Hình ảnhKEYSTONE-FRANCE/GAMMA-RAPHO VIA GETTY IMAGES Hình tư liệu chụp lễ đốt hương trước hình bảo đồ Việt Nam, ảnh vua Bảo Đại và cờ trong thập niên 1940, không rõ năm cụ thể
Các bạn đọc lại bài của nhà văn Vũ Bằng hồi tháng 4/1945 về chuyện chọn lá cờ màu gì cho Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp, với lời dẫn của nhà phê bình Lại Nguyên Ân về bối cảnh lịch sử đặc biệt đó:
"Sau sự kiện ngày 9/3/1945 (quân Nhật làm đảo chính để nắm toàn bộ chủ quyền quân sự và chính trị ở Đông Dương, loại bỏ vai trò của Pháp), một tin được loan đi khắp nơi trong nước là phía Nhật sẽ trao trả chủ quyền cho Việt Nam; trên các báo người ta đọc thấy những giọng điệu phấn khởi về việc "vì một sự tình cờ may mắn, nước ta được quân đội Nhật giúp thoát khỏi ách đô hộ của Pháp"; có tin nội các Trần Trọng Kim, "nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập" đang chuẩn bị "trưng cầu ý kiến về việc tổ chức chính thể Việt Nam".
Bài sau của Vũ Bằng trên Trung Bắc Chủ Nhật là nằm trong dòng của các diễn biến ấy, về vấn đề quốc kỳ.
"Ba việc mà Nội các bắt tay vào làm ngay là chọn quốc hiệu, nghĩ quốc kỳ, tìm quốc ca.
Quốc hiệu ta là Việt Nam. Quốc ca đang đặt. Còn quốc kỳ, theo một tin trước, toàn một màu vàng. Nhưng theo một tin Domei mới đây thì đức Bảo Đại vẫn chưa ưng chuẩn.
Ai lại còn không biết rằng quốc kỳ là biểu hiện tinh thần một dân tộc, một quốc gia, vậy ta không thể cẩu thả được.
Có người cho rằng màu vàng, theo luật quốc tế, là màu bệnh tật. Sự thực, màu vàng và hai ô đen mới là màu báo bệnh tật truyền nhiễm; cờ toàn màu vàng là một dấu hiệu tỏ ra rằng tàu phải đỗ bốn mươi ngày mới được vào bờ. Nghĩa là phải đợi.
Nước ta muốn tiến, không muốn đứng, − bởi vì đứng là lùi, − không thể dùng được sắc toàn vàng làm quốc kỳ.
Có người, trái lại, lại cho rằng theo luật hướng đạo quốc tế, thì màu vàng tỏ sự chớm nở, sự bắt đầu của một cuộc đời, sự sinh sống, cũng như màu xanh biểu hiện thiên nhiên và màu đỏ là màu hy sinh quyết liệt. Vậy dùng màu vàng cũng được không sao.
Bên nào hữu lý? Gác chuyện ý nghĩa của màu sắc theo luật quốc tế, ta để ý nhìn vào thực sự xem sao.
Đối với nhà mỹ thuật, màu vàng là màu quảng cáo, nhưng cứ mắt nhiều người trông thấy thì những lá cờ vàng treo trong các phố gần đây gợi cho ta một ý buồn tẻ phẳng lặng không được vui mắt hứng khởi lòng cho lắm. Màu vàng không "thực thà".
Những cờ đó, dãi dầu mưa nắng, sẽ phai đi và thành ra màu gì? Màu trắng. Có ai lại muốn rằng khắp nước ta sẽ treo cờ màu trắng cả không? Đó là màu cờ hàng. Buồn lắm.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionVua Bảo Đại thời Pháp thuộc -hình tư liệu. Theo Vũ Bằng thì có lúc người Pháp đã can thiệp vào việc soạn ra lá 'cờ giữa đỏ hai bên vàng' cho triều Nguyễn
Xét về phương diện nhiếp ảnh, những lá cờ màu vàng, dù là vàng thẫm, một khi lên ảnh, cũng không có gì làm vui mắt ta hơn. Bởi vì lên ảnh màu vàng hoá ra màu xám.
Ta muốn vui mà sống, mạnh bạo mà hy sinh cho tổ quốc chứ có muốn quanh năm suốt đời buồn thảm đâu.
Vì những lẽ đó, nhiều người bàn rằng không nên dùng cờ sắc toàn vàng, cũng như ta không nên dùng cờ giữa đỏ hai bên vàng của Pháp chế ra hồi trước đây. Cờ vàng có tua chung quanh, viền hai chỉ đỏ, giữa có mây và rồng xanh là cờ cúng lễ, không thể dùng làm quốc kỳ được.
Theo chỗ biết của chúng tôi thì hiện nay chánh phủ Việt Nam đang nghĩ về chuyện đó và có nhiều người gom góp nhiều ý kiến khá hay.
Người thì chủ trương dùng màu đỏ viền vàng, lấy cớ dân tộc Việt Nam quyết liệt hy sinh mà vẫn giữ được cái tiêu biểu tinh thần của nước Việt Nam từ hai ngàn năm trước.
Người thì chủ trương cờ đỏ ba sao vàng, lấy cớ rằng ba sao là ba kỳ, ba kỳ hợp nhất để quyết liệt hy sinh cho đất nước.
Cờ màu thiên thanh?
Đáng để ý, còn ý kiến của ông tá lý Nguyễn Đình Lân, tòng sự tại Viện Bảo tàng Khải Định (Huế).
Ông Nguyễn Đình Lân chủ trương nên lấy màu đỏ và màu xanh làm quốc kỳ, ý rằng màu xanh là màu thiên nhiên, màu trời, còn màu đỏ, màu máu, là màu hy sinh cách mệnh.Vũ Bằng
Ông Nguyễn lấy bốn câu thơ "Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" của Lý Thường Kiệt làm đích và chủ trương rằng quốc kỳ nên đặt theo ý nghĩa hai câu thơ đó. Thụ mệnh nơi trời. Hy sinh cho nước.
Và ông chủ trương nên lấy màu đỏ và màu xanh làm quốc kỳ, ý rằng màu xanh là màu thiên nhiên, màu trời, còn màu đỏ, màu máu, là màu hy sinh cách mệnh.
Ý nghĩa cũng hay, nhưng màu xanh đi với màu đỏ "giết nhau", dưới con mắt nhà mỹ thuật.Bản quyền hình ảnhDEA / A. DAGLI ORTIImage captionMột hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại
Không biết các nhà cầm quyền đối với ý kiến của ông Nguyễn Đình Lân ra thế nào?
Quốc kỳ nên dùng màu sắc gì? Đỏ, sao vàng; đỏ viền vàng; xanh và đỏ hay xanh, đỏ viền vàng?
Đã đành việc đó là việc của chánh phủ giải quyết, nhưng các tầng lớp dân chúng, nhất là các nhà mỹ thuật, cũng nên góp gom ý kiến vào. Quốc kỳ phải có ý nghĩa, đã đành; nhưng việc chọn lựa xếp đặt màu sắc cho nhịp nhàng, cũng cần phải để ý cho đẹp mắt, để cho người ngoại quốc có một cảm tưởng tốt về dân tộc mình."
Vũ Bằng, Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s.245 (20/5/1945).
Bài đã được đăng trên trang http://lainguyenan.free.fr/VB-TPM/index.html
No comments:
Post a Comment