Thursday, July 5, 2018

Melbourne: Lễ Tưởng Niệm Thuyền Nhân – Refugee Week 2018

Posted on  by dongsongcu

Anh Kevin Trần (PCT CĐNVTD/VIC) phát biểu một bài  thật sâu sắc về đời người tỵ nạn đã làm cho tất cả các quan khách cùng đồng bào phải suy ngẫm, gật đầu thán phục, và bắt tay cám ơn những ý nghĩ, những lời nói đầy tâm huyết ấy.

Cô Trương Việt Hương (Nghị Sĩ Quốc Hội Victoria) đã làm cho nhiều người mủi lòng khi cô nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt bày tỏ lòng thương cảm đối với những người tỵ nạn đang còn bị giam giữ vì sự khắt khe về luật di trú của chính phủ hiện tại.
Cô Bích Cầm, một người bạn trẻ đến với CĐ sau khi tham dự Khóa Lãnh Hai Nguồn Gốc 2015, lưu loát cả hai ngôn ngữ Anh-Việt, vừa làm MC vừa làm thông dịch cho một số lời phát biểu rồi còn đóng góp cho buổi lễ một bản nhạc Việt làm cho đồng bào rất cảm động.
Qua những lời nói và việc làm của 3 người bạn trẻ Bích Cầm, Việt Hương, Kevin, chúng ta thấy giới trẻ ngày nay đã ý thức và hiểu được sự thật lịch sử, sự hy sinh và những nổi đau mất mát của thế hệ đi trước cũng như bổn phận, trách nhiệm trong việc gìn giữ những di sản của các bậc cha ông.
Nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm do Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC và các em từ Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc thực hiên, riêng phần thượng kỳ thì do hai vị thuộc thế hệ thứ nhất đảm trách. Theo cô Bích Cầm đây là hình ảnh, là biểu tượng cho thế hệ đi trước cùng nhau làm việc với thế hệ con em để từ từ trao lại trách nhiệm cho các thế hệ đi sau. Cô Bích Cầm mong mỏi trong các cộng động Người Việt hải ngoại, các thế hệ trước sau hãy cùng nhau chung vai sát cánh để xây dựng một cộng đồng mỗi ngày một vững mạnh hơn.
Để nói lên ý nghĩa của buổi Lễ Tưởng Niệm Thuyền Nhân, một số vị đại điện cho giới trẻ, CĐNVTD Úc Châu, chính quyền địa phương, chính quyền tiểu bang, hội thương gia và tôn giáo đã được mời lên bày tỏ cảm nghĩ.
Anh Kevin Trần chia sẻ – Khi quyết định ra đi là phải đành cam chịu bỏ lại tất cả, mất tất cả và chỉ mang theo trong lòng niềm hy vọng – hy vọng trốn thoát, hy vọng được bình an, hy vọng có một tương lai và hy vọng có được một cuộc sống thực sự nhân bản, tư do (xin đọc trọn bài phát biểu đính kèm bên dưới).
Ông Nguyễn văn Bon (CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) hết lời ca ngợi bài phát biểu phát xuất từ đáy lòng của anh Kevin Trần đồng thời cũng ghi nhận công sức và sự hỗ trợ trong công trình xậy dựng tương đài của ông Trần Đông (Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân) và Hội Đồng Thành Phố Maribyrnong. Ông Bon nói tiếp – Là một người tỵ nạn thì có ý nghĩa gì? Để được may mắn công nhận là một người tỵ nạn thì đã có trên nữa triệu người phải bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu. Do đó ngày hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây là để tưởng nhớ đến những người kém may mắn.
Ngoài ra, với tư cách là một công dân Úc, ông Bon còn bày tỏ nổi lo ngại về sự bành trướng và thâm nhập của TC vào đời sống, chính trị của nước Úc. Đồng thời gióng lên lời báo động (cho những người không rõ về tình hình đang diễn ra tại Việt Nam) về mưu mô bán nước và hành động bịt mắt, bịt miệng, bịt tai đồng bào quốc nội của CSVN (qua Luật An Ninh Mạng).
Bà Cúc Lâm (Thị Trưởng Thành Phố Maribyrnong) đã nhiều lần nhấn mạnh rằng bà và chồng là những người may mắn (“I was lucky … we were lucky”) để rồi sau cùng bà thổ lộ về một nổi đau buồn, xót xa của gia đình người chị có 2 người con bỏ mình trên biển trong khi đó thì hai vợ chồng lại bị bắt vào tù. Vì vậy Tuần Lễ Tỵ Nạn là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những người trốn chạy khỏi Việt Nam nhưng chưa bao giờ đến được bến bờ tự do.
Mỗi lần nói đến người Việt tỵ nạn thì không thể nào không nói đến những chiến sĩ QLVNCH và các chiến binh Úc, cô Bích Cầm xin hát bài “Giờ Này Anh Ở Đâu” (Khánh Băng) để nói lên sự thương tiếc, lòng tri ân đối với những hy sinh của QLVNCH và quân đội đồng minh. Dù giờ này “anh ở đâu” và có ra sao đi nữa thì những chiến sĩ anh hùng ấy vẫn sống mãi trong lòng của người dân Việt.
Bà Marsha Thomson (Dân Biểu Quốc Hội Tiểu Bang) ngỏ lời khen ngợi Kevin Trần đã có một bài phát biểu cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam không quên những di sản truyền thống của cha ông, những sự hy sinh cao cả và vô bờ bến của thế hệ đi trước để cho những thế hệ đi sau có được một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Bà ca ngợi cộng đồng người Việt về việc gìn giữ và truyền lại lịch sử cho đời sau để giúp cho các con em hiểu rõ và hãnh diện về nguồn gốc của mình. Bà ngỏ lời cám ơn cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng không chỉ bỏ ra công sức để xây dựng được một cộng đồng vững mạnh, đấu tranh cho đồng bào ở quê nhà, đóng góp, đền ơn cho đất nước đã cưu mang mình mà còn vươn tay ra cứu giúp những người tỵ nạn trên thế giới như chính người Việt tỵ nạn đã từng được cứu giúp. Bà Marsha tỏ ra rất xúc động khi phát biểu vì bà nghĩ rằng có lẽ đây là lần cuối bà có dịp chia sẻ cùng cộng đồng người Việt trước khì bà về hưu vào cuối năm nay.
Ông Bernie Finn (Nghi Sĩ Quốc Hội Victoria) cho biết qua những hình ảnh, vật chứng, những câu chuyện vượt biên, vượt biển, ông rất thán phục sự can đảm của người Việt tỵ nạn. Sự liều lĩnh trốn thoát khỏi Việt Nam đã cho thế giới thấy rằng chế độ CSVN là một chế độ thật sự tàn bạo, ghê gớm, đàn áp, sát hại người dân và điều này vẫn còn tiếp tục xảy ra cho mãi đến ngày hôm nay. Hôm nay chúng ta không chỉ vinh danh những người bất hạnh mà còn vinh danh cả những người may mắn đến được bến bờ tự do là những người đã xây dựng lại một cuộc sống mới và đã có những đóng góp to lớn để trả ơn cho đất nước Úc.
Vì muốn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, cô Trương Việt Hương (Nghị Sĩ Quốc Hội Victoria) đã cố gắng nói tiếng Việt. Theo cô, ý nghĩa của buổi lễ là giúp cho thế hệ thứ hai biết được nguồn gốc và cảm thông sâu sắc về những sự mất mát trong cuộc đời. Cô Hương cho biết, khi làm việc ở Quốc Hội cô thường mang trên người lá Cờ Vàng để có cơ hội giải thích cho các đồng viện Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng người Việt tỵ nạn, biểu tượng của hy vọng, của ý chí vượt qua mọi nghịch cảnh. Khi nói về chính sách di trú khắt khe của chính phủ hiện tại đối với người tỵ nạn, cô Hương đã nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt làm nhiều người phải mủi lòng.
Ông Nguyễn Hồng Ký (Đại diện Hội Thương Gia Á Châu vùng Footscray – FABA) nói rằng Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (UNHCR) là vị cứu tinh của hàng triệu người tỵ nạn trong đó có người Việt chúng ta. Để đền đáp lại sự cứu giúp của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ cũng như nói lên tinh thần nhân đạo và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt ông Ký kêu gọi mọi người hãy hỗ trợ chương trình gây quỹ để giúp cho Cao Ủy Tỵ Nạn có điều kiện tiếp tục cứu giúp những người tỵ nạn trên thế giới.
Ông Châu Hoàng Vũ (Đại diên Phật Giáo Hòa Hảo) tố cáo tội ác, bản tính phi nhân của CSVN trong việc dùng áp lực ngoại giao để phá bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân và tri ân các quốc gia tạm dung. Tố cáo những thủ đoạn hèn hạ, dã man của CSVN trong việc tiêu diệt tôn giáo nhất là PGHH. Ông cho biết PGHH đã có những sinh hoạt nhằm phát huy văn hóa, tôn giáo cũng như đồng hành với CĐNVTD để đóng góp cho xã hội đa văn hóa Úc Châu, yễm trợ cho đồng bào quốc nội và giúp cho giới trẻ hiểu được lý do về sự hiện diện của người Việt tỵ nạn trên quê hương thứ hai.
Ông Nguyễn Thế Phong nhắc nhở cho mọi người về một sự thật không thể chối cải – Trong suốt 4000/5000 năm lịch sử, mặc dầu Việt Nam đã từng trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm chiến tranh từng ngày nhưng chưa bao giờ có một người Việt bỏ nước ra đi xin tỵ nạn. Như vậy, có nghĩa là chế độ CSVN là một chế độ quá tàn bạo, dã man đã làm cho hàng triệu người phải trốn chạy khỏi Việt Nam. Ngày hôm nay đây, để bày tỏ lòng thương tiếc và tưởng niệm đến với những đồng bào bất hạnh, ông Phong đã lên tiếng thay cho những hương hồn không mồ mã hay phải gởi xác thân nơi đất khách quê người về một sự thật đau lòng đã được chứng minh qua 4000/5000 năm lịch sử.
Sau đó, buổi lễ được chính thức cử hành trong một bầu không khí trang nghiêm với một bài điếu văn thật cảm động. Tiếp theo là phần đặt vòng hoa tưởng niệm và dâng hương của đồng bào.
Để nói lên nổi bi thương, xót xa của đời người tỵ nạn các ca khúc “Xin Đời Một Nụ Cười” (Nam Lộc), “Một Lần Miên Viễn Xót Xa” (Nguyễn Đức Thành), “Lời Kinh Đêm” (Việt Dũng), “Người Di Tản Buồn” (Nam Lộc) đã được đưa vào chương trình của buổi lễ qua các giọng ca của BS Hoàng Trang, ca sĩ Nghiêm Lệ và Anh Đào. Theo ông Phong, chúng ta không chỉ chùng lòng thương tiếc cho những người đã nằm xuống mà còn phải mạnh mẻ dấn thân đấu tranh cho những người còn sống, và để kết thúc buổi lễ, Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC đã nêu cao tinh thần bất khuất, quật cường qua ca khúc hào hùng “Ta Là Người Việt Nam”.

Melbourne
24/06/2018

Kevin Trần’s speech
Bài phát biểu của Kevin Trần, phó Chủ tịch Ngoại vụ CĐNVTD-VIC tại buổi Lễ Tưởng niệm Người Việt Tỵ Nạn ngày 24-6-2018
There is a poignancy in the refugee story that resonates within all our hearts. In today’s lifestyle of jet-setting and globe-trotting, it is often easy to forget the immense difficulty and loss refugees must overcome as they set out on such a treacherous journey to seek a better life.
The refugee’s journey begins with the loss of their home when they board that boat, that plane, that truck or embark on that long and uncertain walk. They leave behind friends and loved ones, cherished memories of childhood, and the romance of familiar landscapes.
All they have, from that moment they leave behind their former lives, is hope. Hope of escape, hope of safety, hope of a future. Hope to live the kind of life many take for granted, one with dignity and free from persecution. A universal Human Right.
Hope is the key to this week, where we acknowledge, remember, and pay tribute to the many millions of displaced people around the world.
Empathy with refugees, those seeking asylum, the displaced and the stateless, are why we are all gathered here today. Like me, many of us are the descendants of that hope of a better life. We are blessed by our parent’s fortitude, courage and hard work.
Simply put, without hope, I, and many of us here today, would just not be here right now.
It is easy to see refugees as numbers, as stories in the media that do not have a tangible effect on our lives. We so often hear stories about boats, and Christmas Island, of Nauru, and Manus Island, of the separation of children from their parents.
The UN reports that the world is witnessing the highest levels of displacement on record. An unprecedented 66 million people around the world have been forced from their homes by conflict and persecution. Among them are nearly 23 million refugees, over half of whom are under the age of 18. There are also 11 million stateless people, who have been denied a nationality and access to basic rights such as education, healthcare, employment and freedom of movement.
These are all raw, real and tragic stories. So how is it so easy to ignore them?
In this week, I want to acknowledge that refugees have a real and tangible impact on our daily lives through the diaspora of the Vietnamese Boat People story.
I also want to acknowledge
the steely resolve and humanity of such heroes such as Captain Rupert Neudeck, of the German ship Cap Anamur or Captain Hector Connell of the Scottish vessel MV Wellpick and the countless other generous Navy ships, cargo vessel, fishing boats, from the Netherlands, Australia, France and Germany, perhaps none of these places would exist. Perhaps the
I also want to touch on some of the cornerstones of the Vietnamese people. As the Vietnamese saying goes, “uong nuoc nho nguon”, when you drink water, remember its source. It is about, remembrance, gratitude, and humanity.
Remembrance is about honouring our ancestors and forbearers. Just like how today, I will always remember the sacrifices that my parents made in search of safety, and in search of a better life in Australia, a foreign land they knew nothing about. The Vietnamese community will never forget the sacrifices Australia made in fighting for a free, a democratic and a proud Southern Vietnam, and the generosity of Australia in welcoming the waves of Vietnamese Boat People, and giving us a new home. We shall never forget those who tried to escape, but never found safe harbour. It is sobering and humbling to consider ourselves amongst the lucky ones to create a better future.
Gratitude is not just about giving thanks. It is about acknowledgement, respect despite differences, and being humble in the light of a generous act. The Vietnamese people are not just thankful to be given a chance to begin a new life in Australia, but we constantly endeavour to ensure that as Australians, we actively contribute and enrich this great nation, as well as engage in the democratic exercises to support people whose basic human rights, such as those under the Vietnamese communist regime, are continually ostracised.
As part of that commitment to continuing the strength of Vietnamese values, the VCA-VIC will be holding a concert and Walk-A-Thon to raise funds for the UNHCR, to assist the Rohingya refugees. Over 720,000 Rohingya men, women and children have been forced to flee to Bangladesh since violence broke out in Myanmar in August 2017.
I know it’s a cliché when we hear about walking a mile in another’s shoes. But the reality is some of us here have done so, have friends and family members who have done so. So as we walk that mile in another’s shoes, let us all remember the miles we have also walked before.
We hope you can join us, at the concert this Saturday at the Collingwood Town Hall, and we “Walk for Humanity” on September 15th. Thank you.
Kevin Trần
Nguyễn Thế Phong dịch sang tiếng Việt
Có một điểm tương đồng và rỏ nét trong tất cả những câu chuyện người tị nạn mà nó rung động và nhói lên trong tim của những người Việt tỵ nạn của chúng ta. Trong cuộc sống và phương tiện di chuyễn tiện nghi bằng máy bay phản lực trên thế giới ngày hôm nay, chúng ta thường dễ dàng quên đi những khó khăn to lớn và mất mát mà người tỵ nạn phải vượt qua khi họ phải đặt mình vào một cuộc hành trình đầy nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cuộc hành trình của người tị nạn bắt đầu với việc mất nhà cửa, nơi chôn nhau cắt rún của họ khi họ lên thuyền, lên chiếc máy bay hay lên chiếc xe tải, hoặc bước vào chuyến đi dài đầy bất trắc và vô định đó. Họ để lại bạn bè và những người thân yêu, những kỷ niệm đáng yêu của thời thơ ấu, và sự thơ mộng của những quang cảnh quen thuộc. Tất cả những gì họ có, từ thời điểm ra đi đó, họ phải để lại hết đằng sau cuộc sống trước đây của họ để chỉ còn mang theo một hành trang duy nhất là niềm hy vọng. Hy vọng vượt thoát, hy vọng an toàn, hy vọng có một tương lai. Hy vọng sống được một cuộc sống mà nhiều người trong chúng ta cho là đương nhiên, đó là được sống xứng đáng với phẩm giá của một con người và không bị bức hại. Một nhân quyền phổ quát của một con người.
Hy vọng là tiêu đề chính cho tuần lể tỵ nạn này, khi chúng ta công nhận, ghi nhớ và tôn vinh hàng triệu người di tản và tầm trú trên khắp thế giới.
Sự đồng cảm với những người tị nạn, những người tầm trú, những người di tản và bị vong quốc, là lý do tại sao tất cả chúng ta tập hợp ở đây ngày hôm nay. Giống như tôi, nhiều người trong chúng tôi là hậu duệ của niềm hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn của cha mẹ ông bà của chúng tôi. Chúng tôi được hưởng phước như ngày hôm nay là nhờ vào sự dũng cảm, lòng can đảm, quyết định và hy sinh to lớn của cha mẹ chúng tôi khi họ phải bỏ nước ra đi.
Nói một cách đơn giản, không có niềm hy vọng đó của cha mẹ tôi, tôi, và nhiều người trong chúng tôi sẽ không hiện hữu ở nơi đây ngày hôm nay.
Thật dễ dàng để xem những người tị nạn như những con số, như những câu chuyện của giới truyền thông không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta thường nghe những câu chuyện về thuyền nhân, Đảo Christmas, Nauru và Đảo Manus, về việc tách trẻ em ra khỏi cha mẹ của chúng.
Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng thế giới hiện đang chứng kiến mức độ di tản kỷ lục nhất từ trước đến nay. 66 triệu người trên khắp thế giới bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột và khủng bố. Trong số đó có gần 23 triệu người tị nạn, hơn một nửa trong số đó dưới 18 tuổi. Cũng có 11 triệu người không quốc tịch, đã bị từ chối quốc tịch và không có được những quyền hay phương tiện cơ bản như giáo dục, y tế, việc làm và tự do đi lại.
Đây là những thực tế đau lòng và bi thảm. Vậy mà làm sao chúng ta có thể làm ngơ được? Trong tuần lễ này, tôi muốn chúng ta nhận ra rằng những người tị nạn có một tác động thực sự và hữu hình đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta thông qua những mẫu chuyện tỵ nạn trong cộng đồng người Việt. Tôi cũng muốn chúng ta cùng nhau công nhận:
Những hành động nhân đạo phi thường của những vị anh hùng như Thuyền trưởng Rupert Neudeck, tàu Cap Anamur của Đức hoặc Captain Hector Connell của tàu MV Wellpick của Tô Cách Lan và vô số các tàu hải quân, tàu chở hàng, tàu đánh cá, từ quốc gia khác như Hoà Lan, Úc , Pháp và Đức, mà nếu không có họ cứu vớt thì rất nhiều người trong chúng ta đã chết trong lòng biển cả mênh mông. Tôi cũng muốn nhắc đến những giá trị đặc thù của văn hóa người Việt Nam khi chúng ta luôn nhắc nhỡ nhau câu nói, “uống nước nhớ nguồn”, khi bạn uống nước, hãy nhớ nguồn gốc của nó. Văn hóa đó là văn hóa: Tưỡng nhớ, Biết ơn và Nhân ái.
Tưởng nhớ là việc tôn vinh tổ tiên và bậc tiền thân của chúng ta. Cũng giống như ngày hôm nay, tôi sẽ luôn luôn nhớ những hy sinh mà cha mẹ tôi đã thực hiện để tìm kiếm sự an toàn, và một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Úc, một đất nước xa lạ mà họ không hề biết đến trước đó. Cộng đồng người Việt sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của các chiến sĩ đồng minh Úc trong cuộc chiến đấu cho một miền Nam Việt Nam tự do, dân chủ cũng như sự khoan dung, rộng lượng của nước Úc trong việc chào đón những thuyền nhân VN và cho chúng ta một chốn định cư mới. Chúng ta sẽ không bao giờ quên những người đã cố trốn thoát, nhưng không đến được bến bờ tự do. Chúng ta cần tự nhủ và tự xét mình để thấy được sự may mắn của mỗi người trong chúng ta để rồi góp phần tạo dựng một tương lai và xã hội tốt đẹp hơn cho đồng loại.
Lòng biết ơn không chỉ là lời cảm ơn. Nó phải bao gồm việc sự công nhận, tôn trọng người khác bất chấp sự khác biệt, và khiêm tốn đón nhận sự rộng lượng và nhân từ của ngưới khác. Người dân Việt Nam không chỉ biết ơn có cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới ở Úc, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo rằng với tư cách người Úc, chúng tôi tích cực đóng góp và làm giàu cho đất nước vĩ đại này, cũng như tham gia vào các hoạt động dân chủ tranh đấu cho những quyền cơ bản của con người, chẳng hạn như cho đồng bào còn đang sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Để thực hiện cam kết tiếp tục những giá trị tri ân truyền thống của người Việt Nam, VCA-VIC sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc và một cuộc đi bộ Walk-A-Thon để gây quỹ cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), để hỗ trợ những người tị nạn Rohingya. Hơn 720.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Rohingya đã buộc phải chạy trốn sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra ở Myanmar vào tháng 8 năm 2017.
Tôi biết đây là một sáo ngữ khi chúng ta nói về việc đi bộ một dặm trong đôi giày của người khác. Nhưng thực tế là một số người trong chúng ta ở đây đã làm việc đó, bạn bè và các thành viên gia đình của tôi đã làm việc đó. Vì thế, khi chúng ta đi một dặm trong đôi giày của người tỵ nạn, tất cả chúng ta sẽ nhớ và cảm nghiệm được những dặm đường mà cha mẹ ông bà của chúng ta đã đi qua. Chúng tôi hy vọng bạn có thể tham gia với chúng tôi, tại buổi hòa nhạc thứ bảy này tại Tòa thị chính Collingwood và cùng với chúng tôi “Đi bộ cho lòng nhân ái” vào ngày 15 tháng 9 tới đây.
Xin ảm ơn toàn thể quý vị
Kevin Trần
Một số hình ảnh của buổi lễ – https://photos.app.goo.gl/v7os3QVbWwXQsyeNA
Hình ảnh của cô Phúc An – https://photos.app.goo.gl/Mo1eFP43CPe1mh4M8

Kevin Trần

No comments:

NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI CAO TUỔI NÊN TRÁNH.

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổ...