lúc trời thật sẩm tối vẫn không ngã-ngũ. Vì lo ngại nước thủy-triều xuống thấp, tàu khó lui ra, vì nóng lòng về Sài-gòn, tôi đã quyết-định rời cầu. Trời sập tối hẳn, trong lúc tàu lùi ra mặc dầu không còn thấy gì trên bờ nhưng còn nghe được những lời nói vọng theo, và những lời này như những lát dao đâm vào thiên-lương cũa tôi, thiên-lương cũa một người bất-lực trước các thế-lực, trước hoàn-cảnh và trong một giây phút nào đó sự đúng hay sai chỉ là cái chớp mắt mà thôi – tôi tự an-ủi rằng mọi thảm cảnh đều do chiến-tranh gây ra. Tiếp theo là một cuộc triệt-thoái nữa tại vịnh Cam-ranh, lại một cảnh hớt-hãi và chộn-rộn tái-diển. Trái với khung cảnh hổn độn ở ngay cầu tàu, chung quanh đây hình như vẫn bình yên tự-tại, lòng vịnh vẫn lặng-lờ và trong xanh thăm-thẳm, những dảy núi cao ngất hùng-vĩ vẫn nghìn đời bao-bọc che-chở vịnh Cam-ranh. Những ai đã từng ghé bến Cam-ranh, đã từng bõ ra những giây phút chùng mình hòa nhập vào cảnh trí thiên-nhiên này mới thấy cảm ơn Tạo-hóa đã ban cho VN yêu-dấu cũa chúng ta một bức họa sơn-thủy tuyệt-vời. Sau chuyến này tàu lại được biệt phái ra Trung, được đặt dưới sự xử-dụng cũa V2DH và trực-tiếp nhận lệnh cũa vị Tư-lệnh-Phó Vùng, hoạt-động quanh vùng biển Nha-trang trỡ vào. Lúc đó Huế Đà-nẵng đã thất-thũ, Nha-trang đang hấp-hối. Ngoài nhiệm-vụ hải-hành tuần-tiểu và chờ nhừng biến-cố mới, chốc chốc lại phải gọi nhiệm-sở phòng-không vì có tin phãn-lực-cơ MIG cũa Bắc-việt có thể thọc sâu xuống tới không-phận Nha-trang. Căng-thẳng rồi lại căng-thẳng suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
https://i1.wp.com/www.navsource.org/archives/10/14/101427605.jpg
Rồi giờ phút đau thương đã đến: đó là ngày miền Nam mất thêm Nha-trang, và tôi là một trong những chứng-nhân cũa giờ phút đó. HQ 406 cùng một số chiến-hạm bạn nằm không xa bãi biển, còn nghe được những tiếng kêu cứu cũa những người đang liều chết lội bì-bõm dưới nước. Trời đã sụp tối hẳn, nhìn vào thành-phố thấy lấp-lánh chỗ này chổ kia có ánh lữa cháy, thỉnh thoảng còn tiếng nỗ lớn vọng ra. Không nhìn thấy được gì nhưng tôi có thể hình-dung được cảnh hoang-mang, hổn-độn và sợ-hãi cùng cực cũa nhũng người tìm cách thoát thân. Khi rời Nha-thành, nơi tôi đã sống hai năm tuy vất-vã học tập nhưng khá êm-đềm và đầy những kỹ-niệm, nơi đã rèn luyện tôi từ một thư-sinh yếu-đuối nhớ nhà thành một quân-nhân rắn chắc tự-lập, trang-bị cho tôi một số vốn hàng-hải căn-bản đễ giúp tôi làm nên sự-nghiệp sau này; tôi được nghe trên máy vô-tuyến lời giã-từ đau-đớn cũa một người bạn ở lại. Chúng tôi đã từng phục-vụ cùng đơn-vị, đã từng dùng chung một chiếc jeep với hai bà vợ ngồi băng sau đi về mỗi ngày khi còn ở Sài-gòn. Đó là thời-gian cuối năm 70, HQ Trung-tá HNL khoá 9/HQ được đề-cữ giữ chức-vụ trưởng-phòng Nghiên-huấn thuộc Khối Quân-Huấn BTL/HQ vừa được thành-lập, dưới quyền cũa vị Tham-mưu-phó Quân-huấn đầu tiên là HQ Đ/T BHT. Gọi là Phòng nhưng thật ra chúng tôi chỉ chiếm 2 cái bàn làm việc cũa 2 Trưởng Ban cũa Phòng QH cũ còn lại; thậm chí chỉ có một chiếc xe jeep cho 2 chúng tôi lúc đầu dùng chung. Từ chỗ sơ-sinh đó chúng tôi đã giúp tạo dựng nên Khối QH sau này, có riêng một Trung-tâm Trợ-huấn được HK trang-bị đầy đủ với các cơ-sở phiên-dịch, đánh máy, phim-ảnh, và máy-móc ấn-loát dùng in các sách kỷ-thuật dùng cho toàn HQVN. Lâu sau này mới được biết anh HNL đã tuẩn-tiết khi địch vào thành-phố, đễ lại một nỗi đau buồn vô hạn cho những bạn-bè còn lại. Đoàn tàu rời xuống hải-phận Phan-rang, và khi Phan-rang sắp thất-thủ, tôi được lệnh gấp rút về cặp cầu Quân-cãng Vũng-tầu. Hàng nhập hạm là 300 Cảnh-sát dã-chiến dự định chở ra đễ phòng vệ thị-xã Phan-rang. Được biết chuyến công-tác này khá đặc-biệt và quan-trọng, nên tôi cũng thận-trọng chuẩn-bị chu-đáo. Cuộc hành-quân thật cấp bách nên tầu phải rời bến và hải-hành đêm đễ sáng mai vào ũi bãi sớm. Nhưng khi HQ 406 ra đến hải-phận Phan-rang chuẩn-bị đỗ quân thì được lệnh hũy-bõ. Sau này mới biết ra là thời-gian đã quá trễ. Được biết cuộc họp bí-mật cũa các vị chỉ-huy thuộc Bộ Tư-lệnh Tiền-phương đã bị phá vỡ, có hai vị tướng đã bị bắt. Cũng được biết cuộc họp khẩn-cấp là đễ tập-trung tiềm-lực còn lại hầu cố-thủ từ vĩ-tuyến 13 vô Nam, dành lãnh-thổ từ Quảng-trị vào đây cho MTGPMN như một ván bài thương-thảo cuối cùng, nhưng cục-diện hoàn toàn thay đổi khi Bắc-việt thừa thắng chiếm trọn miền Nam.
Trở lại Vũng-tàu đỗ quân, lại được lệnh đi tiếp Năm-căn triệt-thoái bênh-sĩ. Những chuyến đi Năm-căn cũa loại tầu biển bình-thường đã là nguy-hiểm vì giòng sông hẹp, tầu lại kềnh-càng rất dễ làm mục-tiêu cho hỏa-tiển địch, nay trong thời-kỳ nóng bỏng này lại càng nguy-hiểm hơn. Hôm rời Năm-căn, cũng là lần cuối cùng gặp vị Tư-lệnh V5DH, HQ Đại-tá NVM, tôi có yêu-cầu cho giang-đỉnh khai-quang dọc hai bên bờ sông buổi chiều trước khi tầu ra khơi. Tầu hải-hành đêm, đèn đuốc tắt ngóm chỉ còn lấp-lánh màn ảnh radar mầu lục. Chiến-hạm đã sẵn-sàng trong nhiệm-sỡ tác-chiến. Khi chỉ còn một phần ba đường ra tới cữa biển, quan-sát viên báo cáo có ánh lữa lập-lòe trên bờ phía hửu ngạn. Gọi máy về BTL/V5DH xin xác nhận bạn hay thù và nếu cần xin cho tác-xạ, và được cho biết đó có thể là Địa-phương-quân. Bất ngờ ngay khi HQ 406 vừa đến ngang tầm cũa đóm lữa, ba luồn sáng từ phía tả-ngạn bay vụt ra tầu, lúc đó không còn nghe gì ngoài tiếng nỗ rền cũa 2 M60 trên đài chỉ-huy cùng tất cả đại-bác 20mm quanh tầu. Chừng giây sau, có tiếng la từ phòng lái báo cáo: phòng lái/radar bị trúng hỏa-tiển tất cả đều bị thương, xin HT cho người xuống cầm tay lái, đồng thời tôi thấy mũi tầu bạt về phia phải và đang từ từ tiến sát vào bờ. Bảo một SQ đứng cạnh tức-tốc xuống cầm tay lái và trong giây phút sinh-tử đó, chúng tôi đã đưa được con tầu trở lại giữa giòng sông, ra khỏi nơi bị tấn-công. Kết-quả chiến-hạm bị trúng hai hỏa-tiễn địch: một ở mũi gây thương tích cho một số binh-sĩ quá-giang, một trúng ngay phòng lái đốn ngã tất cả nhân-viên Vận-chuyển và radar có nhiệm-sỡ ở đó. Sau mấy tiếng đồng hồ căng-thẳng, với sự cố-gắng vượt bực cũa vị Hạm-phó (Đ/U T) và thủy-thủ-đoàn HQ 406, chúng tôi đã đưa chiến-hạm ra khỏi cữa Bồ-đề. Tôi xin Saigon cho tãi-thương hoặc cho lệnh trở về ngay. Không được đáp ứng một yêu-cầu nào còn được lệnh tiếp-tục chuyến hải-hành ra An-thới, Phú-quốc.
Đây là những ngày giữa tháng Tư 75, những ngày thật hấp-hối cũa miền Nam, nhừng ngày mang nhiều xáo trộn cho tâm-trạng và sự suy-tưỡng cũa tôi. Người đi xa ngậm-ngùi cho thân-phận mình, cho vận số cũa đất nước khi tận mắt chứng-kiến những cảnh tan-thương cũa những phần đất đã mất; ngày đêm lo lắng cho gia-đình, không biết có về kịp đễ được ở cạnh hay đưa được người thân đi lánh nạn?. Lòng dạ cũa kẻ ở lại chắc trăm ngàn lần rối-rắm hơn, lo sợ khi thấy chung quanh hàng xóm sữa-soạn bõ nhà ra đi; chồng con mình thì giờ này không biết đang lưu-lạc ở đâu?. Trăm nghìn nghi-vấn đó dằn-vặt tôi không ít. Đầu óc lúc này quá nặng-nề và ăm-ắp không còn chỗ để nghĩ-ngợi thêm. Điều trước mắt là phải lo cho những ngườI đang có mặt trên tàu; và nhất là cho sự an-toàn lành-lặn cũa con tàu. Họ bây giờ cũng như tôi, có cùng một tâm-trạng rắm-rối, mang cùng những lo âu và đều có gánh nặang gia-đình. May mắn thay ngoài nữa con người tình cảm yếu đuối cũa tôi, nữa phần còn lại luôn luôn nhắc-nhở tôi rằng “mình đang mang trách-nhiệm, mình phải minh-mẩn phải đầy nghị-lực” để đưa chiến-hạm về tới bến bình-yên, vì hàng trăm người có mặt hôm nay, và vợ con cha mẹ cũa họ ở nhà cũng đang trông cậy vào chiếc HQ 406.
Nói về số mệnh ở đời, có những huyền-bý mà tôi vẫn tin từ thuở nhỏ. Hồi còn ở với mẹ tại một làng quê cạnh phi-trường Phú-bài Huế, trước mặt là sông nước bao-bọc mênh-mông. Ngày ngày sau giờ học tôi thường cầm cần câu miệt-mài từ bờ này tới vũng kia. Một ngày nọ mẹ tôi nhờ một thầy bói coi tướng cho tôi. Thầy tướng đoán rằng tuổi tôi mạng Thủy kỵ phải nước, nhất là không được qua sông đi đò. Từ đó bà lo-lắng ra mặt mỗi lần tôi bén-mãng câu cá ven sông. Đến lúc lên tỉnh học 1949/50, trường trung-học đệ-nhất cấp nằm bên kia hửu-ngạn sông Hương, mỗi ngày học trò phía bên này Nội-thành phải đi đò 2 chuyến qua về, vì cầu Trường-tiền bị gãy sau khi Pháp trở lại VN sau 1945. Điều này khiến mẹ tôi càng lo-lắng hơn. Sau mười mấy năm miệt-mài với những lần thi-cữ mụ người, tôi vẫn còn là một thư-sinh bạch diện. Vào đầu niên-khóa năm thứ hai ở viện đại-học Huế, sau hai lần thi trượt vào trường Quốc-gia sư-phạm và giấc mộng trở thành một giáo-sư Việt-văn, một nhà thơ nghèo tan theo mây khói; tôi theo chân người bạn vào Đà-nẵng đầu quân. Đó là vào cuối năm 1959 và đây là một chọn lựa nát lòng vì tôi phải xa người mẹ già, xa thành-phố đã ấp-ũ tôi bằng những giấc mơ đẹp và huyền-bí như cuộc sống hằng ngày cũa nó. Khi mẹ tôi biết quyết-định tôi ra đi, nhất là tôi lại đăng vào Hải-Quân thì người chỉ sẫn-sờ và sau đó tiễn tôi toàn bằng nước mắt. Tôi cũng đau lòng không ít. Bẵng đi một thời gian sống ở quân-trường, một hôm nhận được thư cũa mẹ tôi. Bức thư dày cộm và khi mở ra tôi thấy có một vật lạ: một tờ giấy dài mầu vàng ướm, trên đó những chữ đỏ lạ lùng như dấu triện thời xưa. Trong thư mẹ tôi dặn-dò rất kỷ. Người nói rằng đây là lá bùa hộ thân, nó sẽ bảo-vệ tôi suốt đời chống chỏi với sóng gió, gươm đạn, rũi-may. Chiếc bùa được xếp sẳn gọn thành hình tam-giác nhét được vào ví. Sau đó tôi luôn mang theo canh-cánh bên mình. Hôm nay sau khi đưa được HQ 406 ra vùng biển an-toàn, tôi nhớ lại chiếc bùa hộ-mệnh cũa mẹ tôi, vẫn nằm yên trong ví. Hỏa-tiễn địch thuộc loại xuyên phá. Sau khi xuyên thũng vách thép thứ nhất, một trong ba hỏa-tiễn đã phá nỗ ở thành tàu thứ hai cũa phòng lái. Chỗ phi đạn địch nỗ chỉ cách chỗ tôi đứng trên đài chỉ-huy chưa đầy nữa thước. Nếu địch đã nâng tầm nhắm lên một phần nào đó cũa một ly thì không biết những gì đã xãy ra. Ở giờ phút chót này chắc không ai cứu được ai, chỉ mình lo cho tính mạng cũng như chiến-hạm cũa mình mà thôị.Tôi chỉ biết đội ơn lòng người mẹ bao-la và thầm khấn-vái cho người ở xa cũng được an-bình.
Tàu ủi bãi An-thới ngày hôm đó. Thật không ngờ một cảnh xô-bồ nhộn nhip đang xảy ra ở đây. Đảo Phú-quốc được chọn làm trại tị-nạn cho dân miền Trung chạy vào đây. Những chiếc máy bay quân-sự caribu có lẽ cũa Úc hạ cánh liên-tục mang đồ cứu-trợ từ thế-giới bên ngoài. Chiếc thương-thuyền khổng lồ cũa Hoa-kỳ cặp ngay cầu tàu An-thới. Đoàn người tay xách tay mang nối đuôi nhau lên bờ. Đoàn xe GMC quân-đội chở hàng, chở dân tị-nạn, nối dài ngoằn-nguèo đi về phía chân đồi đễ lại một mãnh trời đầy cát bụi. Một biến-cố bất thường đã xãy ra tại đây: được tin trước đây rằng trên những tàu Hoa-kỳ chở dân miền Trung vào Nam, có một thiểu-số cướp bóc vàng bạc, hảm-hiếp và đánh đập người dân vô tội, nên có một tòa-án dã-chiến được thiết-lập tại chỗ. Quanh chiếc bàn nhỏ kê trên cát cùng với vị Tư-lệnh V4DH có mấy vị khác tôi không rỏ là ai. Kết-quả một số vàng bạc được moi ra, có vài ba tên bị đem ra xử bắn, mọi việc xảy ra chỉ cách chỗ HQ 406 ũi bãi 5, 7 chục thước. Tôi vô-tình chứng kiến được những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Nghe tiếng súng nỗ và thấy thân người gục xuống lòng tôi như trùng lại với những bào-chữa để tự an-ủi mình: trong thời buổi chiến-tranh loạn-lạc, mạng con người dầu có tội hay không có tội cũng như nhau rẽ như bèo, xảy ra mọi nơi, trong mọi bối-cảnh và trong mọi nguyên-nhân.
Trong khi chờ hoàn-tất việc xuống hàng, người và quân-dụng, một mình trên đài chỉ huy với giòng tư-tưỡng về tận Saigon, nơi mẹ, vợ và hai con tôi còn ở đó, đang phập-phùng chờ đợi. Tôi chắc mọi người trên tàu cũng mang cùng một tâm-sự như tôi. Tôi muốn bày tỏ nỗi-niềm lo-âu đó nhưng không thể được. Tôi đang cầm vận-mệnh cũa chiến-hạm, tôi phải gây nơi họ niềm tin, tôi phải đưa tàu về tới bến bình-yên. Đôi khi một ý-nghĩ đen tối chợt đến: nếu có gì trắc-trỡ dọc đường, tàu không về được hay về quá trễ thì sao. Tôi không dám nghĩ-ngợi thêm nữa. Hít một hơi gió biển thật dài cho tâm-tư nhẹ nhỏm trở lại, tôi đích-thân kiểm-điểm những an-toàn cần-thiết trước khi rời Phú-quốc, vì tôi biết chuyến trở về này vô cùng quan-trọng cho đời tôi, cho gia-đình và tất cả những ai đang có mặt trên tàu.
Nhớ lại trước khi rời Saigon vào những ngày cuối cũa tháng Ba 75, tôi đã cảm-nhận có một cái gì lớn lao sắp xảy ra, đã thấy được sự hối-hã ra đi cũa người dân thủ-đô qua sự sắm-sửa va-li, áo quần và đồ nử trang sang trọng. Lúc sắp rời cảng Cầu xa-lộ tôi đã chứng kiến một cảnh di-tản rộn-rịp, hoãng-hốt xảy ra ngay tại cầu tàu này, cách chỗ HQ 406 đang lấy hàng năm mười thước. Ở vào thời-điểm đó, đối với thuỷ-thủ-đoàn chúng tôi công-vụ vẫn như thường-lệ. Từng đoàn người lũ-lượt chen chúc nhau xuống chiếc thương-thuyền khỗng-lồ President Lines cũa Mỷ đễ rời khỏi VN. Xe hơi xe gắng máy vô chủ vất bừa-bãi trên bến tàu. Những chiếc thương-thuyền này tôi đã thấy nhan-nhản quanh hải-phận VN trước đây, có lẽ đã được chính-phủ Mỷ thuê đễ sẵn-sàng chuyên-chở và vớt dân tị-nạn. Trong đám người xuống tàu hôm đó có cả một số quân-nhân mà tôi đã quen biết. Nghĩ tới đây tôi vô cùng lo sợ thì ra hiễm-họa sụp-đỗ cũa miền Nam sắp tới đã được tiên-liệu, và những người đang phục-vụ cùng hàng-ngũ như mình đã ra đi; trong lúc đó, giờ này mình còn lênh-đênh trong vịnh Thái-lan chưa biết ngày về!
Đỗ quân ở Vũng-tàu trước khi về tới Saigon vào giờ phút cuối, chỉ kịp đễ sắm-sửa thực-phẩm, đồ lặt-vặt cũa con nít phòng xa cho hai đứa con còn thơ, và sau đó đưa gia-đình, bốn người, xuống tàu ra khơi vào 11 giờ đêm 29 tháng Tư 75, theo đoàn tàu di-tản HQ VN. Đi trên chuyến tàu đêm đó có rất nhiều vị niên-trưởng và bạn-bè trong quân-chủng, trong đó có vị sau này là thuyền-trưởng cũa chiếc tàu VNTT trở về. Ở chừng một hai ngày gì đó ngoài khơi VN và chứng kiến cảnh từng đoàn tàu ghe nhỏ từ bờ túa ra, rồi người rơi xuống biển, rồi ghe tàu chìm xảy ra từng giờ. Một lần bất chợt nhìn về phía đồng-bằng Cữu-long, từ chân trời xuất hiện như một đám mây đen nhưng dần dần hiện ra là hàng chục chục phi-cơ trực-thăng, có lẽ từ phi-trường Trà-nóc, tiến về một chiếc mẫu-hạm cũa HQ Hoa-kỳ, nhưng không hiểu tại sao lúc ra gần đến nơi bỗng nhiên thấy rơi-rớt xuống biển như sung rụng, cũng có chiếc hạ được trên bong tàu, tôi cũng chẳng còn đầu óc đễ tìm hiểu tại sao.
Cũng không nhớ rỏ là đến ngày thứ mấy, tôi được báo-cáo là một máy chánh cũa tàu bất-khiển-dụng, vậy là chiến-hạm chỉ chạy với một máy chánh và một máy điện, vì trong chuyến công-tác cuối cùng vừa rồi một máy điện đã chết. Lúc rờI Sàigon một số SQ cơ-khí thâm-niên di-tản tình-nguyện túc trực ở phòng máy, phòng khi nhân-viên cơ-khí bõ tàu vào giờ phút chót. Khi tôi báo-cáo lên vị Tư-lệnh “Hạm-đội Di-tản” tình-trạng máy-móc cũa HQ 406 đễ xin giúp-đở, thật bất ngờ và cũng rất xót-xa, tôi được lệnh “bõ tàu”, chuyển người lên một chiến-hạm bạn, sau đó đánh đắm HQ 406. Lúc đó chỉ biết thi-hành lệnh, tôi cặp vào một chuyển-vận hạm khác lớn hơn (chiếc DVH Cam-Ranh HQ 500). Ở lại sau cùng với một vài nhân-viên cần-thiết đễ lo thiêu-hũy tài-liệu mật mã, phá-hũy máy-móc truyền-tin, và sau cùng mở tất cả những valves chính dưới hầm tàu đễ cho nước biển tràn vô. Rời tầu sau cùng với một tâm-trạng chua xót nhưng không thiếu mĩa-mai. Tôi không được cái anh-hùng, lòng can-đảm, hay ở trong một cảnh huống cũa vị thuyền-trưởng chìm theo tàu như đã từng thấy trong phim ảnh hay lịch-sử. Khi được tháo giây cho tàu tự trôi đi, tôi không nhìn lại HQ 406 lần cuối, đi thẳng vào phòng ăn SQ cũa chiếc HQ 500 đễ gặp lại gia-đình. Sau đó có nghe tiếng đaị-bác nỗ và người ta nói lại là một vài tàu nào đó đã bắn theo những phát súng ân-huệ cuối cùng.
Bây giờ trở thành một quân-nhân không còn trách-nhiệm, một tên lính chiến không có bãi chiến-trường, một kẻ mất tàu, và một người đang mất quê-hương; tôi có thì giờ suy-nghĩ mông lung. Thật ra chiếc HQ 406 không đáng bị đánh chìm, vẫn có thể theo hạm-đội chạy tới nơi tới chốn, nếu tôi biết trước được nơi đến là Subic Bay không còn bao xa; nếu tôi biết tự lo liệu lấy v.v… Mẹ, vợ và hai con được dành một chỗ khoảng chừng thước vuông trong phòng ăn SQ. May-mắn thay những ngày hôm đó trời trong biển lặng chưa từng thấy. Ban đêm tôi chiếm một chỗ nằm trên boong tàu, nghếch mắt nhìn trời. Trời càng thăm-thẳm càng lấp-lánh với bao nhiêu vì sao, thì lòng tôi lại càng cạn ráo, tương lai tôi lại càng muôn vàn mù-mịt. Nghĩ cũng tức cười, bảy tám năm trước đây khi giữ chức hạm-phó cũa chiếc chiến-hạm này, cùng sống hai ba năm trời mình đâu dè một ngày nào đó mình lại được nằm trên boong cũa nó nghếch mặt nhìn trời như hôm nay, với thân-phận cũa một khách quá- giang. Càng nghĩ lại càng xót-xa. Âu cũng là một sự sắp-đặt cũa số mệnh.
Trong biển Nam-hải lúc này ngoài đoàn tàu di-tản cũa HQVN nhan-nhản đủ loại các chiến-hạm cũa HQHK. Sau mấy ngày quanh-quẩn gần duyên-hải VN với chủ ý vớt thêm tầu và người di-tản, đoàn tàu tiến gần cảng Subic nhưng không được cho vào vì chính-phủ Phi sợ có những rắc-rối ngoại-giao với chính-phủ Cộng-sản VN sau này. Lại loanh-quanh thêm mấy ngày trên biển với những tâm-trạng bấn loạn hơn. Đến một hôm thấy các tiểu-đỉnh cũa HQ Hoa-kỳ ra cặp vào các chiến-hạm VN, sơn lại các tên hiệu và số tầu thành cũa HQ/HK, và sau đó có lễ hạ cờ VN và thượng cờ cũa Mỷ. Các quân-nhân HQ/VN chúng tôi tham-dự đông-đủ buổi lễ rất cảm-động và đau-xót này, sau đó chúng tôi đã cỡi bỏ các bộ quân-phục đễ thay vào bằng các y-phục do cơ-quan tỵ-nạn ở Subic phát cho; và ngay cùng ngày hôm đó tôi cùng gia-đình được đưa xuống hầm chứa hàng cũa một thương-thuyền đễ bắt đầu cuộc hành-trình tỵ-nạn sang đão Guam.
Đây là một khúc rẽ đau thương cũa lịch-sử VN cũng như cũa đời tôi. Rồi bắt đầu cuộc sống cũa người dãn tị-nạn tại Orote Point thuộc đảo Guam. Ở trong những chiếc lều vãi vĩ-đại mầu ô-liu, ngày ngày sắp hàng đễ lảnh cơm ba bừa, hoặc đễ làm thủ-tục giấy tờ. Có hôm đứng lâu trong hàng dài chờ lảnh một phần ăn, dưới chân cát nóng bõng và trên đầu mặt trời nhiệt-đới chói chang, trí óc tôi bỗng trôi nỗi về với dĩ-vãng cũa 8 năm trước đây khi còn là HP cũa chiếc Dương-vận-hạm Cam-ranh (mà tôi đã quá giang tới Subic sau khi đánh chìm HQ 406) đang nằm ụ tại Hải-xưởng Guam (cũng nằm trong phạm-vi cũa Orote Point này). Sống tại Guam gần một năm dài, tôi đã quá quen-thuộc cảnh-trí nơi đây, đã qua lại lắm lần khu đồi cát lởm-chởm nơi tôi đang đứng chờ lảnh cơm, đễ tới một bãi tắm gần đó; đâu ngờ 8 năm sau tôi lại đứng nơi đây với thân-phận cũa một người tị-nạn, chỉ nhìn thế-giới bên ngoài xuyên qua hàng rào kẻm gai! Gần một tháng sống ở đây, chật-vật tranh giành với mọi người sắp hàng làm giấy xuất trại, gia-đình tôi cuối cùng đã ra khỏi Guam sau khi trại 8 cũa tôi bị giải tỏa vì không đũ số người định cư. Trong thời-gian một tháng ngắn-ngũi sống ở đây thật ra dài vô-tận đối với đời tôi. Tâm-hồn bấn-loạn xao-xuyến bỡi các biến-cố đau-thương vừa qua lại bị thử-thách bỡi một diển-biến đau lòng xảy ra tại nơi đây. Số là có một số lớn người tị-nạn muốn trở về VN vì rất nhiều lý-do nên giới-chức ở đây đã cho thiết-lập một trại biệt-lập, có quân-cảnh canh-gát nghiêm-nhặt. Trong số người này có bạn-bè cũa tôi và một số nhân-viên cũa HQ 406 mà lúc ra đi tôi đã không cho họ biết trước một ngày tầu phải di-tản. Và tôi biết rỏ quyết-định cũa những người này là vì gánh nặng gia-đình. Nếu đặt trường-hợp mình vào họ lúc đó không ai dám chắc là sẽ phải xữ-sự ra làm sao. Mấy năm gần đây trên Seattle này tôi có quen và hay tâm-tình với một vị mới sang Mỷ 5,6 năm gần đây theo diện HO. Ông là một cựu Tr/Tá Không-quân trước 75 là phi-công trực-thăng riêng cũa vị Đại-tướng Tổng TMT/QLVNCH. Trong những ngày cuối ông ta đã lái trực-thăng đưa được nhiều vị tướng-lãnh ra tầu cũa hạm-đội Mỷ, ông đã đến Guam, sang tới đão Wake và cuối cùng trở lại Guam đễ theo chuyến tầu định-mệnh Thương-tín trở lại VN. Chúng tôi thường kết-luận câu chuyện: âu cũng là định-mệnh. Có điều có người trả giá chữ định-mệnh quá ư mắc-mõ!
Được chuyển sang Trại Tị-nạn Camp Pendleton, miền Nam California, đời sống ăn ở được cãi-thiện sung-sướng hơn nhiều. Sau một vài tuần bỡ ngỡ tại đây, hai vợ chồng được may mắn thâu nhận vào làm cho một tờ Tin-tức cũa trại, tờ Newsletter, song ngữ, phục-vụ người dân tị-nạn đang sống trong trại( có lúc lên tới 45 ngàn người), với lương tối-thiểu $2.10 một giờ. Cảm thấy rất phấn-khởi cho cuộc sống mới sắp tớI, và đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy vui sau hơn 2 tháng nặng nề bỡi các biến-cố liên-tục xãy ra. Âu cũng nhờ vốn-liếng kinh-nghiệm cũa thời-gian xuất-bản và làm chủ bút Tập-San Quân-Huấn HQ. Tòa-soạn Newsletter nằm cạnh ngân-hàng người bảo-trợ (Sponsors Bank) nên tôi có dịp ghé lại hàng ngày đễ kiếm kẻ bảo-trợ cho mình. Có một điều không ai xui khiến gia-đình tôi lại chọn Seattle làm nơi định-cư, kể từ tháng tám năm 75. Hai năm đầu sống ở đây tôi chưa dám biên thư về VN vì sợ liên-lụy cho thân-nhân bên nhà. Thời-gian đó ở VN, thân-nhân đọc báo thấy nói chiếc tàu cũa HQ mang số 406 bị đánh chìm trôi về tấp ở đảo Côn-sơn nên đã lập bàn thờ cúng kiến cho gia-đình tôi vì cho rằng mọi người đi trên chuyến tàu đêm đó cũng cùng chung số-phận.
https://bienxua.files.wordpress.com/2016/04/hai-van-ham-hau-giang-hq-406.jpg?w=665&h=449Rồi những ngày tháng đầu ở xứ người quá ư bận-rộn, phần công ăn việc làm, phần con cái và phần đêm đêm cắp sách đến trường, tôi đã quên bẵng đi con tàu HQ 406. Cho đến một hôm cuối tuần đưa gia-đình qua phà thăm viếng chiếc thiết-giáp-hạm Missouri nằm trong Hải-xưỡng Bremerton, tôi mới sực nhớ tới chiếc tàu cuối cùng trong cuộc đờI bềnh-bồng trước đây cũa tôi. Ngay tại nơi đây nó đã được thay tên đổi họ thành Hải-vận-hạm Hậu-giang HQ 406. Cả một dĩ-vãng xa xưa trỡ lại với những tháng ngày cùng nhau lênh-đênh, những giây phút sinh-tử cận kề. Tôi vẫn tự hỏi hình như có một mãnh-lực vô-hình nào run-rũi mình tới đây. Chọn đi định-cư tại miền Tây-Bắc mưa dầm này chắc-chắn chẳng phải là một sự ngẫu hứng?
Sống hơn 23 năm tại thành-phố Seattle tiểu-bang Washington, hơn cả thời-gian trưởng-thành mà tôi đã sống ở VN, kể ra cũng khá êm-đềm tuy có lúc buồn hiu lạnh lùng khi mùa Thu-Đông trở lại. Nói tới Seattle tôi không khỏi mường-tượng tới nhừng nơi mà tôi đã sống, đã đi qua hồi còn ở quê nhà. Seattle là một tổng-hơp tuyệt-vời giữa Huế, Đà-lạt, và một nơi nào đó nằm kề cận bên bờ Nam-hải trên lãnh-thổ cũa VN thân-yêu chúng ta. Mùa mưa ở đây kéo dài lê-thê làm tôi nhớ Huế khôn cùng, những năm trung-học, ngày ngày tới trường vào trong lớp mà áo quần còn ướt sũng nước mưa. Nhưng mùa hè ở Seattle thật vô cùng tuyệt đẹp. Cây cỏ xanh tươi, thông reo vi-vút, và biển hồ xanh biếc khiến thành-phố này được mệnh-danh là Emerald city. Nó hơn Đà-lạt cũa mình bội phần, không phải chỉ có hồ và đồi núi chập-chùng với những rặng thông bát-ngát, Seattle còn nằm cạnh một con vịnh rộng lớn (Putget Sound) chạy sâu vô đất liền từ Thái-bình-dương. Biển không mấy khi có sóng lớn, bình-yên và lặng-lờ quanh năm. Trước mặt bên kia bờ vịnh là dảy Olympic hùng-vĩ với tuyết phủ ngang đầu, không gần mà cũng không quá xa chỉ đủ đễ khiến người nhìn có cái ấn-tượng là những đĩnh núi tuyết được treo lơ-lững giữa lưng chừng trời vào những buổi sáng sớm hay chiều tà có mây vất-vưỡn lang thang. Nói không ngoa, Seattle là nơi có đủ mọi yếu-tố sơn-thủy tuyệt đẹp cũa một bức họa Tầu nỗi tiếng thời xưa. Với cái không-khí lành lạnh và ngoài trời cơn mưa rã-rích, ngồi nhắm-nhí tách cà-phê Starbuck (cũng là sản-phẩm cũa Seattle) thử còn gì thú-vị hơn. Tình thật mà nói ngoài cái đẹp cái hay, thành-phố nào cũng có cái đặc-thù cũa nó. Seattle được nỗi tiếng là nơi ướt-át nhất cũa vùng Tây Bắc, đúng hơn là cả nước Hoa-kỳ, với những ngày mưa dài rầu-rĩ triền-miên.
Tôi thiết nghĩ hơn hai thập-niên trôi qua cũng đũ làm liều thuốc cho mọi điều bất hạnh đã xảy ra trên thế-gian này lắng đọng và dần-dà trở về trong trạng-thái tĩnh-mịch cũa lãng-quên, nhưng tâm-tư sao vẫn lởn-vởn những nỗi đau ray-rứt những ngày tháng kiêu-hùng quá- khứ. Cho tới giờ phút này tôi vẫn không có được một nguồn tin xác thực nào khả-dĩ kiểm-chứng đễ biết là con tàu 406 đang nằm ở đảo Côn-sơn hay một nơi nào đó. Thực ra trong thâm-tâm tôi, tôi vẫn thường nhũ thầm: ước gì giờ này chiếc HQ 406 được nằm sâu dưới đáy cũa lòng Nam-hải, chứ không phải nơi đảo Côn-sơn. Nó đã thầm lặng và nhẫn-nại phục-vụ quê-hương yêu-dấu VN cho đến những giây phút cuối cùng cũa cuộc chiến, thì nó cũng như người bạn cuối đời cũa nó chỉ xin được một chỗ nằm thật êm-đềm thật tĩnh-mịch để đời đời yên nghỉ./.
Seattle, 1999.

Hoàng-Sa NQT

Posted on May 12, 2017

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...