Saturday, July 7, 2018

Tôi từng ghét ‘bọn phản động Ba Lan’ - Trần Quốc Quân





GETTY IMAGES-Người dân Ba Lan ủng hộ chính quyền dân chủ của Tổng thống Lech Wałęsa

Tôi đặt chân sang Ba Lan cuối năm 1988, đúng lúc nền kinh tế, chính trị, xã hội đất nước này như bên thùng thuốc nổ chỉ chực chờ mồi lửa là tan tành.
Lúc đó đường phố thủ đô Warsaw hoang tàn, xám xịt. Các cửa hàng vắng teo, trống rỗng. Trên vỉa hè đôi chỗ có những người trung tuổi trải tấm nilon bày bán lèo tèo ít sách cũ, quần áo cũ, đồ cũ. Có cụ bà vai khoác vài nhánh tỏi, cụ ông tay bế con chó con... chôn chân giữa trời tuyết lạnh, đứng bán.

Trên hàng rào nhiều nơi, băng rôn khẩu hiệu chống chính quyền của Công đoàn Đoàn Kết treo công khai. Thậm chí trên các cột điện, các bức tường dán áp phích troll truy nã Đại tướng Wojciech Jaruzelski, Tổng bí thư Đảng Công nhân Thống nhất (Cộng sản), Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan với giá... 1 triệu USD.




Đôi khi diễn ra những cuộc biểu tình ôn hòa có cảnh sát đi theo bảo vệ để chống bạo động, đập phá.

Tháng đầu tiên nhận lương và phiếu mua thịt, cá, đường... gương mặt cả đoàn nghiên cứu sinh chúng tôi ngao ngán, chán chường.

Sáng sớm hàng ngày, trên đường đi học nhìn những ông già bà già về hưu xếp hàng dài trước các cửa hàng thực phẩm, chúng tôi thất vọng tràn trề. Chủ nghĩa xã hội phát triển, thiên đường của những người lao động mà nhếch nhác nghèo đói như thế này ư?

Có thời gian hơn nửa năm trời, tôi không có nổi một cọng mì, một hột cơm để nhét vào mồm, toàn phải ăn bánh mì và khoai tây. Đủ trứng, đủ sữa, thịt cá thì kha khá nhưng thiếu rau nên miệng tôi bị nhiệt đau rát.

Trên đường đi học nhìn những ông già bà già về hưu xếp hàng dài trước các cửa hàng thực phẩm, chúng tôi thất vọng tràn trề. Chủ nghĩa xã hội phát triển, thiên đường của những người lao động mà nhếch nhác nghèo đói như thế này ư?Trần Quốc Quân, Nhà văn

Ấy vậy mà tình yêu chủ nghĩa cộng sản trong lòng tôi lúc đó thấm đẫm hơn các chiến sĩ Trung đoàn AK47 của ta bây giờ nhiều. Chẳng có gì phải giấu, lúc bấy giờ tôi là đảng viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, quyết hi sinh phấn đấu cho lí tưởng cộng sản "cao đẹp".

Cả xã hội Ba Lan lúc đó bị phân hóa sâu sắc, bên ủng hộ chế độ Cộng sản, bên ủng hộ Công đoàn Đoàn Kết đối lập. Sự chia rẽ này len lỏi vào từng cơ quan, nhà máy, trường học, thậm chí từng gia đình.

Đoàn nghiên cứu sinh Ba Lan năm đó có 15 thành viên thì 10 người là đảng viên. Không hề lên gân chút nào, dù cuộc sống thiếu thốn, với tâm trạng thất vọng, chán chường nhưng tất cả chúng tôi vẫn một lòng bảo vệ chính quyền của Đảng "anh em", chống lại bọn "phản động" Công đoàn Đoàn Kết.

Với món nợ 40 tỷ USD không thể trả nổi, nền kinh tế Ba Lan rệu rã bên bờ vực phá sản, Đảng cầm quyền buộc phải ngồi vào "Hội nghị bàn tròn", đàm đàm phán với lực lượng đối lập mà nòng cốt là Công đoàn Đoàn Kết.GETTY IMAGES-Bức tượng cuối cùng của các nhà lãnh đạo Cộng sản cũ ở Ba Lan bị giật đổ khi chính quyền mới lên nắm quyền 9/1989




Một thỏa thuận giữa các bên được đưa ra trên bàn hội nghị đã làm thay đổi lịch sử Ba Lan, đó là tổ chức cuộc tổng tuyển cử dân chủ để bầu Quốc hội mới với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị.

Với sự ấu trĩ, với tình cảm thủy chung, tuy bụng trống rỗng nhưng tôi vẫn một lòng chống "phản động" Công đoàn Đoàn Kết, để bày tỏ sự ủng hộ đảng cầm quyền "anh em". Không chỉ riêng tôi, các đồng chí của tôi trong chi bộ đảng nghiên cứu sinh cũng một lòng như vậy.

Khi kết quả bầu cử Quốc hội được công bố với thắng lợi tuyệt đối của phe dân chủ ở cả 100 ghế Thượng nghị viện và 40% ghế bầu lại của Hạ nghị viện. Công đoàn Đoàn Kết được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ mới, chế độ XHCN Ba Lan bị xóa sổ, mở đầu cho sự sụp đổ liên hoàn của hệ thống XHCN từ Đông Âu đến Liên Xô.

Tôi và các đồng chí trong chi bộ bàng hoàng, hoang mang tột độ. Một câu hỏi lởn vởn ám ảnh mãi trong đầu tôi là: Tại sao nhân dân Ba Lan lại một lòng ủng hộ thế lực "phản động" bằng chính lá phiếu bầu cử tự do của mình? Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tự giải tán ngay sau đó để chuyển thành Đảng Dân chủ cánh tả.

Tôi và các đồng chí trong chi bộ bàng hoàng, hoang mang tột độ. Một câu hỏi lởn vởn ám ảnh mãi trong đầu tôi là: Tại sao nhân dân Ba Lan lại một lòng ủng hộ thế lực "phản động" bằng chính lá phiếu bầu cử tự do của mình?Trần Quốc Quân, Nhà văn

Chưa hết, tôi vẫn còn đặt hi vọng vào cuộc bầu cử Tổng thống sau đó một năm. Nhưng rất đáng thất vọng, kể cả tổng thống Jaruzelski (Tổng bí thư Đảng CNTN Ba Lan cũ) do Quốc hội chỉ định và tất cả các lãnh tụ cánh tả không dám ra ứng cử trong cuộc bầu Tổng thống năm 1990, để lãnh tụ Công đoàn Đoàn Kết Lech Wałęsa thắng cử trước Stan Tyminski Ba Lan kiều triệu phú từ Peru. Thắng lợi tuyệt đối thuộc về phe dân chủ, "phản động".

Chế độ XHCN Ba Lan bị xóa sổ một cách dân chủ, công bằng và minh bạch nhưng từng đó vẫn chưa khiến tôi chịu "mở mắt". Với tình cảm quá sâu nặng của cả gia đình cách mạng nòi, tôi vẫn luyến tiếc thể chế Cộng sản Ba Lan. Chỉ sau cuộc đảo chính Gorbachov tại Liên Xô ngày 19/8/1991 do phe Cộng sản bảo thủ tiến hành, tôi mới thực sự thay đổi quan điểm, tư tưởng.

Sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản, cuộc sống mới tại Ba Lan thay đổi tích cực từng ngày. Những chiếc lá úa tàn tạ cuối đông lìa cành, mầm lộc đầu xuân bừng dậy đầy sức sống thành thảm lá xanh mướt mát.

Cũng chính các cán bộ viên chức, các sĩ quan quân đội, cảnh sát của chế độ Cộng sản Ba Lan cũ đã và đang chung tay tạo dựng nên thể chế mới, xây dựng nên cuộc đời mới tươi đẹp.

Cũng chính lãnh tụ cộng sản từng tuyên bố giải tán đảng của mình, sau khi trở thành tổng thống Ba Lan, năm 1997 đã kí Hiến pháp mới, đặt Chủ nghĩa Phát xít và Chủ nghĩa Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.GETTY IMAGES-Thủ đô Warsaw của Ba Lan ngày nay

Ba Lan ngày nay là 1 trong số 30 thành viên của Tổ chức các nước phát triển OECD, là đất nước suốt 20 năm nay có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất Cộng đồng Châu Âu EU, là đất nước có tỉ lệ tội phạm và li hôn thấp nhất EU, là đất nước phát triển diệu kì mà bất kì bạn bè nào của tôi sang thăm những năm gần đây đều trầm trồ khen ngợi là văn minh, thanh bình, hạnh phúc và đáng sống.

Ba Lan ngày nay từ một nước đứng thứ 79 về mức độ tham nhũng đã lọt vào top 30 nước ít tham nhũng nhất thế giới.

Ba Lan ngày nay đã vượt mức sống của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và đe dọa sắp vượt tiếp Tây Ban Nha, Italy... về PPP tính theo đầu người.

Thế mà có một thời tôi từng là thành phần hăng hái làm "phản động" chống lại tiến trình đổi mới của xã hội Ba Lan. Khi nghĩ về một thời ấu trĩ, cực đoan này, tôi luôn hối lỗi và xấu hổ.

Tôi tin, không lâu nữa đâu, sẽ tới ngày các thành phần ở Việt Nam đang gọi tôi và bạn bè của tôi là phản động cũng phải hối lỗi và xấu hổ như tôi đã từng.

* Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của nhà văn Trần Quốc Quân, hiện định cư tại Warsaw, Ba Lan. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

No comments:

Danh sách các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã Hy Sinh Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ...