Tuesday, April 30, 2019

“Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!”

HoangsaParacel: Dù có biện bạch thế nào đi chăng nữa, sự phản bội của Phạm Xuân Ẩn đã gây biết bao nhiêu tội ác với đồng bào miền Nam. 
Phạm Xuân Ẩn, “Đừng chôn tôi gần cộng sản”. Nguồn ảnh: AP

Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa(?) của tạp chí Time bí mật làm gián điệp cho cộng sản Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Người gián điệp và nhà báo trầm lặng – Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời hư thực.

Những lời cáo phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu rừng ngoại thành Sài Gòn.

Nhưng lời cáo phó còn thiếu, không đề cập đến việc Ẩn – người mà Hà Nội đã công kênh thành “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân” – chán ghét cái chế độ chính trị ông đã giúp cướp được chính quyền.

Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân đến Việt Nam, năm mới 24 tuổi làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Time. Lúc ấy, Ẩn là một huyền thoại, một tay phong lưu vui tính được mệnh danh là “Tướng Givral” theo tên tiệm bán bánh và cà phê nổi tiếng trên đường Tự Do ông thường lui tới.

Mọi người đều tin tưởng Ẩn bất kể không khí ngờ vực phủ kín Sài Gòn thời đó. Khi cuộc chiến đột ngột chấm dứt cuối tháng tư 1975, gia đình Ẩn và các nhân viên khác của tạp chí Time muốn chạy thoát đều được di tản trong Khi Ẩn ở lại tiếp tục làm việc cho Time tại Sài Gòn. Ẩn điện về New York, “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì tình trạng khẩn trương, Văn phòng tạp chí Time hiện do Phạm Xuân Ẩn điều động”. Time tán dương quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn.

Tôi gặp gia đình của Ẩn ở tại tị nạn Pendleton tại California và giúp đưa họ về Arlington, Virginia – định cư ở đó. Cuối cùng, sau một năm im lặng, vợ của Ẩn nhận được điện tín bảo bà phải trở lại Việt Nam. Dù lòng đầy lo âu và nghi ngại vợ Phạm Xuân Ẩn đã quay về theo lệnh. Đưa gia đình về lại Việt Nam xác định lòng trung thành với chính quyền cộng sản nhưng Ẩn vẫn phải đi học tập cải tạo 10 tháng ở Hà Nội (Theo Lâm Lễ Trinh, tháng 8/1978 Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp.– TM)

Năm 1979, tôi trở lại Việt Nam. Đây là chuyến đầu trong suốt 24 lần tôi đến đây trong 5 năm năm liền. Việc đi lại giữa Sài Gòn của một ký giả ngoại quốc không phải là chuyện dễ trong khoảng thời gian đó, nhưng cuối cùng tôi đã thực hiện được vào năm 1981. Thành phố, Sài Gòn mà tôi biết, lúc ấy rất ảm đạm, lạnh lùng. Khách sạn đầy những “người Mỹ không đô la” (dân Việt Nam gọi người Đông Đức, người Bulgary, người Nga như thế). Công an theo sát bước của tôi đến mọi nơi mọi chỗ. Hàng ngàn người (miền Nam) Việt Nam không được việc làm vì có liên hệ với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đang vượt biển bỏ lại quê hương. Những người ở lại phải bán dần gia sản để sinh tồn.
Phạm Xuân Ẩn. Nguồn: OntheNet

Mục đích của tôi là đi tìm Ẩn, nhưng đây không phải chuyện dễ làm. Tất cả bản đồ Sài Gòn cũ đã bị tịch thu, đốt bỏ. Những con đường lớn đã đổi tên.

Nhà vẫn có số đấy, nhưng chúng không theo một thứ tự nào khiến không thể tìm nhà được dù có địa chỉ trong tay. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, tôi hối lộ quan chức Hà Nội bằng thuốc bổ và tã cho trẻ con mua ở Bangkok và tôi được số điện thoại của Ẩn. Tôi gọi Ẩn. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở chợ chim, Ẩn nói, “Tôi sẽ dẫn theo con chó của tôi”.

Ẩn cũng dặn tôi không được nói hay làm gì khi thấy nhau vì công an đang theo dõi. Dường như, đến ngay cả anh hùng, người chỉ huy cả lực lượng tình báo ngoại giao, cũng không thoát khỏi lưới theo dõi. Chợ chim thực ra là lề đường (Huỳnh Thúc Kháng – TM) hai bên chồng chất hàng trăm lồng chim, người mua để thả đi lấy phúc hay nuôi làm chim cảnh. Ẩn đến, dắt theo con béc-giê, chỉ gật đầu khi đi qua mặt nhau. Ẩn và tôi lên hai cái xích lô khác nhau của hai người lính cũ miền nam nghèo khổ. Tôi theo anh ấy về nhà.

Khi đã ở trong nhà, Ẩn bày tỏ nỗi buồn nản, thất vọng ê chề trước hoàn cảnh đất nước của anh. Ẩn thở dài, “Tại sao tham gia cả cuộc chiến chỉ để thay người Mỹ bằng người Nga à?”

Ẩn cũng cho tôi biết, đã hai lần anh đưa gia đình vượt biển, đi trốn và thất bại. Lần đầu, tàu hư máy. Lần thứ hai, người lái tàu không đến, dù tàu tốt, đủ sức vượt biển. Trốn đi bây giờ lại càng khó hơn nhiều, anh nói, vì con trai Ẩn sắp được gởi đi học ở Moscow. Ẩn yêu cầu tôi sang Singapore tìm gặp một người Hoa bí ẩn, nếu được trả đúng giá, sẽ tổ chức cuộc vượt biển. Ẩn nói anh tuyệt vọng rồi.

Tôi viết một thư dài cho Time và gởi phó bản cho tất cả phóng viên của Time đã một thời phục vụ tại Việt Nam. Dự án khá nguy hiểm vì tiếng tăm của Ẩn, tôi viết. Một tướng nổi tiếng và gia đình đi trốn, làm xấu mặt đảng CSVN, nếu thất bại chắc chắn họ sẽ xử tử. Tôi cảnh cáo Time đừng làm những gì có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của mình.

Time quyết định không tham dự vào dự án đưa người đi trốn, đầy nguy hiểm. Người tị nạn, vượt biển đã đang là mồi ngon cho hải tặc ở vịnh Thái Lan. Tàu đánh cá Thái Lan đâm vào, đánh chìm thuyền người tị nạn, chỉ vớt những thiếu nữ làm đồ tiêu khiển, làm hàng đổi chác giữa các đoàn thuỷ thủ đến khi nạn nhân chết hay phải tự sát. Đây là một quyết định rất khó khăn chúng tôi phải chấp nhận, nhưng tôi hay bất cứ ai khác ở Time đều không có kinh nghiệm đối đầu với quân hải tặc và khả năng rủi ro cho thuyền vượt biển rất lớn trong tình cảnh lúc bấy giờ.
David DeVoss: phóng viên chiến trường dầy kinh nghiệm. Thông tín viên của Time tại Việt Nam. Nguồn: jeffooi.com

Ẩn ở lại Việt Nam, chờ một ngày sáng sủa hơn. Cuối cùng, ngày ấy đến năm 1986 với chương trình Đổi mới của Hà Nội. Tôi quay lại Việt Nam thăm Ẩn và vợ anh, Nguyễn Thị Thu Nhạn, giữa thập niên 1990 và thấy cả hai có vẻ lạc quan hơn. Đúng như Ẩn lo ngại, con trai anh, Phạm Xuân Hoàng bị gởi đi Moscow, nhưng sau đó lại được phép đi sang North Carolina và cuối cùng tốt nghiệp luật ở Đại học Duke University. Dù được tập đoàn luật sư nước ngoài thuê làm việc với lương 4.000 USD/tháng, Phạm Xuân Hoàng làm việc cho Sở Quan hệ Ngoại giao ở thành phố Hồ Chí Minh với số lương 200 USD/tháng. Không như bố, Hoàng không phải là đảng viên đảng cộng sản.

Tuần qua, Ẩn được an táng tại nghĩa trang Sài Gòn. Lời yêu cầu sau cùng của Ẩn: đừng chôn anh gần người cộng sản.


David DeVoss (Weekly Standard 9/10/2006) Volume 012, Issue 04 — Trà Mi lược dịch


© 2006-2019 DCVOnline

Luc Nguyen

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...