Hôm thứ Ba ngày 10/7/18, văn phòng của ông Robert Lighthizer, Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ, đã đưa ra một thông cáo báo chí (Statement By U.S. Trade Representative Robert Lighthizer on Section 301 Action) (1) về việc Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các thủ tục đánh 10% thuế thêm lên 200 tỉ đô la các loại hàng nhập cảng của Trung Hoa.Bản thông cáo báo chí đó có ghi những đoạn:
Cũng nên lưu ý là các phần thuế nói trên sẽ không có hiệu lực ngay lập tức mà trước khi áp dụng sẽ phải trải qua quá trình xét nghiệm trong hai tháng, với các cuộc điều trần vào cuối tháng 8/18. Tuy nhiên, qua bản thông cáo báo chí nói trên, chính quyền Trump muốn cho thấy họ sẽ làm đúng như những đe dọa gần đây của Tổng Thống để leo thang trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang được mở rộng và nhắm vào Bắc Kinh. Dù vậy, hai bên hiện giờ cũng còn đang trong giai đoạn tấn công và phản công có tính cách thăm dò. Để tìm hiểu thêm về cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Hoa, rất có thể lan rộng, trước nhất, chúng ta hãy cùng lược qua một số thời điểm đáng chú ý:
Sau khi Hoa Kỳ mở màn cuộc chiến tranh thương mại bằng cách đánh thuế nhập cảng lên 34 tỉ đô la hàng hóa của Trung Hoa, thì sau đó Trung Hoa đã trả đũa. Họ tố cáo Hoa Kỳ vi phạm các quy định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) và khởi động "một cuộc chiến tranh mậu dịch lớn nhất trong lịch sử kinh tế tính cho đến nay" ("the largest trade war in economic history to date"). Bắc Kinh hứa hẹn sẽ đánh thuế trên hàng hóa của Mỹ có trị giá trị tương đương, gồm cả các sản phẩm từ bên trong nội địa, nơi vùng Trung Tây (Midwest) của Hoa Kỳ, như đậu nành, bắp, thịt heo và gia cầm, và còn phải kể thêm thuế đánh trên xe hơi nhập cảng. Trung Hoa nhắm vào những khu vực nông nghiệp và kỹ nghệ vùng Trung Tây Hoa Kỳ là nơi bỏ phiếu ủng hộ ông Trump rất nhiều. Đổi lại, Tổng Thống Trump cho biết khi Trung Hoa làm như vậy Hoa Kỳ sẽ phải đánh thuế lên hơn 500 tỉ đô la các sản phẩm khác của Trung Hoa. Bắc Kinh mô tả các tuyên bố của ông Trump là một mối đe dọa cho sự thịnh vượng toàn cầu. Nhân cơ hội này, họ đã tự đánh bóng Trung Hoa như một người bảo vệ cho trật tự mậu dịch toàn cầu. "Hành động sai trái của Hoa Kỳ đã vi phạm trầm trọng các quy luật của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), đã tấn công vào sự ổn định và cản trở sự hồi phục của kinh tế toàn cầu," Lu Kang, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Hoa đã nói trong buổi họp báo. "Nó sẽ mang lại thảm họa cho các công ty đa quốc, các thương nghiệp cỡ nhỏ và trung, và người tiêu thụ bình thường trên toàn thế giới." Trong một bài xã luận trên trang web của Global Times, một tờ báo do cộng đảng Trung Hoa sở hữu, đã ghi: "Khi phía Mỹ đã dần dần xiết chặt vòng vây (close in) Trung Hoa, nó đã khơi lên sự phẫn nộ của xã hội Trung Hoa, và càng làm cho dân Trung Hoa sáng suốt hơn, đoàn kết hơn. Washington rõ ràng đã đánh giá thấp một lực đối kháng khổng lồ mà sự phản đối của thế giới và sự trả đũa của Trung Hoa có thể tạo ra." Ngoài ra, đối với dân Tàu, từ lâu nay Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều đường lối, và bỏ ra rất nhiều tiền thực hiện nhiều kế hoạch để cho thấy Trung Hoa là một quyền lực mạnh mẽ trên thế giới. Vì vậy, họ Tập sẽ phải đối diện với áp lực to lớn trong nội bộ nếu bị xem là đã để cho Trung Hoa bị khuất phục trước Donald Trump - một nhân vật không được cảm tình của nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến Tranh Mậu Dịch Đã Âm Ỉ Từ Lâu
Thực ra, đã có một cuộc chiến tranh mậu dịch không chính thức giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa từ hơn thập niên qua, trong đó Hoa Kỳ bị thất thế. Để có thể đầu tưvào Trung Hoa, các công ty Hoa Kỳ bắt buộc phải chia xẻ quyền hạn với thành phần "cộng tác" (partner) người Trung Hoa và phải giao nộp cho Trung Hoa các kỹ thuật của họ. Đây là điều mà chính Trung Hoa đã đồng ý không làm khi họ gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).
Qua việc bắt phải giao nộp kỹ thuật, Trung Hoa đã ngang nhiên đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Hoa Kỳ. Trung Hoa cũng đánh thuế nhập cảng nặng nề trên các xe nhập cảng; xe Mỹ vào Trung Hoa bị đóng 25% thuế nhập cảng, trong khi xe của Trung Hoa xuất cảng sang Mỹ chỉ bị đóng 2% thuế nhập cảng. Ngoài ra, Trung Hoa cũng còn tài trợ hàng xuất cảng để giảm giá bán sản phẩm của họ nhằm đánh bại được sự cạnh tranh của các quốc gia khác. Trong vài thập niên qua, giới lãnh đạo của các chính quyền Hoa Kỳ vẫn thường chủ quan quan niệm rằng một Trung Hoa giàu có hơn sẽ trở nên cởi mở hơn, văn minh hơn, sẵn sàng hợp tác và tuân theo các quy tắc mậu dịch quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình. Tuy nhiên, Trung Hoa xem mọi sự mềm mỏng hay nhượng bộ của giới lãnh đạo Hoa Kỳ là nhu nhược và họ triệt để lợi dụng và khai thác. Kết quả trước mắt là trong năm 2017, theo phúc trình của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (US Census Bureau - Trade in goods with China in 2017), Trung Hoa xuất cảng sang Mỹ gần 505.5 tỉ đô la và nhập cảng từ Mỹ 129.9 tỉ đô la. Cán cân mậu dịch mà phần thặng dư nghiêng về Trung Hoa đã tăng vọt lên hơn 375.5 tỉ đô la. (2) Hiện tại, xem ra hai lãnh tụ của Hoa Kỳ và Trung Hoa đều đang ở vào thế không thể nhượng bộ, ít ra cũng là vào lúc này, căn cứ trên những gì đã thể hiện trước công chúng:
Một khi vụ chạm trán Mỹ-Hoa trở nên tồi tệ hơn, thì ai là kẻ mất mát nhiều hơn? Và trận chiến này sẽ chấm dứt như thế nào? Phía Trung Hoa
Chủ Tịch Tập Cận Bình cai trị Trung Hoa như một vị vua không ngai và không có nhiệm kỳ như Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ Tập hoàn kiểm soát các phương tiện truyền thông ở Trung Hoa và cũng đang ngồi trên khối lượng thặng dư tiền mặt được ước tính vào khoảng 3 nghìn tỉ đô la (trillion).
Tất cả điều này có nghĩa là họ Tập có thể nhanh chóng phản ứng chống lại Trump. Tập Cận Bình có thể ra lệnh tài trợ các công ty của Trung Hoa bị trúng thương trong những tháng tới và trợ cấp giá mua các thực phẩm nhập cảng từ Mỹ, như đậu nành, để giới tiêu thụ Trung Hoa không phải chóng mặt trước bảng giá mới. Trước đây, trong cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu vào năm 2009-2009, chính quyền Trung Hoa cũng đã dùng đến các chiến thuật tương tự, chi ra nhiều tiền từ nguồn dự trữ thặng dư của họ để kích thích nền kinh tế và để dân Tàu không bị ảnh hưởng xấu. Hiện giờ khối trữ lượng tiền mặt của Trung Hoa không lớn như xưa, nhưng vẫn còn nhiều hơn của Hoa Kỳ. Trung Hoa còn có các nhóm vận động hành lang (lobbyists ) và đóng góp cho các cuộc tranh cử của ông Trump và đảng Cộng Hòa và họ đang làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. "Trung Hoa đang dựa vào hệ thống chính trị của Mỹ để thực hiện công việc" làm suy yếu vị trí của Trump, Wang Yong, giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh cho biết. Phía Hoa Kỳ
Trước mắt, về mặt đối nội, phía Hoa Kỳ không có nhiều ưu thế như Trung Hoa. "Trong vòng 12 tháng tới, Trung Hoa có thể chịu đựng được những sóng gió hơn Mỹ rất nhiều," Evan Medeiros, giám đốc điều hành của Eurasia Group và cựu cố vấn cấp cao của Tổng Thống Barack Obama về châu Á cho biết. "Người Tàu không bị ràng buộc bởi pháp luật hoặc bởi nền dân chủ đại diện."
Trong khi đó Tổng Thống Trump không có được những ưu thế như vậy. Ông đã và sẽ nhận được những phản ứng không thuận lợi từ Thượng Nghị Sĩ đại diện cho các tiểu bang nông nghiệp, cũng như từ các giám đốc điều hành các công ty như Boeing và các hiệp hội nông dân tại các vùng Trung Tây Hoa Kỳ vì quyền lợi của họ bị ảnh hưởng xấu. Cũng còn có sự lo sợ rằng hành động của Trump sẽ làm đảng Cộng Hòa bị mất ghế trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 11, 2018. Thêm nữa, Trung Hoa có thể ngưng hợp tác về vấn đề Bắc Hàn. Dù khó xảy ra, Trung Hoa có thể bán vài món nợ của Mỹ ra để gây rối loạn thị trường tài chánh thế giới. Họ cũng có thể gây thêm khó khăn cho các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Hoa, như Nike, Disney hay Apple. Mà chính quyền Trump sẽ không có biện pháp đáp ứng tương xứng, vì chính phủ Hoa Kỳ không có quyền kiểm soát trực tiếp các công ty tư nhân hoạt động trong nước Mỹ. Mỹ và Hoa: Ai Sẽ Tổn Thất Nhiều?
Theo một phúc trình về kinh tế (Economics Working Paper 18105) của hai học giả Niall Ferguson và Xiang Xu, thuộc Hoover Institution của Stanford University, họ chỉ ra rằng số hàng hóa mà Trung Hoa xuất cảng sang Mỹ lên đến 4% tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Trung Hoa. Trong khi hàng hóa Mỹ xuất cảng sang Trung Hoa thì ít hơn 1% GDP của Mỹ. (3)
Do vậy, nếu Trung Hoa trả đũa bằng cách đánh thuế trên số lượng hàng hóa của Mỹ nhập vào Trung Hoa tương đương với số hàng hóa của Trung Hoa bị Mỹ đánh thuế, thì Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại tối đa là mất đi -0.83% xuất cảng và GDP sẽ bị kém đi -0.08%. (3) Những con số đó cho thấy Hoa Kỳ sẽ nhận chịu một sự thiệt hại ít hơn rất nhiều so với Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng như trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, trong các bên tham dự sẽ không ai hoàn toàn tránh khỏi thương tổn. Hệ thống các đường dây cung cấp toàn cầu - mà Trung Hoa cũng đóng một vai trò quan trọng - rất phức tạp và nhiều công ty Mỹ - từ các nhà sản xuất xe hơi đến Apple - đều lệ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động trơn tru của các đường dây này. Cũng như, Trung Hoa với một thị trường to lớn, thì dù chỉ được tiếp cận hạn chế, cũng đem lại tiềm năng và lợi nhuận đáng kể cho nhiều công ty. Như trong chuyến thăm của Trump vào tháng 11, 2017, Trung Hoa đã ký một thỏa ước để mua 300 máy bay Boeing với giá 37 tỉ đô la. Hoặc như Starbucks, có kế hoạch mở thêm cửa hiệu tại Trung Hoa với con số lên đến hơn 5,000 vào năm 2021. Các công ty như vậy, và các nhóm nhà nông tại Hoa Kỳ, chắc chắn không muốn bị là nạn nhân trong một “chiến thắng” của Mỹ qua cuộc chiến tranh mậu dịch toàn diện với Trung Hoa. Quan Điểm Ôn Hoà
Theo Phil Levy, chuyên viên cao cấp của Hội Đồng Chicago về Ngoại Giao Toàn Cầu (Chicago Council on Global Affairs), Ph.D. về kinh tế từ Stanford University, đã dậy tại Yale, Columbia, Virginia, và Georgetown, viết trên Forbes.com ngày 28/6/18, thì cuộc tranh chấp hiện tại có thể sẽ dẫn đến một số trường hợp (4):
Trung Hoa nhượng bộ: Rõ ràng đây là điều mà chính quyền Trump hy vọng, nhưng đó là điều rất khó xảy ra vì nhiều lý do.
Thương lượng: Có thể sẽ có đàm phán để đi đến thỏa thuận. Tuy nhiên, phương cách này cũng đã thất bại theo một cách rất là không bình thường. Dưới chính quyền Trump, có ít nhất hai lần Trung Hoa đạt được sự thỏa thuận với đại diện của Hoa Kỳ, nhưng sau đó lại bị phía Mỹ bác bỏ. Lần đầu tiên xảy ra khi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đạt được thỏa thuận về thép vào mùa hè năm 2017. Kế đó vào tháng Năm, một đặc sứ cao cấp của Trung Hoa đến Washington và Bộ trưởng Tài chánh Steve Mnuchin tuyên bố có hòa bình trong mậu dịch ở thời của chúng ta, nhưng chẳng bao lâu sau lại có xung đột. Những điều này đã làm cho Trung Hoa không tin là các đại diện Hoa Kỳ có thẩm quyền quyết định. Chính quyền Trump nhượng bộ: Trên lý thuyết, Tổng Thống Trump có thể lùi lại. Đã có một số kỳ vọng là ông có thể làm điều đó đối với thép và nhôm bằng cách triển hạn việc miễn trừ cho các đồng minh then chốt. Tuy nhiên, vào đầu tháng Sáu, ông đã áp đặt những thuế đó lên các đồng minh. Có lẽ không dễ gì vị tổng thống đã nổi tiếng với lời tuyên bố dễ thắng (easy to win) cuộc chiến tranh thương mại lại dễ nhượng bộ và dường như ông xem thường hoặc không biết đến những nguy hiểm đi kèm sẽ gây khó khăn cho người khác. Quốc Hội Hoa Kỳ can thiệp: Trong các trường hợp khác về chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Trump - cụ thể là, thuế an ninh quốc gia đánh lên thép, nhôm, và có thể là xe hơi - thì một số thành viên quan yếu của Quốc Hội đang bày tỏ sự quan tâm trong việc cần hành xử thẩm quyền hiến định của họ để kiểm soát vấn đề mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên, xem ra Quốc Hội Hoa Kỳ đang thúc đẩy để đi theo một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Hoa, nhiều hơn là những gì mà chính quyền Trump muốn. Bởi thế, khó có chuyện thở phào nhẹ nhõm cho Trung Hoa khi rơi vào trường hợp này. Ngoại giao cá nhân: Ngoài ra, cũng có thể có một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập để giải quyết. Quan Điểm Cứng Rắn
Mặt khác, theo một số quan điểm cứng rắn, như của Salvatore Babones, Ph.D. về xã hội học và MSE về toán ứng dụng của Johns Hopkins University, giáo sư xã hội học của University of Pittsburgh, Mỹ; University of Sydney, Úc, viết trên Nationalinterest.org ngày 8/7/18, thì Hoa Kỳ không thể thua cuộc chiến tranh mậu dịch này. (5)
Ông lý luận: "Theo sự khôn ngoan ước lệ (conventional wisdom) của lớp chuyên gia quốc tế thì 'bạn không thể chiến thắng một cuộc chiến tranh mậu dịch.' Điều họ thực sự muốn nói là bạn không thể chiến thắng cuộc chiến tranh mậu dịch trong một cuộc chơi công bằng. Nếu tất cả các bên đều bắt đầu trong quân bình, luật chơi được áp dụng đồng đều cho mọi người và không ai chơi ép ai, thì sự chiến thắng sẽ nằm ở nơi mọi người cùng hợp tác." "Nhưng nếu một quốc gia bắt đầu với một thâm thủng mậu dịch to lớn, thì các quy tắc hiện hành được viết ra chỉ làm lợi cho các đối thủ của quốc gia đó. Và khi quốc gia bị thâm thủng mậu dịch đó lại là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, thì sẽ rất an toàn khi nói rằng có nhiều con đường để đi đến chiến thắng." Cũng theo Salvatore Babones, chính sách đối ngoại của Mỹ từ lâu đã bị ngự trị bởi những người mà dường như họ quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để cá nhân họ được ngưỡng mộ nhiều nhất thay vì họ phải làm thế nào để đem về được những gì có lợi nhất cho dân Mỹ. Riêng đối với Donald Trump, có vẻ như ông ta không mấy quan tâm đến việc cần phải đạt được sự ngưỡng mộ của thế giới khi cần phải thực hiện một số biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Vẫn theo Babones, có một cung cách cứng rắn về mậu dịch không thôi cũng chưa đủ mà ban tham mưu của Trump còn cần phải khôn ngoan để có thể chiến thắng cuộc chiến tranh mậu dịch. Có trong tay tất cả những lợi thế và các loại vũ khí để sử dụng theo ý muốn, chính quyền Trump sẽ có thể thắng cuộc chiến tranh mậu dịch mà không cần đánh nhau, phương cách mà Reagan đánh bại Liên Xô mà không bắn một phát đạn.
Trần Trung Tín
Chú Thích: (1) Thông cáo báo chí của Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ: ustr.gov/about-us/policy- (2) Phúc trình của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ về mức thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với:
(3) Economics Working Paper 18105 tại Hoover Institution của Ferguson và Xu: www.hoover.org/sites/default/
(4) www.forbes.com/sites/ (5) nationalinterest.org/feature/ Báo chí Tham Khảo:
Vũ Thất
|
Sunday, July 15, 2018
Chiến Tranh Mậu Dịch Giữa Hoa Kỳ Và Trung Hoa - Trần Trung Tín
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
-
HQ đại tá Tuấn Nguyễn ( ảnh chụp khi còn mang cấp trung tá của apcss.org ).
-
"Thương thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam họ cấm, nhưng nhiệm vụ người Việt hải ngoại phải đứng lên chống ngoại xâm." Chi...
-
Trung tá TQLC Elizabeth Pham. Theo nguồn tin từ các trang nhà của Quốc hội Hoa Kỳ ( Congress.gov ), phòng nhân viên (quân số) không quân ( A...
No comments:
Post a Comment