Friday, August 3, 2018

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ phá vỡ cạm bẫy “vành đai, con đường”? Huệ Anh


Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (Ảnh: Getty Images)

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chính thức tuyên bố về kế hoạch đề xướng Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ dốc sức giúp các quốc gia trong khu vực này phát triển kiến thiết và cải thiện kinh tế. Đây được coi như vũ khí mới của Mỹ để đối kháng lại “Một vành đai, Một con đường” của chính quyền Cộng sản TQ.
Tuy nhiên, Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (gọi tắt Ấn Độ – Thái Bình Dương) chắc chắn không phải là “Một vành đai, Một con đường” phiên bản Mỹ, hai kế hoạch này có sự khác biệt về rất nhiều phương diện.
Khác nhau về động cơ: “Một vành đai, Một con đường” là vị tư, vị đảng; Ấn Độ – Thái Bình Dương là cùng phát triển phồn vinh.

Đầu tiên, động cơ của “Một vành đai, một con đường” là vị tư, và vì đảng.

Về cơ bản, “Một vành đai, Một con đường” là dùng để tạo sản xuất quốc tế và phân công lao động lấy chính quyền Cộng sản TQ làm trọng tâm, một mặt là xuất khẩu khả năng sản xuất dư thừa và sức lao động của Trung Quốc, giải quyết sự chững lại của nền kinh tế trong nước và áp lực xã hội về tỉ lệ thất nghiệp tăng cao; đồng thời chiếm lấy tài nguyên và tiến hành sản xuất ở nước ngoài, để đưa về phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước.

Nói thẳng ra, thể chế chuyên chính Cộng sản TQ vẫn luôn bài trừ thị trường tự do, lấy kế hoạch kinh tế làm tư duy, với ý đồ xây dựng một “thể hệ người hầu nền kinh tế xuyên quốc gia”, thể hệ này sinh ra lợi ích chủ yếu tập trung vào chính quyền chuyên chế và trong tay các nước phụ thuộc vào nó, còn người dân Trung Quốc và các nước hợp tác khác lại

ĐCSTQ lợi dụng “Một vành đai, Một con đường” để làm quân cờ để tiến hành chơi các nước cờ chính trị, kinh tế nhằm đối kháng lại Mỹ trên trường quốc tế.

Động cơ của Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là “vì người khác, vì mình”, “cùng hưởng lợi cùng phồn vinh”.

Năm ngoái, Tổng thống Trump đưa ra Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương này, đã mong muốn mượn nó để làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược giữa Mỹ và các nước thuộc Ấn Độ – Thái Bình Dương, giúp đỡ các nước tự chủ phát triển kinh tế, cải thiện thị trường việc làm và thu nhập của người dân địa phương.

Đặc biệt là ông Trump chủ trương “An ninh kinh tế là an ninh quốc gia”, nếu Mỹ giúp các nước khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có được thành tựu kinh tế, phát triển bền vững, tăng cường an ninh kinh tế địa phương, thì ngược lại cũng giúp cho doanh nghiệp Mỹ và thị trường Mỹ, có lợi cho ổn định và củng cố an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ cho đến an ninh trong các khu vực trên thế giới.

Bên cạnh đó, thông qua thị trường kinh tế, minh bạch chính trị và quản lý pháp trị của các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng có thể giúp cho các nước hình thành giá trị phổ quát chung, liên hợp tạo thành “bình phong tự nhiên đối kháng lại với Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, gia cường vây chặn làn sóng đỏ xâm lược nước ngoài của ĐCSTQ.
Phương pháp khác nhau: “Một vành đai, Một con đường” hoạch định kinh tế, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương đề xướng nền kinh tế thị trường

“Một vành đai, Một con đường” và Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mặc dù trên bề mặt đều là viện trợ và phát triển kiến thiết ra nước ngoài, nhưng hai cái lại có phương pháp khác nhau rất lớn.

“Một vành đai, Một con đường” được gọi là thể hiện của kế hoạch kinh tế của ĐCSTQ, về đường lối là do cơ cấu tài chính của Trung Quốc tung ra lượng lớn các khoản vay cho các nước, tức tiến hành rải tiền ra nước ngoài; đồng thời, Trung Quốc còn yêu cầu các nước nhận viện trợ phải do doanh nghiệp Trung Quốc bao thầu hoặc thuê người Trung Quốc làm. Nguồn vốn có qua có lại, cuối cùng hình thành một kỳ quan “viện trợ” đặc thù là “lợi nhuận chảy về Trung Quốc, nợ thị lưu lại nước được đầu tư”, và có rất ít tác dụng trợ giúp đối với người dân địa phương.

Đối diện với khoản vay khổng lồ, nước nhận viện trợ thường khó có thể trả được nợ, do đó, bị ép phải có nhượng bộ hoặc là bị can dự vào ở mức độ nào đó về kinh tế, lãnh thổ hoặc chủ quyền, đây chính là “ngoại giao bẫy nợ” mà ĐCSTQ cố ý giăng ra với ý đồ mượn “Một vành đai, Một con đường” để từng bước tạo sức ảnh hưởng về kinh tế và chính trị đối với nước khác. Tuy nhiên cũng vì lý do này mà Ấn Độ, Malaysia, Srilanka đã có phản kháng.

Ngoài ra, một khi nước nhận viện trợ không có cách nào để trả nợ, nợ xấu của cơ cấu tài chính Trung Quốc sẽ tăng lên, và người dân sẽ phải gánh chịu. Vậy là, chính quyền Trung Quốc mạnh tay rải tiền ở nước ngoài, còn người dân trong nước lại phải lặng lẽ gánh nợ, cũng làm tăng thêm khủng hoảng tài chính trong nước.

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, lại không giống như “Một vành đai, Một con đường” hoàn toàn do chính phủ chủ đạo, chính phủ chỉ đóng vai trò trải thảm làm cầu nối.

Chính phủ Mỹ sẽ dùng 113 triệu Đô la Mỹ (USD) để giúp các đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, cải thiện môi trường đầu tư, tiếp đó là tự dựa vào năng lực của từng nước để thu hút các doanh nghiệp Mỹ đến đầu tư, thuê nhân viên địa phương, và Mỹ đứng bên cạnh để giúp đỡ.

Một khi Quốc hội Mỹ thông qua “Dự thảo luật tận dụng đầu tư để dẫn hướng phát triển” (dự luật BUILD), chính phủ Mỹ muốn có nhiều nhất là 60 tỉ USD được có thể được đưa ra vận dụng.

“Cách làm của chúng ta, là để vai trò của chính phủ vô cùng hạn chế, công việc chủ yếu là giúp đỡ doanh nghiệp phát huy sở trường nghiệp vụ của họ”, Brian Hook – cố vấn chính sách cấp cao của Bộ ngoại Mỹ giải thích.


Những tư duy chính sách này, dựa trên cơ sở sự vận hành của thị trường tự do. Đầu tiên là Mỹ giúp các nước cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, và khuyến khích doanh nghiệp Mỹ đến đó, lựa chọn địa điểm thích hợp để đầu tư. Trong khi thu hút các doanh nghiệp Mỹ đến đầu tư, cũng có thể mong chờ thúc đẩy các nước đẩy mạnh cải cách chính trị và kinh tế một cách tự phát, khiến cho hành chính minh bạch, chính sách pháp trị hóa, xã hội cũng được an định thì mới thỏa mãn nhu cầu của Mỹ và các doanh nghiệp phương Tây, như thế họ mới muốn đến và đem đến địa phương cơ hội việc làm và phát triển kinh tế.
Khác biệt mục tiêu: “Một vành đai, một con đường” làm hại các nước nhỏ; Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là các nước cùng có lợi cùng phát triển phồn vinh

Sự khác biệt của “Một vành đai, Một con đường” và Kế hoạch Ấn Độ Thái Bình Dương còn nằm ở mục đích và kết quả.

Từ kết quả có thể thấy, ĐCSTQ thả nổi những món nợ khổng lồ, các nước nhỏ khó có thể trả được, cuối cùng phải đổi lấy việc ĐCSTQ được phép chủ đạo và chi phối các nước nhỏ này, làm sâu thêm mối quan hệ phụ thuộc và phục tùng vào ĐCSTQ, làm yếu đi chủ quyền nước chủ nhà, thậm chí nguy hại đến quốc gia và an ninh xã hội.

Ngoài ra, ĐCSTQ thông qua “Một vành đai, Một con đường” vung ra lượng tiền lớn, xuất khẩu thứ văn hóa đảng và thói quen xấu của doanh nghiệp nhà nước ra nước ngoài, thường trợ giúp cho quan chức của nước nhận viện trợ tham ô nhận hối lộ, và xâm thực vào nền chính trị dân chủ tại địa phương, làm tổn hại đến sự phát triển và hạnh phúc của người dân địa phương trong tương lai.

Ngược lại, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương có mục đích là kiến lập mối quan hệ đối tác chiến lược ổn định, cùng có lợi, phát triển bền vững giữa Mỹ và các nước trong khu vực này, chứ không phải là ỷ mạnh hiếp yếu, và quan hệ chiến lược phụ thuộc nước lớn chi phối nước nhỏ.

“Dù nước Mỹ đi đâu, điều chúng tôi tìm kiếm là quan hệ hợp tác đối tác, không phải là chủ đạo xưng bá”, ông Pompeo cho biết. Giá trị cốt lõi của kế hoạch Ấn Độ – Thái Bình Dương là duy hộ “chủ quyền quốc gia, pháp trị, nền kinh tế phồn vinh bền vững”.

“Chúng tôi mong muốn tạo ra sự giàu có cho địa phương, chúng tôi hy vọng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế địa phương”, Brian Hook nhấn mạnh.

Những gì mà ông Pompeo và Brian Hook nói đã giải thích rõ về sự khác biệt về bản chất giữa “Một vành đai, Một con đường” và Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương một cách rõ ràng.
Khác biệt về bản chất: ĐCSTQ khiến tất cả mọi người mất đi tương lai, Mỹ tìm kiếm một tương lai tốt đẹp

Trên thực tế, sự khác biệt về bản chất giữa “Một vành đai, Một con đường” và Kế hoạch Ấn Độ – Thái Bình Dương đã phản ánh ra sự khác biệt về tầm nhìn quốc tế và tư duy chính sách giữa ĐCSTQ và ông Trump.

Để thực hiện mục đích của mình, ĐCSTQ lợi dụng kim tiền, dối trá, bạo lực để lặng lẽ thâm nhập hoặc cưỡng chế can dự vào các nước khác, khiến họ trở thành công cụ của ĐCSTQ.

Lớn lên trong xã hội tự do, xuất thân là danh nhân, ông Trump coi trọng lợi ích của mỗi cá nhân, trong các giao dịch đàm phán ông Trump cố gắng đạt được đôi bên cùng thắng, cùng vui vẻ. Trong tương lai có thể còn mở rộng không gian hợp tác và tương tác tốt hơn, cùng tìm kiếm những lợi ích chung lớn hơn.

Tuy duy của ông Trump là dẫn dắt tất cả mọi người đến tương lai tốt đẹp hơn; tư duy của ĐCSTQ là khiến tất cả mọi người mất đi tương lai.
Dựa vào tình thế hiện nay, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương ắt phải làm như vậy, Hiệp định thương mại tự do Mỹ – EU có thể mở rộng

Không còn nghi ngờ gì nữa, chiến lược khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là một chính sách ngoại giao có trọng lượng và cũng mang tính lịch sử của chính phủ ông Trump.

Hiện nay, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ khuyến khích doanh nghiệp Mỹ tới các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đầu tư. Vậy có thể dự đoán, để các sản phẩm sản xuất trong khu vực này của các doanh nghiệp Mỹ có thể đưa trở lại thị trường Mỹ tiêu thụ, trong tương lai rất có thể Mỹ sẽ ký một hiệp tự do thương mại song phương giữa Mỹ và các nước Ấn Độ – Thái Bình Dương, hoặc có thể mở cửa đón nhận các nước khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương gia nhập vào khu thương mại thuế quan bằng 0 giữa Mỹ – EU, Mỹ – EU- Nhật.

Đến lúc đó, khu vực mậu dịch tự do lớn nhất do Mỹ – EU – Nhật Bản chủ đạo có lẽ sẽ thay thế Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thậm chí là các hiệp định mậu dịch khu vực như Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trở thành liên minh hợp tác kinh tế có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, và thay đổi triệt để bố cục kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Còn về ĐCSTQ, nếu vẫn kiên trì không chịu thay đổi mô thức kinh tế không công bằng, không đạo đức và không thành tín, e là Trung Quốc sẽ bị cô lập và đứng ngoài thể hệ mậu dịch toàn cầu mới, người dân Trung Quốc có lẽ sẽ thành người bị hại oan do những quyết sách sai lầm của ĐCSTQ.

Huệ Anh




Toan Trinh chuyen

No comments: