Biểu tình bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa. (anhbasam)
Từ một thập niên trở lại đây, người dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên đòi “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Nhiều biểu ngữ giương cao trong các cuộc biểu tình không có người chủ động, cũng nồng nàn hai chữ Trường Sa và Hoàng Sa. Một nhà tranh đấu đã dũng cảm viết khẩu hiệu lớn, treo trên thành cầu Hà Nội nơi triệu người đi qua, đòi “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”
Cô Trịnh Kim Tiến mặc áo dài trắng, quàng tấm khăn vàng, có hàng chữ đỏ như trên, dẫn đầu đoàn người đi trên phố, như một đoàn quân đi chiến đấu để bị đánh đập tàn nhẫn. Bà Bùi Minh Hằng đội nón lá có hai chữ “Trường Sa, Hoàng Sa,” bị một nhóm công an xúm lại đấm đá.
Trong nhiều cuộc biểu tình khác, những tấm biểu ngữ nhỏ có hai chữ “Trường Sa, Hoàng Sa” được giương cao trước khi bị công an xông tới đánh, xé. Nhà tranh đấu Điếu Cầy và nhóm bạn đứng ngay trên bậc thềm cao của một cơ quan, giăng tấm biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa” với hình còng số 8 đã bị lũ côn đồ nhào đến, đánh đập tàn nhẫn và nhốt giam. Cù Huy Hà Vũ kêu gọi “Nhà Nước, Quốc Hội và Đảng phải xây dựng tượng đài Liệt Sĩ cho 74 tử sĩ hy sinh ở Hoàng Sa, nếu không thì mang tội phản quốc,” sau đó thì bị bắt nhốt.
Như thế, hai chữ “Hoàng Sa và Trường Sa” đã như một thực thể, không thể tách rời, tuy hoàn cảnh chính trị của hai quần đảo này, khi bị Trung Cộng xâm lăng, cưỡng chiếm có khác nhau:
-Ngày 19 tháng 1, 1974, khi Hoàng Sa còn nằm dưới chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đã bị Trung Cộng mang tàu chiến tới đánh chiếm, trước sự chứng kiến bất động của Hạm Đội Thứ Bảy của Hoa Kỳ. Trong nhiều thế kỷ, Trung Cộng dù thèm muốn quần đảo này, vẫn không dám ngang ngược tấn công, nhưng khi được chính phủ Mỹ bật đèn xanh cho phép Trung Cộng xâm lăng Viêt Nam Cộng Hòa, thì bọn chúng mới cả gan đem tàu chiến hạng nặng tới bắn phá.
Vì lực lượng Hải Quân Việt Nam hồi đó được Mỹ trang bị gồm những chiến hạm thời Đệ Nhị Thế Chiến, nên các phương tiện thông tin rất sơ sài, thiếu chính xác, các giàn đại pháo xoay chuyển rất chậm chạp, nên không thể chiến đấu kéo dài. Tuy nhiên, với sự dũng cảm của các vị Hạm Trưởng, Hải Quân Việt Nam đã đánh chìm được tàu chỉ huy của địch và làm hư hại nặng vài tàu khác.
Trong trận chiến này, bên phía Việt Nam Cộng Hòa có 74 chiến sĩ hy sinh. Sau đó, Không Quân Việt Nam được lệnh chuẩn bị tái chiếm các đảo, nhưng vì Mỹ can thiệp, cho biết là không tán thành việc tái chiếm này, nên Không Quân Việt Nam đành hủy lệnh tấn công.
Giả như Mỹ không phản bội, thì Hoàng Sa vẫn còn là của Việt Nam. Tóm lại, sự kiện mất Hoàng Sa là do phía đồng minh Mỹ phản trắc, thỏa hiệp với Trung Cộng để cho toàn thể Việt Nam, sau đó, mất luôn vào tay Cộng Sản. Trận chiến Hoàng Sa là một trận chiến oanh liệt nhất chứng minh sức mạnh tinh thần và sự dũng cảm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
-Ngày 14 tháng 3, 1988, trận chiến Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa xảy ra. Thực tế, không thể gọi đây là một trận chiến, mà chỉ là một cuộc tàn sát, vì tất cả lính của Hải Quân Việt Nam Cộng Sản không được lệnh tham chiến, nghĩa là trước khi ra đảo, tất cả đã được lệnh là “cấm nổ súng chống lại Trung Cộng, đàn anh Xã Hội Chủ Nghĩa.”
Một người lính Cộng Sản, Nguyễn Văn Thống, người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này: "Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng, bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng."
Sau này, nghiên cứu lại các tài liệu cũ, thì lệnh cấm nổ súng đến từ Lê Đức Anh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Lê Đức Anh, vì muốn cống nộp đảo Gạc Ma cho Bắc Kinh, nên khi thấy tình hình căng thẳng ở Gạc Ma, đã ra lệnh cho 74 lính “Công Binh,” không phải lính chiến đấu, ra đổ bộ Gạc Ma và cấm nổ súng chống lại kẻ xâm lăng. Do đó, cuộc tàn sát này chỉ diễn ra trong vòng 5 phút, không có tiếng súng chống cự.
Nhìn hình ảnh ghi lại trên Youtube, người xem chỉ thấy từng tràng đạn đại liên nã vào đảo Gạc Ma liên tục vài phút rồi ngưng, khi 65 lính công binh đã ngã gục một cách oan ức (9 người bị thương nhưng sống sót). Tất cả 65 lính Cộng Sản Việt Nam đã chết tức tưởi vì tham vọng của Lê Đức Anh, kẻ bán nước, phản bội Tổ Quốc! Cũng chính vì lý do này, mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, sau này, cấm tuyệt đối các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vì họ sợ những chi tiết này sẽ được dân chúng biết và lên án đảng Cộng Sản bán nước cho Tàu Cộng. (*)
Vì những lý do trên, mà hai địa danh “Hoàng Sa, Trường Sa,” hai tiền đồn của Việt Nam trên Biển Đông, đã được dân Việt coi như là môt biểu tượng chiến lược chống Trung Cộng xâm lăng Việt Nam, nhất là gần đây, với tấm bản đồ Lưỡi Bò mà Trung Cộng ngang ngược phổ biến, hai quần đảo này cần được tôn trọng và ghi khắc trên tất cả mọi nơi, trên các tấm bản đồ, dù là trên giấy in, hay là khắc trên bản đồng, dựng tại các địa điểm công cộng.
Việc phân phát, phổ biến, hay khắc tượng tấm bản đồ Việt Nam là vô cùng quan trọng vì liên quan đến Sử Học, Văn Hóa, Văn Học Sử, Xã Hội Học, và Chính Trị Học. Việc thực hiện tấm bản đồ Việt Nam cần nghiên cứu kỹ càng, không thể là một việc một sớm một chiều, làm cho qua, làm lấy lệ, hoặc chỉ phục vụ cho môt nhu cầu cục bộ.
Tất cả các công trình có khắc họa hình bản đồ Việt Nam mà thiếu sót một trong hai quần đảo này, sẽ đem lại nguy hiểm cho lịch sử Việt Nam. Trong tương lai, các thế hệ sau này, sẽ không biết đến lý do của sự thiếu sót có chủ ý này, mà sẽ biết đến Việt Nam chỉ có một địa điểm chiến lược ngoài biển Đông mà thôi. Trường hợp mà thế hệ sau này kiện đòi lại các quần đảo này, thì Trung Cộng có thể vin vào các tấm bản khắc họa bản đồ Việt Nam do chính người Việt Nam thực hiện để không trả lại chủ quyền trên các đảo thiếu sót đó.
Như vậy, cá nhân nào, tổ chức nào mà vẽ hay khắc họa bất kỳ tấm bản đồ hình chữ S có ghi chữ Bản Đồ Việt Nam để phổ biến công khai mà thiếu một trong hai quần đảo này thì dù vô tình hay cố ý, những kẻ đó sẽ chịu trách nhiệm với Lịch Sử, với Dân Tộc, một mai mà có vụ kiện đòi lại đất Tổ bất thành, hoặc là Trung Cộng vin vào cớ đó mà chối từ chủ quyền của Việt Nam trên các đảo này. Trường hợp mà có tổ chức nào chỉ muốn vinh danh một trong hai quần đảo nói trên vì một mục tiêu nào đó, thì phải ghi rõ đây là Bản Đồ (có địa danh nào đó) mà thôi. Thí dụ như Bản Đồ Saigon, Bản Đồ Miền Bắc, Bản Đồ Đảo Hoàng Sa, Bản Đồ Trường Sa… Tuyệt đối không thể phổ biến Bản Đồ Việt Nam mà thiếu sót bất cứ một phần đất nào của Tổ Quốc vì như thế là làm hại đến Tổ Quốc Việt Nam.
(*) Nhìn lại những diễn tiến lịch sử chính thức, người ta thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một nhóm tay sai, bán nước, hoàn toàn không có một chút gì tư cách của người thuộc dân tộc Việt Nam:
1) Từ những năm 1930, ngày đầu thành lập Đảng, Cộng Sản vẫn chủ trương Tam Vô: Vô Tổ Quốc, Vô Gia đình, Vô Tôn Giáo, theo đường hướng chỉ đạo của Cộng Sản Quốc Tế, do Liên Xô và Trung Cộng dẫn đầu, do đó, mọi chính sách, chiến lược đều “nhất trí” với lệnh từ Bắc Kinh (sau này Liên Xô không còn ảnh hưởng mấy tại Việt Nam).
2) Phạm Văn Đồng ký Công hàm bán nước cho Trung Cộng.
3) Lê Duẩn nói, “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.”
4) Hồ Chí Minh ra lệnh cho treo hình Các Mác, Staline, Lê Nin cao hơn hình Hồ Chí Minh tại các quảng trường. Khi Staline, kẻ tàn sát hơn 10 triệu người, cả nước miền Bắc phải để tang, khóc lóc.
5) Hồ Chí Minh chỉ huy cuộc đánh tư sản, giết hơn nửa triệu người, theo chỉ thị của Mao Trạch Đông.
6) Trước mỗi kỳ Đại Hội Đảng để bầu lãnh đạo, thì Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội, hay Thủ Tướng đều phải qua Bắc Kinh nhận lệnh để bổ nhiệm các chức vụ quan trọng.
7) Các đời Bộ Trưởng Quốc Phòng đều luôn khẳng định “16 chữ vàng” và “Môi hở răng lạnh” với Trung Cộng, chưa bao giờ quên xót.
8) Khi Trung Cộng cho dời cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, thì Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư Đảng, Thủ Tướng đều trang trọng hiện diện, chứng nhận cho việc bán nước này.
9) Hiệp định biên giới dâng nộp miền cực Bắc cho Trung Cộng đã được toàn thể Quốc Hội nhất trí thông qua.
10) Cuộc tàn sát Gạc Ma do Lê Đức Anh chủ động dâng nộp đảo này cho Trung Cộng, nhẫn tâm cho giặc giết chết toàn bộ lính của mình mà không nhỏ một giọt nước mắt cá sấu nào.
Chu Tất Tiến
No comments:
Post a Comment