Tuesday, July 31, 2018

Vì Sao Chính Quyền Mỹ Thường Nhắc Nhở CSVN Về Sử Việt - Nguyễn Lộc Yên


Người Việt, nếu ai quan tâm đến thời cuộc sẽ thấy “Chính quyễn Mỹ thường nhắc nhở CSVN về Sử Việt”, vì sao ho thường nhắc nhở “Sử Việt” và nhắc nhở khi nào? Vâng chỉ trong vài năm qua, Chính quyễn Mỹ đã có tới 3 lần nhắc nhở “Sử Việt” cho CSVN, đấy là:
1- Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2016, đã đọc bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ngay trong phần mở đầu của bài diễn văn trước 4.000 sinh viên, trí thức Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
2- Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương là Đô đốc Scott Harbison Swift, sáng ngày 6-10-2017 đã đến thăm quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh tại bến Bạch Đằng thuộc thành phố Hải Phòng.
3- Phát biểu tại Hội nghị của các lãnh đạo về Hội nghị APEC (Hợp tác Phát triển kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương) vào trưa thứ Sáu ngày 10-11-2017, tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi tinh thần quật cường giành độc lập của Hai Bà Trưng và dân tộc Việt Nam đáng được tự hào.
Qua 3 lần “Chính quyền Mỹ đã nhắc nhở Sử Việt cho CSVN”, ở đấy có 3 sự kiện lịch sử hào hùng thế nào và ý nghĩa cốt lõi ở đấy muốn nhắc nhở CSVN điều gì? Thế nên, đầu tiên người viết xin khái quát qua 3 sự kiện lịch sử này:
1- Bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (1019-1105): Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt cùng phó tướng Tôn Đản đem mười vạn quân Bắc phạt. Lý Thường Kiệt đem quân đánh châu Khâm, Liêm. Ngày 30-12-1075, chiếm thành Khâm Châu. Kế đến tấn công thành Liêm Châu (Quảng Đông), chỉ 3 ngày thành vỡ, ngày 2-1-1076, quân Đại Việt tiêu diệt 8.000 quân Tống. Tôn Đản đem quân đánh Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây), Ung Châu bị quân Đại Việt vây ngặt, tướng Tàu là Trương Thủ Tiết đem quân từ Quế Châu đi cứu viện, Lý Thường Kiệt chận đánh tan tác, chém đầu Trương Thủ Tiết. Ung Châu bị vây 40 ngày thì thành thất thủ, Tô Đam (Giám) chỉ huy thủ thành tự tử.
Cảnh cáo nhà Tống xong, ông cho rút quân về nước phòng giữ. Tháng 3-1076, tướng Tống (Tàu) là Quách Quỳ và Triệu Tiết đem quân đánh nước ta, khi giặc tiến đến sông Như Nguyệt (sông Cầu, Bắc Ninh), ông đem quân chận đánh và giết cả ngàn quân giặc. Nhưng giặc ỷ đông và quyết chí báo thù nên rất hung hãn. Lý Thường Kiệt cho người đem bài thơ “Nam quốc sơn hà” vào đền thờ Trương Hát (có tài liệu nói Trương Hát hiển linh và đọc bài thơ này) đọc vang dội như giọng thần linh:

"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Nghĩa là:
Phương Nam là đất của vua Nam
Thiên định “Sách Trời” ý rõ ràng
Nếu giặc bạo tàn qua quấy nhiễu
Chúng bây, chắc chắn sẽ tiêu tan

Nghe xong, quân ta nức lòng đánh giặc và đem về chiến thắng vẻ vang, bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Việt.
2- Quần thể di tích lịch sử Tràng Kênh tại bến Bạch Đằng: Nhắc đến Bạch Đằng giang phải kể đến 2 chiến công oanh liệt trên dòng sông lịch sử này. Thứ nhất là Ngô Quyền (897-944) diệt quân Nam Hán, ngày 7 tháng Chạp Mậu Tuất (31-12-938), Ngô Quyền sai quân dùng cọc nhọn đầu bịt sắt, đóng giữa lòng sông Bạch Đằng, chờ nước thuỷ triều lên đem quân khiêu chiến, rồi giả thua nhử giặc vào giữa cọc trận, quân ta phục kích hai bên bờ sông đợi nước thuỷ triều xuống đổ ra diệt giặc, cánh quân ta ở phía trên dòng sông tức tốc quay thuyền lại đồng loạt phản công mãnh liệt. Quân ta dùng tên lửa bắn như mưa, thuyền giặc bị cháy, giặc bị chết chìm chết cháy trôi chật cả lòng sông, máu đỏ sóng nước, Thái tử Hoằng Thao của Nam Hán bị bắt và bị giết, Lưu Cung nghe tin con chết, khóc rống rất thảm thiết, lo sợ, hấp tấp cho rút quân về Nam Hán. Về đến Nam Hán, nghĩ tên Lưu Cung xui xẻo đổi lại là Lưu Yểm. Sau khi đuổi quân Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi xưng Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, không phải ở Đại La).
Thứ đến là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300) đã 3 lần đánh đuổi quân Nguyên (Tàu): Ngày 21 tháng chạp Giáp Thân (1284), nhà Nguyên cử Thái tử Thoát Hoan thống lãnh 50 vạn quân tại Hồ Quảng. Thoát Hoan chia quân làm 2 đạo xâm lăng Đại Việt lần thứ hai. Lý Hằng, Ô Mã Nhi đốc suất bộ binh. Toa Đô đem thuỷ quân đi đường biển đánh vào Thanh Hoá. Giặc tấn công ào ạt, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời Thăng Long. Để hoà hoãn, chỉnh đốn quân ngũ, nhà Trần trao Công chúa Trần An Tư cho Thoát Hoan. Tháng 5 năm 1285, quân ta phản công bắn chết Toa Đô. Tướng Tàu là Lý Quán giấu Thoát Hoan trong ống đồng kéo chạy về Tàu. Nguyên chúa giận và thẹn, tháng 2 năm 1287 cử Thoát Hoan đem 30 vạn quân xâm lăng Đại Việt lần thứ ba. Dưới lòng sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương cho đóng cọc nhọn, khi thuỷ triều lên, đem quân khiêu chiến, khi thủy triều xuống, cho quân sĩ đồng loạt phản công, giặc Nguyên bị đại bại. Với chiến công lẫy lừng của Trần Hưng Đạo, người viết xin tỏ lòng kính phục:

Trần Hưng Đạo, lỗi lạc phi thường
Tâm huyết nấu nung giữ thổ cương
“Hịch Tướng Sĩ”, lo lường tiết nghĩa
“Cuốn Binh Thư”, chỉ dẫn sa trường
Đuổi quân Mông Cổ, gìn non nước
Dẹp bọn xâm lăng, trừ Bắc phương
Máu giặc, Đằng giang còn đỏ nước
Chiến công lừng lẫy, vẹn quê hương!

“Máu giặc, Đằng giang còn đỏ nước” câu này do vua Minh đã hách dịch ra câu đối: “Đồng trụ chí kim đài di lục” (Cột đồng đến nay đã rêu xanh), ý muốn nhắc chuyện Mã Viện dựng cột đồng khắc chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Khi đấy là năm 1639, Thám hoa Giang Văn Minh của Đại Việt đi sứ, đang ở triều Minh, vì danh dự dân tộc nên thẳng thắn đối lại: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Nước sông Bạch Đằng từ xưa đến nay máu còn đỏ). Câu này nhắc lại chiến công lẫy lừng của Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương đã giết quân Tàu ở Bạch Đằng giang đến nay máu dòng sông còn đỏ.
3- Tinh thần quật cường giành độc lập của Hai Bà Trưng và dân tộc Việt Nam: Hai Bà Trưng là Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (14-43 SCN). Tô Định làm Thái thú ở Giao Châu, tính tình tham lam, ác độc, Thi Sách là phu quân của Bà Trưng Trắc, thấy vậy lo ngại dân chúng bị cơ cực, ông viết thư gửi Tô Định, lời lẽ can gián chính trực. Tô Định không lắng nghe điều phải nên Thi Sách khởi nghĩa và bị giết vào năm 39 (SCN). Khi Bà Trưng Trắc nhận được thiệp tang, lòng đau đớn nhưng người tài trí như Bà không để tang chồng vào lúc đó mà Bà cho đánh trống đồng dồn dập, dựng cờ khởi nghĩa để trả thù nhà nợ nước. Theo “Thiên Nam Ngữ Lục”, Bà Trưng xin phát thệ 4 điều:

“Một xin gìn giữ nước nhà
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hồng
Ba xin báo oán cho chồng
Bốn xin được vẹn sớ công lệnh này”

Thề xong, Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị hiệu triệu thiên hạ, giương “Cờ Vàng” khởi nghĩa được toàn dân hưởng ứng đã đem về chiến thắng vẻ vang, Bà Trưng lên ngôi xưng là Trưng Vương. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp đã viết: “Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại” Nguyên văn: “Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược Lũng Ngoại lục thập dư thành.”
Năm Nhâm Dần (42 SCN) vua Tàu là Hán Quang Vũ sai Phục Ba tướng quân là Mã Viện đem đại quân sang đánh nước ta. Trận đánh lớn ở Lãng Bạc cả vạn người Việt bị tử thương. Quân ta ít, thế yếu không thể giữ lâu dài; Bà Trưng cho rút quân về Cẩm Khê (Vĩnh Yên). Một trận ác liệt nữa, quân ta nhiều người bị hy sinh. Quân Tàu quá đông, khó cầm cự lâu dài. Trưng Vương cho lui quân đến Hát Giang, làng Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông tuẫn tiết vào ngày 6 tháng 2 năm Quí Mẹo (năm 43 SCN), dân chúng lập đền thờ Hai Bà Trưng ở đấy. Kính phục thay! Hai Bà Trưng sinh vào thời xưa, thường cho là đàn bà, là “Hồng nhan liễu yếu”. Thế mà Hai Bà Trưng đã phất cờ khỏi nghĩa đánh đuổi quân quan nhà Hán tan tác, giành lại độc lập cho nước nhà. Người đàn bà tiếng tăm vang dội như Lã Hậu (Hán Cao Hậu: 241-180 TCN) của nước Tàu cũng chỉ biết tiếm quyền, lũng đoạn triều chính mà thôi. Thế nên, Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) là hai người phụ nữ Việt Nam vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại vậy. Người viết vô cùng ngưỡng mộ và kính phục lòng quật cường của Hai Bà Trưng:

Trưng Vương kiệt nữ đất Mê Linh
Thi Sách thương dân lại bỏ mình!
Tang lễ, tạm ngưng chiêu dũng sĩ
Trống đồng, giục giã tụ dân binh
Lo ngăn quân Hán, lo điều nghĩa
Giữ vẹn quê hương, giữ thái bình
Đánh đuổi xâm lăng, gìn độc lập
Toàn dân yên ổn, chứa chan tình
Toàn dân yên ổn, chứa chan tình
Gìn giữ cõi bờ, ngừa chiến chinh
Mã Viện, giặc Tàu đầy quỷ quyệt(*)
Quân Nam, chí khí vẹn trung trinh
Đầu hàng lũ Hán, luôn luôn nhục
Tuẫn tiết Hát Giang, mãi mãi vinh
Mùng Sáu tháng Hai, cung kính lễ
Trưng Vương son sắt cứu sinh linh!

(*)- Tục truyền quân của Trưng Vương, nhiều nữ tướng và nữ binh, Mã Viện quỷ quyệt cho lính Tàu cởi truồng ra trận, đàn bà con gái e thẹn ngó mặt đi nơi khác, nhờ vậy giặc thừa cơ thủ thắng.
Chính quyền Mỹ muốn nhắc nhở “Sử Việt” cho CSVN, ở đấy ý nghĩa cốt lõi là điều gì? Thông thường, trước khi một vị nguyên thủ quốc gia hoặc một giới chức cao cấp của chính quyền đi công du các quốc gia khác đều được “Ban Nghi Lễ” trình bày đầy đủ về: Văn hóa, phong tục, nếp sống... của quốc gia sắp đến, nếu không có “Ban Nghi Lễ” thì có ban (hay người) Tham mưu hay Cố vấn lo việc này. Cũng vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi tinh thần quật cường giành độc lập của Hai Bà Trưng và dân tộc Việt Nam đáng được tự hào. Có lẽ, nếu không nói là chắc chắn T T. Trump đã được một vị cố vấn người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, trình bày về Sử Việt của đất nước mình với T T. Trump mà vị này đã có tầm nhìn sâu sắc thích ứng với tình hình Việt Nam hiện tại, nên đã lựa chọn Hai Bà Trưng cho lần này, với 3 lý do chính yếu, đấy là:
a- Gợi ý dân tộc Việt Nam ngăn ngừa Trung cộng để giữ gìn độc lập cho nước mình, trường hợp này giống như Tổng thống Barack Obama đã đọc bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt hoặc Đô đốc Scott Harbison Swift đã đến thăm quần thể di tích lịch sử tại bến Bạch Đằng.
b- Nhắc nhở và vinh danh các phụ nữ đang đấu tranh tại Việt Nam như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga... Phải chăng, chính bà Melania Trump đã phản đối nhà cầm quyền VN về việc bà đã ngỏ ý thăm Mẹ Nấm lại bị nhà cầm quyền VN từ chối, thế nên bà Melania Trump không đến VN.
c- Có lẽ đây là điều cốt yếu vì đã có nhiều vị tri thức hoặc tác giả đã bày tỏ sự thật đau lòng là “Nguyễn Phú Trọng đang làm thái thú cho Trung cộng” giống như Tô Định đã làm thái thú cho nhà Đông Hán, điều này chính người viết cũng đã viết sự thật xót xa này. Thế nên, TT Trump đã phát biểu: “So let us choose a future of patriotism, prosperity, and pride. Let us choose wealth and freedom over poverty and servitude. Let us choose a free and open Indo-Pacific” (Chúng ta hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, sự thịnh vượng, niềm hãnh diện, chứ không phải nghèo đói hay sự nô lệ. Chúng ta hãy chọn đường hàng hải tự do trên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương).
Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung cộng không tạo ra hòa bình cho các nước láng giềng, mà lại khư khư ôm lấy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dùng sức mạnh để o ép các nước yếu hơn và mưu mô trong việc bang giao quốc tế đầy thủ đoạn và lừa lọc!. Trung cộng trở thành mối họa đối với an ninh và quyền lợi của Mỹ vì Trung cộng ngấm ngầm đánh cắp những “Sở hữu trí tuệ” và tài liệu mật của Mỹ. Bản tin ngày 29-5-2013 của BBC cho biết: “Hacker Trung Quốc đã tiếp cận được mẫu thiết kế của hơn 20 loại vũ khí của Mỹ. Máy bay chiến đấu F-35 bị Trung Quốc trộm bí mật thiết kế. Các mẫu thiết kế chiến cơ, chiến hạm và hệ thống phòng thủ tên lửa nằm trong số bị lộ, Washington Post dẫn báo cáo của Ngũ Giác Đài cho biết (*).
Thế nên, quốc gia nào chống lại Trung cộng là Mỹ xem như chống lại kẻ ác vậy.
Ngày 14-11-2017
Nguyễn Lộc Yên.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1968474560106949&id=100008332720676

A. Nguyen chuyen

No comments:

Danh sách các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã Hy Sinh Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ...